Suy thoái kinh tế được định nghĩa trong kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm, nói cách khác là tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý. Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi, cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn “là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”.
Suy thoái kinh tế có thể liên quan đến sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm.
Suy thoái kinh tế là một giai đoạn của chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh. Đó là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là: suy thoái, phục hồi và bùng nổ. Vì pha phục hồi là thứ yếu nên cũng có thể chia chu kỳ kinh tế thành 2 pha thôi đó là: suy thoái và bùng nổ.
35 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6144 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình suy thoái kinh tế của Việt Nam hiện nay và các giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 4
LỚP KINH TẾ XÂY DỰNG A – K53
Đề tài:
TÌNH HÌNH SUY THOÁI KINH TẾ
CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ CÁC GIẢI PHÁP
Thành viên nhóm:
1. Nguyễn Văn Đồng( Trưởng nhóm)
2. Đỗ Trịnh Hải( Thư ký)
3. Cao Nam Dương
4. Phàn Phủ Diếu
5. Lò A Định
Hà Nội - 2014
I. CỞ SỞ LÝ LUẬN
Suy thoái kinh tế là gì?
Suy thoái kinh tế được định nghĩa trong kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm, nói cách khác là tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý. Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi, cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn “là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”.
Suy thoái kinh tế có thể liên quan đến sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm.
Suy thoái kinh tế là một giai đoạn của chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh. Đó là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là: suy thoái, phục hồi và bùng nổ. Vì pha phục hồi là thứ yếu nên cũng có thể chia chu kỳ kinh tế thành 2 pha thôi đó là: suy thoái và bùng nổ.
Suy thoái kinh tế ở mức độ chưa nghiêm trọng tức là GDP suy giảm nhưng vẫn còn mang giá trị dương thì gọi là suy giảm kinh tế. Suy thoái kinh tế kéo dài và trầm trọng được gọi là khủng hoảng kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện này là cuộc suy thoái trầm trọng nhất từ sau thế chiến thứ hai.
Phân loại suy thoái kinh tế
Các nhà kinh tế học hay miêu tả kiểu suy thoái kinh tế theo hình dáng của đồ thị tăng trưởng theo quý. Có các kiểu suy thoái như sau:
Suy thoái hình chữ V
Là kiểu suy thoái mà pha suy thoái ngắn, tốc độ suy thoái lớn; đồng thời pha phục phồi cũng ngắn và tốc độ phục hồi nhanh; điểm đổi chiều giữa hai pha này rõ ràng.
Suy thoái hình chữ V, như trường hợp suy thoái kinh tế Hoa Kỳ năm 1953
Suy thoái hình chữ U
Là kiểu suy thoái mà pha phục hồi xuất hiện rất chậm. Nền kinh tế sau một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sang thời kỳ vất vả để thoát khỏi suy thoái. Trong thời kỳ thoát khỏi suy thoái, có thể có các quý tăng trưởng dương và tăng trưởng âm xen kẽ nhau.
Suy thoái hình chữ U, như trường hợp suy thoái kinh tế Hoa Kỳ 1973 – 1975
Suy thoái kình chữ W
Là kiểu suy thoái liên tiếp. Nền kinh tế vừa thoát khỏi suy thoái được một thời gian ngắn lại tiếp tục rơi ngay vào suy thoái.
Suy thoái hình chữ W, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ đầu thập niên 1980
Suy thoái hình chữ L
Là kiểu suy thoái mà nền kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng rồi suốt một thời gian dài không thoát khỏi suy thoái. Một số nhà kinh tế gọi tình trạng suy thoái không lối thoát này là khủng hoảng kinh tế.
Suy thoái hình chữ L, như trường hợp Thập kỷ mất mát (Nhật Bản).
Nguyên nhân suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế là sự kết hợp giữa các yếu tố bên trong mang tính chu kỳ và các cú sốc bên ngoài của nền kinh tế thị trường.
