Cùng với sựtăng trưởng của nền kinh tế, thịtrường bảo hiểm Việt Nam
đã có những bước phát triển rất khảquan. Là nghiệp vụmũi nhọn của nhiều
doanh nghiệp bảo hiểm, bảo hiểm xe cơgiới nói chung, bảo hiểm mô tô/xe
máy nói riêng đã và đang có những đóng góp đáng kểvào mức tăng chung
toàn thịtrường.
Có thểnói thịtrường bảo hiểm mô tô/xe máy hiện nay ởViệt Nam là
một thịtrường đầy tiềm năng với xấp xỉ20 triệu xe lưu hành (theo sốliệu của
Cục Đăng kiểm Việt Nam, 2007) và mỗi năm sốlượng đăng ký mới tăng lên
khoảng 2 triệu xe (theo số liệu của Hiệp hội xe đạp – xe máy Việt Nam,
2007). Môi trường pháp lý lại có nhiều thay đổi hết sức thuận lợi cho nghiệp
vụ khi Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày
09/04/2007 thay thế cho Quy ết định số 23/2003/QĐ-BTC và Thủ tướng
Chính phủký Nghịquy ết số32/2007/NQ-CP ngày 29/06/2007, quy định bắt
buộc đội mũbảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô/xe máy. Đây là một cơ
hội lớn cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọphát triển nghiệp vụbảo
hiểm mô tô/ xe máy.
Nắm bắt được những cơhội đó, ngay từnhững ngày đầu tham gia thị
trường bảo hiểm phi nhân thọ, Công ty Cổphần Bảo hiểm AAA đã hết sức
chú trọng phát triển nghiệp vụbảo hiểm này. Thành lập được hơn 3 năm, là
một doanh nghiệp bảo hiểm trẻ được đánh giá là nhiều tiềm năng, với phương
châm hoạt động: "Nhanh – Đúng - Đủ", AAA đã gặt hái được nhiều thành
công trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọnói chung, bảo hiểm mô tô/ xe
máy nói riêng.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: "Thực trạng kinh doanh
nghiệp vụbảo hiểm mô tô, xe máy tại Công ty Cổphần Bảo hiểm AAA và
6
một số kiến nghị" để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình, với
mong muốn đóng góp một phần nhỏvào việc phát triển nghiệp vụnày của
công ty.
Nội dung của luận văn được chia làm 3 phần:
Phần I : Khái quát vềbảo hiểm mô tô, xe máy.
Phần II : Tình hình triển khai bảo hiểm mô tô, xe máy tại Công ty bảo
hiểm AAA.
Phần III : Một sốkiến nghịphát triển nghiệp vụbảo hiểm mô tô, xe
máy tại Công ty Bảo hiểm AAA.
81 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình triển khai bảo hiểm mô tô, xe máy tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI BẢO
HIỂM MÔ TÔ, XE MÁY TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA.”
