Mục tiêu lý luận:
- Nhận dạng rõ các thị trường xuất khẩu tiềm năng trên thế giới.
- Nghiên cứu kinh nghiệm mở rộng và xâm nhập thị trường cá trên thế giới từ vấn đề thực tiễn và rút ra các bài học cho Việt Nam.
Mục tiêu thực tiễn:
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu cá tra - basa Việt Nam qua các thị trường. Nghiên cứu nhiều nhân tố tác động đến khả năng duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu cá tra- basa.
- Đề xuất những giải pháp để gia vững và gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra – basa trên các thị trường trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu:
Các vấn đề có liên quan đến thị trường xuất khẩu cá tra- basa của Việt Nam như: thực trạng, thuận lợi, khó khăn, tiềm năng, thách thức, giải pháp,
19 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 14413 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa và những giải pháp cho sản phẩm xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài:
Năm 2008, sản phẩm cá tra- basa của Việt Nam được đánh giá là nhóm sản phẩm thuỷ sản có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới, xuất khẩu đến 127 quốc gia và vũng lãnh thổ với tổng sản lượng trên 640.000 tấn sản phẩm, đạt giá trị hơn 1.4 tỷ USD tăng khoảng 45% so với năm 2007, góp phần đưa toàn bộ ngành lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 4 tỷ USD.
Nghiên cứu sự tăng trưởng xuất khẩu cá tra- basa Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung và trên các thị trường chủ lực nói riêng vẫn còn có những yếu tố bất ổn đe doạ tốc độ tăng trưởng khó đạt được mục tiêu.
Với mong muốn đề xuất những giải pháp thích hợp cho việc phát triển xuất khẩu cá tra – basa, do đó nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tình hình xuất khẩu cá tra, basa và những giải pháp cho sản phẩm xuất khẩu cá tra- basa của Việt Nam”.
II/ Mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
Mục tiêu lý luận:
- Nhận dạng rõ các thị trường xuất khẩu tiềm năng trên thế giới.
- Nghiên cứu kinh nghiệm mở rộng và xâm nhập thị trường cá trên thế giới từ vấn đề thực tiễn và rút ra các bài học cho Việt Nam.
Mục tiêu thực tiễn:
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu cá tra - basa Việt Nam qua các thị trường. Nghiên cứu nhiều nhân tố tác động đến khả năng duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu cá tra- basa.
- Đề xuất những giải pháp để gia vững và gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra – basa trên các thị trường trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu:
Các vấn đề có liên quan đến thị trường xuất khẩu cá tra- basa của Việt Nam như: thực trạng, thuận lợi, khó khăn, tiềm năng, thách thức, giải pháp,…
III/ Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Phương pháp phân tích thống kê:
- Đánh giá các số liệu thống kê lấy từ các nguồn:
+ Niên giám thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam.
+ Từ báo cáo tổng kết của bộ thuỷ sản.
Phương pháp giám sát:
- Theo dõi các biến động tình hình xuất khẩu cá tra- basa của Việt Nam trên thế giới qua các năm.
Phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan xuất khẩu cá tra- basa, để đánh giá phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu cá tra – basa của Việt Nam sang các thị trường, bao gồm: Nhân tố tác động ở tầm vĩ mô, và nhân tố xuất phát từ các nhà kinh doanh.
B. NỘI DUNG
Chương 1: Phương pháp luận
Giới thiệu về cá basa, cá tra
Cá Tra (Pangasius hypophthalmus) và cá Basa (Pangasius bocourti) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản đang được phát triển với tốc độ nhanh tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (tập trung chủ yếu ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp) và là một trong những loài cá có giá trị xuất khẩu cao. Cá Basa Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng vì mầu sắc cơ thịt trắng, thịt cá thơm ngon hơn so với các loài cá khác. Nghề nuôi cá basa đã được khởi đầu từ những năm 60. Năm 1998, Việt Nam đã thành công trong sinh sản nhân tạo và đáp ứng được nhu cầu về giống cho nghề nuôi thương phẩm.
Tên khoa học: Pangasius hypophthalmus (Sauvage, 1878)
Thành phần dinh dưỡng của cá Tra
Thành phần dinh dưỡng trên 100g sản phẩm ăn được
Calo
Calo từ chất béo
Tổng lượng chất béo
Chất béo bão hòa
Cholesterol
Natri
Protien
124,52
cal
30,84
3,42g
1,64g
25,2mg
70,6mg
23,42g
Tên khoa học: Pangasius bocourti (Sauvage, 1880)
Thành phần dinh dưỡng trên 100g sản phẩm ăn được
Calo
Calo từ chất béo
Tổng lượng chất béo
Chất béo bão hòa
Cholesterol
Natri
Protien
170
cal
60
7g
2g
22mg
70,6mg
28g
Sản phẩm cá tra, basa xuất khẩu
1.1. Sản phẩm cá tra và basa philê đông lạnh xuất khẩu chủ yếu
Hầu hết cá tra và basa sau khi nuôi được chế biến dưới dạng đông lạnh trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Các tỉnh nuôi cá tra và basa ở ĐBSCL đều có doanh nghiệp chế biến thủy sản gắn với các làng bè nuôi cá. Đứng trước sự cạnh tranh trên thị trường, hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản đều nhập dây chuyền thiết bị đông lạnh từ nước ngoài và áp dụng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của HACCP.
Một phần lớn sản lượng cá tra và basa philê đông lạnh được xuất khẩu. An Giang, tỉnh chủ lực sản xuất cá tra, basa, là nơi tập trung những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn như Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish), Công ty xuất nhập khẩu thực phẩm An Giang (Afiex) và Công ty TNHH Nam Việt. Các doanh nghiệp lớn ở các địa phương khác gồm Công ty Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), Công ty Cataco (Cần Thơ) và Công ty Cafatex (Cần Thơ). Các doanh nghiệp này hiện chiếm tới 95% kim ngạch xuất khẩu cá philê đông lạnh của Việt Nam.
