Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là ngành sản xuất vật
chất cơ bản của đời sống xã hội, đem lại lương thực, thực phẩm cho con người và
nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Việt Nam là một nước phát triển đi lên từ một nền
nông nghiệp lạc hậu, từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp đi lên sản xuất hàng hoá.
Hiện nay, về căn bản nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, phần lớn lực lượng
lao động tập trung ở nông thôn, trình độ sản xuất còn lạc hậu. Do vậy, đẩy nhanh sự
phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta không chỉ là một tất yếu khách quan mà
còn là một thuộc tính bên trong lâu dài của chính sự phát triển kinh tế xã hội theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Đẩy nhanh sự phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, sử dụng tăng cường hiệu
quả các nguồn lực. Tìm kiếm các phương pháp tối ưu nhằm tạo động lực cho sự phát
triển đột phá. Tăng nhanh khối lượng tỷ suất, giá trị nông sản hàng hoá, tạo sự tiến bộ
vượt bậc về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội nông thôn, đáp ứng nhu cầu cấp bách
trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Việt nam gia nhập tổ chức
thương mại thế giới (WTO) mở ra nhưng khả năng, triển vọng phát triển mới đồng
thời cũng đặt ra những thách thức cho nền nông nghiệp hàng hoá cả nước.
Nước ta đang chú trọng đẩy mạnh phát triển các nông sản hàng hoá: Gạo, cao
su, cà phê, chè, trong đó, cây sắn đóng vai trò quan trọng, vị trí đặc biệt trong nền
sản xuất hàng hoá và được phân bố trên hầu hết các vùng sinh thái Việt Nam.
Sắn (khoai mì) vừa là cây lương thực, thực phẩm vừa là nguyên liệu cho các
nhà máy chế biến tinh bột, cồn Ethanol, đồng thời vừa là mặt hàng xuất khẩu. Sắn là
cây dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, thích nghi với nhiều vùng sinh thái trong cả
nước và phù hợp điều kiện kinh tế nông hộ. Điều này đã được khẳng định tại Hội nghị
“Phát triển sản xuất sắn bền vững” cho các tỉnh phía Nam được Bộ NN & PTNT tổ
chức vào ngày 18/12/2009, tại Thành phố Hồ Chí Minh
84 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 2957 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết khách quan của vấn đề nghiên cứu
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là ngành sản xuất vật
chất cơ bản của đời sống xã hội, đem lại lương thực, thực phẩm cho con người và
nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Việt Nam là một nước phát triển đi lên từ một nền
nông nghiệp lạc hậu, từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp đi lên sản xuất hàng hoá.
Hiện nay, về căn bản nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, phần lớn lực lượng
lao động tập trung ở nông thôn, trình độ sản xuất còn lạc hậu. Do vậy, đẩy nhanh sự
phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta không chỉ là một tất yếu khách quan mà
còn là một thuộc tính bên trong lâu dài của chính sự phát triển kinh tế xã hội theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Đẩy nhanh sự phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, sử dụng tăng cường hiệu
quả các nguồn lực. Tìm kiếm các phương pháp tối ưu nhằm tạo động lực cho sự phát
triển đột phá. Tăng nhanh khối lượng tỷ suất, giá trị nông sản hàng hoá, tạo sự tiến bộ
vượt bậc về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội nông thôn, đáp ứng nhu cầu cấp bách
trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Việt nam gia nhập tổ chức
thương mại thế giới (WTO) mở ra nhưng khả năng, triển vọng phát triển mới đồng
thời cũng đặt ra những thách thức cho nền nông nghiệp hàng hoá cả nước.
Nước ta đang chú trọng đẩy mạnh phát triển các nông sản hàng hoá: Gạo, cao
su, cà phê, chè, trong đó, cây sắn đóng vai trò quan trọng, vị trí đặc biệt trong nền
sản xuất hàng hoá và được phân bố trên hầu hết các vùng sinh thái Việt Nam.
Sắn (khoai mì) vừa là cây lương thực, thực phẩm vừa là nguyên liệu cho các
nhà máy chế biến tinh bột, cồn Ethanol,đồng thời vừa là mặt hàng xuất khẩu. Sắn là
cây dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, thích nghi với nhiều vùng sinh thái trong cả
nước và phù hợp điều kiện kinh tế nông hộ. Điều này đã được khẳng định tại Hội nghị
“Phát triển sản xuất sắn bền vững” cho các tỉnh phía Nam được Bộ NN & PTNT tổ
chức vào ngày 18/12/2009, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại
ọc
Kin
h tế
Hu
ế
2Diện tích, năng suất, sản lượng sắn ở nuớc ta đã tăng liên tục từ năm 2000 (diện
tích 234.900 ha, năng suất 8,66 tấn/ha, sản lượng 2.034.234 tấn) đến năm 2009 (diện
tích 560.000 ha, năng suất 16,88 tấn/ha, sản lượng 9.452.800 tấn).
Số lượng nhà máy, cơ sở chế biến sắn cũng ngày một tăng, đến nay có 60 nhà
máy có qui mô công nghiệp và 285 cơ sở chế biến thủ công trên cả nước. So với 5 năm
trước đã tăng gấp đôi về số lượng nhà máy và gấp 3 lần về công suất.
Cây sắn ở nước ta đã trở thành cây lương thực quan trọng đứng thứ 3 sau cây
lúa và ngô, vai trò của cây sắn nhanh chóng đang chuyển sang là cây nguyên liệu sản
xuất nhiên liệu sinh học và là nguồn xuất khẩu với khối lượng lớn.
Tuyên Hoá là một huyện miền núi nằm về phía Tây bắc tỉnh Quảng Bình. Là
một vùng miền núi có điều kiện về đất đai thổ nhưỡng hết sức đa dạng, thuận lợi cho
việc phát triển sản xuất nhiều loại cây trồng. Cây sắn lại dễ trồng, ít kén đất, nên
được trồng ở nhiều nơi trong huyện. Sản lượng, năng suất tăng lên hàng năm. Mặt
khác, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu là nơi
bao tiêu phần lớn lượng sắn sản xuất ra của huyện. Việc sản xuất sắn theo hướng hàng
hoá đã mang lại ý nghĩa to lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội huyện nói chung và
nâng cao đời sống cho mỗi hộ gia đình nói riêng, ghóp phần nâng cao thu nhập, giải
quyết việc làm cho người dân,
Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất sắn hiện nay vẫn còn một số tồn tại như: Phá
rừng trồng sắn, trồng sắn quảng canh cho năng suất thấp, sản phẩm chưa đa dạng, thị
trường tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự ổn định, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên, người dân còn bị động trong sản xuất, trồng không theo qui hoạch,
Vì vậy, điều chỉnh và khắc phục kịp thời những tồn tại và thiếu sót kể trên để
phát triển và sản xuất sắn bền vững là đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ những lí
do thực tế ở địa phương tôi đã lựa chọn đề tài: “Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở
huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lí luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ sắn.
- Đánh giá thực trạng sản xuất, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất sắn
hàng hoá, tình hình tiêu thụ sắn của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tuyên Hoá.
Đại
học
Kin
h tế
Huế
3- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sắn của
các hộ nông dân tại địa phương.
3. Phương pháp
- Phương pháp duy vật biện chứng: Được vận dụng làm cơ sở phương pháp
luận của đề tài.
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Dựa vào báo cáo thống kê, các tài liệu đã điều tra, các tạp chí
và công trình nghiên cứu
Số liệu sơ cấp: Chúng tôi tiến hành điều tra chọn mẫu, chọn hộ điều tra, soạn
thảo nội dung, biểu mẫu và hệ thống các câu hỏi và tiến hành phỏng vấn.
Trên địa bàn huyện Tuyên Hoá có 19 xã và 1 thị trấn, tất cả các xã đều có hoạt
động trồng sắn. Tôi chọn 2 xã có diện tích trồng sắn lớn của huyện và có địa hình
tương đối đại diện cho các xã của huyện là xã Nam Hoá (vùng gò đồi), xã Thanh Hoá
(vùng núi rẻo cao).
Từ 2 xã đại diện, theo phương pháp chọn mẫu phân loại tiến hành điều tra 90 hộ
trồng sắn. Với tổng số hộ trồng sắn của 2 xã đại diện là 2838 hộ.
