Đề tài Tình hình tội trộm cắp tài sản ở địa phương nơi thực tập từ năm 2007 đến năm 2009

Nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ trật tự xã hội, nhà nước đã dùng nhiều biện pháp vừa có tính thuyết phục vừa có tính cưỡng chế để đấu tranh ngăn chặn phòng ngừa tội phạm, đặc biệt là trong thời gian này khi mà nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển đó là tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, phức tạp, tinh vi, để đấu tranh và phòng ngừa tình trạng trên nhà nước dùng nhiều biện pháp nghiêm khắc mạnh mẽ, một trong số đó là biện pháp hình sự với tinh thần chung là xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật nhằm đáp ứng công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm, đồng thời duy trì trật tự công bằng cho xã hội, mặt khác cải tạo, giáo dục người phạm tội cũng như giáo dục ý thức pháp luật chung cho mọi người biết tôn trọng các quy tắc cuộc sống và thực hiện theo đúng khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Trong giai đoạn hiện nay, một vấn đề nóng gây bức xúc trong xã hội đó là tình hình tội trộm cắp tài sản ngày càng có chiều hướng gia tăng. Tội Trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138- Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Xét tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra chúng ta thấy rằng: mọi hành vi xâm phạm đến tài sản riêng của công dân nếu không được pháp luật cho phép đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh xã hội, trật tự công cộng tại địa phương và tạo ra cho người dân tâm lý hoang mang không yên tâm lao động sản xuất và mua sắm tài sản , . Tiền hải là một huyện thuộc tỉnh Thái bình, nằm liền kề với Hải Phòng . Trong những năm gần đây tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện có nhiều chuyển biến rõ rệt: nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân nâng cao. Tại địa bàn huyện đã hình thành các công ty, xí nghiệp (công ty may công nghiêp , nhà máy chế biến hạt điều ,.) đã thu hút và tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Nhưng bên cạnh đó có một bộ phận người không chịu làm ăn nghiện hút lười lao động. và chính những người này vì thoả mãn nhu cầu cá nhân, vì động lực bên trong thúc đẩy nên đã lợi dụng sơ hở của người dân để trộm cắp tài sản. Phần lớn các vụ trộm cắp tài sản xảy ra ở huyện Tiền hải đều có điểm chung là: kẻ gian thường lợi dụng lúc chủ nhà đi vắng, lợi dụng sự sơ hở của mọi người và có sự chủ động, chuẩn bị trước trong việc thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với thủ đoạn tinh vi xảo quyệt. Hầu hết các vụ trộm cắp tài sản trên đã được phát hiện và đưa ra xét xử trước pháp luật. Đứng trước những vấn đề trên, em chọn chuyên đề thực tập là “Tình hình tội trộm cắp tài sản ở địa phương nơi thực tập từ năm 2007 đến năm 2009”. Với những kiến thức thực tế và nghiên cứu tài liệu nơi thực tập còn chưa đầy đủ cũng như khả năng nhận thức còn hạn chế nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo.

doc28 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3327 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình tội trộm cắp tài sản ở địa phương nơi thực tập từ năm 2007 đến năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Ơ I - LỜI MỞ ĐẦU Nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ trật tự xã hội, nhà nước đã dùng nhiều biện pháp vừa có tính thuyết phục vừa có tính cưỡng chế để đấu tranh ngăn chặn phòng ngừa tội phạm, đặc biệt là trong thời gian này khi mà nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển đó là tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, phức tạp, tinh vi, để đấu tranh và phòng ngừa tình trạng trên nhà nước dùng nhiều biện pháp nghiêm khắc mạnh mẽ, một trong số đó là biện pháp hình sự với tinh thần chung là xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật nhằm đáp