Cũng như bất kì khóa đào tạo nào cũng cần phải có các quá trình nghiên cứu thực tế, không chỉ riêng có ở Việt Nam mà ở tất cả các nước trên thế giới, chương trình đào tạo đại học của họ đều có những khoảng thời gian dành cho sinh viên thực tập làm quen với những công việc mang tính thực tế ,qua quá trình đó người học sẽ nắm bắt được nhiều kinh nghiệp thực tế hơn và làm quen với môi trường làm việc.
Trải qua thời gian học tập ở Học Viện Hành Chính, em đã làm chủ và hiểu được các quan niệm như: nhà nước, hệ thống chính trị của ta, mối quan hệ trong các cơ quan nhà nước và các lĩnh vực nhất là cái đã làm thay đổi tư duy của em đó là chủ nghĩa Mác – Lê nin , tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chương trình thực tập trong thời gian hai tháng cho sinh viên khóa VIII của Học Viện với mục đính đó là tạo cho sinh viên những kỹ năng trong công việc nhà nước, lề lối , phong cách ,quan hệ thủ trưởng và nhân viên , đạo đức công vụ đây là bước làm quen đầu với môi trường hành chính công tạo cho sinh viên có được những cảm giác tránh bỡ ngỡ và bị động sau khi ra trường.
Như chúng ta biết “văn bản” là cách giao tiếp quan trọng nhất của con người, nó không chỉ lưu giữ thông tin hiện thời và còn có tính tương lai. Hiện nay công tác soạn thảo và quản lý văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước đã được hiện đại và chuẩn hóa từ khi thông tư 05/2005 của Bộ Nội Vụ ban hành đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết của người dân và những người làm công tác văn thư cũng như giải quyết công việc của cơ quan được thuận tiện. mặt khác công tác soạn thảo và quản lý văn bản đến ,văn bản đi của các cơ quan hành chính mang tính đa dạng và phức tạp liên quan đến nhiều ngành nghề , nhiều lĩnh vực cho nên để cho công tác này diễn ra được thuận lợi có hệ thống ,đảm bảo tính pháp quy ,tránh sự phiền hà cho nhân dân cũng nằm trong chương trình cải cách nền hành chính nhà nước tổng thể giai đoạn 2010 – 2020 trên tất cả các lĩnh vực kinh tế -chính tri- xã hội.
Tuy nhiên, tồn tại hiện nay cũng chỉ ra còn rất nhiều bất cập trong công tác này, sau nhiều lần chuyến đi công tác của các Thầy cô trong khoa Văn bản và Công nghệ hành chính thì có rất nhiều văn bản sai về nội dung, thể thức ,thẩm quyền , phi thực tế Qua thời gian thực tập ở Văn Phòng sở Tài Nguyên và Môi Trường – Vĩnh Phúc ,em đã trực tiếp được các anh chị hướng dẫn và chỉ bảo về công tác soạn thảo, vào sổ ,quản lý văn bản đến và đi của sở. em nghĩ công việc này là rất quan trọng cho cơ quan ,nó quyết định cho thủ trưởng ra quyết định hành chính kịp thời và hiệu quả.
