Thực trạng ly hôn đang là một vấn đề đặt ra trong xã hội chúng ta nói chung và ở huyện Khoái Châu nói riêng, giải quyết hậu quả của việc ly hôn đang được sự quan tâm của các cấp chính quyền ở địa phương. Đảng và nhà nước ta có chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài những mặt ưu việt mà nền kinh tế thị trường mang lại thì bản thân nó còn có những mặt hạn chế tác động nhất định đến đời sống xã hội nói chung và đời sống hôn nhân gia đình nói riêng, dẫn đến tình trạng ly hôn của các cặp vợ chồng. Trong những năm gần đây ở huyện Khoái Châu số vụ án về ly hôn không ngừng tăng, nguyên nhân, tính chất của các vụ ly hôn ngày càng phức tạp. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phat triển kinh tế và ổn định xã hội.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đã và đang đặt ra ở địa phương, trong khuôn khổ của một chuyên đề thực tập tốt nghiệp em mong rằng sẽ nêu ra được những nét khái quát nhất về thực trạng ly hôn, cũng như là đưa ra được những giải pháp, ý kiến, quan điểm của mình nhằm hạn chế việc ly hôn trên địa bàn huyện, góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
Với yêu cầu của một chuyên đề thực tập tôt nghiệp cuối khoá của sinh viên do vậy em kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để có thể đánh giá được bản chất và thực trạng ly hôn, từ đó làm sáng tỏ những yêu cầu chung của đề tài, cũng như tình hình thực tế ly hôn tại địa phương. Đó là phương pháp thống kê tổng hợp, phân tích, so sánh và phương pháp logic để hoàn thành tốt đề tài em đã lựa chọn.
Do lần đầu tiếp xúc việc nghiên cứu đề tài thực tập tốt nghiệp, kết hợp cả tính lý luận và thực tiễn, cùng với phạm vi nghiên cứu khá rộng, trong khi đó thời gian có hạn, nhiều nội dung chưa được đầu tư thoả đáng vì thế chất lượng chuyên đề còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những sai sót vì vậy em rất mong được sự quan tâm chỉ bảo của thầy cô.
20 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4551 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình thực tế ly hôn tại huyện Khoái Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
Phân I: Giới thiệu về chuyên đề
2
Phần II: Nội dung
3
I. Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin
3
1. Khái quát về quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin tại Toà án
2
2. Kết quả của quá trình tim hiểu và thu thập thông tin
4
II. Đặc thù về kinh tế xã hội ở huyện Khoái Châu nơi thực tập tốt nghiệp
5
1. Đặc thù về kinh tế, xã hội ỏ huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên
5
2. Căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình
6
III. Đánh giá thực trạng ly hôn ở huyện Khoái Châu
8
1. Thực trạng ly hôn
8
2. Nguyên nhân, lý do của việc ly hôn
10
Phần III: Nhận xét và kiến nghị
14
I. Nhận xét
14
II. Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ly hôn ở huyện Khoái Châu
16
Phần I
Giới thiệu
Thực trạng ly hôn đang là một vấn đề đặt ra trong xã hội chúng ta nói chung và ở huyện Khoái Châu nói riêng, giải quyết hậu quả của việc ly hôn đang được sự quan tâm của các cấp chính quyền ở địa phương. Đảng và nhà nước ta có chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài những mặt ưu việt mà nền kinh tế thị trường mang lại thì bản thân nó còn có những mặt hạn chế tác động nhất định đến đời sống xã hội nói chung và đời sống hôn nhân gia đình nói riêng, dẫn đến tình trạng ly hôn của các cặp vợ chồng. Trong những năm gần đây ở huyện Khoái Châu số vụ án về ly hôn không ngừng tăng, nguyên nhân, tính chất của các vụ ly hôn ngày càng phức tạp. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phat triển kinh tế và ổn định xã hội.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đã và đang đặt ra ở địa phương, trong khuôn khổ của một chuyên đề thực tập tốt nghiệp em mong rằng sẽ nêu ra được những nét khái quát nhất về thực trạng ly hôn, cũng như là đưa ra được những giải pháp, ý kiến, quan điểm của mình nhằm hạn chế việc ly hôn trên địa bàn huyện, góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
Với yêu cầu của một chuyên đề thực tập tôt nghiệp cuối khoá của sinh viên do vậy em kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để có thể đánh giá được bản chất và thực trạng ly hôn, từ đó làm sáng tỏ những yêu cầu chung của đề tài, cũng như tình hình thực tế ly hôn tại địa phương. Đó là phương pháp thống kê tổng hợp, phân tích, so sánh và phương pháp logic… để hoàn thành tốt đề tài em đã lựa chọn.