ứng công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm, đồng thời duy trì trật tự công bằng cho xã hội, mặt khác cải tạo, giáo dục người phạm tội cũng như giáo dục ý thức pháp luật chung cho mọi người biết tôn trọng các quy tắc cuộc sống và thực hiện theo đúng khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Trong giai đoạn hiện nay, một vấn đề nóng gây bức xúc trong xã hội đó là tình hình tội trộm cắp tài sản ngày càng có chiều hướng gia tăng. Tội Trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138- Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Xét tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra chúng ta thấy rằng: mọi hành vi xâm phạm đến tài sản riêng của công dân nếu không được pháp luật cho phép đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh xã hội, trật tự công cộng tại địa phương và tạo ra cho người dân tâm lý hoang mang không yên tâm lao động sản xuất và mua sắm tài sản , ... Tiền hải là một huyện thuộc tỉnh Thái bình, nằm liền kề với Hải Phòng . Trong những năm gần đây tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện có nhiều chuyển biến rõ rệt: nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân nâng cao. Tại địa bàn huyện đã hình thành các công ty, xí nghiệp (công ty may công nghiêp , nhà máy chế biến hạt điều ,...) đã thu hút và tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Nhưng bên cạnh đó có một bộ phận người không chịu làm ăn nghiện hút lười lao động... và chính những người này vì thoả mãn nhu cầu cá nhân, vì động lực bên trong thúc đẩy nên đã lợi dụng sơ hở của người dân để trộm cắp tài sản. Phần lớn các vụ trộm cắp tài sản xảy ra ở huyện Tiền hải đều có điểm chung là: kẻ gian thường lợi dụng lúc chủ nhà đi vắng, lợi dụng sự sơ hở của mọi người và có sự chủ động, chuẩn bị trước trong việc thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với thủ đoạn tinh vi xảo quyệt. Hầu hết các vụ trộm cắp tài sản trên đã được phát hiện và đưa ra xét xử trước pháp luật. Đứng trước những vấn đề trên, em chọn chuyên đề thực tập là “Tình hình tội trộm cắp tài sản ở địa phương nơi thực tập từ năm 2007 đến năm 2009”. Với những kiến thức thực tế và nghiên cứu tài liệu nơi thực tập còn chưa đầy đủ cũng như khả năng nhận thức còn hạn chế nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! II - QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN 1. Thời gian và phương pháp thu thập thông tin: Trong một thời gian ngắn, từ ngày 04/01/2011 đến ngày 23/04/2011, được thực tập tại văn phòng Toà án nhân dân huyện Tiền hải, với lượng kiến thức còn hạn chế của mình để nghiên cứu, tìm hiểu tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện em đã gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm, chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của các cô chú trong toà án huyện Tiền hải cùng với sự cố gắng của bản thân, bằng các phương pháp thu thập thông tin biện chứng như: phương pháp tổng hợp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích… em đã từng bước tìm hiểu và thu được một số kết quả. - Phương pháp tổng hợp thống kê: bằng phương pháp này em đã tổng hợp thống kê các số liệu liên quan đến tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện. Qua đó hiểu được một cách khái quát về tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiền hải tỉnh Thái bình. - Phương pháp so sánh: sau khi đã tổng hợp thống kê được các số liệu về tình hình tội trộm cắp tài sản bằng phương pháp so sánh số liệu báo cáo từng tháng, từng năm để thấy được xu hường tăng giảm của tội trộm cắp tài sản ở trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó còn có phương pháp phân tích: phương pháp này giúp ta phân tích tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiền hải để thấy được được những mặt kết quả đã đạt được, chưa đạt được, nguyên nhân nào làm gia tăng tội phạm