Đề tài Tình hình và giải pháp xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường EU

Quan hệ thương mại Việt Nam – EU không ngừng phát triển cùng với tiến trình hợp tác của phía EU và đà lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam do chính sách” Đổi mới” mang lại. Hiện nay EU là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Quy mô thương mại ngày càng được mở rộng. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU phát triển mạnh và có nhiều triển vọng.Việt Nam có 15 thị trường xuất khẩu trong khối EU kể từ năm 1995, khi EU mở rộng thành 15 nước thì tất cả 15 nước thành viên đều có mối quan hệ buôn bán với Việt Nam tuy ở mức độ khác nhau.

doc34 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình và giải pháp xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG Quan hệ thương mại Việt Nam – EU không ngừng phát triển cùng với tiến trình hợp tác của phía EU và đà lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam do chính sách” Đổi mới” mang lại. Hiện nay EU là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Quy mô thương mại ngày càng được mở rộng. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU phát triển mạnh và có nhiều triển vọng.Việt Nam có 15 thị trường xuất khẩu trong khối EU kể từ năm 1995, khi EU mở rộng thành 15 nước thì tất cả 15 nước thành viên đều có mối quan hệ buôn bán với Việt Nam tuy ở mức độ khác nhau. 2.1. Sơ lược về dệt may Việt Nam: Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, nước ta chọn dệt may làm ngành kinh tế có tính đột phá. Có thể rút ra nhận xét này từ ngành dệt may của Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Bănglađét, Inđônêxia, Cămpuchia… Dệt may cũng trở thành một ngành kinh tế lớn của Việt Nam trong quá trình phát triển. Từ năm 2002, ngành Dệt may Việt Nam có tăng trưởng đột phá mở đầu cho một thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ cả về kim ngạch lẫn tỷ trọng trong xuất khẩu chung của nền kinh tế. Năm 2002, xuất khẩu dệt may đạt trên 2,7 tỷ USD và chiếm tỷ trọng trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu chung của nền kinh tế. Chỉ 5 năm sau, năm 2007, xuất khẩu dệt may đạt 7,8 tỷ USD. Đây cũng là năm đầu Việt Nam gia nhập WTO, các rào cản thương mại như hạn ngạch dệt may vào thị trường Mỹ được dỡ bỏ. Ngay sau đó, năm 2008, mặc dù kinh tế Việt Nam và thế giới chứng kiến những biến động mạnh mẽ, từ lạm phát những tháng đầu năm đến giảm phát cuối năm, nhưng hết năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn đạt con số kỷ lục 9,2 tỷ USD, đưa Việt Nam đứng vào Top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Phải nói rằng, ngành dệt may Việt Nam là ngành được Chính phủ rất quan tâm. Điều này không chỉ do tốc độ tăng trưởng cao, tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu mà quan trong hơn cả là đã tạo ra trên 2 triệu chỗ làm với 6 triệu người ăn theo. Những đóng góp cho xã hội đó đã nâng cao vị thế của ngành dệt may trong nền kinh tế đất nước. Đến nay, ngành dệt may Việt Nam khá phát triển, trang bị được đổi mới và hiện đại hóa tới 90%. Lực lượng lao động trong ngành khá dồi dào, có kỹ năng và tay nghề tốt, có chi phí lao động thấp so với nhiều quốc gia khác, có khả năng sản xuất được các loại sản phẩm phức tạp, đòi hỏi chất lượng cao và được phần lớn khách hàng kỹ tính chấp nhận. Nhiều doanh nghiệp trong ngành đã được tổ chức tốt, xây dựng được thương hiệu, có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà nhập khẩu bán lẻ nước ngoài, nhất là với Mỹ. Có tới 55% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là vào Mỹ đã chứng tỏ điều đó. 2.2. Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường EU Với vị trí thứ hai, sau Hoa Kỳ, EU luôn được coi là thị trường tiềm năng và truyền thống của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Trong những năm gần đây xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này đều duy trì được mức tăng trưởng khá. Trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang EU, hàng dệt may có kim ngạch đứng thứ hai sau giày dép. Thị trường EU hiện chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Thế nhưng nếu nhìn từ phía EU, thì Việt Nam chỉ là nhà xuất khẩu lớn thứ 16 và chiếm 0,5% kim ngạch nhập khẩu của EU. Thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam lớn nhất trong Liên minh EU vẫn là Đức (46,9%); Pháp (10,8%); Hà Lan (10,3%); Anh (9,4%); Bỉ (6,1%); Tây Ban Nha (5,1%); Ý (4,4%); Đan Mạch (2%); Thụy Điển (1,9%); Áo (1,5%); Phần Lan (0,6%); Ai Len (0,4%); Luxembourg (0,3%); Hy Lạp (0,2%) và Bồ Đào Nha (0,1%). TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRỪƠNG EU QUA CÁC NĂM Năm  2003  2004  2005  2006  2007  2008  2009   Kim ngạch XK (triệu USD)  537,1  760  882,8  1245  1500  1650  1584   Nói về tình hình xuất khẩu dệt may quý I năm 2010, theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước trong quí 1-2010 đạt 2,2 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 13% so với cùng kỳ. Nhìn chung các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU và Nhật Bản đã được cải thiện đáng kể đang tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên, việc chủ động nguồn nguyên liệu bông, xơ sợi cho ngành dệt may hiện vẫn còn nhiều hạn chế. 2.3. Việt Nam gia nhập WTO và những rủi ro trong thay đổi pháp lí: 2.3.1 WTO bãi bỏ hạn ngạch cho các nước thành viên Kể từ 01/01/2005, hàng dệt may xuất khẩu từ một nước thành viên WTO sang một nước thành viên khác sẽ không còn chịu hạn ngạch nữa. Như vậy, với việc gia nhập WTO, Việt Nam không còn gặp phải vấn đề hạn ngạch khi xuất khẩu hàng dệt may nữa. Điều này giúp Việt Nam có nền tảng cạnh tranh công bằng hơn, ít nhất là về mặt pháp lý, với các nước sản xuất hàng dệt may khác như Ấn Độ, Băng-la-đét, Trung Quốc, v.v. Vừa rồi năm 2008, EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc và áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU. So với trước đây, rõ ràng từ năm 2008 xuất khẩu của Trung Quốc sang EU sẽ thuận lợi hơn. Và như thế, các nước xuất khẩu hàng dệt may sẽ không dễ dàng nếu muốn tăng thị phần tại EU, bởi hàng dệt may của các nước trong đó có Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng dệt may Trung Quốc vốn có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hoá. 2.3.2 Hàng rào bảo hộ dệt may trong nước không còn Nếu như hiện nay, thuế nhập khẩu hàng may mặc vào Việt Nam là 50%, thuế nhập khẩu vải là 40%, thuế nhập khẩu sợi là 20% thì khi vào WTO, Việt Nam sẽ phải thực hiện đúng cam kết theo Hiệp định Dệt may (với mức giảm thuế lớn, ví dụ thuế suất đối với vải giảm từ 40% xuống 12%, quần áo may sẵn giảm từ 50% xuống 20% và sợi giảm từ 2% xuống 5%). Do vậy vải Trung Quốc sẽ tràn vào nước ta vì lúc nước sẽ phải cạnh tranh với vải Trung Quốc nhập khẩu. Bảng sau thể hiện mức thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với các sản phẩm dệt may phân loại theo Chương HS. Theo đó, hầu hết các mức