Do lần đầu tiếp xúc việc nghiên cứu đề tài thực tập tốt nghiệp, kết hợp cả tính lý luận và thực tiễn, cùng với phạm vi nghiên cứu khá rộng, trong khi đó thời gian có hạn, nhiều nội dung chưa được đầu tư thoả đáng vì thế chất lượng chuyên đề còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những sai sót vì vậy em rất mong được sự quan tâm chỉ bảo của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần II
Nội dung
I. Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin.
1. Khái quát về quá trình tìm hiểu thu thập thông tin
Tìm hiểu và thu thập thông tin là một việc quan trọng trong quá trình thực tập của sinh viên, bởi nó giúp cho mỗi sinh viên thêm tầm hiểu biết và phục vụ tốt nhất cho việc viết đề tài. Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình tìm hiểu thu thập thông tin vì vậy ngay từ khi đi thực tập bản thân em đã xác định đề tài để viết báo cáo thực tập và có sự chuẩn bị cho việc thu thập thông tin, tài liệu nhằm hoàn thành tốt nhất cho việc nghiên cứu cũng như là viết đề tài thực tập tốt nghiệp mà mình đã lựa chọn.
Được sự giúp đỡ của cơ quan nơi thực tập đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của lãnh đạo Toà án nhân dân huyện Khoái Châu, các Thẩm phán, Thư ký trong quá trình thực tập, trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin. Vì thế mà các số liệu em trình bầy trong đề tài này mang tính sát thực. Số liệu được rút ra từ các báo cáo tháng,quý và báo cáo năm của cơ quan Toa án nhân dân huyện Khoái Châu, các số liệu được rút ra từ sổ thụ lý vụ án hôn nhân và gia đình, từ sổ theo giõi kết quả xét xử sơ thẩm các vụ án về hôn nhân gia đình của Toà án nhân dân huyện, từ các hồ sơ vụ án về hôn nhân gia đình trong các năm 2003-2004... Tuy nhiên các số liêu không thể đưa vào bài viết một cách thuần tuý mà còn phải thông qua quá trình xử lý thông tin, đánh giá và đưa ra được bản chất của vấn đề cầm xem xét là “Thực trạng ly hôn và những giải pháp hạn chế ly hôn ở địa phương”.
Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin phục vụ cho việc viết chuyên đề thực tập diễn ra từ ngày đầu tiên thực tập tại Toà án và trong suốt quá trình thực tập đến khi hoàn thành chuyên đề. Trong quá trình đó như đã trình bày ở trên ngoài những thuận lợi cơ bản thì qúa trình thu thập thông tin còn gặp những khó khăn nhất định như: Những thông tin lưu trữ dưới dạng thủ công, không cụ thể và rõ ràng, số liệu không tập trung do vậy việc thống kê và thu thập thông tin còn gặp khó khăn. Nhưng với tinh thần hăng say, nhiệt tình của một sinh viên thực tập đã giúp em hoàn thành tốt quá trình thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho việc viết chuyên đề.
Để đạt kết quả trong việc xử lý các số liệu thu thập được em phải thông qua rất nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp phân tích, thống kê tổng hợp, đối chiếu so sánh… Xuất phát từ phương pháp luận triết học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận chung về nhà nước và pháp luật từ đó sâu chuỗi lôgic các vấn đề lại.
Ngoài ra các thông tin của bài viết này được tìm hiểu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài, báo, sách vở… và rút ra từ gia đình, bạn bè và ý thức của bản thân. Đặc biệt bản thân em còn được cơ quan nơi thực tập tạo điều kiện cho việc thâm nhập thực tế, bằng những kinh ngiệm thực tiễn thu thập đựơc góp phần quan trọng vào việc hoàn thành đề tài này.
