Việt Nam là một nước nông nghiệp có 69.4% dân số sống tập trung ở khu vực nông thôn và chiếm gần 20% tổng thu nhập quốc dân (Tổng cục thống kê năm 2011) . Cho nên có thể nói rằng nông nghiệp nước ta vẫn luôn là mặt trận hàng đầu, có tầm quan trọng chiến lược. Ổn định sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của đất nước. Chính vì lẽ đó mà chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay nhằm từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn Việt Nam trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp để có khả năng kinh doanh tốt cũng như tạo ra ưu thế và quy mô kinh doanh phù hợp hay để mua máy móc thay cho lao động thủ công nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian lao động, mua giống, phân bón, thức ăn gia súc có chất lượng tốt đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp cũng như người nông dân phải đầu tư thêm nhiều vốn. Nhưng lượng vốn vay bao nhiêu thì đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ, thời gian vay và lãi suất vay ở mức độ nào thì hộ có thể chấp nhận được với lượng vốn vay và thời hạn vay như vậy? Bên cạnh đó việc xác định thời điểm nào người nông dân có nhu cầu vay vốn cao? Làm thế nào để nông dân tiếp cận vốn một cách kịp thời và thuận lợi nhất? Những hộ nông dân khi đã có vốn thì họ sản xuất kinh doanh như thế nào? Có sử dụng vốn vay đúng mục đích không? Đây cũng là vấn đề mà các tổ chức cung cấp tín dụng cần quan tâm để có kế hoạch cung ứng vốn cho các hộ nông dân kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả nhất. Đặc biệt khi đã hội nhập quốc tế, để các mặt hàng nông sản có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thế giới đòi hỏi có nguồn vốn lớn đáp ứng yêu cầu công nghệ chất lượng cao và mở rộng sản xuất. Để đáp ứng cho yêu cầu cấp bách này, đã có rất nhiều tổ chức tín dụng làm nhiệm vụ cung ứng nguồn vốn đầu vào cho nông nghiệp. Trong đó, NHNN&PTNT một tổ chức ra đời từ lâu và tồn tại kỳ cựu đến hôm nay đã đóng vai trò quan trọng hàng đầu và là người bạn đồng hành trong việc hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp nông thôn.
Thị trấn Trà Xuân nằm ở phía Tây huyện Trà Bồng, vốn là một xã thuần nông, đời sống một bộ phận nhân dân gặp nhiều khó khăn, toàn thị trấn có 1836 hộ, trong đó có 740 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 40,3%; hộ cận nghèo có 459 hộ chiếm tỷ lệ 25% toàn thị trấn (phòng thống kê UBND thị trấn Trà Xuân- năm 2011). Do đó nhu cầu về vốn để mở rộng, phát triển nông nghiệp là hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của huyện nói chung và bà con nông dân nói riêng.
Từ những lý do tôi quyết định chọn đề tài: “ Phân tích tình hình vay vốn và sử dụng vốn của các hộ nông dân thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng tại NHN0&PTNT chi nhánh huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi”.
104 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5343 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân thị trấn Trà Xuân, huyện trà bồng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyệnTrà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
---?&@ ---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: TÌNH HÌNH VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN THỊ TRẤN TRÀ XUÂN, HUYỆN TRÀ BỒNG TẠI NHN0&PTNT HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI.
Giáo Viên Hướng Dẫn: Sinh Viên Thực hiện:
ThS. Nguyễn Hữu Xuân Nguyễn Thảo Thanh
Lớp: K42A KTNN
Huế, 5/ 2012
Ñeå hoaøn thaønh khoùa luaän naøy, em xin toû loøng bieát ôn saâu saéc ñeán ThS. Nguyeãn Höõu Xuaân ñaõ nhieät tình höôùng daãn trong suoát quaù trình vieát khoùa luaän toát nghieäp.
Em cuõng xin caûm ôn quyù Thaày, Coâ trong khoa Kinh teá Phaùt Trieån Tröôøng Ñaïi Hoïc Kinh teá Hueá ñaõ taän tình truyeàn ñaït kieán thöùc trong 4 naêm hoïc taäp. Vôùi voán kieán thöùc ñöôïc tieáp thu trong quaù trình hoïc khoâng chæ laø neàn taûng cho quaù trình nghieân cöùu khoùa luaän maø coøn laø haønh trang quí baùu ñeå em böôùc vaøo ñôøi moät caùch vöõng chaéc vaø töï tin.