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................... 5
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM MÔ TÔ, XE MÁY ....... 7
1.1 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới ............................. 7
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm xe cơ giới ..................................................... 7
1.1.2 Tai nạn giao thông đường bộ và tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới 8
1.1.3 Phân loại bảo hiểm mô tô/xe máy ................................................ 10
1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm mô tô/xe máy .................................. 10
1.2.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm ................................................... 10
1.2.2 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm ..................... 13
1.2.3 Công tác giám định và bồi thường tổn thất .................................. 16
1.2.4 Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất ............................................ 26
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp
vụ ............................................................................................................. 27
1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh ........................................... 27
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm ......... 28
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI BẢO HIỂM MÔ TÔ, XE
MÁY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA ........................ 32
2.1 Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA ............................ 32
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................ 32
2.1.2 Tổng quan về hoạt động kinh doanh ............................................ 34
2.1.3 Phương hướng và chiến lược phát triển ....................................... 38
2.2 Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm mô tô/xe máy tại Công ty
AAA ......................................................................................................... 39
2.2.1 Giới thiệu các nghiệp vụ bảo hiểm mô tô/xe máy tại AAA .......... 39
2.2.2 Kết quả khai thác Bảo hiểm mô tô/xe máy tại Công ty AAA ....... 46
3
2.2.3 Tình hình giám định và bồi thường .............................................. 52
2.2.4 Tình hình đề phòng và hạn chế tổn thất ....................................... 57
2.2.5 Kết quả và hiệu quả kinh doanh ................................................... 59
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ
BẢO HIỂM MÔ TÔ/XE MÁY TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM AAA 65
3.1 Phương hướng .................................................................................. 65
3.2 Đề xuất với công ty AAA .................................................................. 65
3.2.1 Trong khâu khai thác ................................................................... 65
3.2.2 Trong công tác giám định và bồi thường...................................... 69
3.2.3 Trong khâu đề phòng và hạn chế tổn thất ..................................... 74
3.2.4 Phòng chống trục lợi bảo hiểm .................................................... 75
3.3 Kiến nghị với Nhà nước ................................................................... 77
KẾT LUẬN ......................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 81
4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Tiến trình giám định ............................................................ 17
Sơ đồ 1.2: Tiến trình bồi thường tổn thất .............................................. 23
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh bảo hiểm qua các năm 2005, 2006 ........ 37
Bảng 2.2: Mức trách nhiệm và biểu phí tự nguyện Bảo hiểm TNDS chủ
mô tô/xe máy tại Cty AAA ................................................................... 42
Bảng 2.3: Mức trách nhiệm và biểu phí Bảo hiểm tai nạn lái xe và người
ngồi trên mô tô/xe máy tại Cty AAA .................................................... 43
Bảng 2.4: STBH trong Bảo hiểm tổn thất toàn bộ/mất cắp mô tô,xe máy
tại Cty AAA .......................................................................................... 45
Bảng 2.5: Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại Cty
AAA (2005-2007) ................................................................................. 47
Bảng 2.6: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm mô tô/xe máy tại AAA (2005-
2007) ..................................................................................................... 49
Bảng 2.7: Cơ cấu theo doanh thu từng sản phẩm trong nghiệp vụ BH mô
tô/xe máy tại Cty AAA (2005-2007) ..................................................... 51
Bảng 2.8: Tình hình bồi thường Bảo hiểm mô tô/xe máy tại Cty AAA . 55
(2005 - 2007) ........................................................................................ 55
Bảng 2.9: Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm mô
tô/xe máy tại Cty AAA (2005 – 2007) .................................................. 60
Bảng 2.10: Cơ cấu số lượng mô tô/xe máy tham gia bảo hiểm tại Cty
AAA (2005 – 2007) .............................................................................. 63
Biểu đồ 2.11: Thị phần thị trường bảo hiểm mô tô/xe máy 2008 .......... 64
5
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam
đã có những bước phát triển rất khả quan. Là nghiệp vụ mũi nhọn của nhiều
doanh nghiệp bảo hiểm, bảo hiểm xe cơ giới nói chung, bảo hiểm mô tô/xe
máy nói riêng đã và đang có những đóng góp đáng kể vào mức tăng chung
toàn thị trường.
Có thể nói thị trường bảo hiểm mô tô/xe máy hiện nay ở Việt Nam là
một thị trường đầy tiềm năng với xấp xỉ 20 triệu xe lưu hành (theo số liệu của
Cục Đăng kiểm Việt Nam, 2007) và mỗi năm số lượng đăng ký mới tăng lên
khoảng 2 triệu xe (theo số liệu của Hiệp hội xe đạp – xe máy Việt Nam,
2007). Môi trường pháp lý lại có nhiều thay đổi hết sức thuận lợi cho nghiệp
vụ khi Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày
09/04/2007 thay thế cho Quyết định số 23/2003/QĐ-BTC và Thủ tướng
Chính phủ ký Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/06/2007, quy định bắt
buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô/xe máy. Đây là một cơ
hội lớn cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phát triển nghiệp vụ bảo
hiểm mô tô/ xe máy.