Địa bàn nghiên
cứu
Số hộ của mỗi xã Số hộ điều tra
Số hộ % Số hộ %
Nam Hoá 1225 56,17 51 56,67
Thanh Hoá 956 43,83 39 43,33
- Phương pháp phân tích thống kê: Dùng phương pháp phân tổ, so sánh để phân
tích nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp hàm sản xuất
Để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào đến năng suất sắn của các
nông hộ điều tra tôi sử dụng mô hình sản xuất Cobb – douglas, được ước lượng bằng
phương pháp OLS, thực hiện trên phần mềm Excel. Mô hình hàm sản xuất Cobb –
douglas có dạng như sau:
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
4Y = DeXXXXAX 54321 54321
Trong đó:
Y: Là năng suất sắn (tạ/sào)
A: Hằng số.
X1: Là lượng phân chuồng (kg/sào)
X2: Là lượng phân đạm (kg/sào)
X3: Là lượng phân kali (kg/sào)
X4: Là lượng phân lân (kg/sào)
X5: Công lao động (công/sào)
D : Là biến giả (D = 1 nếu hộ sản xuất ở xã Nam Hoá, D = 0 nếu
hộ sản xuất ở xã Thanh Hoá).
αi, β: Các hệ số hồi quy cần ước lượng. (i = 1÷ 4)
Hàm sản xuất Cobb-Douglas dưới dạng Logarit như sau:
LnY = LnA + α1lnX1 + α2 lnX2+ α3 lnX3+ α4 lnX4 +α5 lnX5 + βD
4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình tập trung chủ yếu ở 2 xã
Nam Hoá và Thanh Hoá.
- Thời gian: Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn hàng ở huyện Tuyên
Hoá, tỉnh Quảng Bình trong năm 2009.Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
5PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Giá trị kinh tế của cây sắn
* Giá trị dinh dưỡng của cây sắn
Cây sắn cao 2-3 m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ và
tích luỹ tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy giống,
vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.
Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%; chất protein, béo, xơ,
tro trong 100g được tương ứng là 0,8-2,5 g, 0,2-0,3 g, 1,1-1,7 g, 0,6-0,9 g; chất muối
khoáng và vitamin trong 100 g củ sắn là 18,8-22,5 mg Ca, 22,5-25,4 mg P, 0,02 mg
B1, 0,02 mg B2, 0,5 mg PP. Trong củ sắn, hàm lượng các acid amin không đươc cân
đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Thành phần dinh
dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân
tích. Lá sắn trong nguyên liệu khô 100% chứa đựng đường + tinh bột 24,2%, protein
24%, chất béo 6%, xơ 11%, chất khoáng 6,7%, xanhthophylles 350 ppm (Yves
Froehlich, Thái Văn Hùng 2001). Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các acid amin
cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin.
Trong lá và củ sắn ngoài các chất dinh dưỡng cũng chứa một lượng độc tố
(HCN) đáng kể. Các giống sắn ngọt có 80-110 mg HCN/kg lá tươi và 20-30 mg/kg củ
tươi. Các giống sắn đắng chứa 160-240 mg HCN/kg lá tươi và 60-150 mg/kg củ tươi.
Liều gây độc cho một người lớn là 20 mg HCN, liều gây chết người là 50 mg HCN
cho mỗi 50 kg thể trọng. Tuỳ theo giống, vỏ củ, lõi củ, thịt củ, điều kiện đất đai, chế
độ canh tác, thời gian thu hoạch mà hàm lượng HCN có khác nhau. Tuy nhiên, ngâm,
luộc, sơ chế khô, ủ chua là những phương thức cho phép loại bỏ phần lớn độc tố HCN.
* Giá trị kinh tế của cây sắn
- Giá trị xuất khẩu
Đại
họ
Kin
h tế
Hu
ế
6Sắn là một trong ít các mặt hàng có khối lượng xuất khẩu cũng như kim ngạch
xuất khẩu tăng mạnh. Theo số lượng thống kê sơ bộ của Trung tâm thông tin công
nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương), trong 7 tháng đầu năm 2009, cả nước đã
xuất khẩu được 2,66 triệu tấn sắn và tinh bột sắn, đạt kim ngạch 408 triệu USD, tăng
4,4 lần về sản lượng so với cùng kỳ 2008.
Xuất khẩu sắn những năm trước giữ một vị trí khá khiêm tốn trong số các mặt
hàng nông sản xuất khẩu nhưng năm 2009 đã tăng nhanh và đem lại một khoản ngoại tệ
không nhỏ cho đất nước. Theo Trung tâm Thống kê Tin học – Bộ NN&PTNT, 8 tháng
đầu năm 2009, cả nước ước xuất khẩu được trên 2,7 triệu tấn sắn và các sản phẩm làm
từ sắn. Kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ước đạt 429 triệu USD, cao hơn
nhiều so với kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng rau quả, hạt tiêu, chè.