2. Kết qủa của quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin.
Sau một thời gian không lâu kể từ khi thực tập tại Toà án, với sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Toà án, các cán bộ hướng dẫn thực tập, sự nỗ lực của bản thân trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin. Kết quả thu được là rất tốt, nó thể hiện được nội dung cốt lõi của vấn đề cần ngiên cứu đó là: “Thực trạng ly hôn tại địa phương Khoái Châu trong hai năm 2006-2007”. Qua những số liệu em thu thập được giúp em đánh giá được thực trạng, tìm hiểu được nguyên nhân cũng như là đưa ra được những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ly hôn. Cụ thể những thông tin thu được thể hiện ngắn gọn ở bảng số liệu sau:
Đơn vị: Vụ
T. lý
Giải quyết
Lý do ly hôn
2003
39
TĐC
ĐC
QĐCN
BA
Mâu thuẫn
N. tình
Bỏ đi
Thi HA
9
1
17
7
33
1
6
2004
25
3
4
5
10
13
1
7
1
Bảng 1
II. Đặc thù về kinh tế xã hội ở huyên Khoái Châu nơi thực tập tốt nghiệp
1. Đặc thù về kinh tế, chính trị, xã hội ở huyện Khoái Châu.
Khoái Châu là một huyện có diện tícểnộng nhất của tỉnh Hưng Yên, có vị trí địa lý không thuận lợi, giao thông cách trở, đồi núi chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện. Kinh tế xã hội trong huyện còn kém phát triển so với các huyện khác trong tỉnh, nền kinh tế hàng hoá chưa phát triển với cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu. Các thành phần kinh tế khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, hoặc không có. Về điều kiện xã hội, do vị trí địa lý của huyện là một huyện miền núi của tỉnh, diên tích tự nhiên là 42.000km2, nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em như: Mường,kinh, giao… các dân tộc thiểu số chủ yếu phân bố ở các xã vùng sâu,vùng xa của huyện. Nhìn chung trình độ dân trí phát triển không đồng đều trừ thị trấn và các xã giáp ranh thị trấn Khoái Châu. Đời sống văn hoá của đồng bào phong phú, đa dạng với nhiều phong tục tập quán thể hiện được bản sắc của dân tộc. Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số hủ tục lạc hậu tồn tại lâu đời trong nhân dân đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng.
Đặc biệt trình độ nhận thức pháp luật của đại bộ phận người dân còn thấp, mà nguyên nhân thì rất nhiều, nhưng chủ yếu là do huyện Khoái Châu là một huyện miền núi, việc tiếp cận với những phương tiện thông tin đại chúng còn hạn chế, công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật còn yếu kém, ứng dụng của công nghệ thông tin vào cuộc sống còn chưa phát triển.
Từ những đặc điểm về kinh tế xã hội như trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội ở trong huyện nói chung và đời sống hôn nhân và gia đình nói riêng, như tình trạng ly hôn diễn ra ngày càng nhiều trong những năm vừa qua. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn của các cặp vợ chồng thì rất nhiều và khác nhau. Tuy nhiên một nguyên nhân chủ yếu vẫn là kinh tế còn kém phát triển, một bên vợ hoặc chồng phải đi làm ăn xa không có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình cũng như là thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với gia đình, từ đó mà dẫn đến việc ngoại tình… và ly hôn ngày càng nhiều ở địa phương.
2. Căn cứ ly hôn theo quy định của luật hôn nhân và gia đình và các văn bản pháp luật có liên quan.
Từ khi dành được chính quyền đến nay Đảng và nhà nước ta không ngừng chăm lo đến đời sống của gia đình nói riêng và đời sống của nhân dân nói chung. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ rất sớm đã ban hành nhiều sắc lệnh quy định về kết hôn và các điều kiện để kết hôn, trải qua một thời gian dài nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật có hiệu lực pháp lý cao như luật hôn nhân và gia đình năm 1959; luật hôn nhân gia đình năm 1986 và gần đây có luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Trong đó có quy định căn cứ ly hôn cụ thể có hai căn cứ như sau:
Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết
định cho ly hôn.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án cho ly hôn.