Ñoàng thôøi, em xin ñöôïc göûi lôøi caûm ôn chaân thaønh nhaát ñeán Ban laõnh ñaïo cuøng toaøn theå caùc Coâ, Chuù, Anh, Chò trong NHN0&PTNT huyeän Traø Boàng ñaõ nhieät tình giuùp ñôõ, taïo moïi ñieàu kieän thuaän lôïi ñeå hoaøn thaønh ñöôïc luaän vaên toát nghieäp cuûa mình.
Ñaëc bieät, em xin ñöôïc gôûi lôøi caûm ôn tôùi caùc Baùc trong UBND thò traán Traø Xuaân ñaõ heát loøng giuùp ñôõ, cung caáp taøi lieäu ñeå em ñöôïc hieåu theâm veà queâ höông mình cuõng nhö coù ñuû soá lieäu, taøi lieäu ñeå laøm baøi.
Cuoái cuøng, em xin kính chuùc quyù Thaày- Coâ, Ban laõnh ñaïo vaø taäp theå nhaân vieân cuûa NHN0&PTNT huyeän Traø Boàng cuõng nhö caùc Chuù, caùc Baùc trong UBND thò traán Traø Xuaân luoân doài daøo söùc khoûe vaø thaønh coâng trong söï nghieäp cao quyù.
Hueá, ngaøy 14 thaùng 5 naêm 2012
Sinh vieân thöïc hieän:
Nguyeãn Thaûo Thanh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
NH Ngân hàng
NHN0&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
HND Hộ nông dân
HSX Hộ sản xuất
TR Tổng doanh thu
AR Doanh thu bình quân
TC Tổng chi phí
AC Chi phí bình quân
Q Sản lượng
AQ Sản lượng bình quân
P Giá
LNBQ Lợi nhuận bình quân
DSCV Doanh số cho vay
DSTN Doanh số thu nợ
NQH Nợ quá hạn
DN Dư nợ
CBTD Cán bộ tín dụng
UBND Ủy ban nhân dân
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay thực tế tại chi nhánh NHN0&PTNT huyện Trà Bồng 11
Biểu đồ 2.1: Biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh của NHN0&PTNT huyện Trà Bồng qua 3 năm 2009-2011 23
Biểu đồ 2. 2: Biểu hiện tình hình huy động vốn bằng Tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng qua 3 năm 2009-2011 27
Biểu đồ 2.3: Biểu hiện DSCV của NHN0&PTNT huyện Trà Bồng đến HND 28
Biểu đồ 2.4: Biểu hiện tình hình dư nợ của NHN0&PTNT Trà Bồng 31
vi
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1ha = 10000m2
1 sào = 500m2
1 tấn = 1000 kg
1 tạ = 100 kg
vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong thời gian thực tập tại chi nhánh NHN0&PTNT huyện Trà Bồng và địa bàn thị trấn Trà Xuân, tôi đã chọn đề tài: “Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng tại NHN0&PTNT chi nhánh huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về hộ nông dân, tín dụng và vai trò của tín dụng NH đối với việc phát triển kinh tế hộ.
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại chi nhánh NHN0&PTNT huyện Trà Bồng.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay của chi nhánh NHN0 Trà Bồng và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nông dân thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài
Tình hình cho vay hộ sản xuất của chi nhánh NHN0 huyện Trà Bồng.
Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân thị trấn Trà Xuân.
Các tài liệu, báo cáo tình hình kết quả kinh doanh của NH và báo cáo tình hình kinh tế-xã hội qua các năm.
Tài liệu thu thập từ nhiều sách báo, tạp chí và một số luận văn,
Kiến thức thu thập từ thực tế đời sống, sản xuất của người dân trong xã, huyện.
Một số phương pháp đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài
Phương pháp điều tra phỏng vấn.
Phương pháp phân tổ, phân tích thống kê, phân tích kinh tế.
Phương pháp chuyên gia.
Một số phương pháp khác.