Nắm bắt được những cơ hội đó, ngay từ những ngày đầu tham gia thị
trường bảo hiểm phi nhân thọ, Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA đã hết sức
chú trọng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm này. Thành lập được hơn 3 năm, là
một doanh nghiệp bảo hiểm trẻ được đánh giá là nhiều tiềm năng, với phương
châm hoạt động: "Nhanh – Đúng - Đủ", AAA đã gặt hái được nhiều thành
công trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ nói chung, bảo hiểm mô tô/ xe
máy nói riêng.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: "Thực trạng kinh doanh
nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA và
6
một số kiến nghị" để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình, với
mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc phát triển nghiệp vụ này của
công ty.
Nội dung của luận văn được chia làm 3 phần:
Phần I : Khái quát về bảo hiểm mô tô, xe máy.
Phần II : Tình hình triển khai bảo hiểm mô tô, xe máy tại Công ty bảo
hiểm AAA.
Phần III : Một số kiến nghị phát triển nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe
máy tại Công ty Bảo hiểm AAA.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Định, đã chỉ dẫn
tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Anh/Chị ở phòng Kinh doanh số 5, Công
ty Cổ phần Bảo hiểm AAA – Chi nhánh Hà Nội, đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi
nghiên cứu, hoàn thành Luận văn này.
Trong quá trình tìm hiểu, dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng không thể
tránh được những thiếu sót, rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để
Luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
7
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM MÔ TÔ, XE MÁY
1.1 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm xe cơ giới
Xe cơ giới là xe hoạt động trên đường bộ bằng động cơ của chính mình,
được phép lưu hành trên lãnh thổ của các quốc gia. Xe cơ giới bao gồm 2 loại:
mô tô, xe máy và ô tô.
Nhìn chung xe cơ giới tham gia đường bộ có một số đặc điểm cơ bản:
- Xe có tính cơ động cao, việt giã tốt trong quá trình tham gia vận tải;
- Xe cơ giới tham gia vào giao thông đường bộ nên phụ thuộc rất nhiều
vào cơ sở, điều kiện tự nhiên, địa hình, cơ sở vật chất kỹ thuật…
- Xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ, khi xảy ra tai nạn không
những đem lại tổn thất, thiệt hại cho chính bản thân người lái xe, người ngồi
trên xe, chính chiếc xe mà còn gây ra cho đối tượng khác, không liên quan
trực tiếp đến chiếc xe nên việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là rất
cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân khi không may gặp tai nạn.
Tuy nhiên do liên quan đến nhiều bên, phát sinh những trách nhiệm ngoài hợp
đồng làm cho nghiệp vụ bảo hiểm này có tính phức tạp nhất định;
- Xe cơ giới tham gia vào giao thông đường bộ chịu sự điều chỉnh của rất
nhiều bộ luật của mỗi quốc gia như: Luật giao thông đường bộ, Bộ luật dân
sự…hơn nữa nó lại phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chấp hành luật giao thông
của mỗi người dân nên nếu luật pháp thực hiện không nghiêm sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến việc triển khai sản phầm bảo hiểm, dẫn đến trục lợi bảo hiểm
gây thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), chủ xe và chính bản thân
nạn nhân;
8
- Một đặc điểm nổi bật là số lượng xe cơ giới tham gia giao thông ngày
càng nhiều. Đặc biệt là ở những nước đang phát triển và chậm phát triển sẽ có
một giai đoạn trong quá trình phát triển số lượng xe cơ giới tăng lên đột biến;
sự tăng quá mức so với cơ sở hạ tầng còn chưa được nâng cấp cho phù hợp sẽ
làm tai nạn giao thông ngày càng gia tăng và hậu quả thiệt hại ngày càng
nghiêm trọng.