Xem xét từ các trường phái kinh tế
Chúng ta sẽ điểm qua một số nguyên nhân theo các trường phái kinh tế khác nhau:
Trường phái kinh tế học chủ nghĩa Keynes
Theo Keynes, xu hướng tiêu dùng biên từ thu nhập quốc dân giảm xuống khi thu nhập quốc dân tăng lên làm gia tăng tiết kiệm trong nền kinh tế. Mặt khác nghịch lý tiết kiệm lại chỉ ra rằng, khi dân chúng gia tăng tiết kiệm dẫn đến sự giảm sút của tổng cầu. Và chính sự giảm sút của tổng cầu là nguyên nhân gây ra suy thoái, khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và công nhân bị thất nghiệp.
Trường phái kinh tế học Áo
Trường phái kinh tế học Áo lại chỉ ra rằng, nguyên nhân của suy thoái kinh tế là do sự can thiệp của chính phủ vào thị trường.
Theo trường phái này thì suy thoái kinh tế bắt nguồn từ những kế hoạch kinh tế sai lầm của các cá nhân, có thể là kế hoạch kinh doanh hay kế hoạch tiêu dùng. Khi tất cả các kế hoạch đều là sai lầm thì sẽ tạo thành suy thoái. Để tất cả các kế hoạch kinh tế cá nhân đều trở thành sai lầm thì phải có sự định hướng, vì chỉ có chính phủ mới đủ quyền lực để định hướng thị trường.
Trường phái tiền tệ
Quan điểm của trường phái tiền tệ cho rằng suy thoái kinh tế là hệ quả của sự quản lý tiền tệ yếu kém, họ chỉ trích sự can thiệp của chính phủ vào thị trường. Theo họ thị trường vốn dĩ tự điều chỉnh, khi có sự can thiệp của chính phủ trong chính sách tiền tệ làm tổng cầu biến động.
Xem xét từ thực tế
Khủng hoảng tài chính
Đây là một yếu tố quan trọng và là nguyên nhân chủ yếu của các cuộc suy thoái kinh tế. Khủng hoảng tài chính diễn ra đối với một quốc gia sẽ nhanh chóng lây lan qua các quốc gia khác do tính toàn cầu hóa của hệ thống tài chính.
Nó còn là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm tổng cầu trên quy mô toàn thế giới.
VD: Khủng hoảng tài chính tại Mỹ 2008 đã nhanh chóng lay lan sang các nước khác. Mặt khác Mỹ là quốc gia có tỷ trọng tiêu dùng lớn trên thế giới, như vậy khi người dân Mỹ giảm chi tiêu làm ảnh hưởng đến tổng cầu của các quốc gia khác.
Giá nguyên liệu đầu vào gia tăng đột biến
Giá nguyên liệu đầu vào gia tăng làm giá đầu ra gia tăng theo, trong khi mức độ gia tăng của thu nhập không theo kịp mức độ gia tăng của giá cũng dẫn đến tổng cầu giảm. Tổng cầu giảm một lần nữa sẽ tác động ngược trở lại tổng cung.
VD: Cuộc suy thoái giá dầu tại Trung Đông giai đoạn 1973 – 1975.
Chiến tranh
Một nguyên nhân có vẻ không ảnh hưởng nhiều nhưng nó lại chính là nguyên nhân gây ra sự gia tăng đột biến của giá nguyên liệu đầu vào.
VD: Các cuộc bạo loạn tại Trung Đông, Bắc Phi và Libya hồi đầu năm 2011 đe dọa nguồn cung dầu toàn cầu và kéo giá tăng vượt 100 USD/thùng.
Các yếu tố trung lập
Ngoài những yếu tố ngoại sinh kể trên, chúng ta cần xem xét những các yếu tố được xếp vào loại trung lập (vừa mang tính nội sinh, vừa mang tính ngoại sinh):
Sự sai lầm trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.
Cũng như trường phái Áo và trường phái tiền tệ, Krugman cũng chỉ trích các chính phủ. Ông cho rằng chính phủ các nước trên thế giới đã sai lầm trong các chính sách nhằm khôi phục và kích thích nền kinh tế của mình.
VD: Cuộc khủng khoảng nợ công đang diễn ra tại châu Âu.
