Đề tài Tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex - Thực trạng và giải pháp

Nền kinh tế của nước ta hiện nay ngày càng phát triển,kéo theo dố là đời sống của người dân ngày một được nâng cao.Khi đó thì nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng lên,trong đó có nhu cầu được an toàn,phòng tránh các rủi ro.Trong các biện pháp phòng chống rủi ro thì bảo hiểm là một trong số các biện pháp hữu hiệu nhất.Những yếu tố này hứa hẹn một thị trường bảo hiểm đầy tiềm năng,được các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá là mảnh đất màu mỡ cho bảo hiểm phát triển trong tương lai.Thực tế trong những năm qua,thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng được phát triển mạnh mẽ với tốc độ phát triển hàng nam lên đến 20%/năm.Tuy nhiên,bên cạnh đó thì thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức,trong đó có những thách thức từ các hành vi trục lợi bảo hiểm với những thủ đoạn ngày càng tinh vi,phức tạp hơn,gây thất thoát lớn về tài chính cho cả Nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm.Trong đó,trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là phổ biến nhất. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần bảo hiểm PJICO, em nhận thấy vấn đề trục lợi bảo hiểm xe cơ giới đang được coi là một vấn đề bức xúc thu hút sự quan tâm của đông đảo các cán bộ bảo hiểm và các cơ quan chức năng. Tuy nhiên hiện nay, công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giới vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Chính vì thế em quyết định chọn đề tài “Tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex - Thực trạng và giải pháp” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

doc62 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 4420 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ TRỤC LỢI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI. 3 1.1. Tình hình sử dụng xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay 3 1.2. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 3 1.2.1. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 3 1.2.2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 4 1.3. Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 6 1.3.1. Một số khái niệm liên quan 6 1.3.2. Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới 7 1.3.2.1.Đối tượng bảo hiểm 7 1.3.2.2.Phạm vi bảo hiểm 7 1.3.2.3.Điểm loại trừ trách nhiệm bảo hiểm 7 1.3.2.4.Số tiền bảo hiểm 8 1.3.2.5.Bồi thường tổn thất 8 1.3.2.6.Phí bảo hiểm 8 1.4.Vấn đề trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới 9 1.4.1. Khái niệm trục lợi bảo hiểm 9 1.4.2. Sự cần thiết phải phòng chống trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới 9 1.4.3. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 11 1.4.4. Các hình thức trục lợi bảo hiểm xe cơ giới ở Việt Nam 11 1.4.4.1. Hợp lý hóa ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm 12 1.4.4.2. Thay đổi tình tiết vụ tai nạn 12 1.4.4.3. Tạo hiện trường giả 12 1.4.4.4.Lập hồ sơ giả 13 1.4.4.5. Khai tăng số tiền tổn thất. 13 1.4.4.6. Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần,bảo hiểm trùng 13 1.4.4.7.Cố ý gây tai nạn 13 1.4.5. Hậu quả của trục lợi bảo hiểm xe cơ giới 14 1.4.5.1. Đối với các công ty bảo hiểm 14 1.4.5.2. Đối với nhà nước và xã hội 14 1.4.5.3. Đối với khách hàng 15 CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH TRỤC LỢI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX GIAI ĐOẠN 16 2007-2010 16 2.1.Giới thiệu về công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 16 2.1.1.Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của PJICO 16 2.1.2. Những lĩnh vực kinh doanh chính 17 2.1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy của công ty 18 2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh chung của PJCO giai đoạn 2007 -2010 20 2.2.Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm PJICO giai đoạn 2007 – 2010 23 2.2.1. Công tác khai thác 23 2.2.2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 24 2.2.3. Công tác giám định, bồi thường 26 2.2.3.1. Công tác giám định 26 2.2.3.2.Công tác bồi thường 28 2.3. Tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex trong giai đoạn từ 2007 - 2010 31 2.3.1. Thực trạng trục nghiệp vụ lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 31 2.3.2.Dấu hiệu nghi vấn của các hình thức trục lợi và một số hướng khắc phục 35 2.3.2.1. Dấu hiệu nghi vấn có gian lận bảo hiểm 35 2.3.2.2. Một số hình thức trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần BH PJICO 36 2.4. Nguyên nhân của trục lợi bảo hiểm 42 2.4.1. Nguyên nhân khách quan 42 2.4.2. Nguyên nhân chủ quan 43 2.5. Đánh giá về tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm PJICO 45 2.5.1. Những thuận lợi trong công tác phòng chống trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO 45 2.5.2. Những khó khăn trong công tác phòng chống trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO 46 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ TÌNH HÌNH TRỤC LỢI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX 47 3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO trong giai đoạn tới 47 3.2. Giải pháp phòng chống tình trạng tục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm PJICO 49 3.2.1. Cần sớm hoàn chỉnh hành lang pháp lý cho hoạt động phòng chống trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới 50 3.2.2. Xây dựng quan hệ tốt với cơ quan chức năng có liên quan 51 3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý ấn chỉ 51 3.2.4. Nâng cao chất lượng đại lý 52 3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác giám định tổn thất 52 các xưởng đó. 53 3.2.6.Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo đội ngũ cán bộ 53 3.2.7.Một số giải pháp khác 54 3.3. Một số khuyến nghị đối với cơ quan Nhà nước để phòng chống tình trạng trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới 55 3.3.1.Đối với Bộ Tài chính 55 3.3.2.Đối với Bộ Công an 56 3.4.Khuyến nghị đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 56 KẾT LUẬN 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Nền kinh tế của nước ta hiện nay ngày càng phát triển,kéo theo dố là đời sống của người dân ngày một được nâng cao.Khi đó thì nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng lên,trong đó có nhu cầu được an toàn,phòng tránh các rủi ro.Trong các biện pháp phòng chống rủi ro thì bảo hiểm là một trong số các biện pháp hữu hiệu nhất.Những yếu tố này hứa hẹn một thị trường bảo hiểm đầy tiềm năng,được các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá là mảnh đất màu mỡ cho bảo hiểm phát triển trong tương lai.Thực tế trong những năm qua,thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng được phát triển mạnh mẽ với tốc độ phát triển hàng nam lên đến 20%/năm.Tuy nhiên,bên cạnh đó thì thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức,trong đó có những thách thức từ các hành vi trục lợi bảo hiểm với những thủ đoạn ngày càng tinh vi,phức tạp hơn,gây thất thoát lớn về tài chính cho cả Nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm.Trong đó,trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là phổ biến nhất. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần bảo hiểm PJICO, em nhận thấy vấn đề trục lợi bảo hiểm xe cơ giới đang được coi là một vấn đề bức xúc thu hút sự quan tâm của đông đảo các cán bộ bảo hiểm và các cơ quan chức năng. Tuy nhiên hiện nay, công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giới vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Chính vì thế em quyết định chọn đề tài “Tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex - Thực trạng và giải pháp” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài Xuất phát từ thực tế thị trường bảo hiểm vật chất xe cơ giới Việt Nam, tìm hiểu tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới để thấy được những hình thức trục lợi đang diễn ra trên thị trường và những hậu quả của nó, từ đó đề ra những biện pháp thích hợp hạn chế tình trạng này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex giai đoạn 2007-2010 4. Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là các phương pháp phân tích và tổng hợp, các phương pháp định tính, định lượng và các công cụ thống kê, khảo sát thực tế. 5. Kết cấu bài viết. Bài viết gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm xe cơ giới và trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Chương 2: Tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở công ty cổ phần bảo hiểm PJICO từ 2007-2010. Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm khắc phục tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở công ty cổ phần bảo hiểm PJICO. Em xin chân thành cảm ơn phòng bảo hiểm khu vực 2, phòng bảo hiểm xe cơ giới công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex đã hướng dẫn, giải thích và cung cấp cho em những tài liệu, kiến thức liên quan tới nghiệp vụ này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Ths.Mai Thị Hường đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập cũng như hoàn thành bài khóa luận này. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ TRỤC LỢI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI. 1.1. Tình hình sử dụng xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay Qua thực tế ở Việt Nam cho thấy, xe cơ giới có ưu điểm là tính cơ động cao và linh hoạt, có thể di chuyển trên địa bàn phức tạp, tốc độ cao và chi phí tương đối thấp. Tuy nhiên vấn đề an toàn đang là vấn đề lớn được đặt ra đối với loại hình giao thông này. Tai nạn giao thông xảy ra để lại những hậu quả rất nặng nề và hiện nay vẫn còn là bài toán khó đối với các ban ngành chức năng ở Việt Nam. Qua số liệu thống kê cho thấy số vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng nhanh kể cả về quy mô lẫn mức độ nghiêm trọng. Bảng 1.1: Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam 2007-2010 Năm  Số vụ tai nạn (vụ)  Số người bị thương (người)  Số người chết (người)   2007  14.624  10.546  13.150   2008  12.800  8.100  11.600   2009  12.410  7.980  11.550   2010  14.442  10.633  11.449   (Nguồn: Báo cáo của ủy ban an toàn giao thông quốc gia) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số vụ tai nạn giao thông ở nước ta vẫn còn ở mức cao, bình quân 1 năm có tới khoảng 12000 người chết và khoảng 9500 người bị thương.Nguyên nhân là do có sự chủ quan,thực hiện kém quyết liệt các biện pháp hạn chế tai nạn giao thông của chính phủ,một phần so hệ thống đường xá bị quá tải,xuống cấp,một phần cũng do ý thức của người tham gia giao thông… 1.2. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 1.2.1. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới Như trên đã phân tích, tình hình tai nạn giao thông ngày càng tăng cả về số vụ và mức nghiêm trọng. 70% số người đi trên các phương tiện giao thông là trụ cột gia đình cũng như ở các doanh nghiệp nên khi tai nạn giao thông xảy ra thì thiệt hại không chỉ bó hẹp trong phạm vi tai nạn mà còn làm mất thu nhập cho gia đình, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh và hậu qủa cho nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó còn tồn tại tình trạng trốn tránh trách nhiệm của người gây ra tai nạn, vì vậy việc giải quyết bồi thường trở nên rất khó khăn, lợi ích của người bị tai nạn không được đảm bảo, gây ảnh hưởng tiêu cực trong dư luận xã hội. Vì thế nhu cầu lập một quỹ chung đề bù đắp tổn thất do tai nạn xe cơ giới là một yếu tố khách quan. Trên thực tế, việc giải quyết hậu quả của những vụ tai nạn giao thông thường rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Sau khi gây tai nạn một phần do hoảng sợ, một phần do thiếu trách nhiệm, lái xe bỏ trốn để mặc cho nạn nhân phải chịu hậu quả. Cũng có trường hợp, lái xe quá nghèo, không đủ khả năng tài chính để bồi thường thiệt hại cho người thứ ba cũng như cho chủ xe và hàng hóa trên xe. Trường hợp xấu hơn nữa, sau khi bị tai nạn lái xe thiệt mạng thì sẽ không thể bồi thường cho người bị tai nạn được. Chính vì vậy, để đảm bảo bù đắp thiệt hại sau những vụ tai nạn thì việc tham gia bảo hiểm xe cơ giới là hoàn toàn cần thiết. Nhà bảo hiểm sẽ bù đắp các thiệt hại của chính chủ xe,giúp họ nhanh chóng khắc phục hậu quả tai nạn và sớm ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống. 1.2.2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới Bảo hiểm xe cơ giới có vai trò rất to lớn và đầy tính nhân văn, cộng đồng. Nó không chỉ phát huy tác dụng đối với riêng cá nhân tổ chức tham gia bảo hiểm và còn có tác dụng quan trọng đối với xã hội và Nhà nước. Đối với cá nhân, tổ chức. Rủi ro là yếu tố ngẫu nhiên, không thể lường trước được, nó có thể xảy ra đối với bất kì một cá nhân hay tổ chức, bất kì phương tiện nào và hoàn toàn nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Khi tai nạn xảy ra gây những thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, thậm chí gây thiệt hại đến cả tính mạng. Hoạt động bảo hiểm, trước hết là nhằm khắc phục hậu quả của rủi ro và các nghiệp vụ BHVCXCG sẽ đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm đươc trợ cấp hoặc bồi thường về vật chất, tài chính để khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống. Từ đó họ có điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác một cách bình thường. Bên cạnh đó, nhờ có quỹ chung do người tham gia bảo hiểm đống góp, khi có tai nạn xảy ra, nhà bảo hiểm giải quyết bồi thường được nhanh chóng, kịp thời góp phần xoa dịu bớt căng thẳng giữa chủ xe và nạn nhận. Đối với nhà nước. Thiệt hại của tai nạn giao thông để lại rất nhiều hậu quả thương tâm: những người tàn tật không có khả năng lao động, những em bé mồ côi không nơi nương tựa, những gia đình rơi vào cảnh bần cùng khó khăn…Nếu như không có quỹ bảo hiểm xe cơ giới thì hàng năm ngân sách Nhà nước phải chi ra một số tiền tương đối lớn để trợ cấp cho các thành viên, doanh nghiệp khi gặp khó khăn. Rõ ràng là BHVCXCG góp phần không nhỏ tiết kiệm chi tiêu của Nhà nước, tạo điều kiện để ngân sách Nhà nước đầu tư vào những vấn đề xã hội cần thiết khác, đưa đất nước ngày càng phát triển công bằng và văn minh hiện đại hơn. Đối với xã hội. Bên cạnh việc bồi thường những tổn thất, khắc phục những rủi ro, tai nạn, BHVCXCG còn có tác dụng to lớn trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất, giảm thiểu tai nạn giao thông. Các cơ quan, công ty bảo hiểm đóng góp tài chính một cách tích cực để thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn, mua sắm thêm các dụng cụ phòng cháy chữa cháy, cùng ngành giao thông làm các biển báo, đường lánh nạn. Hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm đóng góp hàng chục tỷ đồng cho công tác đề phòng và hạn chế tai nạn. Tất cả những đóng góp đó là sự cố gắng đáng ghi nhận và biểu dương đối với các công ty bảo hiểm. Một ý nghĩa to lớn khác mà BHVCXCG mang lại chính là ở tính cộng đồng được phát huy trong đông đảo quần chúng. Người tham gia bảo hiểm cùng đóng một khoản phí vào quỹ bảo hiểm chung vừa là để bảo vệ cho chính mình vừa là sự tương trợ giúp đỡ những người khác không may gặp phải rủi ro. Đó là một phẩm chất đáng quý của con người và xứng đáng được mọi người hưởng ứng. Kinh doanh bảo hiểm là một chu trình đảo ngược. Công ty bảo hiểm thu của khách hàng một khoản phí và thực hiện lời cam kết của mình trong suốt thời gian bảo hiểm, vì vậy doanh nghiệp bảo hiểm luôn có một khoản tiền nhàn rỗi. Số tiền đó một phần được sử dụng để đem đi đầu tư sinh lời. Bảo hiểm không chỉ đóng vai trò là một công cụ đảm bảo an toàn mà còn là một trung gian tài chính, nắm giữ phần quan trọng trong các công ty thương nghiệp và thương mại lớn. Với vai trò trên, bảo hiểm đã phát huy tác dụng hết sức đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, đó là: Bảo hiểm là một kênh huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. 1.3. Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 1.3.1. Một số khái niệm liên quan Khái niệm bảo hiểm: " Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính, thông qua đó một cá nhân hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm nếu rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng góp phí bảo hiểm cho mình hay cho người thứ ba. Khoản tiền bồi thường hoặc chi trả này do một tổ chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệm trước rủi ro hay sự kiện bảo hiểm và bù trừ chúng theo quy luật thống kê ".Đây là khái niệm mang tính chung nhất của bảo hiểm, bởi vì nó đã bao quát được phạm vi và nội dung của tất cả các loại hình bảo hiểm. Khái niệm kinh doanh bảo hiểm: " Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) nhằm mục đích sinh lợi, theo đó DNBH chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm, trên cơ sở bên mua đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp trả tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra ".(theo luật kinh doanh bảo hiểm 2000) Khái niệm xe cơ giới: Theo luật giao thông đường bộ : “ Xe cơ giới bao gồm ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng (kể cả rơ mooc và sơ mi rơ mooc được kéo bởi ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe dung cho người tàn tật) có tham gia giao thông. Như vậy, có thể hiểu xe cơ giới là tất cả các loại xe hoạt động trên đường bộ bằng chính những động cơ của mình và được phép lưu hành trên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Xe cơ giới chiếm một số lượng lớn và có một vị trí quan trọng trong ngành giao thông vận tải, ngành kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả các ngành, nó là sợi dây kết nối các mối quan hệ lưu thông hàng hóa giữa các vùng, giữa trong và ngoài nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. 