1.1.2 Tai nạn giao thông đường bộ và tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới
Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng phát triển Châu Á về thiệt hại do
tai nạn giao thông gây ra tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có hơn 11 nghìn
người chết và hàng chục nghìn người bị thương. Mỗi ngày ở Việt Nam có
khoảng 33 người chết do tại nạn giao thông đường bộ, trong đó có nhiều
trường hợp chết do chấn thương sọ não, đặc biệt có đến 40% những vụ tai nạn
giao thông đặc biệt nghiêm trọng rơi vào thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-
24. Vấn đề tai nạn giao thông ở Việt Nam đã đến mức báo động, mỗi năm
thiệt hại về kinh tế do tai nạn giao thông lên đến 900 triệu USD.
Tai nạn giao thông đường bộ đã trở thành một vấn đề cấp bách cần giải
quyết và khắc phục ở Việt nam. Có nhiều biện pháp đã được thực thi như:
tăng mức xử phạt đối với người tham gia giao thông vi phạm luật, tuyên
truyền nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông hay như mới
đây quyết định bắt buộc mọi người dân sử dụng mô tô, xe máy tham gia giao
thông đều phải đội mũ bảo hiểm.Tuy nhiên những giải pháp đó mới chỉ góp
một phần kiêm tốn vào việc giảm thiểu tai nạn; một điều quan trọng để giảm
số vụ tai nạn giao thông là nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của
người dân thì vẫn chưa được làm tốt. Ngoài các biện pháp ngăn chặn, phòng
ngừa thì các biện pháp khắc phục và giảm thiểu tổn thất cũng có vai trò quan
trọng. Việc triển khai các sản phẩm bảo hiểm cho xe cơ giới đã có những tác
9
dụng to lớn trong giảm thiểu tổn thất cũng như khắc phục tình trạng tai nạn
giao thông hiện nay:
Thứ nhất, tích cực góp phần ngăn ngừa và đề phòng tai nạn giao thông.
Bằng các chương trình đầu tư xây dựng cải tạo cơ sở hạ tầng, nâng cao chất
lượng các tuyến đường giao thông, đặt thêm các biển báo, tín hiệu…trên các
đoạn đường xấu hay xảy ra tai nạn giao thông đã góp phần giảm thiểu số vụ
tai nạn. Việc triển khai sản phẩm bảo hiểm này luôn đi liền với công tác tuyên
truyền, quảng cáo giúp người dân nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật lệ
giao thông, vì lợi ích của chính bản thân.
Thứ hai, góp phần ổn định tài chính, sản xuất kinh doanh cho các chủ xe.
Các sản phẩm bảo hiểm hướng đối tượng của mình đến phần trách nhiệm bồi
thường cho người thứ 3 khi chủ xe gây tai nạn; đến bản thân người chủ xe,
người ngồi trên xe, đến bản thân chiếc xe, tuỳ theo từng sản phẩm bảo hiểm
mà những thiệt hại khi xảy ra tai nạn của chủ xe sẽ được nhà bảo hiểm đảm
nhận, giúp chủ xe nhanh chóng ổn định tài chính, sản xuất kinh doanh sau khi
xảy ra tai nạn. Bên cạnh đó nhà bảo hiểm còn thay chủ xe bồi thường thiệt hại
cho phía nạn nhân khi xe lưu hành gây tai nạn và có lỗi.
Thứ ba, góp phần xoa dịu bớt sự căng thẳng giữa chủ xe và nạn nhân
trong các vụ tai nạn. Trong các vụ tai nạn, bên DNBH đóng vai trò như người
đại diện cho người tham gia bảo hiểm có thể là phía chủ xe hoặc phía nạn
nhân hoặc cho cả hai bên, thu xếp giải quyết tranh chấp, quyền lợi giữa chủ
xe và nạn nhân một cách khách quan, minh bạch và thoả đáng từ đó giảm bớt
sự căng thẳng.