Kỳ vọng của người dân và sự khủng hoảng niềm tin
Khi một trong các nguyên nhân trên diễn ra, kỳ vọng về thu nhập của người dân sẽ giảm, họ sẽ gia tăng tiết kiệm. Với mức độ suy giảm ngày càng nghiêm trọng của kỳ vọng sẽ dẫn đến sự khủng hoảng niềm tin.
Hệ quả của suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế tạo ra những thách thức, nhưng bên cạnh đó nó cũng đem đến những cơ hội cho nền kinh tế:
Thách thức từ suy thoái kinh tế
Vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh: Việc thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài là một yếu tố quan trọng để quyết định sự thành công của nền kinh tế. Nhưng trong giai đoạn suy thoái, việc cắt giảm đầu tư do tâm lý lo sợ của các nhà đầu tư nước ngoài là không thể tránh khỏi. Mặt khác các khoản viện trợ cũng giảm do suy thoái là tình hình chung của tất cả các quốc gia.
Đầu tư và tiêu dùng trong nước giảm mạnh: Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, tiêu dùng trong nước đều bị sụt giảm do thu nhập khả dụng giảm và rủi ro đầu tư tăng cao đồng thời dòng vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp suy giảm vì những lo ngại về bất ổn kinh tế, các nhà đầu tư có xu hướng rút vốn về do lo ngại rủi ro đầu tư.
Bất ổn cán cân thanh toán:
Suy thoái kinh tế dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng về nhu cầu nhập khẩu trên thế giới do người tiêu dùng trên thế giới thắt chặt chi tiêu dẫn đến hoạt động xuất khẩu ra thị trường quốc tế bị suy giảm. Xét phương trình:
CA = X – M + NIA + NTR
Với: CA: cán cân tài khoản vãng lai
X: xuất khẩu
M: nhập khẩu
NIA: chuyển nhượng ròng (như viện trợ cho nước ngoài, đóng góp ngân sách cho hiệp hội kinh tế mà quốc gia đang xét là thành viên…)
NTR: thu nhập tài sản ròng (như lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, tiền lãi cổ phiếu, tiền lãi trái phiếu… tạo ra khi công dân của một nước có những tài sản sinh lợi ở một nước khác)
Do X↓, M↓ → CA bị ảnh hưởng, mà xét phương trình
BOP = CA – KA
Với BOP: cán cân thánh toán
KA: cán cân tài khoản vốn
Do đó, BOP cũng bị ảnh hưởng.
Tốc độ tăng trưởng giảm: Khi suy thoái kinh tế xuất hiện, việc một loạt các hoạt động kinh doanh buộc phải giải thể là điều không thể tránh khỏi, đồng thời sự sụt giảm trong tiêu dùng, đầu tư, thâm hụt cán cân thương mại dẫn đến GDP của nền kinh tế sụt giảm hơn nữa, hậu quả tất yếu là tăng trưởng kinh tế chậm lại.
AD = C + I + G + X – M
C↓, I↓, (X-M)↓ → AD↓. Để thị trường cân bằng thì Yt↓. Mà Yt ↓ dẫn đến Gt↓
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao: suy thoái kinh tế làm cho tiêu dùng giảm mạnh và hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến, dẫn đến sự thu hẹp sản xuất của các doanh nghiệp do tổng cầu giảm, do đó cầu về lao động giảm, các doanh nghiệp thực hiện cắt giảm nhân công và làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Khi suy thoái kinh tế thường dẫn đến tình trạng thất nghiệp chu kỳ.
Giảm phát: Việc cắt giảm chi tiêu khi suy thoái kinh tế xảy ra làm cho suy thoái càng nặng nề hơn dẫn đến giảm phát. Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Nguyên nhân chính của giảm phát là do tổng cầu giảm, có thể dùng sơ đồ AD-AS để minh họa điều này. Ban đầu tổng cầu tương ứng với đường AD. Điểm cân bằng của nền kinh tế là điểm E tại giao điểm của hai đường AD và đường AS (đường tổng cung). Sau đó, tổng cầu giảm, đường AD dịch chuyển song song sang trái thành đường AD' cắt đường AS ở điểm E'. E' là điểm cân bằng mới của nền kinh tế và so với điểm cân bằng cũ E, sản lượng và mức giá chung đều giảm
Vấn đề an sinh xã hội: Suy thoái kinh tế tác động tiêu cực lên nền kinh tế dẫn đến xu hướng bất bình đẳng về thu nhập và phân hóa giàu nghèo trong xã hội có khả năng gia tăng. Đồng thời gây ra những bất ổn trong xã hội do tội phạm tăng.