40 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 9751 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình quản lý văn bản đến, văn bản đi của văn phòng sở tài nguyên và môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VĂN BẢN ĐẾN ,VĂN BẢN ĐI CỦA
VĂN PHÒNG SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỈNH VĨNH PHÚC
Sinh viên thực tập: NGUYỄN CÔNG ĐOÀN
Lớp : KH8E – Khóa VIII
Giảng viên hướng dẫn : Th.s ĐỖ THỊ KIM TIÊN
Đoàn thực tập số : 13/2011
Nơi thực tập : Văn phòng – Sở Tài Nguyên và Môi Trường Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc , tháng 4 năm 2011
MỤC LỤC
Nhật ký thực tập
Thời gian
Nội dung
Tuần 1( từ 28-2-2011)
Bắt đầu làm quen với mọi người trong cơ quan và văn phòng, quan sát về cách làm việc của các anh chị trong phòng,
Tuần 2
Tập làm quen với công việc dưới sự chỉ bảo của các anh chị trong phòng như: xem xét các bộ thủ tục hành chính , xếp tài liệu , đánh văn bản ,
Tuần 3
Tiếp tục tham gia vào giải quyết công việc trong văn phòng, tiếp nhận hồ sơ… , tham gia chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập đoàn 26-3 do sở tổ chức,
Tuần 4
Tiếp tục thực hành công việc, hình thành đề tài viết báo cao, hoạt động văn nghệ
Tuần 5
Tiếp tục tham gia công tác văn thư tại bộ phận 1 cửa, viết đề cương sơ lược cho báo cáo, thu thập tài liệu viết báo cáo…
Tuần 6+7
Tiếp tục công việc ở văn phòng, Hoàn thành báo cáo, chuẩn bị kết thúc đợt thực tập
Tuần 8( kết thúc 28-4-2011)
Tổng kết đánh giá quá trình thực tập , liên hoan chia tay các anh chị trong cơ quan.
Lời mở đầu
Cũng như bất kì khóa đào tạo nào cũng cần phải có các quá trình nghiên cứu thực tế, không chỉ riêng có ở Việt Nam mà ở tất cả các nước trên thế giới, chương trình đào tạo đại học của họ đều có những khoảng thời gian dành cho sinh viên thực tập làm quen với những công việc mang tính thực tế ,qua quá trình đó người học sẽ nắm bắt được nhiều kinh nghiệp thực tế hơn và làm quen với môi trường làm việc.
Trải qua thời gian học tập ở Học Viện Hành Chính, em đã làm chủ và hiểu được các quan niệm như: nhà nước, hệ thống chính trị của ta, mối quan hệ trong các cơ quan nhà nước và các lĩnh vực nhất là cái đã làm thay đổi tư duy của em đó là chủ nghĩa Mác – Lê nin , tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chương trình thực tập trong thời gian hai tháng cho sinh viên khóa VIII của Học Viện với mục đính đó là tạo cho sinh viên những kỹ năng trong công việc nhà nước, lề lối , phong cách ,quan hệ thủ trưởng và nhân viên , đạo đức công vụ …đây là bước làm quen đầu với môi trường hành chính công tạo cho sinh viên có được những cảm giác tránh bỡ ngỡ và bị động sau khi ra trường.
Như chúng ta biết “văn bản” là cách giao tiếp quan trọng nhất của con người, nó không chỉ lưu giữ thông tin hiện thời và còn có tính tương lai. Hiện nay công tác soạn thảo và quản lý văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước đã được hiện đại và chuẩn hóa từ khi thông tư 05/2005 của Bộ Nội Vụ ban hành đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết của người dân và những người làm công tác văn thư cũng như giải quyết công việc của cơ quan được thuận tiện. mặt khác công tác soạn thảo và quản lý văn bản đến ,văn bản đi của các cơ quan hành chính mang tính đa dạng và phức tạp liên quan đến nhiều ngành nghề , nhiều lĩnh vực cho nên để cho công tác này diễn ra được thuận lợi có hệ thống ,đảm bảo tính pháp quy ,tránh sự phiền hà cho nhân dân cũng nằm trong chương trình cải cách nền hành chính nhà nước tổng thể giai đoạn 2010 – 2020 trên tất cả các lĩnh vực kinh tế -chính tri- xã hội.
Tuy nhiên, tồn tại hiện nay cũng chỉ ra còn rất nhiều bất cập trong công tác này, sau nhiều lần chuyến đi công tác của các Thầy cô trong khoa Văn bản và Công nghệ hành chính thì có rất nhiều văn bản sai về nội dung, thể thức ,thẩm quyền , phi thực tế …Qua thời gian thực tập ở Văn Phòng sở Tài Nguyên và Môi Trường – Vĩnh Phúc ,em đã trực tiếp được các anh chị hướng dẫn và chỉ bảo về công tác soạn thảo, vào sổ ,quản lý văn bản đến và đi của sở. em nghĩ công việc này là rất quan trọng cho cơ quan ,nó quyết định cho thủ trưởng ra quyết định hành chính kịp thời và hiệu quả.