* Giá trị nông nghiệp, công nghiệp
Sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương
thực thực phẩm. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột
sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắn như bột
ngọt, cồn, maltodextrin, lysine, acid citric, xiro glucose và đường glucose tinh thể,
mạch nha giàu maltose, hồ vải, hồ giấy, colender, phủ giấy, bìa các tông (Hoàng Kim
Anh, Ngô Kế Sương, Nguyễn Xích Liên 2004), bánh kẹo, mì ăn liền, bún, miến, mì
ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thực phẩm, phụ gia
dược phẩm, sản xuất màng phủ sinh học, chất giữ ẩm. Thân sắn dùng để làm giống,
làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô. Lá sắn ngọt là loại rau
xanh giàu đạm rất bổ dưỡng và để nuôi cá, nuôi tằm. Lá sắn đắng ủ chua hoặc phơi
khô để làm bột lá sắn dùng chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê v.v.Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
7Sơ đồ 1: Công dụng của sắn
1.1.2. Đặc điểm sản xuất của cây sắn
* Làm đất
Đất trồng sắn nhất thiết phải được chuẩn bị kĩ trước khi trồng, các công việc
bao gồm: Thu dọn rễ cây và tàn dư thực vật, san lấp mặt bằng, xử lí cỏ dại.
Sắn cần đất tơi xốp, sâu để rể củ phát triển. Không lên luống theo chiều dọc của
đất, nước sẽ rửa trôi đất màu.
Việc chống xói mòn trên đất dốc trồng sắn là rất cần thiết, vì vậy việc trồng sắn
trên đất dốc cần thực hiện các biện pháp sau:
- Trồng theo đường đồng mức, lên luống vuông góc với độ dốc.
- Trồng các băng cây chống xói mòn theo đường đồng mức
Làm nấm
Nguyên liệu công nghiệp
Củi đun
Ăn tươi
Thức ăn gia súc
Sắn lát khô
Bột sắn nghiền
Tinh bột sắn biến tính
Sắn
Làm giấy
Thân sắn
Củ sắn
Ủ chua hoặc phơi khô: Nuôi lợn, gà,
Lá tươi: nuôi cá, tằm
Lá sắn
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
8- Trồng xen cây họ đậu: Lạc, đậu xanh, đậu đen,cũng có tác dụng chống xói
mòn, đồng thời làm tăng dinh dưỡng đất, giúp đất phục hồi độ phì sau khi trồng sắn,
đây là việc cần phải làm lâu dài đối với các khu vực canh tác sắn.
- Phủ bằng rơm rạ hoặc các phụ liệu khác sẵn có tại địa phương.
* Khoảng cách
Hàng cách hàng: 1m; cây cách cây: 0,7 – 0,8m
Đất tốt và trung bình trồng với khoảng cách 1,0 x 1,0m, tương đương với
10.000 cây/ha, đất xấu trồng với khoảng cách 1,0 x 0,8m và 0,8 x 0,8m (tương đương
12.500 cây/ha và 16.000 cây/ha)
* Chọn giống
Giống sắn có năng suất cao: KM94, KM95, SM 037 – 26,và các giống có
năng suất trung bình từ 28 – 30 tấn, hàm lượng tinh bột từ 28% - 30%, dạng cây gọn.
Giống sắn lấy từ ruộng sản xuất tốt hoặc ruộng nhân giống riêng, cây sắn đạt 6
tháng tuổi. Cây sắn dùng làm giống phải khoẻ mạnh, không nhiễm sâu bệnh, nhặt mắt,
loại bỏ những cây giống bị khô và trầy – xướt.
* Thời vụ trồng
Đất đỏ trồng vào mùa mưa (tháng 4 – tháng 5). Đối với đất xám nên chia thành
2 thời vụ để rải vụ và giảm áp lực về công lao động.
- Vụ 1: Trồng từ tháng 4 – tháng 5 và thu hoạch vào tháng 1 – tháng 3 năm sau.
Ở vụ này nên tranh thủ sớm khi đủ độ ẩm, khô hạn làm giảm khả năng mọc mầm của
hom sắn.
- Vụ 2: Trồng vào tháng 10 – tháng 11; thu hoạch vào tháng 9 – tháng 10 năm
sau.
Ở khu vực miền trung, thời vụ trồng sắn tốt nhất vào tháng 1, tháng 2 và thu
hoạch vào tháng 11,12.