Sự suy sụp của hệ thống tài chính và các thị trường bong bóng
Sự suy sụp của hệ thống tài chính: Suy thoái kinh tế xảy ra làm cho tình hình tài chính củng có nhiều bất ổn, các nhà đầu tư bắt đầu gặp khó khăn về dòng tiền do vòng xoáy nợ nần gây ra, làn song bán tháo do không có đối tác nào có thể bán tại mức giá chào bán cao được niêm yết trước đó, dẫn đến một sự suy giảm thanh khoản nặng nề và sụp đổ bất ngờ theo chiều thẳng đứng của thị trường tài chính, làm cho giá cổ phiếu giảm mạnh, nhà đầu tư hoảng sợ, thị trường chứng khoán đi xuống và chứng khoán bị bán ra ồ ạt. Bên cạnh việc có những tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán, suy thoái kinh tế cũng làm cho các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, một số ngân hàng mất khả năng thanh khoản, có thể gây ra sự sụp đổ của các ngân hàng do nợ xấu tăng lên, người vay vốn không còn khả năng trả nợ và người gửi tiền hoảng loạn đua nhau rút tiền gởi, làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng
Sự suy sụp của các thị trường bong bóng: Các thị trường bong bóng trước suy thoái như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản sẽ có nguy cơ tan vỡ sau một thời gian tăng trưởng quá nóng.
Các cơ hội từ suy thoái
Suy thoái là cơ hội đối với các nước đang phát triển, thời điểm này các nước đang phát triển có thể tiếp cận với những quy trình sản xuất công nghệ cao do hiện tượng giảm phát mang lại.
Bên cạnh đó đây còn là cơ hội để cải tổ lại các doanh nghiệp tổ chức làm ăn kém hiệu quả đã tồn tại lâu nay, một cơ hội để thanh lọc lại và tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế.
Sự phân chia lại ảnh hưởng quyền lực kinh tế trên thế giới: những lý do kinh tế đã từng là yếu tố quyết định cán cân quyền lực giữa các nước. Những nước phục hồi nhanh và phát triển được tiềm lực kinh tế mạnh sẽ chiếm vị trí quan trọng hơn trong trật tự quyền lực mới.
Giải pháp chung cho suy thoái kinh tế
Chính sách tài khóa
Sau những năm 1930, để khôi phục nền kinh tế bị tàn phá bởi cuộc đại suy thoái, trên cơ sở học thuyết kinh tế của Keynes, các nước đã áp dụng chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô với chính sách tài khóa là chủ đạo.
Đối với chính sách tài khóa, thực tiễn chống khủng hoảng ở các nước cho thấy, khi chính sách tiền tệ trở nên “hụt hơi” trong vai trò tác động vào việc mở rộng cung tiền và kích thích kinh tế thì Chính phủ nhiều nước chuyển sang sử dụng chính sách tài khóa. Đặc biệt, để đối phó với những cú sốc kinh tế thì chính sách tài khoá vẫn phát huy được vai trò sức mạnh vượt trội của nó, như trong cuộc khủng hoảng ở Nhật vào những năm 1990, gần nhất là việc đối phó của các nước với khủng hoảng tài chính thế giới 2008 - 2009.
Ở giai đoạn đầu, khi đưa ra những giải pháp về chính sách tài khóa nhằm mục tiêu khôi phục nền kinh tế suy thoái, người ta đều dự kiến rằng tình trạng suy thoái sẽ kéo dài, do đó, chính sách tài khóa sẽ có đủ thời gian phát huy tác dụng.
Chính sách tài khóa được thực hiện theo hai hướng: Thắt chặt và nới lỏng. Thắt chặt hay nới lỏng chính sách tài khóa được thực hiện qua các công cụ như: chi tiêu ngân sách, thuế.