Chương I
TỔNG QUAN VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỈNH VĨNH PHÚC
Giới thiệu về tỉnh Vĩnh Phúc
Địa giới hành chính
Vĩnh phúc – cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội , thuộc vùng châu thổ sông hồng là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vĩnh phúc còn giáp với các tỉnh như Tuyên Quang , Thái Nguyên , Hà Tây , Phú thọ .Vĩnh phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa , nhiệt độ trung bình hằng năm 24,20c , diện tích tự nhiên khoảng 1.371 km2 , dân số gần 1,2 triệu dân. Có Vĩnh Yên là thành phố, trung tâm kinh tế , chính trị , văn hóa của tỉnh và thị xã Phúc Yên với 7 huyện : Mê Linh, Bình Xuyên , Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch. Là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi , có vị trí phát triển kinh tế thuận lợi do tiếp giáp với thủ đô.
Trong những năm qua ,tình hình kinh tế - xã hội của Vĩnh phúc đã đạt được những thành tựu nổi bật , nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2006 tốc độ kinh tế toàn tỉnh đạt 16,98%,cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tính cực từ nông nghiệp , lâm nghiệp và thủy sản sang công nghiệp và dịch vụ. tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2006 đạt 4,467 tỉ đồng. Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch và nhân văn như có rừng quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải…và nhiều lễ hội lớn với rất nhiều di tích lịch sử.
Nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng 60% tổng dân số, trong đó chủ yếu là lao động trẻ với trình độ tay nghề tiên tiến. Không kể các trường dạy nghề do huyện , thị, thành phố quản lý , tỉnh Vĩnh Phúc có gần 20 trường Đại học , cao đẳng , Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề với đội ngũ giáo viên gần 1000 người và trên 13000 học sinh theo học / năm, hàng năm có khoảng 4000 học sinh tốt nghiệp.
Tình hình kinh tế ,chính trị ,văn hóa ,xã hội , an ninh quốc phòng của tỉnh Vĩnh Phúc
Năm 2010 , kinh tế của tỉnh tiếp tục có bước tăng trưởng cao, vượt cả thời điểm chưa có cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt 19,11% , tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 14.505 tỉ đồng, tăng 42,3% so với năm 2009 , trong đó thu nội địa ước đạt 10.300 tỉ đồng , gần bằng tổng thu ngân sách năm 2009.
Mặt khác tình hình văn hóa, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh luôn luôn được ổn định và đảm bảo.
Giới thiệu về sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Vĩnh Phúc
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc
Sở TN&MT tỉnh Vĩn Phúc được thành lập dựa trên các văn bản sau như Th«ng t liªn tÞch sè 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngµy 15/7/2008 cña Bé Tµi nguyªn vµ M«i trêng-Bé Néi vô híng dÉn chøc n¨ng, nhiÖm vô, quyÒn h¹n vµ c¬ cÊu tæ chøc cña c¬ quan chuyªn m«n vÒ tµi nguyªn m«i trêng thuéc UBND c¸c cÊp và QuyÕt ®Þnh sè 2391/Q§-UB ngµy 25/6/2003 cña Uû ban nh©n d©n tØnh VÜnh Phóc vÒ viÖc thµnh lËp Së Tµi nguyªn vµ M«i trêng tØnh VÜnh Phóc, QuyÕt ®Þnh sè 41/2008/Q§-UBND ngµy 05/9/2008 cña Uû ban nh©n d©n tØnh VÜnh Phóc vÒ viÖc quy ®Þnh vÞ trÝ, chøc n¨ng, nhiÖm vô, quyÒn h¹n vµ c¬ cÊu tæ chøc cña Së Tµi nguyªn vµ M«i trêng tØnh VÜnh Phóc;ngày 25/6/2003, sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo QĐ số 2391/ QĐ – UBND tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở bộ máy tổ chức thuộc lĩnh vực địa chính của Sở Địa chính và tiếp nhận các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản ,môi trường từ Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.