trần thuế suất sẽ bắt đầu giảm ngay từ khi Việt Nam gia nhập WTO, và không bị cắt giảm theo lộ trình thêm nữa. Điều này được thể hiện qua mức trần thuế suất khi gia nhập và trần thuế suất cuối cùng là khá giống nhau. Chỉ có 5 dòng thuế vẫn tiếp tục được cắt giảm thêm là 59112000 (từ 10% xuống 8% vào năm 2009), 59119010 (từ 10% xuống 5% vào năm 2010), 59119090 (từ 10% xuống 5% vào năm 2010), 63079010 (từ 15% xuống 10% vào năm 2009), 63079020 (từ 15% xuống 10% vào năm 2009). Với việc tham gia WTO, Việt Nam cũng phải cam kết không vận dụng hạn ngạch nhằm hạn chế nhập khẩu hàng dệt may. Bảng : Thuế nhập khẩu cam kết (trung bình) khi gia nhập WTO Đơn vị tính: % Chương HS  Trần thuế suất khi gia nhập  Trần thuế suất cuối cùng   50  9,77  9,77   51  7,73  7,73   52  9,50  9,50   53  5,66  5,66   54  9,05  9,05   55  8,77  8,77   56  10,32  10,32   57  12,00  12,00   58  12,00  12,00   59  11,15  10,89   60  12,00  12,00   61  19,92  19,92   62  19,80  19,80   63  14,70  14,60   Nguồn: Cục Xúc tiến thương mại (2009) Các cam kết giảm thuế đối với hàng dệt may nhập khẩu sẽ làm giảm mức độ bảo hộ đối với ngành dệt may. Bảng sau thể hiện ước tính mức độ bảo hộ thực tế - mức tăng giá trị gia tăng của ngành trong trường hợp có bảo hộ so với trường hợp không có bảo hộ - của các ngành dệt may. Theo đó, mức độ bảo hộ thực tế của các ngành dệt may sẽ tăng nhẹ trong giai đoạn 2008-2010, trước khi giảm liên tục trong các năm tiếp theo cho đến 2020. Mức độ bảo hộ thực tế đối với các sản phẩm quần áo được duy trì khá ổn định kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đối với thảm dệt và các sản phẩm thêu ren, tỷ lệ bảo hộ thực tế chỉ tăng nhẹ trong giai đoạn 2007-2010, trước khi giảm xuống trong giai đoạn 2015-2020. Riêng sản phẩm sợi còn không nhận được bảo hộ từ hàng rào thuế quan, thể hiện qua tỷ lệ bảo hộ nhỏ hơn 0 trong giai đoạn 2007-2020. Bảng: Tỷ lệ bảo hộ thực tế của các ngành dệt may (%)  2006  2007  2008  2009  2010  2015  2020   Dệt may  124,71  34,06  34,74  35,28  35,61  33,31  28,59   Sợi  4,00  -4,97  -4,46  -4,06  -3,81  -3,10  -2,66   Quần áo  135,70  58,02  58,44  57,72  57,48  58,26  57,83   Thảm dệt  56,00  25,02  25,22  25,38  25,47  19,81  20,32   Sản phẩm thêu ren (ngoại trừ thảm)  62,33  17,44  17,69  17,90  18,05  16,03  16,31   Nguồn: Phạm Văn Hà (2007). 2.3.3 Quy định về xuất xứ của hàng hóa Quy định về xuất xứ của hàng hóa cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập thị trường của các sản phẩm dệt may. Các quy định này liên quan đến các tiêu chí được sử dụng nhằm xác định xem sản phẩm được sản xuất ở đâu. Đây là một phần quan trọng trong quy định thương mại vì nhiều chính sách có phân biệt giữa các nước xuất khẩu (liên quan đến hạn ngạch, thuế suất ưu đãi, chống bán phá giá, v.v.), trong khi quá trình toàn cầu hóa đang khiến các sản phẩm được sản xuất qua các công đoạn ở nhiều nước khác nhau trước khi đến với người tiêu dùng cuối cùng. Theo Hiệp định về Quy định xuất xứ, các thành viên WTO phải bảo đảm các quy định xuất xứ được ban hành và thực thi một cách minh bạch, mà không có tác dụng hạn chế, bóp méo, hay gián đoạn đối với thương mại quốc tế, và được quản lý một cách thống nhất, đầy đủ, và hợp lý. Về dài hạn, Hiệp định hướng tới sự hài hòa hóa các quy định về xuất xứ của các nước thành viên WTO, ngoại trừ các quy định trong một số hiệp định ưu đãi thương mại (như hiệp định thương mại tự do). Tất cả các quốc gia đều thừa nhận rằng việc hài