Chính sách tiền tệ
Từ những năm 1980 trở lại đây, chính sách tiền tệ trở nên giữ vai trò rõ rệt hơn bởi vì:
Thứ nhất, có quan điểm cho rằng chính sách tài khoá dựa trên cơ sở học thuyết lợi thế tương đối của D. Ricardo là không hiệu quả;
Thứ hai, chính sách tiền tệ có thể duy trì khoảng cách ổn định và nhỏ nhất giữa mức sản lượng thực tế với mức sản lượng tiềm năng;
Thứ ba, ở các nước phát triển, hình thành xu thế tiến tới ổn định và giảm dần khối lượng cho vay của chính phủ, còn ở các nước đang phát triển thì sự hạn chế các khoản vay nợ nước ngoài đã làm giảm khả năng thực thi chính sách tài khoá chống khủng hoảng;
Thứ tư, đỗ trễ thời gian trong thực tiễn xây dựng và thực thi chính sách tài khoá, và hiện nay các chu kỳ suy thoái kinh tế ngày càng trở nên ngắn hơn, đã làm cho những giải pháp của chính sách tài khoá không thể kịp thời phát huy được tác dụng;
Cuối cùng là chính sách tài khoá ngày càng bị chi phối bởi lợi ích của các thế lực chính trị nhiều hơn so với chính sách tiền tệ. Hơn nữa, trong những thời kỳ kinh tế tăng trưởng, người ta vẫn hướng tới chính sách tài khoá thận trọng, ngay cả trong trung hạn, các nền kinh tế đang phát triển vẫn ưu tiên sử dụng hệ thống các công cụ tự điều chỉnh mà không chấp nhận những giải pháp bất thường.
Không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, ở Việt Nam trong những năm qua, chính sách tiền tệ được sử dụng như là công cụ chủ yếu để điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Điều này có thể thấy rõ trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ của NHNNVN. Có hai hướng để điều hành chính sách tiền tệ:
Các công cụ của chính sách tiền tệ được tiến hành theo hướng thắt chặt và sử dụng trần lãi suất để kiềm chế lạm phát như tăng dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc; điều chỉnh lãi suất cơ bản; tăng lãi suất tái cấp vốn; và tăng lãi suất chiết khấu; tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Còn chính sách tiền tệ nới lỏng được sử dụng cho các thời kỳ chặn đà suy thoái kinh tế để duy trì mục tiêu tăng trưởng hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất như hạ lãi suất cơ bản; giảm lãi suất chiết khấu & lãi suất tái cấp vốn; giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Điều tiết kinh tế vĩ mô hiệu quả - sự bảo đảm của ổn định kinh tế
Để ổn định kinh tế cần kết hợp cả hai chính sách tài khóa và tiền tệ một cách hợp lý. Việc lý giải về kết quả sử dụng các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô trong các cuộc khủng hoảng vừa qua còn rất nhiều điều phải bàn, nhưng có điều đã rõ là cần phải điều chỉnh chính các cơ chế thực thi chính sách kinh tế vĩ mô.
Thứ nhất, NHTW đặc biệt ở các nước đang phát triển cần thực thi chính sách tiền tệ minh bạch, ổn định giá, ổn định tỷ lệ lạm phát, góp phần khắc phục nguyên nhân cơ bản của tình trạng mất ổn định kinh tế vĩ mô là mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư, từ đó làm giảm tình trạng dễ bị tổn thương trong điều kiện kinh tế thế giới có biến động.
Thứ hai, cần phối hợp sử dụng công cụ lãi suất chiết khấu với các công cụ điều hành khác, bởi vì lãi suất chiết khấu không phải là công cụ có thể giải quyết vấn đề đòn bẩy quá mức và rủi ro, cũng như sự chênh lệch quá mức của giá một số tài sản so với các chỉ tiêu cơ bản. Do đó, cần tăng giá trị các hệ số bảo đảm vốn nếu đòn bẩy của các ngân hàng quá lớn, cần qui định mức thanh khoản tối thiểu nếu thanh khoản thấp, định giá thấp hơn giá trị của bất động sản khi cấp tín dụng thế chấp trong điều kiện cần giảm giá bất động sản, để hạn chế chạy đua lãi suất, đưa mặt bằng lãi suất về mức hợp lý nên áp dụng mức lãi suất trần cho vay thay cho trần lãi suất huy động, nên áp dụng giới hạn tăng trưởng tín dụng nếu cung tiền tăng nóng… Các công cụ này sẽ tỏ ra hiệu quả hơn lãi suất chiết khấu để xử lý những mất cân đối nhất định trong hệ thống tài chính và ngăn cản các nhà đầu tư lao vào các dự án rủi ro không lường trước được.