để từ đó kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục và đề ra những biện pháp thực hiện khả thi với tình hình của địa phương mình. 2. Nguồn thu thập thông tin: Được sự quan tâm, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ của các cô chú trong toà án nhân dân huyện Tiền hải, em đã được tiếp xúc, tìm hiểu và nghiên cứu tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện thông qua tìm hiểu và nghiên cứu những văn bản, tài liệu có liên quan đến tội trộm cắp tài sản như: - Bản tổng kết, khoá sổ HS - ST năm 2007, 2008, 2009. - Sổ thụ lý sơ thẩm các vụ án hình sự của Toà án nhân dân huyện Tiền hải trong các năm 2007, 2008, 2009. - Bản án số 44/2009/HSST ngày 28/9/2009 - Bản án số 35/2009/HSST ngày 20/8/2009 - Báo cáo thống kê hằng năm của Văn phòng Toà án nhân huyện Tiền hải từ năm 2007 đến năm 2009. Trên đây là những nguồn cung cấp thông tin mà em sử dụng để hoàn thành chuyên đề thực tập Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiền hải tỉnh Thái bình từ năm 2007 đến năm 2009. 3. Các thông tin thu thập được: Trong thời gian thực tập tại Toà án nhân dân huyện Tiền hải, được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn của các cán bộ Toà án nói chung và các cán bộ văn phòng toà án nhân dân huyện nói riêng, qua việc nghiên cứu các bản án, báo cáo thống kê hằng năm về tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện của văn phòng toà án em đã thu được những bài học, những kiến thức thực tế về tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiền hải như sau: - Theo số liệu thống kê của văn phòng toà án nhân dân huyện Tiền hải: Tổng số vụ án đã xét xử: Năm Vụ Bị cáo 2007 68 91 2008 65 115 (1) 2009 73 113 Số vụ trộm cắp tài sản đã xét xử: Năm Vụ Bị cáo 2007 15 22 2008 22 18 (2) 2009 12 33 Kết quả xét xử: Hình phạt- Số bị cáo bị xét xử Hình phạt 2007 2008 2009 Án treo 4 9 4 Dưới 3 tháng 1 2 1 Từ 4 đến 9 tháng 9 5 5 (3) Từ 15 đến 18 tháng 2 2 2 Từ 1 đến 3,5 năm 1 7 3 CTKGG 1 1 1 Độ tuổi phạm tội: 2007 2008 2009 Từ 14 đến 18 tuổi 2 10 4 (4) Từ 18 đến 24 tuổi 15 1 12 - Dưới đây là 1 vụ án điển hình về tội trộm cắp tài sản mà toà án nhân dân huyện Tiền hải đã thụ lý và xét xử: Bản án số 35/2009/HSST ngày 20/8/2009 tại trụ sở TAND huyện Tiền hải xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 31/2009/TL-HSST ngày 07/7/2009 đối với bị cáo: Bị cáo: - SN 1988. STQ: Thôn Trình Trung Tây, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Trình độ văn hoá: 9/12; Nghệ nghiệp: Làm ruộng. Có vợ là Nguyễn Thị Thuý - Sinh năm 1990. Có 01 con sinh năm 2007. Nhân thân: Năm 2006 trộm cắp tài sản bị Toà án nhân dân huyện Tiền Hải xử phạt 06 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 18 tháng, đã được xoá án tích. Bị tạm giữ từ ngày 22/4/2009 đến ngày 25/4/2009 được tại ngoại, bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú - Có mặt tại phiên toà. Người bị hại : - Ông Đặng Kim Vang - SN 1933. - Bà Nguyễn Thị Hương - SN 1960. TQ: Thôn Công Bồi Đông, xã Phương Công, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Nội dung: Ngày 18/4/2009 Vũ Tuấn Anh cùng vợ là Nguyễn Thị Thuý đến nhà ông Đặng Kim Vang chơi và đã nảy sinh ý định trộm cắp tài sản nhà ông Đặng Kim Vang nên Vũ Tuấn Anh đã bí mật lấy chìa khoá cửa nhà ông Vang đem đi cắt lấy một chìa. Đến khoảng 7giờ 30phút ngày 20/4/2009 Vũ Tuấn Anh đã dùng điện thoại báo cho ông Vang là mẹ vợ bị ốm nặng để vợ chồng ông Vang đi khỏi nhà rồi Vũ Tuấn Anh vào nhà ông Vang dùng chìa khoá mở cửa lục tìm tủ đựng quần áo và tủ ly của gia đình ông Vang lấy được 01 dây chuyền vàng 05 chỉ, 01 nhẫn mặt vuông 02 chỉ, 03 nhẫn tròn 03 chỉ, 01 đôi hoa tai 1,5 chỉ đều làvàng 9999; 0,1 chỉ nhẫn tròn vàng tây, và 13.500.000đồng tiền VNĐ. Tổng giá trị tài sản Vũ Tuấn Anh trộm cắp là 43.952.500đồng. Đến chiều cùng ngày Vũ Tuấn Anh cùng vợ và con lên Thành phố Thái Bình