Vị trí và chức năng
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bao gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp về biển và hải đảo (đối với các tỉnh có biển, đảo); thực hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.
Sở Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1.2.1. Trình ủy ban nhân tỉnh:
Về dự thảo quyết định , chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh về lĩnh vực TN&MT và dự thảo quy hoạch , kế hoach hằng năm ,5 năm và các giải pháp quản lý và bảo vệ TN&MT trên địa bàn tỉnh.
1.2.2. Trình chủ tịch UBND tỉnh :
Về dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh về lĩnh vực TN&MT và dự thảo các quyết định thành lập , sáp nhập , giải thể, tổ chức lại các phòng ban, chi cục và các đơn vị sự nghiệp thuộc sở TN&MT , dự thảo quyết định quy định chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn ,cơ cấu tổ chức của các đơn vị theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Về đất đai:
- Chủ trì , phối hợp với các cơ quan có liên quan , điều chỉnh quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất của địa phương để trình UBND tỉnh và hướng dẫn , kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
- Tổ chức thẩm định quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất do UBND huyện trình UBND tỉnh.
- Tổ chức thẩm định hồ sơ giao đất, cho thuê đất , thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất , cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về quyền sở hữu , sử dụng tài sản gắn liền với đất.
- Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất theo ủy quyền của UBND tỉnh.
- Hướng dẫn kiểm tra thực hiện các thủ tục về giao đất , cho thuê đất , thu hồi đất , chuyển quyền sử dụng đất , chuyển mục đích sử dụng đất , cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất; lập và quản lý hồ sơ địa chính.
- Hướng dẫn kiểm tra thực hiện việc điều tra , khảo sát , đo đạc, đánh giá , phân hạng đất; lập và chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
1.2.5. Về tài nguyên nước:
- Chủ trì , phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch , kế hoạch quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái ,cạn kiệt nguồn nước; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- tổ chức thẩm định các đề án, dự án về khai thác , sử dụng tài nguyên nước, tổ chức thực hiện việc xác định ngưỡng giới hạn khai thác nước đối với các sông, các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, các khu hạn chế khai thác , kế hoạch điều hòa phân bổ tài nguyên nước trên địa bàn.
- Tổ chức thẩm định hồ sơ gia hạn , thay đổi thời hạn , điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước,thực hiện cấp phép và thu phí, lệ phí về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức công tác điều tra cơ bản và tổng hợp tình hình khai thác , sử dụng tài nguyên nước, các nguồn thải vào nguồn nước, lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt.
1.2.6. Về địa chất và tài nguyên khoáng sản:
- Chủ trì điều tra cơ bản về địa chất, lập bản đồ cở sở dữ liệu về địa chất trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan khoanh định các khu vực cấm , tạm thời cấm hoạt động khai khoáng, xác định khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
- Tổ chức thẩm đinh hồ sơ về việc cấp, gia hạn , thu hồi trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng , tiếp tục quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp được thừa kế.
- Thanh tra , kiểm tra , giám sát hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân; giải quyết tranh chấp ,khiếu nại và tố cáo về hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật.
- Quản lý , lưu trữ và cung cấp thông tin , tư liệu về thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng và than bùn, thống kê , kiểm kê trữ lượng khoáng sản trên địa bàn và báo cáo với cấp trên.
1.2.7. Về môi trường:
- Tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường tại địa phương theo định kì; điều tra , xác định khu vực bị ô nhiễm , lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và gây ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn và định kỳ báo cáo với UBND tỉnh.
- Thực hiện việc cấp , gia hạn và thu hồi giấy phép đối với chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại theo quy định của pháp luật, tổ chức thẩm định Báo cáo đánh giá tác động của môi trường và đa dạng sinh học, các dự án thiết lập khu bảo tồn thiên nhiên.