Thứ ba, kết hợp giữa kiểm soát lạm phát với thực thi chính sách tỷ giá hợp lý. Các nước đang phát triển với nền kinh tế mở cửa ở mức độ thấp, cần coi trọng duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái tương tự như kiểm soát lạm phát.
Thứ tư, giảm gánh nặng nợ nần của Chính phủ bằng cách thực hiện các khoản chi tiêu của Chính phủ trên cơ sở các chương trình dài hạn có tính đến tính chu kỳ của nền kinh tế, đảm bảo tất cả các khoản chi ngoài ngân sách phải được tính hết khi xây dựng dự án ngân sách.
Thứ năm, đối với vấn đề bảo đảm khả năng thanh khoản bổ sung trong khủng hoảng thông qua việc các NHTW cung cấp các khoản tín dụng, mua lại và nhận một số loại tài sản dưới dạng tài sản thế chấp cũng đồng nghĩa với việc Chính phủ đưa vào bảng cân đối của mình những tài sản rủi ro cao, còn các ngân hàng sẽ biến tướng các khoản tiết kiệm ngắn hạn thành các khoản cho vay dài hạn, để rồi họ lại mất khả năng thanh khoản. Vì vậy, cần sử dụng cơ chế bảo hiểm và cấp các khoản tín dụng với số tiền nhỏ hơn so với giá trị bảo đảm. Ở thời kỳ hậu khủng hoảng, cần hạn chế các khoản mua lại trực tiếp của Chính phủ để không làm tăng tỷ trọng sở hữu của Chính phủ trong nền kinh tế, trên cơ sở hoàn thiện hệ thống điều tiết, xây dựng danh mục những tài sản được sử dụng làm tài sản thế chấp, cấp thanh khoản bổ sung cho các tổ chức tài chính với những qui định nghiêm ngặt hơn.
Thứ sáu, hoàn thiện hệ thống điều tiết tự động theo hướng xây dựng thang đánh thuế lũy tiến chặt chẽ hơn và thang trợ cấp xã hội rộng rãi hơn, trên cơ sở hài hòa phát triển xã hội và đưa ra các qui tắc cho phép thay đổi mức thuế và trợ cấp khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn mới của chu kỳ kinh tế. Nghĩa là các khoản thuế và trợ cấp sẽ được tăng lên khi một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nào đó giảm xuống dưới mức qui định.
Thứ bảy, trong điều kiện kinh tế vĩ mô biến động, cần sử dụng chính sách tài khóa ở mức độ cao hơn, và bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan chủ trì thực thi chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát cung tiền, bảo đảm mục tiêu về lạm phát, thực hiện dự toán ngân sách nhà nước, xác định qui mô thâm hụt dự kiến, hỗ trợ tài chính, nhu cầu vay nước ngoài, phát hành trái phiếu Chính phủ.
II. THỰC TRẠNG DUY THOÁI KINH TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyên nhân
Có hai nguyên nhân chính gây ra căn bệnh cho nền kinh tế nước ta đó là: nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong.
Nguyên nhân bên ngoài
Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu: các nền kinh tế lớn nhất thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu bị khủng hoảng nặng nề chưa từng có sau đại chiến thế giới lần thứ 2.
Sản xuất đình đốn, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tăng, thu nhập giảm, sức mua trên thị trường thế giới bị thu hẹp nghiêm trọng trong đó có các thị trường xuất khẩu chủ yếu và truyền thống của Việt Nam.
Các nước phải điều chỉnh lại chính sách xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá để bảo hộ hàng trong nước nên gặp nhiều rào cản cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Các dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI bị giảm mạnh. Nhiều dự án đầu tư FDI đã đăng ký và được chính phủ