Thứ tư, triển khai bảo hiểm xe cơ giới tạo thêm công ăn việc làm, tăng
thu ngân sách từ đó nhà nước có điều kiện đầu tư xây dựng mới và nâng cấp
10
cơ sở hạ tầng giao thông, đồng thời còn nâng cao được ý thức trách nhiệm về
chấp hành luật lệ giao thông của mọi người dân.
Từ những phân tích trên ta có thể thấy tác dụng và vai trò to lớn của bảo
hiểm xe cơ giới đối với khắc phục tai nạn giao thông và góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống, an sinh xã hội. Việc triển khai tốt nghiệp vụ bảo hiểm
này sẽ góp một phần rất lớn nâng cao chất lượng cuộc sống và an toàn xã hội.
1.1.3 Phân loại bảo hiểm mô tô/xe máy
Liên quan đến mô tô/xe máy tham gia giao thông đường bộ, nhà bảo
hiểm thường triển khai 3 nghiệp vụ bảo hiểm sau đây:
- Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ 3;
- Bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên xe;
- Bảo hiểm vật chất xe.
1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm mô tô/xe máy
1.2.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
a/ BH TNDS chủ xe cơ giới đối với bên thứ 3
Đây là loại hình bảo hiểm TNDS, có đối tượng được bảo hiểm là phần
TNDS được xác định bằng tiền theo quy định của luật pháp và sự phán quyết
của toà án bắt buộc chủ xe phải gánh chịu do sự lưu hành xe của mình gây tai
nạn cho bên thứ ba. Bên thứ ba là những người bị thiệt hại về thân thể và/hoặc
tài sản do việc sử dụng xe cơ giới gây ra, trừ những người sau:
- Lái xe;
- Người trên xe chính chiếc xe đó;
- Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho người khác
chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó.
11
+ Những rủi ro được bảo hiểm bao gồm:
- Tai nạn gây thiệt hại đến tính mạng, tình trạng sức khỏe của người thứ
3;
- Tai nạn gây thiệt hại tài sản của người thứ 3;
- Tai nạn gây thiệt hại sản xuất – kinh doanh của người thứ 3;
- Tai nạn gây thiệt hại tính mạng, tình trạng sức khỏe của người tham gia
cứu chữa nạn nhân để giảm mức độ thiệt hại trong tai nạn;
- Những chi phí cần thiết và hợp lý trong các vụ tai nạn có phát sinh
TNDS;
+ Những trường hợp sau đây nhà bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe và/hoặc lái xe, hoặc của người
bị thiệt hại;
- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện TNDS của chủ xe
và/hoặc lái xe cơ giới ;
- Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ đối với loại xe bắt buộc phải có
giấy phép lái xe;
- Thiệt hại có tính chất gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương
mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại;
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn;
- Chiến tranh và các nguyên nhân tương tự như chiến tranh;
- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng bạc, đá quý, tiền, các
loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
b/ BH tai nạn lái xe và người ngồi trên xe
12
Đây là loại hình bảo hiểm con người có đối tượng là tính mạng và tình
trạng sức khỏe của lái xe, người ngồi trên xe.
Nhà bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm những rủi ro sau:
- Tai nạn gây tử vong đối với lái xe, người ngồi trên xe
- Tai nạn gây thương tật cơ thể đối với lái xe, người ngồi trên xe
Nhà bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp
điển hình sau:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe, người ngồi trên xe ;
- Xe không có Giấy đăng kiểm kỹ thuật và bảo vệ môi trường ;
- Xe đi vào đường cấm, khu vực cấm ;
- Xe chở quá trọng tải, chỗ ngồi cho phép ;
- Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ, có nồng độ cồn vượt quá mức
quy định, sử dụng chất kích thích.
c/ Bảo hiểm vật chất xe
Đây là nghiệp vụ bảo hiểm tài sản có đối tượng bảo hiểm là toàn bộ giá
trị chiếc xe ; giá trị này thường được xác định bằng nguyên giá chiếc xe đối
với xe mới, bằng giá trị thị trường của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm đối
với xe cũ.