Căn cứ ly hôn quy định tại điều 89 của luật hôn nhân và gia đình được Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn chi tiết ở điểm 8 của nghị quyết 02/2000/NQ- HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 cụ thể như sau:
a. Theo quy định tại khoản 1 điều 89 thì toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trần trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Được coi là tình trạng trầm trọng khi:
Vợ chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích, họ hàng, cơ quan, tổ chức, nhắc nhở hoà giải nhiều lần.
Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi nhau, hành hạ nhau, như hành vi thường xuyên đánh đập hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích, họ hàng, cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo, hoà giải nhiều lần.
Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng, bà con thân thích, cơ quan làng xón khuyên bảo nhưng vẫn có quan hệ ngoại tình.
- Để có cơ sở xác định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại mục a của thông tư này. Nếu thực tế đã được hoà giải nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình, sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chông không thể kéo dài được.
- Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ Chồng, không bình đẳng về quyền và nghĩa vụ vủa vợ chồng, không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng, không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của vợ chồng, không giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
b. Theo quy định của khoản 2 điều 98 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 trong
trường hợp vợ chồng của những người bị Toà án tuyên bố mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn thực tiễn cho thấy có thể xãy ra hai trường hợp sau:
- Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn, nếu Toà án chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.
- Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích mà có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có quyền yêu cầu xin ly hôn.
Như vậy luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và nghị quyết 02/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có quy định rất rõ ràng căn cứ ly hôn, chỉ khi thoả mãn một trong hai điều kiện nêu trên thì Toà án xem xét quyết định cho ly hôn. ngoài ra pháp luật còn hạn chế ly hôn trong một số trường hợp đặc biệt.
III. Đánh giá thực trạng ly hôn ở huyện Khoái Châu
1. Thực trạng ly hôn
Trong những năm vừa qua số vụ án về ly hôn mà Toà án nhân dân huyện Khoái Châu thụ lý và giải quyết chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số các loại án mà Toà án Khoái Châu thụ lý và giải quyết. Điều đó cho thấy rằng tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, theo thống kê trong báo cáo Hội đồng nhân dân huyện Cẩm thuỷ ngày 08 tháng 01 năm 2004 thì số vụ án ly hôn mà Toà án Cẩm thuỷ thụ lý năm 2003 là 39 vụ, trong đó Toà án thụ lý mới 37 vụ, đã giải quyết được 36/39 vụ bằng 90%, so với cùng kỳ năm 2002 thì số vụ án về hôn nhân gia đình mà Toà án thụ lý tăng 10 vụ. Trong báo cáo hội đồng nhân dân huyện Cẩm thuỷ ngày 17 tháng 12 năm 2004 số vụ án về hôn nhân gia đình mà Toà án thụ lý là 25 vụ , trong đó thụ lý mới 21 vụ, Toà án giải quyết được 22/25 vụ bằng 88%. Như vậy so với năm 2003 thì số vụ án về hôn nhân giảm 14 vụ. Năm 2005 Toà án Cẩm thuỷ thụ lý 21 vụ án về ly hôn, theo số liệu thống kê chưa chính thức hai tháng đầu năm 2006 số vụ án về ly hôn đã vào sổ thụ lý là 10 vụ.
Như vậy qua những số liệu nêu trên cho chúng ta thấy rằng tình trạng ly hôn trên địa bàn huyện Cẩm thuỷ đang ở mức đáng báo động, mặc dù năm 2003 trở lại đây số vụ án về ly hôn mà Tào án thụ lý và giải quyết giảm dần qua các năm, tuy nhiên vẫn ở mức trên 20 vụ mỗi năm, đặc biệt mấy tháng đầu năm 2006 số vụ án về ly hôn tăng đột biến gần bằng 50% vụ án về ly hôn cùng kỳ những năm trước đó. Có thể khái quát thực trạng ly hôn ở huyện Cẩm thuỷ bằng bảng số liệu và thể hiện bằng biểu đồ dưới đây.