Những kết quả đạt được trong khuôn khổ đề tài
viii
Về mặt lý luận: đề tài đã khái quát hóa những lý luận cơ bản về tín dụng Ngân hàng và vai trò của tín dụng đối với hộ nông dân, hộ nông dân và vai trò của hộ nông dân trong nền kinh tế.
Về mặt nội dung: bảng số liệu thứ cấp đề tài đã phân tích tình hình cho vay đối với các hộ nông dân tại Ngân hàng qua 3 năm 2009-2011. Thông qua điều tra về tình hình vay cũng như tình hình sử dụng vốn của 80 hộ tại thị trấn Trà Xuân, bằng phương pháp thống kê trên excel đề tài đã đi vào phân tích mục đích sử dụng cũng như hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ. Bên cạnh đó đề tài cũng đã đánh giá sự hài lòng khi giao dịch tại Ngân hàng cũng như tham khảo thống kê các ý kiến đóng góp của người dân. Cuối cùng là đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng vốn vay tại NHN0&PTNT huyện Trà Bồng.
Do trình độ kiến thức còn hạn chế; thời gian nghiên cứu, thu thập tài liệu liên quan tới đề tài có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của Qúy thầy cô và Ban lãnh đạo Ngân hàng.
ix
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính tất yếu của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp có 69.4% dân số sống tập trung ở khu vực nông thôn và chiếm gần 20% tổng thu nhập quốc dân (Tổng cục thống kê năm 2011) . Cho nên có thể nói rằng nông nghiệp nước ta vẫn luôn là mặt trận hàng đầu, có tầm quan trọng chiến lược. Ổn định sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của đất nước. Chính vì lẽ đó mà chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay nhằm từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn Việt Nam trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp để có khả năng kinh doanh tốt cũng như tạo ra ưu thế và quy mô kinh doanh phù hợp hay để mua máy móc thay cho lao động thủ công nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian lao động, mua giống, phân bón, thức ăn gia súc có chất lượng tốt đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp cũng như người nông dân phải đầu tư thêm nhiều vốn. Nhưng lượng vốn vay bao nhiêu thì đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ, thời gian vay và lãi suất vay ở mức độ nào thì hộ có thể chấp nhận được với lượng vốn vay và thời hạn vay như vậy? Bên cạnh đó việc xác định thời điểm nào người nông dân có nhu cầu vay vốn cao? Làm thế nào để nông dân tiếp cận vốn một cách kịp thời và thuận lợi nhất? Những hộ nông dân khi đã có vốn thì họ sản xuất kinh doanh như thế nào? Có sử dụng vốn vay đúng mục đích không? Đây cũng là vấn đề mà các tổ chức cung cấp tín dụng cần quan tâm để có kế hoạch cung ứng vốn cho các hộ nông dân kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả nhất. Đặc biệt khi đã hội nhập quốc tế, để các mặt hàng nông sản có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thế giới đòi hỏi có nguồn vốn lớn đáp ứng yêu cầu công nghệ chất lượng cao và mở rộng sản xuất. Để đáp ứng cho yêu cầu cấp bách này, đã có rất nhiều tổ chức tín dụng làm nhiệm vụ cung ứng nguồn vốn đầu vào cho nông nghiệp. Trong đó, NHNN&PTNT một tổ chức ra đời từ lâu và tồn tại kỳ cựu đến hôm nay đã đóng vai trò quan trọng hàng đầu và là người bạn đồng hành trong việc hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp nông thôn.
Thị trấn Trà Xuân nằm ở phía Tây huyện Trà Bồng, vốn là một xã thuần nông, đời sống một bộ phận nhân dân gặp nhiều khó khăn, toàn thị trấn có 1836 hộ, trong đó có 740 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 40,3%; hộ cận nghèo có 459 hộ chiếm tỷ lệ 25% toàn thị trấn (phòng thống kê UBND thị trấn Trà Xuân- năm 2011). Do đó nhu cầu về vốn để mở rộng, phát triển nông nghiệp là hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của huyện nói chung và bà con nông dân nói riêng.