hòa hóa các quy định này sẽ góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế. Các quy định về xuất xứ được sử dụng nhằm: thực hiện các biện pháp và công cụ chính sách thương mại như thuế chống bán phá giá, các biện pháp tự vệ, v.v.; xác định xem liệu sản phẩm nhập khẩu sẽ nhận được ưu đãi tối huệ quốc hay chỉ là ưu đãi thương mại; thống kê thương mại; vận dụng các quy định về nhãn mác; và phục vụ cho mua sắm chính phủ. Tuy vậy, các quy định này cũng có thể được vận dụng thiếu hợp lý với mục đích bảo hộ. Chính vì vậy, Hiệp định về xuất xứ hàng hóa có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngành dệt may. 2.3.4 Định giá hải quan Định giá hải quan là một thủ tục hải quan được thực hiện nhằm xác định giá trị hải quan của hàng nhập khẩu. Đối với các đơn vị nhập khẩu, quá trình này có ý nghĩa quan trọng như là mức thuế được áp dụng, vì nếu mức thuế được tính theo tỷ lệ % của giá trị hải quan, giá trị hải quan cũng ảnh hưởng đến mức thuế phải chịu đối với hàng nhập khẩu. Hiệp định về định giá hải quan trong khung khổ WTO hướng tới một hệ thống định giá hàng hóa cho mục đích hải quan được thực hiện một cách công bằng, đồng nhất, và trung tính. Kể từ khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay, Hiệp định này đã được thay thế bằng Hiệp định về thực thi Điều VII của GATT 1994, và chỉ áp dụng đối với quá trình định giá hàng nhập khẩu để áp dụng mức thuế nhập khẩu theo tỷ lệ %.Theo đó, định giá hải quan chủ yếu dựa trên giá hàng hóa thực trả - thường được thể hiện trên hóa đơn - có thực hiện một số điều chỉnh được nêu trong Điều VIII. 6 phương pháp định giá được sử dụng là: giá trị giao dịch; giá trị giao dịch của hàng hóa giống hệt; giá trị giao dịch của hàng hóa tương tự; phương pháp trừ (deduction); phương pháp tính toán (computed method); phương pháp dự phòng (fall back method). Hiện tại các Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đang thực hiện các hợp đồng gia công là chủ yếu, vì vậy các DN chưa thấy rõ được sự ảnh hưởng của Hiệp định này. Tuy nhiên các DN đang phấn đấu tăng dần tỷ lệ đơn hàng theo phương thức FOB, do vậy việc hiểu biết Hiệp định này là một việc cần thiết để các DN chủ động sử dụng được lợi thế của phương pháp định giá này tăng tính cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam khi hội nhập thế giới. 2.3.5 Thủ tục hải quan: Câu chuyện của Cty TNHH May Minh Trí là một trong nhiều ví dụ điển hình về tình hình khó khăn hiện nay của các DN dệt may. Ông Vũ Đình Tân - Phó Giám đốc Cty cho biết: Minh Trí là Cty chuyên gia công xuất khẩu vào thị trường các nước. Hàng tháng, lượng hàng nhập và XK của Cty rất lớn. Minh Trí đã đăng ký và đang thực hiện các hợp đồng tại Chi cục Hải quan Đầu tư – Gia công Hà Nội. Theo quy định của Quyết định 69/2004/QĐ-BTC ngày 24/8/2004, khi hàng hoá nhập/xuất khẩu được miễn kiểm tra, DN chỉ việc nhận hàng và đưa hàng về nhà máy để sản xuất hoặc hàng xuất được đưa thẳng tới Cảng để làm thủ tục và chất hàng lên tàu. DN tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí giao nhận vận chuyển. Điều này đã giúp DN đảm bảo được thời hạn giao hàng cho khách hàng nước ngoài, công nhân không phải nghỉ chờ việc, chờ nguyên phụ liệu về nhà máy. Đối với các lô hàng hoá phải kiểm tra, DN làm thủ tục kiểm hoá và nhập/xuất hàng tại Cảng cũng rất nhanh và thuận tiện, chỉ trong vòng 4 giờ làm việc đã được thông quan hàng hoá. Thế nhưng, kể từ ngày 20/4/2009, khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 