MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất rau trên thế giới và ở
Việt Nam.
- Đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất và thực trạng tiêu thụ rau ở xã Nghi Kim.
- Nhận thức những khó khăn, hạn chế trong sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ
rau tại địa phương.
DỮ LIỆU THỰC HIỆN
- Số liệu thứ cấp: Được thu thập tại UBND xã Nghi Kim, Ban nông nghiệp xã
Nghi Kim, phòng Thống kê xã Nghi Kim, các đề tài đã được công bố, các báo, tài liệu
và một số website có liên quan.
- Số liệu sơ cấp: Thông qua các mẫu điều tra phỏng vấn trực tiếp được thiết kế
sẵn, tiến hành phỏng vấn trực tiếp 47 hộ trồng rau và 3 thương lái, bán hàng xáo tại địa
phương.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp duy vật biện chứng.
- Phương pháp chuyên gia tham khảo.
- Phương pháp thống kê kinh tế.
+ Điều tra thu thập số liệu.
+ Tổng hợp và hệ thống các số liệu thu thập được, tính toán các chỉ tiêu cần thiết
trên cơ sở các bảng biểu.
CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Đề tài “Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau vụ Đông trên địa bàn xã Nghi Kim,
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” được thực hiện tại xã Nghi Kim, thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An.
85 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau vụ đông trên địa bàn xã nghi Kim Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
....................
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU VỤ ĐÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHI KIM
THÀNH PHỐ VINH - TỈNH NGHỆ AN
Nghệ An, tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Huy Giáp
Lớp: K41 - Kinh doanh nông nghiệp
Niên khóa: 2007 - 2011
Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS. Mai Văn Xuân
Trưởng Khoa Kinh tế và Phát triểnĐạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
iLời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ,
hợp tác từ nhiều phía. Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới tất cả những cá nhân, tổ chức đã tận tình tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình điều tra và hoàn thiện đề tài.
Đầu tiên, xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo đã truyền đạt những kiến
thức bổ ích cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường vừa qua, đó là những
kiến thức cơ bản để tôi có thể hoàn thành đề tài và là hành trang trong suốt thời
gian học tập và làm việc sau này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo
PGS. TS. Mai Văn Xuân - người đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn ban lãnh đạo xã Nghi Kim, trưởng thôn các xóm cùng
toàn thể bà con nông dân xã Nghi Kim đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo những điều
kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành đề tài.
Ngoài ra, xin gửi lời cảm ơn tới người thân, bạn bè đã động viên, nhiệt tình
giúp đỡ tôi về nhiều mặt trong suốt thời gian tôi sống và học tập.
Đề tài được thực hiện với toàn bộ tâm huyết, mặc dù đã có nhiều cố gắng,
nhưng là lần đầu tiên thực hiện một đề tài lớn, kiến thức cùng năng lực có hạn
nên những nhược điểm và thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, kính
mong quý thầy cô giáo, cùng các bạn cho tôi những lời phê bình, nhận xét khách
quan nhằm giúp tôi bổ khuyết, nâng cao kiến thức để đề tài được hoàn thiện tốt
hơn.
Trân trọng cảm ơn!!!