Từ những lý do tôi quyết định chọn đề tài: “ Phân tích tình hình vay vốn và sử dụng vốn của các hộ nông dân thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng tại NHN0&PTNT chi nhánh huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá nhu cầu về vốn, thực trạng vay vốn và sử dụng vốn của các hộ nông dân thị trấn Trà Xuân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ nông dân.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Nhằm hệ thống hóa lý luận chung về hộ nông dân, tín dụng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế hộ.
Xem xét , phân tích tình hình vay và sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại chi nhánh NHNN&PTNT huyện Trà Bồng.
- Đề ra một số giải phấp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại chi nhánh NHNN&PTNT Huyện Trà Bồng
3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
3.1 Nội dung nghiên cứu
+ Các hoạt động kinh doanh của hộ nông dân đòi hỏi vốn
+ Phân tích đánh giá vay vốn, sử dụng vốn vay của các hộ nông dân từ NHNo& PTNT và một số nguồn khác.
+ Các chính sách cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Bồng.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp
Tài liệu sử dụng trong đề tài này được thu thập từ các tài liệu, báo cáo đã công bố của các cơ quan chuyên ngành và chính quyền các cấp như: phòng Nông nghiệp huyện, phòng Thống kê thị trấn, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Trà Bồng. Ngoài ra, một số thông tin được thu thập từ các báo cáo khoa học và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả công bố trên các sách báo, website...
- Thu thập số liệu sơ cấp
Chọn mẫu điều tra
Cách chọn mẫu được xác định theo phương pháp định hướng và ngẫu nhiên không lặp với số lượng mẫu là 80 hộ (qua thống kê năm 2011 có 400 hộ vay ở thị trấn, để đảm bảo tính chính xác nên người điều tra chọn mẫu chiếm 20% tổng số) trong đó:
+ Hộ nghèo: Theo quyết định về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai giai đoạn 2011-2015 của thủ tướng chính phủ hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400 nghìn đồng/ người/ tháng trở là hộ nghèo, thị trấn có khoảng 40% là hộ nghèo:
0.4*80=32 hộ nghèo
+ Hộ trung bình và hộ cận nghèo: là những hộ có GDP từ 401 nghìn đồng đến 1500 nghìn đồng, có 52.5% hộ TB:
0.525*80=42 hộ TB
+ Hộ khá: có GDP từ 1500 nghìn đồng trở lên, có 7.5% hộ khá trên toàn thị trấn:
0.075*80=6 hộ khá
Xây dựng phiếu điều tra
Phiếu điều tra được xây dựng chung cho tất cả các hộ, bao gồm các thông tin chủ yếu sau:
Thông tin tổng quát: họ và tên chủ hộ, tuổi, giới tính, địa chỉ, số nhân khẩu, số lao động, trình độ văn hóa; thu nhập chính, tình hình đất đai của hộ.
Nội dung điều tra chính:
+ Các hoạt động tạo thu nhập của hộ: lĩnh vực nông nghiệp mà hộ đang hoạt động sản xuất, tổng chi phí sản xuất/năm, doanh thu của một năm.
+ Thông tin về tín dụng: tổng số nguồn vốn mà hộ cần, số vốn mà hộ được vay, mục đích sử dụng vốn, tình hình hoàn trả vốn vay, kết quả sử dụng vốn, nhu cầu vay vốn của hộ ở những lần tiếp theo.
+ Các vấn đề liên quan: đáng giá của hộ về cán bộ tín dụng, cách trả vốn lẫn lãi, lãi suất vay, thời hạn vay, thủ tục vay vốn và một số thông tín khác.
+ Kiến nghị, đề xuất của hộ.
Phương pháp điều tra
Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp có sự tham gia của người dân, đồng thời học hỏi ý kiến của người dân địa phương có kinh nghiệm hoặc các trưởng thôn, các cán bộ tín dụng để thu thập nhanh thông tin và xác minh lại thông tin của người được điều tra.
3.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Xử lý số liệu đã công bố: dựa vào số liệu đã công bố, tôi đã tổng hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.
Xử lý số liệu điều tra: toàn bộ số liệu điều tra được xử lý trên máy tính, sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2007.
3.2.3 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp và phân tích số liệu giúp nhận biết, đánh giá, rút ra được bản chất của hiện tượng kinh tế xã hội.