- Chủ trì phối hợp tổ chức thực hiện chương trình , đề án bảo vệ , khắc phục cải tạo cảnh quan môi trường liên ngành, bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước theo phân công của UBND tỉnh.
- Tổ chức thu phí thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định của pháp luật.
1.2.8. Về khí tượng thủy văn:
- Tổ chức thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn , điều chỉnh nội dung , thu hồi giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng ở địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh và kiểm tra việc thực hiện.
- Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng; tham gia xây dựng phương án phòng , chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn.
- Tổng hợp và báo cáo tình hình , tác động của biến đổi khí hậu đối với các yếu tố tự nhiên , con người và kinh tế - xã hội ở địa phương.
1.2.9. Về đo đạc và bản đồ:
- Xác nhận đăng ký , thẩm định hồ sơ và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, bổ sung , gia hạn và thu hồi Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy hoạch , kế hoạch ; quản lý chất lượng các công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ; thống nhất quản lý toàn bộ hệ thống tư liệu đo đạc và bản đồ tại địa phương.
- Theo dõi việc xuất bản và phát hành bản đồ , xử lý và thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót.
1.3. Tổ chức bộ máy của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc
1.3.1. Lãnh đạo Sở
Giám đốc Sở và 04 Phó Giám đốc Sở.
1.3. 2. Các cơ quan giúp việc Giám đốc Sở: - Văn phòng; - Thanh tra; - Chi cục Quản lý đất đai; - Chi cục Bảo vệ môi trường; - Phòng Đo đạc và Bản đồ; - Phòng Địa chất, khoáng sản; - Phòng Tài nguyên nước và Khí tượng thuỷ văn.
1.3.3. Các đơn vị sự nghiệp: - Trung tâm Đo đạc và Bản đồ; - Trung tâm Công nghệ thông tin; - Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường; - Trung tâm Phát triển quỹ đất; - Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Đơn vị trực thuộc về tổ chức: Hội Nạn nhân chất độc da cam &Điôxin.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc
Giám Đốc Sở
Chi cục bảo vệ môi trường
Phó giám đốc sở thường trực
Trung tâm TN & MT
Phòng đo đạc và bản đồ
Phòng TN& khí tượng thủy văn
Phó Giám đốc
Phòng đăng ký đất đai
Trung tâm đo đạc và bản đồ
Thanh tra sở
Phó Giám đốc
Trung tâm thông tin TN&MT
Văn phòng sở
Bộ phận một cửa
Phòng quy hoạch & kế hoạch đất đai
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Trung tâm phát triển quỹ đất
Hội nạn nhân chất độc DC & Dioxin
III. Văn phòng sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc
Chức năng: Giúp Ban Giám đốc Sở trong việc quản lý hoạt động đối nội, đối ngoại, tổ chức cán bộ, kế hoạch hoạt động của Ngành và công tác tài chính.
Nhiệm vụ: - Điều hành hoạt động thường xuyên của Văn phòng Sở; - Quản lý công tác tổ chức bộ máy, quy hoạch cán bộ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ; - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Sở xây dựng quy hoạch chiến lược hoạt động phát triển Ngành ngắn hạn và dài hạn; - Xây dựng kế hoạch hoạt động và lập các báo cáo thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm; - Đánh máy, in ấn, lưu chuyển công văn đi, đến của cơ quan; - Quản lý con dấu, tài sản của cơ quan và các nguồn vốn của Ngành; - Tổ chức các hội nghị của cơ quan, của Ngành theo quy định.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Văn phòng – sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc
Chánh văn phòng
Phó CVP Tổng hợp
Phó CVP
Tài chính- kế toán
Kế hoạch,tài chính
Phòng tổ chức hành chính
Nhà bếp,tạp vụ
Tổ điện,nước, Lái xe
BP văn thư
Bộ phận một cửa
Chương II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VĂN BẢN ĐẾN, VĂN BẢN ĐI CỦA VĂN PHÒNG SỞ TN&MT TỈNH VĨNH PHÚC
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN BẢN
Quan niệm về văn bản
Văn bản được hiểu là phương tiện ghi lại , truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ hay một kí hiệu nhất định .