Nghệ An, tháng 5 năm 2011
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU...................................................v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ...........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG ................................................................................vii
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ..................................................................................................... viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU...........................................................................................ix
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................................5
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................................5
1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế ....................................................................................5
1.1.1.1. Khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh tế ...........................................................5
1.1.1.2. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế ........................................................6
1.1.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế .......................................................6
1.1.2. Lý luận về tiêu thụ nông sản ..................................................................................8
1.1.2.1. Khái niệm và vai trò của tiêu nông sản ...............................................................8
1.1.2.2. Các kênh trong thị trường tiêu thụ nông sản .......................................................9
1.1.3. Tầm quan trọng của ngành sản xuất rau đối với phát triển kinh tế - xã hội.........10
1.1.3.1. Nguồn gốc của cây rau ......................................................................................10
1.1.3.2. Giá trị của cây rau .............................................................................................12
1.1.3.3. Vai trò của ngành sản xuất rau ..........................................................................13
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.............................................................................................14
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở một số nước trên thế giới ...........................14
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam ....................................................15
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Nghệ An .....................................................16
1.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở thành phố Vinh ...........................................17
1.2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Nghi Kim....................................................17
1.3. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................19
Đại
học
Ki
h tế
Hu
ế
iii
1.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất ..........................................19
1.3.1.1. Giá trị sản xuất (GO) .........................................................................................19
1.3.1.2. Thu nhập hỗn hợp (MI) .....................................................................................19
1.3.1.3. Lợi nhuận kinh tế ròng (NB).............................................................................19
1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm......................................................20
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ NGHI KIM, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN .......................................21
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ NGHI KIM ..............21
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................21
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình .........................................................................................21
2.1.1.2. Đất đai, thổ nhưỡng...........................................................................................21
2.1.1.3. Thời tiết, khí hậu ...............................................................................................22
2.1.1.4. Thủy văn............................................................................................................23
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .....................................................................................23
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động ............................................................................23
2.1.2.2. Tình hình đất đai ...............................................................................................25
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng .....................................................................................27
2.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã Nghi Kim .......................................29
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Nghi Kim................30
2.1.3.1. Thuận lợi ...........................................................................................................30
2.1.3.2. Khó khăn ...........................................................................................................31
2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU VỤ ĐÔNG CỦA CÁC NHÓM HỘ .........31
2.2.1. Năng lực sản xuất rau của các hộ điều tra ............................................................31
2.2.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra .......................................31
2.2.1.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra...................................................33
2.2.1.3. Tình hình trang bị TLSX của các hộ điều tra ....................................................35
2.2.2. Tình hình sản xuất rau của các hộ điều tra ...........................................................36
2.2.2.1. Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng rau của các hộ điều tra ........................36
2.2.2.2. Tình hình đầu tư sản xuất rau của các hộ điều tra.............................................39
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
iv
2.2.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra .......................................42
2.2.2.4. So sánh hiệu quả sản xuất rau với một số cây trồng khác ở địa phương ..........45
2.2.3. Tình hình tiêu thụ rau của các hộ điều tra ............................................................47
2.2.4. Nguyện vọng của người trồng rau........................................................................54
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHI KIM..............................57
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............................................................................57
3.2. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA
NGÀNH SẢN XUẤT RAU XÃ NGHI KIM ..............................................................58
3.2.1. Điểm mạnh và điểm yếu.......................................................................................58
3.2.2. Cơ hội và thách thức ............................................................................................60
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU.......60
3.3.1. Giải pháp về đất đai..............................................................................................60
3.3.2. Giải pháp về lao động...........................................................................................61
3.3.3. Giải pháp về vốn ..................................................................................................62
3.3.4. Giải pháp về khuyến nông....................................................................................62
3.3.5. Giải pháp về đầu tư khoa học công nghệ .............................................................63
3.3.6. Giải pháp về kỹ thuật ...........................................................................................64
3.3.7. Giải pháp về thị trường tiêu thụ ...........................................................................66
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................67
I. KẾT LUẬN................................................................................................................67
II. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................68
2.1. Đối với nhà nước .....................................................................................................68
2.2. Đối với chính quyền địa phương .............................................................................70
2.3. Đối với người nông dân ..........................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................72
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
vDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
1 BQC : Bình quân chung
2 BVTV : Bảo vệ thực vật
3 C : Tổng chi phí sản xuất của hộ
4 Cbt : Chi phí sản xuất chi trả bằng tiền
5 Ch : Chi phí sản xuất tự có của hộ
6 CN - XD : Công nghiệp - Xây dựng
7 CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
8 CP : Chi phí
9 CP trực tiếp : Chi phí trực tiếp
10 Ctt : Chi phí sản xuất trực tiếp
11 DN : Doanh nghiệp
12 DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
13 DT : Diện tích
14 DV - TM : Dịch vụ - Thương mại
15 ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
16 ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
17 ĐVT : Đơn vị tính
18 GO : Giá trị sản xuất
19 HQKT : Hiệu quả kinh tế
20 IC : Chi phí trung gian
21 KHKT : Khoa học kỹ thuật
22 LĐGĐ : Lao động gia đình
23 MI : Thu nhập hỗn hợp
24 N - L - N : Nông - Lâm - Ngư
25 NB : Lợi nhuận kinh tế ròng
26 NN : Nông nghiệp
27 NN - PTNN : Nông nghiệp - Phát triển nông thôn
28 NS : Năng suất
29 P. chuồng : Phân chuồng
30 P. vi sinh : Phân vi sinh
31 RAT : Rau an toàn
32 SL : Sản lượng
33 TDTT : Thể dục thể thao
34 TLBV : Thuỷ lợi bảo vệ
35 TLSX : Tư liệu sản xuất
36 TP : Thành phố
37 TSCĐ : Tài sản cố định
38 UBND : Uỷ ban nhân dân
39 VA : Giá trị tăng thêm
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ Tên Trang
Hình 1. Biểu đồ một chuỗi cung và một chuỗi cạnh tranh tiêu biểu................................9
Hình 2. Chuỗi cung sản phẩm rau xã Nghi Kim............................................................48
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
vii
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng Tên Trang
Bảng 1. Thành phần hoá học của rau phân tích trong 100g sản phẩm tươi ...................12
Bảng 2. Nhu cầu về Vitamin trong một ngày đêm của các loại lao động ......................13
Bảng 3. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của xã Nghi Kim......................................18
Bảng 4. Tình hình dân số và lao động của xã Nghi Kim ...............................................24
Bảng 5. Tình hình sử dụng đất đai của xã Nghi Kim.....................................................26
Bảng 6. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của xã Nghi Kim.........................................29
Bảng 7. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra ......................................32
Bảng 8. Tình hình sử dụng đất đai vụ Đông của các hộ điều tra ...................................34
Bảng 9. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra .....................................35
Bảng 10. Cơ cấu diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau vào vụ Đông.........38
Bảng 11. Tình hình đầu tư các khoản chi phí sản xuất rau vụ Đông tính theo giá trị....41
Bảng 12. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau vụ Đông của các nhóm hộ điều tra ............43
Bảng 13. Kết quả và hiệu quả sản xuất từng loại rau vụ Đông của các hộ điều tra .......44
Bảng 14. Thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận kinh tế ròng từng loại sản phẩm ......................46
Bảng 15. Khoản chênh lệch marketing qua kênh tiêu thụ kênh tiêu thụ thứ nhất .........51
Bảng 16. Khoản chênh lệch marketing qua kênh tiêu thụ kênh tiêu thụ thứ hai ...........52
Bảng 17. Khoản chênh lệch marketing qua kênh tiêu thụ kênh tiêu thụ thứ ba ............53
Bảng 18. Khoản chênh lệch marketing qua kênh tiêu thụ kênh tiêu thụ thứ tư .............53
Bảng 19. Nguyện vọng của người trồng rau ..................................................................55Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
viii
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 ha : 10.000 m2
1 sào : 500 m2
1 thước : 33.3 m2
1 tấn : 1.000 kg
1 tạ : 100 kg
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất rau trên thế giới và ở
Việt Nam.
- Đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất và thực trạng tiêu thụ rau ở xã Nghi Kim.
- Nhận thức những khó khăn, hạn chế trong sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ
rau tại địa phương.
DỮ LIỆU THỰC HIỆN
- Số liệu thứ cấp: Được thu thập tại UBND xã Nghi Kim, Ban nông nghiệp xã
Nghi Kim, phòng Thống kê xã Nghi Kim, các đề tài đã được công bố, các báo, tài liệu
và một số website có liên quan.
- Số liệu sơ cấp: Thông qua các mẫu điều tra phỏng vấn trực tiếp được thiết kế
sẵn, tiến hành phỏng vấn trực tiếp 47 hộ trồng rau và 3 thương lái, bán hàng xáo tại địa
phương.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp duy vật biện chứng.
- Phương pháp chuyên gia tham khảo.
- Phương pháp thống kê kinh tế.
+ Điều tra thu thập số liệu.
+ Tổng hợp và hệ thống các số liệu thu thập được, tính toán các chỉ tiêu cần thiết
trên cơ sở các bảng biểu.
CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Đề tài “Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau vụ Đông trên địa bàn xã Nghi Kim,
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” được thực hiện tại xã Nghi Kim, thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An.
Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần: Thông qua các phương pháp thu thập số liệu
thứ cấp từ các phòng ban, sách báo và các tài liệu có liên quan, phương pháp điều tra
Đại
học
Kin
h tế
Huế
xphỏng vấn trực tiếp 47 nông dân sản xuất rau các loại và 3 thương lái, bán hàng xáo tại
địa bàn để tìm hiểu các thông tin về: thực trạng sản xuất rau hiện nay; tình hình tiêu thụ
rau thông qua thương lái, bán hàng xáo, chợ, hợp tác xã.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi có một vài nhận định như sau:
- Nghề trồng rau là một trong những nghề truyền thống, nghề chính có thu nhập
tương đối của xã. Được sự quan tâm của Đảng, Chính quyền nên Nghi Kim được xem là
một trong những xã điển hình về trồng rau của thành phố Vinh. Sản lượng rau sản xuất
ra hàng năm có tác động sâu rộng đến cả quy mô và tốc độ phát triển kinh tế trong thành
phố, không những đáp ứng được nhu cầu trong xã mà còn xuất sang các xã khác. Xét
năm 2009, diện tích rau bình quân của toàn xã 71,22 ha so với năm 2008 tăng 4,7 ha.
Năng suất rau bình quân cả năm 62,31 tạ/ha, tương ứng mức sản lượng 443,77 tấn, trong
đó vụ Đông đạt 67,01 tạ/ha.
- Chiếm phần lớn trong tổng chi phí đầu tư cho sản xuất rau là phân bón. Do sản
xuất rau mang tính thời vụ, không chỉ mang tính thời vụ về cung mà cầu đầu vào của
sản xuất rau cũng mang tính thời vụ rõ rệt, ví dụ như giá vật tư đầu vào lúc chính vụ (giá
phân bón ở thời kỳ chăm sóc rau) thường cao hơn so với giá lúc đầu vụ hoặc sau vụ sản
xuất. Mặc dù Đảng bộ, các cấp ngành địa phương đề ra và thực hiện một số chính sách
như trợ giá phân bón, thuốc BVTV hoặc hỗ trợ chi phí đổi mới công nghệ... nhưng tổng
chi phí vẫn còn rất cao, chưa có tác dụng kích thích mạnh mẽ phát triển sản xuất rau. Để
khắc phục tình trạng trên, việc sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào là rất cần thiết, nó có
thể làm tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho trồng rau.
- Cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh mương nội đồng của xã ngày càng hoàn thiện,
được củng cố và xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ, hợp lý, sử dụng tối đa công suất thiết
kế, hệ thống giao thông thuận lợi cho việc đi lại giao lưu buôn bán và nhất là có thị
trường tiêu thụ khá rộng lớn, rau sản xuất ra không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân
trên địa bàn xã mà một phần còn được cung cấp cho thành phố Vinh. Kế đến, người
trồng rau có kinh nghiệm, cần cù, chăm chỉ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
sản xuất rau của xã theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
xi
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì ngành sản xuất rau tại Nghi Kim cũng
gặp những khó khăn nhất định như:
- Đất đai manh mún, nhỏ lẻ: Chính sách “khoán 100” sau đó được củng cố bởi
“khoán 10”, đã phân bố lại đất cho các nông hộ nhưng vẫn rất manh mún, mỗi hộ tự
canh tác riêng lẻ trên mảnh đất nhỏ bé của mình. Điều này gây trở ngại rất lớn cho việc
sản xuất rau với quy mô lớn và hiện đại, đưa đến sản phẩm không đồng đều, chất lượng
thấp, giá thành cao nên lợi nhuận và sức cạnh tranh đều thấp.
- Không đủ tài chính để đầu tư cho sản xuất: Trên địa bàn xã hiện có khá nhiều
đơn vị làm dịch vụ về tín dụng như hội nông dân, hội phụ nữ... nhưng để vay được các
nguồn vốn này không dễ dàng gì, và cũng chỉ vay theo từng vụ, không đủ để chi phí cho
sản xuất rau; lại phải trả nợ ngay sau khi thu hoạch nên rất khó có điều kiện xoay trở để
có thể tích luỹ, tiết kiệm.
- Sản xuất cá thể một cách tự phát: Tuyệt đại đa số các hộ trồng rau vẫn có thói
quen sản xuất theo phong trào một cách tự do, không có tổ chức, cũng không biết chắc
rau làm ra sẽ bán cho ai, bán được bao nhiêu. Điều này đã khiến cho họ liên tục đối mặt
với rất nhiều rủi ro: khi được mùa thì mất giá, lúc được giá lại không có rau để bán.
- Chủng loại rau chưa phong phú, đa dạng, chủ yếu vẫn là những loại rau truyền
thống, có giá trị kinh tế thấp. Bên cạnh đó, giống rau ngày càng bị suy thoái do trong
quá trình sản xuất người dân tự để giống qua nhiều năm hoặc do nhập và mua ngo