* Bón phân cho sắn
Phân bón cho sắn có thể điều chỉnh theo từng mức thâm canh. Tuy nhiên tỷ lệ
phân bón N:P:K thích hợp cho sắn nên áp dụng : 1:0,5:1. Lượng phân bón cho 1 ha
như sau:
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
9Bảng 1: Liều lượng phân bón áp dụng cho sắn
Mức thâm canh Đạm (kg/ha) Lân (kg/ha) Kali (kg/ha)
N Urê P2O5 Lân super K2O KCl
Mức thâm canh trung bình 80 174 40 235 80 134
Mức thâm canh cao 160 347 80 470 160 268
Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ, toàn bộ phân lân và rải phân theo hốc.
Bón thúc 1: Sau khi trồng 25-30 ngày vơi ½ lượng đạm và ½ lượng kali, bón
cách gốc 20-30 cm, kết hợp làm cỏ và xới vun nhẹ.
Bón thúc 2: Sau khi trồng khoảng 80-90 ngày, với lượng đạm và kali còn lại kết
hợp với làm cỏ và vun gốc.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất sắn
Sắn có quy luật sinh trưởng, phát triển riêng và chịu sự tác động của rất nhiều
yếu tố. Phân chia các nhân tố ảnh hưởng thành 3 nhóm yếu tố chính: nhóm yếu tố tự
nhiên, nhóm yếu tố sinh học và nhóm yếu tố kinh tế - xã hội.
1.1.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên
Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất sắn nói riêng đều có đối tượng sản
xuất là những cơ thể sống nên quá trình sản xuất sắn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện
tự nhiên. Do đó, yếu tố tự nhiên là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến sản xuất sắn.
Cây sắn có khả năng thích ứng cao với những điều kiện sinh thái khác nhau, có
thể trồng được từ 30 vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ Nam và ở độ cao đến 2.500 mét.
Cây có thể phát triển được ở vùng có lượng mưa từ 600 mm đến 1500 mm. Mặc
dù chịu được hạn, nhưng năng suất giảm khi gặp hạn. Nhiệt độ thích hợp từ 15-29oC.
Sắn có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, ngay cả những khu vực đất có
độ phì thấp.
1.1.3.2. Nhóm các yếu tố sinh học
* Giống: Giống có ảnh hưởng lớn đến tăng năng suất sắn. Giống đáp ứng được
các yêu cầu của giống tốt: Có tỉ lệ sống cao, chống chịu lại sâu bệnh, chịu hạn, sẽ
Đại
học
Ki
h tế
Hu
ế
10
đóng góp đáng kể vào việc tăng năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ngược lại một giống không tốt thì đây chính là yếu tố đầu tiên làm giảm năng suất sắn.
Để có giống tốt phục vụ sản xuất thì đòi hỏi công tác tạo, chọn giống ngày càng phải
nỗ lực hơn để đáp ứng nhu cầu của người dân.
* Dinh dưỡng khoáng
- Đạm: Cần cho sự tổng hợp protein, phát triển thân lá, tích lũy chất khô. Thiếu
đạm cây kém phát triển, lá màu lục nhạt, hơi vàng ở ngọn. Muốn tăng năng suất phải
bón đạm với liều lượng cao. Đặc biệt là các giống sắn cao sản lượng đạm phải sử dụng
tương đối cao.
- Lân: Là thành phần cấu tạo của tế bào sống, tham gia vào qúa trình tạo thành
tinh bột. Cây sắn có thể thu hút lân trong đất ở nồng độ rất thấp để tạo nên năng suất
cao so với nhiều cây trồng khác. Ở đất rất nghèo lân, bón phân lân làm tăng năng suất,
tăng hàm lượng tinh bột trong củ.
- Kali: Là nguyên tố đa lượng quan trọng nhất đối với cây sắn vì có tác dụng
vận chuyển các chất tổng hợp được từ thân lá về rễ củ. Thiếu kali cây sẽ bé đi, lá già
vàng và rìa lá gần đầu lá có màu nâu.
- Phân hữu cơ: Bón phân hữu cơ cho sắn không những cải thiện được hàm
lượng mùn trong đất mà còn cung cấp cho cây một phần dinh dưỡng như đạm, lân, kali
và các nguyên tố vi lượng, đồng thời làm giàu vi sinh vật trong đất. Phân hữu cơ sử
dụng cho sắn bao gồm phân chuồng, phân xanh đã được chế biến, ủ hoai mục ít nhất là
một tháng.