79/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thì tình hình lại khác. Quy định tại mục 6 , khoản C của điều 57 của Thông tư số 79: Hàng hoá của DN bắt buộc phải làm thủ tục niêm phong chuyển tiếp về cửa khẩu mở tờ khai hoặc kho riêng (kể cả hàng hoá thuộc diện miễn kiểm tra thực tế), hải quan cửa khẩu ghi rõ số niêm phong và tình trạng hàng hoá vào biên bản bàn giao, niêm phong hồ sơ và giao cho chủ hàng chuyển cho chi cục hải quan ngoài cửa khẩu. Vì thế, khi hàng về đến địa điểm đăng ký trong đơn chuyển cửa khẩu, DN nộp hồ sơ đã được hải quan cửa khẩu niêm phong cho chi cục hải quan ngoài cửa khẩu để làm tiếp thủ tục thông quan lô hàng. "Chúng tôi hiểu theo quy định hiện hành, việc giám sát các lô hàng phải kiểm tra là việc bắt buộc" - ông Trí cho biết. Tuy nhiên, theo ông Trí đối với các lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra thực tế hàng hoá nếu áp dụng phương pháp giám sát như trên thì nó thực sự không có ý nghĩa ưu tiên gì đối với DN chấp hành tốt pháp luật (không khuyến khích DN chấp hành tốt pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu), đi ngược lại chủ trương đổi mới và hiện đại hoá ngành Hải quan để đi đến thông quan điện tử, không tạo nên sự khác biệt giữa hàng hoá phải kiểm tra và miễn kiểm tra. Hơn nữa việc niêm phong/kẹp chì ở của khẩu nhập sẽ gây tốn kém, chi phí vận chuyển vòng vèo do không cùng tuyến đường, thời gian lưu xe, lưu container chờ thông quan tại Hải quan ngoài cửa khẩu, nếu DN muốn lấy hàng ngoài giờ lại phải đăng ký, làm các thủ tục để di chuyển hàng hoá đến địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu. Theo ông Trí, hiện tại rất nhiều lô hàng của DN đang ứ đọng ở cảng do hải quan cửa khẩu và ngoài cửa khẩu không thống nhất trong việc áp dụng Thông tư 79. Hàng hoá nhập khẩu trong diện miễn kiểm tra không được đưa ngay về nơi sản xuất mà vẫn phải chịu sự giám sát của hải quan cửa khẩu và ngoài cửa khẩu. Do vậy , chi phí cho 1 lô hàng nhập tăng gấp 2-3 lần do vận chuyển vòng vèo chờ thông quan, chi phí lưu container, lưu xe , bến bãi..., thời gian chờ đợi làm thủ tục gây chậm trễ cho sản xuất, ảnh hưởng tới tiến độ xuất khẩu. 2.4. Qui định của EU và những rủi ro pháp lí: 2.4.1. Tiêu chuẩn của EU về chất lượng và môi trường: Bất chấp hệ thống điều hoà EU có thể tạo điều kiện cho thương mại tự do giữa các nước thành viên trong EU, mỗi thị trường thành viên có những yêu cầu khác nhau liên quan đến vấn đề chất lượng, loại vải, sợi, các tiêu chuẩn, kích cỡ, mầu sắc… Không có tiêu chuẩn chung của EU cho các sản phẩm may mặc. Đa số các nhà nhập khẩu, đặc biệt là các tổ chức bán lẻ, làm việc trên cơ sở một số các yêu cầu tối thiểu. Trên khía cạnh này, nhà nhập khẩu đã hình thành và đưa ra những yêu cầu chất lượng tối thiểu liên quan đến cả vật liệu và sản xuất. Chẳng hạn như: Quy định của EU và Anh về các chất nhuộm bị cấm, chất nhuộm gây ung thư (Azo dyes) Quy định của EU về những chất gây ô nhiễm hữu cơ dai dẳng (POPs) Anh đã ban hành luật của EU thành luật quốc gia về về vấn đề liên quan đến hóa chất nonyl phenol ethoxylates và nonyl phenol để bảo vệ môi trường. Ngoài ra Anh đã có những qui định riêng: Anh ban hành luật Châu Âu thành luật quốc gia cho việc cấm sử dụng pentaBDE and octaBDE trong sản phẩm. Luật của Anh về vấn đề an toàn sản phẩm: Theo chỉ thị về an toàn sản phẩm, nhà sản xuất và phân phối sản phẩm tiêu dùng có nhiệm vụ chung là đưa ra thị trường sản phẩm an toàn. Chỉ thị này áp dụng cho tất cả các sản phẩm trên thị trường trừ phi có những luật định Châu Âu khác đã được áp dụng để khống chế an toàn cho sản phẩm có liên quan.  