Hợp tác xã Phú Thanh, thôn Tây Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, thành phố Huế là một trong những hợp tác xã điển hình của Thừa Thiên Huế. Tại đây, hàng năm cung cấp cho thị trường nhiều nông sản có chất lượng như: Rau, dưa chuột, lúa,. Trong đó rau ăn lá ngắn ngày là loại cây trồng chủ yếu. Tuy nhiên, tình hình sản xuất nơi đây còn gặp phải nhiều khó khăn. Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành đi thực tế điều tra tình hình sản xuất tại thôn Tây Thành, xã Quảng Thành, thành phố Huế để tìm hiểu rõ hơn tình hình sản xuất nơi đây.
7 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình sản xuất tại thôn Tây Thành, xã Quảng Thành, thành phố Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hợp tác xã Phú Thanh, thôn Tây Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, thành phố Huế là một trong những hợp tác xã điển hình của Thừa Thiên Huế. Tại đây, hàng năm cung cấp cho thị trường nhiều nông sản có chất lượng như: Rau, dưa chuột, lúa,... Trong đó rau ăn lá ngắn ngày là loại cây trồng chủ yếu. Tuy nhiên, tình hình sản xuất nơi đây còn gặp phải nhiều khó khăn. Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành đi thực tế điều tra tình hình sản xuất tại thôn Tây Thành, xã Quảng Thành, thành phố Huế để tìm hiểu rõ hơn tình hình sản xuất nơi đây.
NỘI DUNG
Cơ cấu cây trồng tại địa Phương
Bảng 1: Một số loại cây trồng chính ở hợp tác xã
Cây trồng chính
Loại giống
Diện tích (năm 2014)
1. Lúa
Khang Dân
HT1
431 ha
2. Rau
Cải
Mồng tơi
Xà lách
Rau thơm
Rau dền
10 ha
Bảng 2 : Một số loại cây trồng phụ ở hợp tác xã
Cây trồng phụ
1. Khoai lang
2. Gừng
3. Sắn
4. Rau đậu
5. Cà tím
6. Hoa các loại
Kết luận:
Diện tích gieo trồng lúa,ngô chiếm tỷ lệ cao ( gần 70% ) trên địa bàn thôn Tây Thành:
+ Các giống lúa Khang Dân, HT1 là những giống lúa được người dân trồng chủ yếu tại đây, giống được trồng có khả năng thích nghi tốt, cho năng suất cao, được cung cấp bởi hợp tác xã.
+Rau: Có 5 loại rau phổ biến ở đây là : Rau xà lách, mồng tơi, rau thơm, cải con và rau dền. các loại rau ăn lá ngắn ngày này thích hợp với đất ruộng và đất thịt nhẹ tại địa Phương. Nhiều hộ nông dân đã sử dụng đất ruộng để sản xuất rau.
Các loại cây trồng phụ được trồng theo thời vụ, diện tích trồng tùy theo nhu cầu của thị trường cho khu vực và thành phố Huế. Có quy hoạch cụ thể của Ủy Ban Nhân Dân xã đó là có vườn rau an toàn và một số trồng rải rác, tự phát theo hộ gia đình.
1.2. Đất đai
- Địa hình tương đối bằng phẳng
- Đây là vùng đất ven sông nên được bồi đắp phù sa hằng năm, cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây trồng trên địa bàn HTX.
- Thành phần cơ giới:
+ Đất đai trên địa bàn của HTX Phú Thanh có thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là đất thịt nhẹ, thịt trung, đất cát pha.
+ Đất tương đối tốt,màu mỡ,tầng đất dày tơi xốp, thoáng khí.
1.3. Nguồn nước
- Nguồn nước : nước mưa, nước ngầm
+ Trong quá trình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn HTX Phú Thanh, người dân ở đây chủ yếu sử dụng các nguồn nước thừ các địa điểm khác nhau để cung cấp cho ruộng sản xuất, từ hệ thống kênh mương, từ các con sông bên cạnh dẫn nước vào đồng ruộng.
+ Để đảm bảo đủ nước cung cấp cho cây trồng bà con còn nông dân lợi dụng nước mưa từ các ao hồ, hay nguồn nước ngầm để phục vụ sản xuất.
+ Kênh mương đào : Chủ yếu là các kênh nhỏ, 1 số mương nước lớn nhưng có rác thải bao bì thuốc người dân sử dụng xong vứt xuống, và các loài cây dại như cây hoa lục bình phát triển nhiều.
1.4. Dinh dưỡng
+ Đất tương đối tốt, màu mỡ, tầng đất dày tơi xốp, thoáng khí nên khả năng giữ nước tốt, lượng phân bón vào sẽ ít bị rửa trôi.
+ Đối với việc sản xuất các loại cây rau màu các loại, người dân đã sử dụng một số loại phân bón dưới sự hướng dẫn của các cán bộ nông lâm ở cấp huyện, cấp xã đúng theo quy trình.
+ Các loại phân bón mà họ thường dùng chủ yếu : phân hữu cơ, phân hóa học như phân lân, đạm Urê, kali và phân NPK, phân vi sinh
1.5. Công tác đảm bảo an toàn nông sản:
- Trong sản xuất: Người dân trong hợp tác xã lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, không đảm bảo thời gian cách li an toàn.Nông sản chưa được xác nhận an toàn, do đó chủ yếu cung cấp cho các chợ đầu mối nhỏ, được đem bán cho các thương lái nhỏ để bán cho những người làm bún, thức ăn hằng ngày,
- Trong thu hoạch: Ở Vườn rau an toàn, sản xuất tập trung, có quy trình kỹ thuật chăm sóc cụ thể do các trạm Bảo vệ thực vật thông báo nên giảm thiểu được các việc như : Phun thuốc không đúng thời điểm, sai liều lượng,, bón phân đúng cách, đúng loại phân. Giảm tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Ở các ruộng trồng rau tự phát, do sản xuất còn nhỏ lẻ, thu hoạch chưa tập trung, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật nên chất lượng rau không đảm bảo.