1.3.2. Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới 1.3.2.1.Đối tượng bảo hiểm Bao gồm tất cả những chiếc xe còn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ của quốc gia.Đối với xe ô tô các loại có thể tham gia bảo hiểm toàn bộ vật chất xe cũng có thể tham gia bảo hiểm từng bộ phận của chiếc xe. 1.3.2.2.Phạm vi bảo hiểm - Tai nạn bất ngờ,ngoài tầm kiểm soát của chủ xe,lái xe trong các trường hợp:đâm va, lật đổ,hỏa hoạn,cháy,nổ... - Những rủi ro bất khả kháng do tiên nhiên: bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá,sóng thần... - Mất toàn bộ xe trong các trường hợp: xe bị mất trộm,xe bị cướp... - Ngoài ra công ty còn thanh toán cho chủ xe những chi phí cần thiết và hợp lý phát sinh do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm. Trong mọi trường hợp,tổng số tiền bồi thường thực tế không vượt quá số tiển bảo hiểm được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. 1.3.2.3.Điểm loại trừ trách nhiệm bảo hiểm - Hao mòn tự nhiên, mát giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa - Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra - Mất cắp bộ phận xe(trừ khi có thỏa thuận khác) - Hư hỏng do khuyết tật,mất giá trị,giảm dần chất lượng cho dù có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường - Hư hỏng hoặc tổn thất thêm do sửa chữa - Tổn thất đối với săm lốp,bạt thùng xe,đề can,chắn bùn,chữ nhãn hiệu,chụp đầu trục bánh xe,biểu tượng của nhà sản xuất trừ trường hợp tổn thất xảy ra do cùng một nguyên nhân và đồng thời các bộ phận của xe trong cùng một vụ tai nạn - Sau khi sửa chữa,đại tu,hoặc cải tạo mới theo quy định phải đăng kiểm lại mà chưa đi dăng kiểm theo quy định của nhà nước - Tổn thất động cơ do xe hoạt động trong vùng đang bị ngập nước(trừ khi có thỏa thuận khác) - Mức miễn thường thỏa thuận được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm 1.3.2.4.Số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm là số tiền mà chủ xe yêu cầu PJICO bảo hiểm cho xe của mình và được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. 1.3.2.5.Bồi thường tổn thất Trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm,PJICO có thể lựa chọn hình thức thanh toán chi phí thực tế để sửa chữa,thay thế(nếu không thể sửa chữa được) bộ phận bị tổn thất,hoặc trả bằng tiền cho chủ xe để bù đắp tổn thất trên cơ sở xác định được chi phí sửa chữa,khắc phục tổn thất có thể trả. 1.3.2.6.Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự lựa chọn công ty bảo hiểm của khách hàng. Vì vậy việc xác định mức phí chính xác sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Tỷ lệ phí bảo hiểm thường được tính dựa trên phương pháp thống kê các số liệu về tần suất tổn thất, chi phí trung bình trên một tổn thất và định mức chi phí quản lý của người bảo hiểm… của các năm trước. Phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới thường dựa vào một số yếu tố sau: - Loại xe ( nhãn hiệu, năm sản xuất…) Loại xe sẽ liên quan đến trang thiết bị an toàn, giá cả chi phí sửa chữa, phụ tùng thay thế…Thông thường các công ty bảo hiểm đưa ra những biểu phí phù hợp cho hầu hết các loại xe thông dụng thông qua việc phân loại xe thành nhóm. Việc phân loại này dựa trên cơ sở tốc độ tối đa, tỷ lệ gia tốc, chi phí và mức độ khó khăn khi sửa chữa và khan hiếm phụ tùng. - Phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe được xác định dựa vào công thức: P = f + d Với: P: là phí thu mỗi đầu xe f :là phí thuần d : là phụ phí Hoặc có thể sử dụng công thức: P = Sb * (R1 + R2) Với : R1 là tỷ lệ phí thuần R2 là tỷ lệ phụ phí. Tỷ lệ phí thuần R1 phụ thuộc vào : + Xác suất thống kê những vụ tai nạn giao thông nói chung + Thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn liên quan đến bản thân mỗi chiếc xe cơ giới. 1.4.Vấn đề trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới 1.4.1. Khái niệm trục lợi bảo hiểm Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm ngày càng mở rộng. Bên cạnh những người thực sự hiểu được tầm quan trọng của bảo hiểm và thực sự muốn tham gia bảo hiểm để được bảo vệ và ổn định cuộc sống của mình khi không may gặp rủi ro thì cũng có không ít khách hàng lợi dụng bảo hiểm để kiếm lợi cho bản thân một cách phi pháp. Đó chính là hành vi trục lợi bảo hiểm. Trục lợi bảo hiểm là tất cả các h
Luận văn liên quan