Đề tài Tình hình và giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội ở các tỉnh miền Bắc và Hòa Bình hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang hội nhập với xu thế của thế giới, và khu vực, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc gia nhập các tổ chức thế giới như trở thành thành viên của WTO (2007), ASEAN (1995), ký kết AFTA, tham gia APEC đã giúp cho nền kinh tế phát triển nhanh, năng động, vị thế và uy tín của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế đó cũng kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có các tệ nạn xã hội. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh trật tự và cuộc sống bình yên của mọi người trong xã hội. Tệ nạn xã hội là một vấn đề nhức nhối làm suy thoái đạo đức, nhân cách, gây khó khăn cản trở sự phát triển kinh tế xã hội; trái pháp luật và thuần phong mỹ tục và chúng ta cần phải ngăn chặn, loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội.

doc19 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 36218 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình và giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội ở các tỉnh miền Bắc và Hòa Bình hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang hội nhập với xu thế của thế giới, và khu vực, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc gia nhập các tổ chức thế giới như trở thành thành viên của WTO (2007), ASEAN (1995), ký kết AFTA, tham gia APEC đã giúp cho nền kinh tế phát triển nhanh, năng động, vị thế và uy tín của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tếTuy nhiên, sự phát triển kinh tế đó cũng kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có các tệ nạn xã hội. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh trật tự và cuộc sống bình yên của mọi người trong xã hội. Tệ nạn xã hội là một vấn đề nhức nhối làm suy thoái đạo đức, nhân cách, gây khó khăn cản trở sự phát triển kinh tế xã hội; trái pháp luật và thuần phong mỹ tục và chúng ta cần phải ngăn chặn, loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội. Tình hình tệ nạn xã hội ở miền Bắc nước ta nói chung và tại tỉnh Hòa Bình nói riêng đang có những diễn biến ngày càng phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau. Xã hội ngày càng phát triển, sự phân hóa giàu nghèo dần hình thành, ở góc độ nào đó đồng tiền siêu lợi nhuận bất chính từ vi phạm pháp luật mà có được nó đã làm gia tăng các loại tệ nạn xã hội vô cùng nguy hiểm. Vì lẽ đó mà bất chấp sự trừng phạt của pháp luật, sự lên án của xã hội, sự suy thoái về mặt đạo đức mà các phần tử hám danh lợi đã lợi dụng các loại tệ nạn xã hội để kiếm tiền. Vì vậy công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội cần phải tăng cường và tập trung cao độ, đổi mới phương pháp đấu tranh nhằm đẩy lùi các vấn nạn ra khỏi đời sống xã hội. Tại địa bàn tỉnh Hòa Bình tình hình tệ nạn xã hội đang diễn biến rất phức tạp. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của xã hội, kinh nghiệm thực tiễn công tác và tiếp thu qua kiến thức đã học nên tôi chọn đề tài “ Tình hình và giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội ở các tỉnh miền Bắc và Hòa Bình hiện nay” nhằm góp phần vào công tác đấu tranh, phòng ngừa chung. 2. Mục đích: Phân tích, bình luận, nghiên cứu và tìm ra những biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội ở các tỉnh miền Bắc nói chung và tại địa bàn tỉnh Hòa Bình nói riêng. Giới hạn: - Về đối tượng nghiên cứu: tệ nạn xã hội và phương pháp đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. - Phạm vi: + Không gian: các tỉnh miền Bắc và tỉnh Hòa Bình . + Thời gian: 5 năm trở lại đây (2011-2015). Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, thống kê số liệu. - Phương pháp điều tra, nghiên cứu thực tế. - Phương pháp quan sát thực tiễn. 5. Ý nghĩa thực tiễn: Tiểu luận ứng dụng lý luận và thực tiễn để nghiên cứu, phân tích, bình luận các vấn đề về tệ nạn xã hội nước ta hiện nay và nắm được thực trạng, để đề ra giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội tại địa bàn công tác. Cấu trúc của bài tiểu luận: Bao gồm những nội dung chính như sau: I. Những vấn đề chung về tệ nạn xã hội. 1. Tệ nạn xã hội là gì? 2. Sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội. 3. Sự cần thiết của việc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. II. Tệ nạn xã hội tại địa bàn tỉnh Hòa Bình. 1. Công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội ở Hòa Bình. 1.1. Thực trạng. 