chơi và định đi vào Miền Nam, nhưng bà Phạm Thị Đính là mẹ Vũ Tuấn Anh đã gọi điện cho chị Thuý bảo Vũ Tuấn Anh lấy tiền, vàng của ông Vang nên chị Thuý không cho Vũ Tuấn Anh đi Miền Nam mà yêu cầu quay về. Sáng 22/4/2009 Vũ Tuấn Anh đã đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tiền Hải đầu thú và giao nộp số tài sản đã trộm cắp của gia đình ông Vang. Tại bản cáo trạng số 35/KSĐT ngày 05/7/2009 của VKSND huyện Tiền Hải đã trộm cắp của gia đình ông Vang. Tại bản cáo trạng số 35/KSĐT ngày 05/7/2009 của VKSND huyện Tiền Hải đã truy tố Vũ Tuấn Anh về tội: “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 điều 138 của Bộ luật hình sự . Tại phiên toà Kiểm sát viên thực hành quyền công tố giữ nguyên quyết định đã truy tố Vũ Tuấn Anh và đề nghị xử phạt đối với Vũ Tuấn Anh mức án từ 24 đến 30 tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án, được trừ đi thời gian bị tạm giữ. Tại phiên toà bị cáo Vũ Tuấn Anh nhận tội và xin được giảm nhẹ mức hình phạt. Người bị hại có đơn xin giảm nhẹ mức hình phạt đối với bị cáo Anh. Về trách nhiệm dân sự: Tài sản của người bị hại bị trộm cắp đã được thu hồi toàn bộ trả lại cho người bị hại, nay không có đề nghị gì khác nên không đặt ra giải quyết. Căn cứ vào các chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên toà. Căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Quyết định Tuyên bố bị cáo Vũ Tuấn Anh phạm tội: Trộm cắp tài sản. Áp dụng khoản 1 điều 138; Điểm b, p khoản 1 điều 46 và khoản 2 điều 46, Điều 33 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Vũ Tuấn Anh. Xử phạt bị cáo Vũ Tuấn Anh 01( Một) năm 06 (Sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị bắt thi hành án, được trừ đi thời gian bị tạm giữ là 03(Ba) ngày. Về trách nhiệm dân sự: Không đặt ra giải quyết. Án phí: Bị cáo Vũ Tuấn Anh phải chịu 200.000đồng án phí hình sự sơ thẩm. Bị cáo Vũ Tuấn Anh, người bị hại có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Xét thấy: Tại phiên toà bị cáo khai báo thành khẩn, tỏ ra ăn năn hối cải, lời khai phù hợp với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ và phù hợp với lời khai của người bị hại, người làm chứng. Bị cáo Vũ Tuấn Anh đã có ý đồ trộm cắp từ trước, có sự tính toán chuẩn bị rất tinh vi, thực hiện hành vi trộm cắp một cách rất táo bạo. Các tài sản Vũ Tuấn Anh trộm cắp có giá trị lớn, đã được thu hồi nguyên vẹn, được trưng cầu giám định có giá trị là 43.952.500 đồng. Như vậy lời khai của bị cáo cũng như các tài liệu có trong hồ sơ đã đủ chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo Vũ Tuấn Anh đã cấu thành tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 điều 138 Bộ luật hình sự. Thuộc tội phạm ít nghiêm trọng. Về các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Vũ Tuấn Anh: Có 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm b, p khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự đó là: Người phạm tội đã tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả; Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Có 02 tình tiết giảm nhẹ được áp dụng theo khoản 2 điều 46 Bộ luật hình sự đó là: Người phạm tội đã đầu thú ; Người bị hại xin giảm nhẹ cho bị cáo. Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Vũ Tuấn Anh. Hành vi phạm tội của bị cáo Vũ Tuấn Anh đã gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân được pháp luật hình sự bảo vệ, gây mất an toàn, trật tự công cộng, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội. Để răn đe, giáo dục bị cáo Vũ Tuấn Anh trở thành người lương thiện có ích cho xã hội cũng như để phòng ngừa tội phạm chung cần thiết phải xử phạt tù đối với bị cáo Vũ Tuấn Anh là thoả đáng. Tuy nhiên cũng cần xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự cho bị cáo vì có nhiều tình tiết giảm nhẹ là thể hiện sự khoan hồng của pháp luật. Về trách nhiệm dân sự: Tài sản do