+ Nhà bảo hiểm tiến hành bảo hiểm toàn bộ vật chất mô tô/xe máy khi
gặp một số rủi ro sau:
- Xe bị đâm va hoặc bị lật đổ ;
- Bị mất cắp toàn bộ xe ;
13
- Xe bị tai nạn do một số nguyên nhân khác như: núi lở, mưa đá, động
đất…
+ Nhà bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường đối với các rủi ro
do:
- Lái xe không có bằng lái xe hợp lệ hoặc chưa đủ tuổi, có nồng độ cồn
vượt quá quy định ;
- Xe vi phạm trật tự an toàn giao thông;
- Xe bị tai nạn do chiến tranh;
- Xe vượt qua biên giới quốc gia;
Phạm vi bảo hiểm và điều kiện loại trừ có thể được nhà bảo hiểm thay
đổi cho phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên phải
đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể, bao quát để tránh trường hợp trục lợi bảo hiểm.
1.2.2 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
a/ Bảo hiểm TNDS đối với người thứ 3
Trong các vụ tai nạn có phát sinh TNDS thiệt hại thực tế của người thứ
ba đôi khi rất lớn và nhà bảo hiểm không thể lường trước được cho nên mọi
công ty bảo hiểm đều thực hiện việc giới hạn trách nhiệm của mình bằng một
"Số tiền bảo hiểm" nhất định. Như vậy, thực chất "Số tiền bảo hiểm" là một
khoản tiền được các nhà bảo hiểm khoán trước, là giới hạn tối đa để các nhà
bảo hiểm chi trả và bồi thường trong trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi
thường.
Tương ứng với mỗi STBH là một mức phí khác nhau. Nhìn chung công
thức tính phí bảo hiểm TNDS có dạng:
dfp +=
14
với
∑
∑
=
i
ii
C
TSf
Trong đó:
p: phí bảo hiểm;
f: phí thuần;
d: phụ phí, được quy định bằng một tỉ lệ nhất định so với p;
S i : số vụ tai nạn giao thông xảy ra năm thứ i có phát sinh TNDS;
C i : số xe tham gia bảo hiểm TNDS năm thứ I;
Ti : thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn năm thứ i có phát sinh TNDS;
Công thức trên được tính riêng cho từng loại xe, thông thường căn cứ
vào dung tích xilanh của từng loại xe để đưa ra các mức phí bảo hiểm khác
nhau. Phí thường được nộp theo từng năm. Trong thực tế, đây là một nghiệp
vụ bảo hiểm bắt buộc, biểu phí thường được lập sẵn.
b/ Bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên xe
Đây là loại hình bảo hiểm con người, đối tượng của nó là tính mạng và
tình trạng sức khoẻ của con người. Tính mạng và tình trạng sức khoẻ của con
người là những tài sản vô giá, rất khó ước lượng chính xác bằng tiền khi phát
sinh tổn thất. Vì vậy cũng giống như Bảo hiểm TNDS nhà bảo hiểm đều giới
hạn trách nhiệm của mình bằng một STBH nhất định.
Mức phí cho loại hình bảo hiểm này tương ứng với STBH mà chủ xe
tham gia, công thức tính phí cũng tương tự như loại hình bảo hiểm TNDS:
dfp +=
với
∑
∑
=
i
ii
C
TSf
15
trong đó:
p: phí bảo hiểm;
f: phí thuần;
d: phụ phí, được quy định bằng một tỉ lệ nhất định so với p;
S i : số vụ tai nạn giao thông xảy ra năm thứ i có phát sinh tổn thất
cho lái xe, người ngồi trên xe;
C i : số xe tham gia bảo hiểm phát sinh tai nạn lái xe, người ngồi trên
xe năm thứ I;
T