* Sâu bệnh: Sâu bệnh cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến năng suất sắn. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa vừa thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp nhưng cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phá hoại mùa
màng. Một trong những loại bệnh thường thấy ở sắn và làm ảnh hưởng đến năng suất
sắn là bệnh thối đọt, cháy lá. Một số vùng bệnh lan trên diện rộng gây tổn thất lớn cho
các hộ trồng sắn.
1.1.3.3. Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội
* Thị trường và giá cả: Phần lớn thị trường nông nghiệp mang tính cạnh tranh
hoàn hảo hơn so với các thị trường khác. Vì vậy đã tạo ra môi trường cạnh tranh lành
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
11
mạnh trong việc tạo vốn, sử dụng các thông tin, mua và bán các sản phẩm. Người
trồng sắn chưa có khả năng cất giữ lâu dài các sản phẩm làm ra, tư thương thì lợi dụng
ép giá, người dân lại ít nắm bắt được thông tin thị trường, do đó đã ảnh hưởng
không nhỏ đến lợi ích của người nông dân.
Trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, sản phẩm sản xuất không chỉ sử
dụng đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phải phù hợp với nhu cầu thị trường thế
giới. Tuy nhiên, thị trường nông sản nước ta vẫn còn bấp bênh giá cả không ổn định là
một trong những yếu tố làm cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp. Điều này có thể
giải thích là do sản xuất nông nghiệp nước ta mang tính thời vụ sâu sắc, quy mô sản
xuất còn nhỏ lẻ, phương thức sản xuất còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao nên
chưa cạnh tranh được với thị trường thế giới.
Để đảm bảo lợi ích cho cả người mua lẫn người bán, ổn định hoạt động sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho người dân chăm lo mở rộng sản xuất thì cả thị
trường đầu ra và thị trường các yếu tố đầu vào cần phải được điều chỉnh một cách hợp
lí, có định hướng tránh hiện tượng tự phát trong mạng lưới lưu thông.
* Chính sách của nhà nước: Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần
theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Nhà nước đóng vai trò, vị trí quan
trọng trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Để phát triển kinh tế nông nghiệp nông
thôn nói chung và sản xuất sắn nói riêng thì Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính
sách, hỗ trợ nghiên cứu giống mới, ưu đãi về vốn giúp nông dân phát triển mở rộng
theo hướng sản xuất hàng hoá, thực hiện tốt công tác khuyến nông, sẽ góp phần
đáng kể làm tăng năng suất sắn, nâng cao thu nhập của người dân.
* Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến
hiệu quả sản xuất. Cơ sở hạ tầng thấp kém: Giao thông đi lại khó khăn, thuỷ lợi không
đảm bảo, là rào cản làm cản trở sự phát triển kinh tế nói chung và sản xuất sắn nói
riêng. Vì khi cơ sở hạ tầng nông thôn thấp kém, người dân không có cơ hội giao lưu
kinh tế với bên ngoài, không được tiếp xúc với thông tin về thị trường, sản phẩm làm
ra không biết bán cho ai và bị ép giá. Hệ thống thuỷ lợi không đồng bộ khó đối phó
với những biến động bất thường của tự nhiên. Ngược lại, cơ sở hạ tầng phát triển là
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
12
1.1.4. Một số vấn đề chung về tiêu thụ
1.1.4.1. Khái niệm và đặc điểm của tiêu thụ nông sản
Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá,
là những cách thức, những con đường kết hợp hữu cơ giữa những người sản xuất và
những trung gian khác nhau trong quá trình vận chuyển và phân phối hàng hoá đến
người tiêu dùng cuối cùng. Nông nghiệp là một ngành sản xuất sản xuất đặc thù của nền
kinh tế quốc dân có nhiều điểm rất khác biệt so với các ngành sản xuất vật chất khác. Do
vậy, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cũng mang tính đặc thù riêng
- Sản phẩm của ngành nông nghiệp phần lớn là các sản phẩm đáp ứng nhu cầu
cơ bản của con người, trong đó chủ yếu là các sản phẩm lương thực thực phẩm. Trên
thị trường tiêu dùng cuối cùng, cầu đối phần lớn các loại lương thực thực phẩm cơ bản
là ít co giản theo giá.
- Sản phẩm của ngành nô