1.2. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Hòa Bình. 2. Đánh giá kết quả và hạn chế. 3. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội. 4. Mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. B.NỘI DUNG I. Những vấn đề chung về tệ nạn xã hội: 1. Tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội là một biểu hiện sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội tiêu cực, mang tính phổ biến, phản ánh những thói quen, phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, trái với chuẩn mực, đạo đức xã hội và quy định của pháp luật hiện hành, gây tác hại đến đời sống vật chất, tinh thần của quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Tệ nạn xã hội phong phú và đa dạng về thể loại, phức tạp về bản chất. Có nhiều loại tệ nạn xã hội gây nhức nhối hiện nay, đặc biệt là các tệ nạn ma túy, cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoangây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây rối loạn trật tự xã hội, suy đồi về mặt văn hóa và làm mất tư cách của một công dân. Gây ảnh hưởng sâu sắc tới nguồn lao động trẻ khi mà đất nước đang cần một nguồn trí thức mới có chất lượng trong công cuộc hội nhập thế giới hiện nay. Các tệ nạn xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, gây thêm những vấn đề khó khăn khác cho xã hội. Như ma túy, mại dâm gây nên HIV/AIDS. Vấn đề thất nghiệp, nghèo, lười lao động, thích hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, tính hiếu kỳ, hiếu thắng, thiếu sự giáo dục tốt từ gia đình, nhà trường, xã hội là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tệ nạn xã hội gia tăng như hiện nay. Tệ nạn xã hội không chỉ là những thói xấu, những hủ tục rơi rớt lại mà còn là những tệ nạn mới phát sinh từ chính trong lòng xã hội hiện nay gây ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân. Sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội: Tệ nạn xã hội đe dọa trực tiếp tới bản thân chính người phạm tội, ảnh hưởng tới gia đình, tới cuộc sống bình yên của nhân dân, và sự phát triển của xã hội. Tệ nạn xã hội là tiền đề, là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm, gây nên những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, có thể dẫn đến mất ổn định về anh ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt tệ nạn xã hội sẽ là tiền đề xấu cho các thế thực thù địch phá hoại từ bên trong. “Theo thống kê Chỉ trong quý III năm 2013, Công an thành phố Hà Nội đã bắt được 64 vụ tổ chức, chứa chấp, môi giới mại dâm và 212 vụ cờ bạc... Ban chỉ đạo (BCĐ) 197 TP Hà Nội đánh giá, hoạt động tổ chức, chứa chấp, sử dụng trái phép chất ma túy, nhất là ma túy tổng hợp, vẫn tiềm ẩn phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi. Thay vì đến những tụ điểm lớn, "dân bay" cất giấu ma túy tổng hợp trong các lon nước ngọt, sử dụng tại các quán bar mini, quán karaoke, cà phê” Tình hình tệ nạn xã hội ngày càng phức tạp, nhân dân sẽ mất đi niềm tin vào cuộc sống, vào chế độ nếu như tội phạm và tệ nạn xã hội vẫn tiếp tục hoành hành cộng đồng dân cư. Tệ nạn xã hội phá vỡ sự ổn định, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, an toàn, sức khỏe, tài sản, hạnh phúc của con người. Quần chúng sẽ không an tâm trong lao động, trong thực hiện đường lối chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước cũng như những quy định của chính quyền địa phương. Con người là vốn quý nhất của xã hội, của cải vật chất có thể làm ra được nhưng con người hư hỏng vì tệ nạn xã hội là mất mát không thể bù đắp và trở thành gánh nặng cho gia đình, cộng đồng. Sự cần thiết của việc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội: Tình hình tệ nạn xã hội ở nước ta vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, có cơ cấu thành phần có những thay đổi, đối tượng là số thanh niên chiếm tỷ kệ ngày càng cao, gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng gây lo lắng cho toàn xã hội. Có thể khẳng định rằng phòng, chống tệ nạn xã hội có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc gia, phát triển đất nước ta hiện nay. Đảm bảo an toàn trật tự nói chung phòng chống tệ nạn xã hội nói riêng là góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quản lý xã hội là quá trình công tác hoạt động của tổ chức, điều chỉnh hành vi xã hội của con người đạt tới mục tiêu đã được đặt