1.6. Dịch hại
Cỏ dại
Gồm nhiều loại cỏ khác nhau, mật độ ít: San cặp, cỏ chỉ, rau sam,
Người dân thường dung tay nhổ cỏ, ít sử dụng thuốc BVTV.
Sâu, bệnh hại
Các loại sâu xuất hiện trên luống rau như: sâu xám, sâu xanh, bọ nhảy.
Tại thời điểm điều tra, các loại ra màu đã vào mùa thu hoạch và nông dân đã xử lý thuốc phòng trừ sâu hại nên mật độ rất ít
+ Sâu xám: 2con/m²
+ Sâu xanh: 3con/m²
+Bọ nhảy: 2 con/m²
Đối với các ruộng rau tự phát, nông dân thường sử dụng các loại thuốc như: Phumai 5.4 EC, Bassa 50EC, Karate 2.5 EC khi phát hiện có côn trùng gây hại.
Cải: Phun giai đoạn bắt đầu ra lá mầm.
Rau thơm: Phun thuốc sau mỗi lần cắt.
Rau dền: Phun thuốc trừ sâu 10 ngày sau trồng.
Đối với vườn rau sạch do Ủy ban quy hoạch, nông dân phun thuốc theo sự chỉ dẫn của các kỹ sư BVTV ở Trạm BVTV huyện Quảng Điền.
Bệnh do nấm gây ra: Thối bẹ xà lách, thối nhũn xà lách, nổ lá mồng tơi.
Nông dân sử dụng các loại thuốc BVTV để trừ nấm gây bệnh,
1.7. Thực trạng môi trường
Nước: Nguồn nước bị nhiễm bẩn, có mùi hôi do người dân vứt chai lọ, bao bì thuốc BVTV bừa bãi không có nơi thu gom, nước thải từ khu nuôi vịt chưa xử lí được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh.
Đất: Đất tốt, màu mỡ.
Kênh mương thủy lợi tồn dư các lọ, bao bì thuốc BVTV
Sinh vật: đa dạng, nhiều loại cây trồng, sinh vật sinh sống.
Trên thực tế, hợp tác xã đã tham gia mô hình Vietgap nhưng vườn rau sạch của người dân chưa có hố rác đựng bao bì thuốc,..
2. Đánh giá thực trạng sản xuất
STT
Nội dung
Đánh giá
1.
Cơ cấu giống cây trồng
- Khá đa dạng
2.
Giống
- Tương đối đảm bảo
- Tuy nhiên một số hộ còn sử dụng giống không rõ nguồn gốc, đã hết hạn sử dụng.
3.
Đất đai
- Đất tốt, thích hợp cho việc sản xuất cây rau
4.
Dinh dưỡng
- Đất khá tốt.
- Quy trình bón phân hợp lí.
5.
Nước
- Nguồn nước tưới từ các sông, từ các tram bơm giúp đảm bảo đủ nước cung cấp việc sản xuất nông nghiệp
- Tuy nhiên một số hệ thống kênh mương dẫn nước còn nhỏ hẹp, bị hư hại.
- Nước còn ô nhiễm do rác thải bao bì thuốc BVTV còn nhiều.
6.
Phòng trừ dịch hại
- Sâu bệnh hại ít phát sinh nhiều trên địa bàn
- Phun thuốc hóa học tuân theo nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo thời gian cách li.
7.
Công tác đảm bảo an toàn nông sản
- Tương đối đạt
8.
Thực trạng môi trường
- Tương đối ổn định
3. Đề xuất biện pháp khắc phục
- Hợp tác xã cần liên kết với các cửa hàng cung cấp giống đảm bảo an toàn, chất lượng cho người nông dân.
- Xây dựng một quy trình đảm bảo an toàn từ khâu sản xuất đến khâu thu hoạch, bảo quản cho từng loại nông sản tại địa phương.
- Mở các lớp tập huấn hương dẫn sử dụng thuốc bảo về thực vật, phòng trừ sâu bệnh hại, tập huấn IPM, ICM để hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV.
- Tu sửa lại hệ thống kênh mương đã bị hư hại.
- Xây dựng bể chứa rác thải, đặc biệt là bao bì thuốc BVTV.
4.Tính khả thi của biện pháp khắc phục mà nhóm đề ra
Theo nhóm chúng tôi, các biện pháp nêu trên thực sự có thể thực hiện được. Tuy nhiên, muốn thực hiện thành công cần có sự phối hợp thực hiện của ban lãnh đạo hợp tác xã, trung tâm khuyến nông và người nông dân. Cần có sự đầu tư về mặt tài chính, thời gian, sự đồng bộ trong khâu quản lí, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.
III. KẾT LUẬN
Từ thực tế điều tra, thu thập số liệu về tình hình trồng trọt tại địa phương, chúng tôi đã tìm hiểu được thực trạng sản xuất và những khó khăn, bất cập mà người dân địa phương đang gặp phải. Trên đây, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp nhằm giải quyết khó khăn và nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.