Vũ Tuấn Anh trộm cắp đã được thu hồi trả lại cho chủ sở hữu đúng quy định, nay người bị hại không có yêu cầu gì khác nên không đặt ra giải quyết. Về án phí: Bị cáo Vũ Tuấn Anh phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật. Bởi các lẽ trên: Quyết định Tuyên bố bị cáo Vũ Tuấn Anh phạm tội: Trộm cắp tài sản. Áp dụng khoản 1 điều 138; Điểm b, p khoản 1 điều 46 và khoản 2 điều 46, Điều 33 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Vũ Tuấn Anh. Xử phạt bị cáo Vũ Tuấn Anh 01( Một) năm 06 (Sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị bắt thi hành án, được trừ đi thời gian bị tạm giữ là 03(Ba) ngày. Về trách nhiệm dân sự: Không đặt ra giải quyết. Án phí: Bị cáo Vũ Tuấn Anh phải chịu 200.000đồng án phí hình sự sơ thẩm. Bị cáo Vũ Tuấn Anh, người bị hại có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Bản án số 44/2009/HSST ngày 28/9/2009 tại trụ sở TAND huyện Tiền hải xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 40/2009/TL-HSST ngày 27/8/2009 đối với bị cáo: Chu Văn Mấm - sinh năm 1967. STQ: Thôn Trình Trung Đông, xã An Ninh, Tiền Hải, Thái bình. Nghề nghiệp: Làm ruộng; Trình độ văn hoá: 7/10. Con ông Chu Văn Càng và bà Nguyễn Thị Nuôi (Đều đã chết). Bị cáo có vợ là Nguyễn Thị Nguyên. Có 02 con lớn sinh năm 1996 nhỏ sinh năm 2001. Tiền sự: Không. Tiền án: Có 02 tiền án. - Bản án số 210/HSPT ngày 02/3/1993 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao xử 03 năm tù về tội: “ Chống người thi hành công vụ” . - Bản án số 2323/HSPT ngày 19/11/1998 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao xử phạt bị cáo 42 tháng tù về tội: “Trộm cắp tài sản” quản chế 02 năm sau khi mãn hạn tù, bị cáo ra tù ngày 25/ 4/2001. Bị cáo bị tạm giữ từ ngày 16/6/2009, chuyển tạm giam ngày 18/6/2009 (Có mặt tại phiên tòa). * Người bị hại: Anh Nguyễn Văn Lung - SN: 1959. Địa chỉ: Thôn Trình Nhì, xã An Ninh , Tiền Hải, Thái Bình (Vắng mặt). ủy quyền cho vợ là Tạ Thị Chung- SN: 1960. Địa chỉ; Thôn Trình Nhì, xã An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình (Có mặt). nhận thấy Bị cáo Chu Văn Mấm bị VKSND huyện Tiền Hải truy tố về hành vi phạm tội như sau: Tối ngày 16/02/2006 bị cáo Chu Văn Mấm đến nhà chị Chu Thị Dần ở xã Tây Giang chơi đến khoảng 0giờ 30phút ngày 17/02/2006 thì đi bộ về nhà. Khi đi qua cửa nhà anh Nguyễn Văn Lung phát hiện cửa nhà anh Lung không đóng, Mấm nảy sinh ý định trộm cắp tài sản nên đã đi vào trong nhà thấy có một chiếc xe Wave An pha BKS 17H3 - 4173 dựng cạnh tường ngăn sát trong phòng khách và phòng ngủ, nhưng xe khóa cổ, Mấm dùng tay nhất đầu xe kéo rê ra ngoài đường và lấy chiếc khóa cửa nhà anh Lung đang treo ở khuy cửa, khóa cửa lại rồi vất chìa khóa đi mục đích không cho người nhà anh Lung đuổi theo nếu phát hiện thấy Mấm trộm cắp. Khi kéo xe đến đầu cầu Cổ Rồng, Mấm dùng chân đạp vào càng xe làm gãy chốt khóa cổ xe, Mấm dắt xe đến khu đập tràn ở khu vực thôn Đoài xã Tây Giang tháo biển số xe và dùng gạch đập vỡ mặt nạ xe để đấu dây điện cho xe nổ máy đi sang nhà chị Chu Thị Sửu sinh năm 1949 là chị gái Mấm ở xã Giao Hương, huyện Giao Thủy, Nam Định gạ bán xe cho Lê Văn Đạt là con chị Sửu. Khi Mấm đưa xe đến gạ bán, Đạt có hỏi Mấm về nguồn gốc xe và giấy tờ xe thì Mấm trả lời là xe lấy được ở Thái Bình mang đi bán nên không có giấy tờ và biển kiểm soát, nhưng Đạt vẫn đồng ý mua chiếc xe trên với giá 2.700.000đồng để sử dụng. Đến ngày 27/12/2006 thì bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tiền Hải Thái Bình phát hiện lập biên bản quản lý xe. Ngày 29/12/2006 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tiền Hải ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can Chu Văn Mấm về tội: “Trộm cắp tài sản” và Lê Văn Đạt bị khởi tố về tội: “ Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Bị cáo Chu Văn Mấm đã bỏ trốn, đến ngày 16/6/2009 Chu Văn Mấm đến Công an