ra, phòng chống tệ nạn xã hội là nhằm giữ gìn môi trường xã hội trong sạch, là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu của quản lý xã hội. Vì vậy phòng chống tệ nạn xã hội có tầm quan trọng đặc biệt trong quản lý xã hội. Trên cơ sở chỉ đạo của Đảng và nhà nước, để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội đạt hiệu quả cao, cần phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị, trách nhiệm của các ngành các cấp trong phòng ngừa đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội vì vai trò của công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo ổn định trật tự xã hội, đòi hỏi các ngành các cấp cần phải quan tâm. Công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội được Đảng và nhà nước ta xác định phải kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, các tổ chức Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương phải xem đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hàng đầu. Tính kiên quyết thể hiện ở chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết, nghị định, pháp lệnhvà các văn bản pháp luật khác về giải quyết các vấn đề tệ nạn xã hội, ví dụ như: - Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc (suy thoái đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội, trật tự kỷ cương xã hội)”. - Chỉ thị số 48 ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”. Các nghị quyết, chỉ thị đều nhấn mạnh các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải đặt công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội là một nhiệm vụ cần thiết, cấp bách, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để phòng ngừa và khắc phục hậu quả tệ nạn xã hội, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn xã hội, xử lý nghiêm khắc cán bộ, Đảng viên vi phạm. Những năm qua Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về phòng chống tệ nạn xã hội; chỉ đạo liên ngành với những biện pháp mạnh mẽ trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội nhằm mục tiêu “ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn mại dâm, ma túy và HIV/AIDS; xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh”. Cụ thể: - Quyết định 1203/QĐ-TTg ngày 31/08/2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy 2012-2015. - Chỉ thị số 22/2013/CT-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phòng chống mại dâm trong tình hình hiện nay. - Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020. II. Tệ nạn xã hội tại địa bàn tỉnh Hòa Bình: Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng tây bắc Việt Nam, có vị trí ở phía nam Bắc Bộ, giới hạn ở tọa độ 20°19' - 21°08' vĩ độ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh độ Đông, tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km.  Tỉnh Hòa Bình nằm giáp ranh giữa 3 khu vực: tây bắc, đông bắc và Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Có dòng sông Đà hùng vĩ chảy qua. Phía bắc giáp với tỉnh Phú Thọ; Phía nam giáp với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; Phía đông và đông bắc giáp với thủ đô Hà Nội, Phía tây, tây bắc, tây nam giáp với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa. Tỉnh Hòa Bình hiện có 1 thành phố và 10 Huyện, Trong đó có với 210 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 11 thị trấn, 8 phường và 191 xã. Với địa bàn rộng lớn và tiếp giáp nhiều địa bàn khác nhau, địa hình đồi núi, dân cư đông, tình hình an ninh trật tự của tỉnh diễn biến phức tạp, làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm. 1. Công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội ở Hòa Bình: 1.1. Thực trạng: Tệ nạn mại dâm vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động mại dâm ở các địa bàn giáp ranh, các cơ sở kinh doanh dịch vụ mặc dù đã giảm nhưng tính chất, mức độ, phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi tạo thành đường dây khép kín với phương tiện thông tin hiện đại (quan Internet, điện thoại) nên rất khó phát hiện đấu tranh, triệt phá; Các phương thức hoạt động mại dâm rất đa dạng với nhiều hình thức biến tướng, dễ thấy nhất là mại dâm “trá hình” lợi dụng các dịch vụ: Ăn, nghỉ, vũ trường, karaoke, cà phê, tẩm quất, massage hoặc giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động tạo thu nhập cao; những người nhẹ dạ, cả tin, có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, lười lao động, thích ăn chơi đua đòi, hưởng