Văn bản quản lý nhà nước là những quy định quản lý và thông tin quản lý thành văn ( được văn bản hóa) do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành theo thẩm quyền , trình tự , thủ tục , hình thức nhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng các biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ Nhà nước hoặc giữa Nhà nước với các tổ chức, công dân.
Văn bản quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận của quản lý nhà nước , do cơ quan hành chính nhà nước ban hành dùng để đưa các quyết định và truyền tải các thông tin quản lý trong hoạt động chấp hành và điều hành.
Vai trò, chức năng của văn bản
Vai trò của văn bản
Văn bản quản lý nhà nước có vai trò chủ yếu sau:
Đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý ;
Là phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý;
Là phương tiện kiểm tra ,theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý;
Là công cụ để xây dựng hệ thống pháp luật.
Chức năng của văn bản
Chức năng thông tin của văn bản : Đây là chức năng cơ bản của văn bản , các thông tin chứa đựng trong văn bản là sản phẩm đặc biệt có vai trò to lớn trong việc tạo ra sự vận hành thông suốt , thống nhất trong hệ thống bộ máy nhà nước từ Trung ương tới địa phương, là yếu tố quyết định để đưa ra các chủ trương , chính sách , những quyết định hành chính cá biệt nhằm giải quyết các công việc nội bộ của Nhà nước cũng như các công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Văn bản có chức năng pháp lý: Thực hiện chức năng này văn bản giúp cho các cơ quan lãnh đạo, điều hành các hoạt động của bộ máy Nhà nước trong nhiều phạm vi thời gian và không gian . cùng với chức năng thông tin , văn bản trở thành một trong các cơ sở đảm bảo cung cấp thông tin cho hoạt động quản lý .
Chức năng quản lý của văn bản : thực hiện chức năng quản lý , văn bản được sử dụng để ghi lại , truyền đạt các quy phạm pháp luật , các quyết định hành chính, đó là các căn cứ pháp lý để giải quyết các công việc cụ thể trong quản lý Nhà nước.
Chức năng văn hóa- xã hội của văn bản: văn bản quản lý nhà nước là sản phẩm sáng tạo của con người được hình thành trong quá trình nhận thức , lao động để tổ chức xã hội và cải tạo tự nhiên . văn bản quản lý nhà nước góp phần ghi lại , truyền bá cho thế hệ mai sau truyền thống quý báu của dân tộc được tích lũy qua nhiều thế hệ đồng thời nó cũng thể hiện trình độ văn hóa của quốc gia qua từng thời kỳ.
3. Vai trò của sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc và lãnh đạo Văn phòng trong việc quản lý văn bản đến ,văn bản đi của sở
Theo quy chế làm việc của Văn phòng – sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc thì Văn phòng có chức năng sau:
Giúp sở dự thảo văn bản và các tài liệu có liên quan cho các thành viên của SỞ trước khi mời họp ; thông báo kết luận của giám đốc hoặc phó giám đốc tại các phiên họp để các đơn vị liên quan và các phòng cấp dưới thực hiện;
Giúp sở kiểm tra nội dung và thể thức của các văn bản đối với các cơ quan chuyên môn được sở giao cho soạn thảo ;
Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của sở theo quy định của pháp luật . T ổ chức quản lý công tác văn thư , lưu trữ ,hành chính của sở; trao đổi hướng dẫn các cơ quan chuyên môn , các phòng ban cấp huyện về công tác nghiệp vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật , theo dõi đôn đốc và tổng hợp tình hình hoạt động của phòng tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính (bộ phận một cửa)
Cũng theo quy chế hoạt động của văn phòng sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc:
Chánh văn phòng có trách nhiệm :
Điều hành chung mọi hoạt động của văn phòng;
Đôn đốc thực hiện các quyết định của giám đốc sở, ý kiến chỉ đạo của giám đốc sở, phó giám đốc sở; chỉ đạo đôn đốc , kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ công chức văn phòng.
Trực tiếp chỉ đạo điều hành