Đơn vị: Vụ
2002
2003
2004
2005
Thụ lý
28
39
25
21
Bảng 2
Biểu đồ 1
Hiện trạng ly hôn ở huyện Cẩm thuỷ
Cẩm thuỷ có 20 xã và một thị trấn trung tâm huyện, qua số liệu thu thập được trong những năm gần đây số vụ án về ly hôn trên địa bàn huyện diễn ra không đồng đều giữa các xã mà hiện tượng này tập chung chủ yếu ở các xã kinh tế phát triển như: Thị trấn Cẩm thuỷ; xã Cẩm tân; Xã Cẩm phong; xã Cẩm ngọc; xã Cẩm vân… điều đó cho chúng ta thấy rằng mặt trái của nền kinh tế thị trường đã có tác động không nhỏ đến tình trạng ly hôn, nơi có nền kinh tế phát triển thì nhu cầu hưởng thụ cao hơn do vậy thường xuyên nảy sinh ra các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và đó là môt nguyên nhân dẫn đến ly hôn ngày càng nhiều.
Mặc dù trong những năm gần đây số vụ án về ly hôn có xu hướng giảm dần thế nhưng về tính chất của nó thì lại đáng lo ngại bởi vì: Số vụ án về ly hôn mà có vợ và chồng còn trẻ chiếm tỷ lệ lớn, đã có những vụ án ly hôn do một bên nghiện ma tuý, hoặc có những vụ án ly hôn mà chồng ngược đãi, hành hạ nhau, đặc biệt có rất nhiều vụ án ly hôn mà có con nhỏ… Điều đó đã và đang đặt ra cho các cấp,các ngành ở địa phương những vấn đề nan giải, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của vợ chồng cũng như đời sống xã hội trong huyện.
2. Nguyên nhân, lý do của việc ly hôn.
Các vụ án về ly hôn ở Khoái Châu trong những năm vừa qua cho thấy những lý do dân đến việc các cặp vợ chồng ly hôn là khác nhau, trong năm 2006-2007 nguyên nhân, lý do ly hôn được thống kê ở bảng số liệu sau:
Đơn vị: Vụ
Mâu thuẫn
gia đình
Ngoại
tình
Bỏ nhà
đi
Không
con
Nghiện
ma tuý
Đang THA
2003
33
1
6
0
0
0
2004
13
1
7
1
2
1
Bảng 3
- Do mâu thuẫn vợ chồng
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có ấm no hạnh phúc thì xã hội mới phát triển được, thế nhưng không phải bất cứ gia đình nào cũng hạnh phúc mà trong cuộc sống nó phát sinh rất nhiều mâu thuẫn. Những vụ án năm 2003-2004 mà Toà án đã thụ lý và giải quyết thì nguyên nhân chủ yếu là do mâu thuẫn gia đình chiến hơn 80% các vụ án về ly hôn. Năm 2003 số vụ án ly hôn do mâu thuẫn gia đình, đánh đập, ngược đãi là 33 vụ chiếm 84%. Mâu thuẫn gia đình chủ yếu phát sinh do bất đồng quan điểm sống, cách suy nghĩ, sự khó khăn về kinh tế trong gia đình cũng như là các hành vi ứng xử trong gia đình. Mâu thuẫn gia đình cũng có thể xuất phát từ những xích mích, hiểu lầm, ghen tuông, sự đố kỵ nhau trong cuộc sống, từ sự thiếu hiểu biết của một bên hoặc cả hai bên về quyền và nghĩa vụ của mình đối với gia đình.
Ví dụ như: Vụ ly hôn giữa nguyên đơn là chị Nguyễn Thị Hà, bị đơn là anh Nguyễn Tiến Nhung. Đều trú tại tổ 7 Thị trấn Cẩm thuỷ -Thanh hoá, vụ án này được thụ lý ngày 28 tháng 11 năm 2003 Toà án nhân dân huyện Cẩm thuỷ xét xử theo bản án số 05/DSST ngày 16 tháng 06 năm 2004. nguyên nhân dẫn đến ly hôn là do kinh tế gia đình khó khăn, không có vốn để làm ăn phải đi vay mượn, vợ chồng không tin tưởng nhau, dẫn đến mâu thuẫn mà hai bên không thể giải quyết được, hai bên nội ngoại cũng không khuyên bảo được dẫn tới mâu thuẫn ngày càng trầm trọng. Chị Hà thờ ơ lạnh nhạt với anh Nhung, anh Nhung lại có tính hay ghen, làm cho tình cảm vợ chồng không còn nữa và hai bên đã ly hôn.
Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì mâu thuẫn gia đình dẫn tới cuộc sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được đó là một căn cứ để Toà án quyết định cho ly hôn. Để có thể giảm bớt tình trạng ly hôn do mâu thuẫn gia đình thì thiết nghĩ các cặp vợ chồng cần phải sống gắn bó, có trách nhiệm với nhau và trách nhiệm với gia đình, chăm sóc và xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc.
Trong năm 2004 trong số các vụ án về ly hôn thì có 13 vụ do mâu thuẫn gia đình chiếm 52%. Năm 2005 vụ án về ly hôn với lý do mâu thuẫn gia đình là 18/21 vụ chiếm 85,7%. Qua số liệu trên cho chúng ta thấy rằng mâu thuẫn gia đình là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng ly hôn ngày càng nhiều ở Cẩm thuỷ hiện nay.
- Do một bên bỏ nhà đi
Ngoài lý do ly hôn do mâu thuẫn gia đình thì các lý do khác chiếm một tỷ lệ không lớn, tuy nhiên nó đang đặt ra bức thiết cần nghiên cứu kỹ trong đó có lý do một bên bỏ nhà đi không về. Đây không phải là một nguyên nhân mới, tuy nhiên trong những năm vừa qua nó lại xuất hiện nhiều khiến người ta phải quan tâm. Đi tìm hiểu về nguyên nhân này thấy rằng Cẩm thuỷ là một địa bàn miền núi, kinh tế còn kém phát triển, cuộc sống gia đình Còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đó ở các thành phố, các khu công nghiệp còn thiếu lao động… Từ đó dẫn tới một hiện tượng đi làm ăn xa lâu ngày không về, làm cho cuộc sống gia đình ngày càng phai nhạt dần, thiếu sự quan tâm đùm bọc chăm sóc lẫn nhau dẫn tới mâu thuẫn gia đình và ly hôn. Tuy nhiên không phải tất cả các vụ bỏ nhà đi là do đi làm ăn xa, mà bỏ nhà đi còn có nhiều lý do khác.
Theo thống kê năm 2003 số vụ án về ly hôn do bỏ nhà đi la 6/39 vụ chiếm 15,3%. Năm 2004 7/25 vụ chiếm 28%. Ví dụ: Ngày 17 tháng 03 năm 2003 Toà án nhân dân huyện Cẩm thuỷ thụ lý vụ án xin ly hôn giữa anh Phạm Huy Liệu và chị Phạm Thị Lợi. Đều trú tại thôn Đồn-xã Cẩm Giang-Cẩm thuỷ, Toà án đã giải quyết theo bản án số 01/DSST ngày 12 tháng 02 năm 2004. Nguyên nhân dẫn đến ly hôn là: Vợ chồng không tin tưởng nhau, nghi ngờ lẫn nhau, kinh tế gia đình giảm sút, vợ chồng không còn quan tâm đến nhau nữa và chị Lợi đã bỏ nhà đi từ năm 2000, sau khi thụ lý vụ án này Toà án đã làm các thủ tục nhắn tin tìm chị Lợi theo luật định nhưng hết thời gian chị Lợi vẫn không có mặt, và Toà án đã giải quyết vắng mặt cho anh Liệu được ly hôn với lý do vợ bỏ nhà đi.
Theo thống kê năm 2005 thì số vụ án về ly hôn với lý do bỏ nhà đi giảm xuống chỉ còn 1 vụ, so với năm 2003-2004 con số này là không đáng kể chiếm 4% tổng số vụ án về ly hôn năm 2005, bằng 0,55% số vụ án về ly hôn do mâu thuẫn gia đình. Điều đó cho thấy rằng mặc dù nó chiếm tỷ lệ nhỏ trong các nguyên nhân về ly hôn nhưng nó có xu hướng tăng t