huyện Tiền Hải đầu thú. Chiếc xe máy bị cáo trộm cắp đã được Hội đồng định giá là 6.000.000đồng. Tại bản cáo trạng số 44/KSĐT ngày 27/8/2009 VKSND huyện Tiền Hải đã quyết định truy tố ra trước TAND huyện Tiền Hải để xét xử bị cáo Chu Văn Mấm về tội: “Trộm cắp tài sản” theo điểm c khoản 2 điều 138 Bộ luật hình sự. Qua xét hỏi tại phiên toà bị cáo Chu Văn Mấm khai nhận hành vi như trong bản cáo trạng đã nêu. Kết thúc phần xét hỏi công khai, đại diện Viện kiểm sát kết luận, đề nghị kết tội bị cáo Chu Văn Mấm về tội: “Trộm cắp tài sản” và đề nghị áp dụng c khoản 2 điều 138; điểm p khoản 1 điều 46, Điều 33 BLHS xử bị cáo từ 42 đến 48 tháng tù giam. Căn cứ vào các chứng cứ và các tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà. Căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. xét thấy Tại phiên tòa bị cáo Chu Văn Mấm khai: Trên đường từ nhà chị gái về phát hiện nhà anh Lung không khóa cửa nên bị cáo đã vào nhà lấy chiếc xe máy của anh Lung để ở cạnh tường trong phòng khách sau đó đem sang Nam Định bán cho Lê Văn Đạt gọi bị cáo là cậu lấy 2.700.000đồng. Lời khai của bị cáo phù hợp với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án như: Đơn trình báo và lời khai của người bị hại là anh Nguyễn Văn Lung. Lời khai của Lê Văn Đạt là người mua chiếc xe máy mà bị cáo đã trộm cắp của anh Lung. Biên bản quản lý vật chứng gồm: 01 chiếc xe Môtô do Công an huyện Tiền Hải lập hồi 09giờ ngày 27/12/2006 tại UBND xã Giao Hương, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Biên bản định giá tài sản ngày 28/12/2006 của Hội đồng định giá tài sản huyện Tiền Hải, xác định 01 chiếc xe Môtô nhãn hiệu loại Wave số máy 004606, số khung 014534 trị giá 6.000.000đồng (Sáu triệu đồng). Từ những chứng cứ nêu trên, có đủ cơ sở kết luận: Bị cáo Chu Văn Mấm phạm tội: “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại điều 138 Bộ luật hình sự, bị cáo có 02 tiền án chưa được xóa án tích nên phạm vào điểm c khoản 2 điều 138 BLHS. Điều luật quy định: 1-“Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bẩy năm: a......... ........... c. Tái phạm nguy hiểm. Đánh giá tính chất, mức độ tội phạm xét thấy: Bị cáo Chu Văn Mấm đã có hành vi lợi dụng sự sơ hở của gia đình anh Chung để xe máy trong nhà nhưng không khóa cửa, bị cáo đã lẻn vào nhà dùng tay nhấc đầu xe kéo rê ra ngoài đường và lấy chiếc khóa cửa nhà anh Lung đang treo ở khuy cửa khóa cửa lại rồi vất chìa khóa đi nhằm tránh sự truy đuổi của gia đình người bị hại. Khi kéo xe đến đầu cầu Cổ Rồng Mấm dùng chân đạp vào càng xe làm gãy chốt khóa cổ xe, dắt xe đến khu đập tràn ở khu vực thôn Đoài xã Tây Giang tháo biển số xe và dùng gạch đập vỡ mặt nạ xe để đấu dây điện cho xe nổ máy đi sang Nam định, bán xe cho Lê Văn Đạt lấy 2,700.000đồng. Khi bị phát hiện bị cáo bỏ trốn, gây khó khăn cho cơ quan điều tra. Đến ngày 16/6/2009 bị cáo ra Công an huyện Tiền Hải đầu thú. Tài sản mà bị cáo trộm cắp trị giá 6.000.000đồng. Hành vi của bị cáo rất nguy hiểm đã xâm hại trực tiếp đến tài sản của công dân, chẳng những thế còn gây mất trật tự tại địa phương, gây dư luận xấu trong nhân dân. Bị cáo sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo. Về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng nào quy định tại khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự. Được hưởng 01 tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm p khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự đó là: Người phạm tội đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Về nhân thân: Ngoài 02 tiền án mà bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều 138 về tình tiết tái phạm nguy hiểm, trước đó bị cáo đã 02 lần phạm tội bị Tòa án nhân dân huyện Tiền Hải xét xử và đều phải chịu mức án tù giam, nhưng bị cáo vẫn không chịu cải tạo để trở thành người lương thiện. Hội đồng sẽ xem xét
Luận văn liên quan