Anh đã ban hành luật về an toàn cho sản phẩm đồ mặc ngủ. Luật của Anh liên quan đến hóa chất có trong vải chống cháy sử dụng trong may mặc: Anh đã ban hành luật của EU liên quan đến hóa chất có trong vải chống cháy sử dụng trong may mặc bao gồm những chất sau: Tri-(2,3,-dibromopropyl)-phosphate (TRIS), Tris-(aziridinyl)-phosphineoxide (TEPA) và Polybromobiphenyles (PBB). Sử dụng kim loại Nikel trong trang trí sản phẩm may mặc: Anh đã ban hành luật về giới hạn lượng nikel được sử dụng trong sản phẩm có tiếp xúc trực tiếp với da (những dụng cụ nhọn như hoa tai và những sản phẩm có tiếp xúc trực tiếp với da khác).  Luật của Anh: liên quan đến vật liệu gỗ dùng để đóng gói (những sinh vật có hại như vi khuẩn, côn trùng, ve, nấm...): Luật của Anh về việc giảm tác động của các chất thải từ đóng gói: Anh đã ban hành chỉ thị 94/62/EC về việc đóng gói và chất thải đóng gói ở cấp độ quốc gia. Khía cạnh quan trọng nhất của luật này đối với các nhà sản xuất ở các nước không thuộc khối EU là việc không được sử dụng vật liệu đóng gói có hàm lượng kim loại nặng.   Đóng gói, nhãn hiệu và ghi nhãn Cần phải quan tâm đến bao bì đóng gói sản phẩm khi xuất khẩu sang EU. Các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ vấn đề bao bì để bảo vệ hàng hoá trong quá trình vận chuyển qua nhiều quốc gia. Các sản phẩm phải được bảo vệ chống lại thời tiết, những thay đổi nhiệt độ, xử lý không cẩn thận và ăn cắp. Một số nhà nhập khẩu có những nhu cầu đặc biệt liên quan đến bao bì. Vì những lý do về môi trường, bao bì đóng gói từ những vật liệu như PVC… ít thông dụng đối với người tiêu dùng và trong vài trường hợp, chính phủ có thể cấm sử dụng loại vật liệu này. Các nhà xuất khẩu từ những quốc gia đang phát triển cần phải thảo luận về vấn đề này với các khách hàng tiềm năng của mình và nên dự trù trước các chi phí đóng gói đặc biệt trong giá bán sỉ nếu được yêu cầu.  Kích thước sử dụng để ghi : 3 số đo cơ bản là  chiều dài, vòng ngực, vòng hông.  Ghi nhãn: Việc ghi nhãn phải đảm bảo thông tin cho người tiêu dùng về tương lai và sản phẩm thực sự mua được. Thông tin cung cấp được ghi trên nhãn từ thành phần sợi vải chính tạo nên sản phẩm cho đến thông tin an toàn tiêu dùng. Thông thường có 2  phương pháp ghi: - Các yêu cầu bắt buộc như xuất xứ, thành phần sợi, khả năng cháy; - Các yêu cầu tự nguyện như nhãn hiệu quan tâm/hướng dẫn giặt tẩy và kích cỡ của nhãn. Chương trình nhãn hiệu quan tâm tự nguyện được sử dụng trên nhiều quốc gia tại EU. Chương trình sử dụng 5 loại biểu tượng là mã mầu; các biểu tượng liên quan đến tính bền vững của mầu sắc, ổn định về kích cỡ, ảnh hưởng của cloren (trong chất tẩy), nhiệt độ ủi an toàn nhất và một vài đặc tính khác. Các nhãn sinh thái - Ecolabel Nhu cầu cho các sản phẩm mang tính môi trường ngày càng tăng, đặc biệt trong lãnh vực hàng tiêu dùng; người tiêu dùng đòi hỏi những sản phẩm dễ dàng được nhận diện và được gắn nhãn theo sự khuyến khích của luật pháp. Những dấu xác nhận tiêu chuẩn cho sản phẩm mang tính môi trường thường được biết đến như một nhãn sinh thái. Những dấu xác nhận chỉ ra rằng sản phẩm ít ảnh hưởng đến môi trường so với các sản phẩm tương tự. Các nhãn sinh thái mang tính chất tự nguyện tuy nhiên có thể cho rằng đây là một công cụ cạnh tranh mạnh. 4 nhãn hiệu quan trọng tại
Luận văn liên quan