thụ... đã bị bọn tội phạm lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động mại dâm. Theo kết quả điều tra thống kê tháng 10 năm 2015, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 900 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm, trong đó có 35 khách sạn, 331 nhà nghỉ, 27cơ sở massage, 109 điểm karaoke, hơn 400 quán cà phê giải khát, cơ sở dịch vụ khác. Trong năm có 268 phụ nữ bỏ địa phương đi làm ăn xa không rõ lý do địa chỉ; 161 người mại dâm; 47/210 xã, phường, thị trấn có người tham gia hoạt động mại dâm; 10/210 xã, phường, thị trấn có điểm hoạt động mại dâm. Thành phần đối tượng bán dâm có độ tuổi ngày càng trẻ, đa số gái mại dâm ở các vùng nông thôn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không nghề nghiệp ổn định, học vấn thấp; địa bàn có nhiều người tham gia tệ nạn mại dâm như: huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lương Sơn, thành phố Hòa Bình. Tội phạm và các tệ nạn liên quan đến ma túy vẫn diễn biến phức tạp trên tuyến Quốc lộ 6A, vùng giáp ranh với huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; tính chất ngày càng nguy hiểm; số lượng ma túy vận chuyển ngày càng lớn; thủ đoạn hoạt động tinh vi, tạo thành đường dây khép kín; quá trình vận chuyển ma túy thường thay đổi các loại phương tiện, chuyển ma túy từ xe này sang xe khác, ngụy trang cất giấu nhằm đánh lạc hướng sự phát hiện; các đối tượng sẵn sàng dùng vũ khí nóng chống trả quyết liệt khi bị lực lượng chức năng truy bắt. Tình hình mua bán lẻ các chất ma túy do một số đối tượng nhiễm HIV tham gia còn phức tạp, gây khó khăn trong việc xử lý. Tình hình sử dụng ma túy tổng hợp, ma túy đá, thuốc lắc trong lứa tuổi thanh niên chiều hướng phức tạp. Phát hiện ổ nhóm lưu manh côn đồ, có cả học sinh bỏ học tụ tập ăn chơi, sử dụng ma túy dạng đá tại nhà nghỉ ở địa bàn thành phố Hòa Bình. Số người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh hàng năm vẫn tăng. Năm 2010 có 932 người nghiện tại 119/210 xã, phường, thị trấn; năm 2011 có 1.227 người nghiện ma túy ở 105/210 xã, phường, thị trấn; năm 2012 có 1.698 người nghiện ma túy ở 120/210 xã, phường, thị trấn; năm 2013 có 2.235 người nghiện ma tuý ở 139/210 xã, phường, thị trấn; năm 2014, số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý là 2.156 người ở 139/210 xã, phường, thị trấn; 6 tháng đầu năm 2015, số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý là 1.923 người, trong đó số người nghiện có mặt ngoài xã hội là 1.723 người có ở 138/210 xã, phường, thị trấn; số người nghiện ở Trại tạm giam Công an tỉnh là 67 người; ở trong cơ sở cai nghiện tại thành phố Hòa Bình và Trung tâm quản lý sau cai nghiện tại huyện Lạc Sơn là 133 người. Ngoài ra, còn có 365 người nghi nghiện đang sinh sống ở gia đình và cộng đồng. Nạn cờ bạc chủ yếu diễn ra dưới hình thức lô đề. Nạn cờ bạc cá cược ăn tiền gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống nhân dân. Các lực lượng chức năng đã chủ động tấn công triệt phá tệ nạn cờ bạc dưới các hình thức gắn với làm tốt công tác vận động quần chúng tích cực tham gia tố giác tội phạm góp phần giữ vững sự ổn định về an ninh chính trị, trật tự, an ninh xã hội trên địa bàn tỉnh góp phần vào mục tiêu chung phòng chống và loại bỏ các loại tệ nạn xã hội trên cả nước. 1.2. Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh Hòa Bình: a)Xây dựng, kiện toàn và chỉ đạo hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh Hòa Bình: - Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định 1451/QĐ-UBND ngày 15/8/2011 phê duyệt kế hoạch phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015; Quyết định bổ sung, kiện toàn thành viên Đội kiểm tra liên ngành về phòng chống tệ nạn mại dâm. Quyết định số 920/QĐ-UBND ngày 01/6/2011 về việc tổ chức cuộc thi "Tình nguyện viên với công tác tuyên truyền, tư vấn phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS năm 2011". - Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 605-QĐ/TU ngày 27/7/2012 về việ thành lập Ban chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội ( gọi tắt là Bao chỉ đạo 09 tỉnh) - Quyết định số 687/QĐ-UBND ngày 4/6/2012 về việc Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm; phòng chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm và phòng chống tội phạm mua bán người tỉnh Hòa Bình. - Quyết định số 2014/QĐ-UBND ngày 24/10/2011 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 