Tổng hợp số liệu ở các tài liệu được tiến hành dựa trên phương pháp phân tổ thống kê theo tiêu thức khác nhau như mức vốn vay, mục đích vay... Trên cơ sở đó xem xét, đánh giá hoạt động tín dụng của NHN0&PTNT huyện Trà B đống đối với HND vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.
Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phương pháp so sánh để xác định mối liên hệ giữa các yếu tố trong việc nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nông dân ở NHNo&PTNT huyện Trà Bồng. Từ đó lượng hóa được kết quả nghiên cứu một cách khoa học đảm bảo được sự thuyết phục cao.
3.2.4 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Do vốn kiến thức còn hạn chế và chưa am hiểu nhiều về lĩnh vực Ngân hàng nên trong quá trình thực hiện đề tài tôi cần phải nhờ vào sự hướng dẫn và ý kiến đóng góp của các cán bộ quản lý địa phương, các tổ trưởng tổ tiết kiệm, cán bộ tín dụng, học hỏi kinh nghiệm của một số bà con nông dân để có thể làm rõ các vấn đề còn thắc mắc và đánh giá các phần nội dung nghiên cứu.
Phương pháp so sánh: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh, so sánh các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số dư nợ, nợ quá hạn của sản phẩm qua các năm để thấy được sự biến động, mối tương quan giữa chúng.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu thống kê: Là tổng hợp và chọn lọc những thông tin dữ liệu thu thập được nhằm phục vụ công tác nghiên cứu. Ví dụ như: Phương pháp xử lý số liệu trên chương trình phần mềm SPSS.Hay phương pháp phân tích: dựa trên những số liệu đã thống kê được để phân tích những ưu điểm, nhược điểm trong công tác hoạt động cho vay nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ nông dân với những hoạt động vay vốn và sử dụng vốn trong 3 năm từ 2009-2011.
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: : tại chi nhánh NHNN&PTNT huyên Trà Bồng và địa bàn Thị Trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
- Phạm vi thời gian:
Nghiên cứu tình hình vay vốn và sử dụng vốn của hộ nông dân trong 3 năm 2009-2011.
Số liệu điều tra tập trung năm 2011.
- Phạm vi nội dung:
+ Phân tích, đánh giá vay vốn tại NHNo & PTNT của hộ nông dân, sử dụng vốn vay tại NHNo & PTNT.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cơ sở khoa học
Cơ sở lý luận
Khái quát chung về hộ nông dân
a. Khái niệm hộ nông dân
Đã có rất nhiều quan điểm tranh luận đưa ra về định nghĩa hộ nông dân, trong đó có một định nghĩa khá đầy đủ được đưa ra trong cuốn “ Kinh tế hộ nông dân” của GS-TS Đào Thế Tuấn (1997) như sau: “hộ nông dân là các nông hộ, thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao”.
b. Đặc điểm cơ bản của hộ nông dân
Theo tạp chí ngân hàng số 75/2003 và quan điểm của GS-TS Đào Thế Tuấn thì hộ nông dân có những đặc điểm sau:
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị SX vừa là một đơn vị tiêu dùng.
Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường.
Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với mức độ khác nhau, khiến cho khó giới hạn thế nào là một hộ nông dân.
Khả năng của hộ nông dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất giản đơn nhờ sự kiểm soát TLSX nhất là ruộng đất và lao động.
Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan, trong khi đó khả năng khắc phục lại hạn chế.
Hộ nghèo và hộ trung bình chiếm tỷ trọng cao, khó khăn của nông dân là thiếu vốn.
Từ những đặc điểm trên ta thấy rằng: Đối tượng cho vay mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều lĩnh vực, mức độ và hiệu quả sử dụng vốn từng loại hộ cũng rất khác nhau. Chính vì vậy mà việc xem xét, thẩm định cho vay đóng vai trò hết sức quan trọng và là khâu quyết định đến sự an toàn vốn cũng như sự phát triển bền vững của tổ chức tín dụng.
c. Vai trò của hộ nông dân
Kinh tế hộ góp phần khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên trong nông nghiệp, nhất là đất đai. Người nông dân kết hợp nguồn vốn và sức lao động sẵn có, tiến hành sản xuất trên mảnh đất của mình, tạo ra sản phẩm để cung cấp lương thực cho xã hội.