94/2009/NĐ-CP về của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi bổ sung Luật phòng chống ma túy về quản lý sau cai giai đoạn 2011-2015. - Quyết định số 1197/QĐ-UBND, ngày 31/8/2012 về việc ban hành Quy định trách nhiệm đóng góp và chế độ trợ cấp đối với người cai nghiện ma túy, người bán dâm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. - Đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện cho Cơ sở tư vấn và cai nghiện tự nguyện TVN tại Suối Rè, xã Cư Yên, huyện Lương Sơn. - Xây dựng Dự thảo ban hành Quy chế cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình b) Công tác tuyên truyền: Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, giáo dục pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội được triển khai với nhiều hình thức phong phú, hoạt động thiết thực, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu nhằm tuyên truyền vận động nhân dân tích cực phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng kế hoạch triển khai dưới nhiều hình thức như: qua các phương tiện thông tin đại chúng (Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh huyện, loa phát thanh ở các xã, phường thị trấn, viết bài đăng tải trên báo). Đặt mua, in ấn và cung cấp tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, sách mỏng nội dung tuyên truyền về quan điểm, chủ chương, giải pháp phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm của Đảng, nhà nước; tác hại của tệ nạn ma túy, mại dâm; nâng cao ý thức phòng ngừa, trách nhiệm của cá nhân, gia đình cùng tham gia với các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ phòng chống tệ nạn xã hội. Các ngành thành viên Ban chỉ đạo tỉnh như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Tỉnh đoàn thanh niên, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh... tổ chức các hoạt động tuyên truyền về công tác phòng chống tệ nạn xã hội với nội dung đa dạng, phong phú như: mít tinh, hội thi, hội thảo, giao lưu văn hóa văn nghệ; lồng ghép nội dung tuyên truyền về phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; trong các cuộc hội nghị, tọa đàm, sinh hoạt Câu lạc bộ... tuyên truyền đến 100% hội viên, đoàn viên thanh niên và vận động hội viên, đoàn viên, gia đình, chính quyền ký cam kết không vi phạm tệ nạn xã hội. Kết quả công tác tuyên truyền trong những năm qua đã tập trung hướng về cơ sở, các khu vực trọng điểm có nhiều tệ nạn ma tuý, mại dâm góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về tác hại của tệ nạn xã hội, cách tự phòng tránh cho bản thân và cộng đồng xã hội. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện hưởng ứng "Tháng hành động phòng chống ma túy" và “Ngày toàn dân phòng chống ma túy" từ 01 đến 30/6; các ngành, các cấp đã tổ chức nhiều hình thức phong phú đa dạng: thông qua hội thi, cuộc thi tìm hiểu kiến thức về phòng chống tệ nạn xã hội; xây dựng phóng sự, tổ chức trao đổi tọa đàm, viết tin, bài về công tác cai nghiện phục hồi, xây dựng xã phường lành mạnh; tổ chức mít tinh, diễu hành, hội nghị tuyên truyền, biểu diễn giao lưu văn nghệ thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên, học sinh và nhân dân tham gia. 2. Đánh giá kết quả và hạn chế: *Kết quả: Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Hòa Bình, cùng sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ trong công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội của cơ quan chức năng, của các ban, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị tại địa bàn tỉnh đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Trong 5 năm qua tệ nạn xã hội ở Hòa Bình, nhìn chung không có những diễn biến phức tạp, khó lường. Các tệ nạn xã hội đều trong tầm kiểm soát. * Hạn chế: Việc thực hiện chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm và các nghị quyết liên quan đến tệ nạn xã hội chưa được thường xuyên. Công tác kiểm soát, quản lý các đối tượng thuộc tệ nạn xã hội còn chưa chặt chẽ, để một số đối tượng còn tái phạm. Trong đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, có 1 số trường hợp biện pháp xử lí chủ yếu là xử phạt hành chính dẫn đến tình trạng các đối tượng vi phạm nhờn, không sợ. Cơ quan chức năng và những người thực thi nhiệm vụ phòng chống tệ nạn xã hội còn chưa nắm bắt kịp thời và thường xuyên những diễn biến phức tạp của tệ nạn này. Đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội còn thi
Luận văn liên quan