Kinh tế hộ góp phần tạo thêm nhiều việc làm trong NN-NT, giải quyết lao động trong NN-NT, vừa đảm bảo thu nhập cho người nông dân vừa góp phần tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội.
Kinh tế hộ góp phần phát triển và khôi phục các làng nghề truyền thống cũng như các ngành nghề mới ở nông thôn. Điều này không chỉ tạo thêm thu nhập cho người nông dân mà còn giúp bảo tồn các ngành nghề gia truyền có giá trị cao, bổ sung vào dnh mục các mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
Một số vấn đề về tín dụng
a. Khái niệm và phân loại tín dụng
Tín dụng là mối quan hệ kinh tế của người đi vay và người cho vay, là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị hay hiện vật theo những điều kiện mà hai bên thỏa thuận, hết thời hạn thì người đi vay phải trả lại người cho vay số tài khoản đó và kèm theo một số lợi tức. Bản chất của nó được thể hiện trong quá trình hoạt động của tín dụng với quá trình tái sản xuất xã hội, sự ra đời của tín dụng gắn liền với sự ra đời và phát triển kinh tế hàng hóa. Trên thực tế, tín dụng còn tồn tại ở nhiều loại khác nhau, nhưng xét về tính chất pháp lý chung có thể chia tín dụng thành hai loại sau:
Tín dụng chính thức: là loại TD được pháp luật thừa nhận, đó là TD của các chủ thể NH thương mại quốc doanh, NH nhà nước, NH liên doanh, NH cổ phần, hợp tác xã TD, kho bạc nhà nước và các tổ chức tài chính trung gian khác.
Tín dụng không chính thức: là TD ngầm không được pháp luật thừa nhận, nó ra đời cùng với sự phát triển của xã hội loài người khi có sự phân chia giai cấp, phân chia xã hội thành kẻ giàu, người nghèo thì quan hệ vay mượn nảy sinh, cơ bản là cho vay nặng lãi dưới hình thức cho vay bằng hiện vật và cho vay bằng tiền.
Hai loại hình thức TD này song song tồn tại trong nền kinh tế, TD không chính thức được tồn tại phổ biến ở các vùng nông thôn và đặc biệt là các vùng hẻo lánh, nơi mà hoạt động của TD chính thức còn yếu.
b. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển kinh tế hộ
Tín dụng thực hiện chức năng luân chuyển vốn giữa các chủ thể khác nhau, chính sự luân chuyển mạnh mẽ này góp phần thúc đẩy nhanh sự hình thành thị trường tài chính, khi sản xuất càng phát triển thì nhu cầu về vốn càng lớn. Tín dụng NH là chất xúc tác mạnh nhất kích thích quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa trong xã hội.
Tín dụng NH góp phần khai thác và sử dụng triệt để những tiềm năng có sẵn (lao động, đất đai, tiền vốn…) thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển. Từ việc sản xuất thủ công manh múng do thiếu vốn chính sách TD đã giúp cho người dân mạnh dạn đi vào SXKD, cải tạo và nâng cao trang thiết bị, mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng, việc đưa kinh tế nông hộ từ tự cung tự cấp sang SX hàng hóa theo cơ chế thị trường thì vốn và cơ chế quản lý của nhà nước là một yếu tố có tính chất quyết định. TD đã giúp cho người lao động cởi bỏ những khó khăn, mạnh dạn đưa hết tiền vốn, lao động và kinh nghiệm của mình vào đầu tư cho một ngành nghề SX mà họ cho là có lãi.
Tín dụng NH góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo cho SX nông hộ có điều kiện thực hiện chuyển giao công nghệ mới cho sản xuất, đồng thời đẩy nhanh quá trình giao lưu hàng hóa.
Tín dụng NH đã góp phần phát triển kinh tế nông hộ và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, có vai trò hết sức to lớn trong việc thúc đẩy SXKD cũng như giúp hộ nông dân nâng cao trình độ SX, tăng cường hạch toán kinh doanh nhằm nâng cao thu nhập, nguồn vốn TD NH cũng đã góp phần giúp cho các hộ nông dân phải áp dụng quy tr