1.2 Quy trình chế biến cá tra và basa philê đông lạnh
Trong hoạt động chế biến cá tra và basa philê đông lạnh, cá tra và basa tươi là nguyên liệu quan trọng nhất. Tính trung bình, phần thịt nạc được lọc ra thành philê chiếm khoảng 30-40% trọng lượng cá nguyên liệu. Cụ thể, 3,2 kg cá tra hay 3,9 kg cá basa nguyên liệu sau khi qua chế biến sẽ cho 1 kg cá philê. Phụ phẩm cá thừa ra sau khi cắt philê (như đầu, đuôi, da, ruột) được sử dụng để chế biến bột và mỡ cá, giúp doanh nghiệp thu hồi lại một phần chi phí. Ngoài cá nguyên liệu (chiếm 82% giá ròng sản phẩm bán ra), các chi phí lớn khác trong chế biến đông lạnh là lao động cắt philê, điện làm đá, chạy máy và kho lạnh, nước rửa cá, hóa chất và bao bì.
1.3 Quy trình xuất khẩu thuỷ sản- cá tra, basa
Đáp ứng đủ các điều kiện quy định xuất khẩu do Bộ thuỷ sản ban hành
( Trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu với Hải quan
Các điều kiện quy định để sản xuất cá tra,basa xuất khẩu.
1.3.1 Yêu cầu về nguyên liệu
Cá ba sa dùng làm nguyên liệu phải còn sống. Ðối với nguyên liệu là cá nuôi, phải khai thác từ các vùng nước nuôi đáp ứng được tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường và quy định về kiểm soát việc sử dụng thuốc kháng sinh, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
1.3.2 Yêu cầu kỹ thuật
a) Chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm phải theo đúng các yêu cầu quy định trong Bảng 1
Bảng 1. Chỉ tiêu cảm quan
Tên chỉ tiêu
Yêu cầu
Màu sắc
Ðặc trưng của cá ba sa, không có màu lạ. Sản phẩm có màu sắc trắng hơn so với sản phẩm của cá tra,hoặc cá bông lau.
Mùi
Ðặc trưng của sản phẩm cá ba sa, không có mùi lạ.
Vị
Ðặc trưng của sản phẩm cá ba sa, không có vị lạ
Trạng thái
- Cơ thịt mịn và săn chắc, có tính đàn hồi, vết cắt nhẵn, không sót xương; da, mỡ, phần thịt bụng được xử lý sạch, cho phép tối đa 2 điểm máu hoặc đường gân máu trên thịt.
- Băng được mạ đều trên bề mặt sản phẩm.
Tạp chất
Không cho phép
Khối lượng
Khối lượng tịnh của mỗi đơn vị sản phẩm trên mẫu kiểm sau khi rã đông nhanh để ráo nước, cho phép sai khác 2,5%; song giá trị trung bình của tổng số mẫu kiểm, phải đạt giá trị ghi trên bao bì.
b) Chỉ tiêu hoá học của sản phẩm phải theo đúng mức quy định trong Bảng 2
Bảng 2. Chỉ tiêu hoá học
Tên chỉ tiêu
Mức
1. Hàm lượng tổng số Nitơ bazơ bay hơi, tính bằng số mg trong 100g sản phẩm, không lớn hơn
25
2. Hàm lượng Borat, tính bằng số mg trong 1kg sản phẩm
Không cho phép
3. Dư lượng kháng sinh, tính bằng số mg trong 1kg sản phẩm
Không cho phép
4. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tính bằng số mg trong 1kg sản phẩm
Không cho phép
c) Chỉ tiêu vi sinh của sản phẩm phải theo đúng mức quy định trong Bảng 3.
Bảng 3. Chỉ tiêu vi sinh
Tên chỉ tiêu
Mức
1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí, tính bằng số khuẩn lạc trong 1g sản phẩm, không lớn hơn
1.000.000
2. Tổng số Coliforms, tính bằng số khuẩn lạc trong 1g sản phẩm, không lớn hơn
200
3. Staphylococcus aureus, tính bằng số khuẩn lạc trong 1g sản phẩm, không lớn hơn
100
4. E. coli, tính bằng số khuẩn lạc trong 1g sản phẩm
Không cho phép
5. Salmonella, tính bằng số khuẩn lạc trong 25g sản phẩm
Không cho phép
6. Vibrio cholera, tính bằng số khuẩn lạc trong 25g sản phẩm
Không cho phép
d) Ký sinh trùng phát hiện bằng mắt: Không cho phép.
1.3.3 Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
- Bao gói và ghi nhãn theo TCVN 2643-88; TCVN 5512-1991; TCVN 5653-1992 và Quyết định số 23 TCÐ/QÐ ngày 20 tháng 2 năm 1995 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Ðo lường - Chất lượng quy định về bao gói, ghi nhãn sản phẩm hàng hoá.
- Vận chuyển và bảo quản theo TCVN 4378:1996.
Chương II: Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra-basa của Việt Nam sang các thị trường và những nhân tố tác động.
2.1. Thực trạng xuất khẩu cá tra-basa của Việt Nam trên thế giới
Tình hình xuất khẩu đến tháng 10 năm 2008
Đến năm 2008, sản phẩm cá tra và cá ba sa của Việt Nam được đánh giá là nhóm sản phẩm thủy sản có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới, xuất khẩu đến 127 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng sản lượng trên 640.000 tấn sản phẩm, đạt giá trị hơn 1,4 tỷ USD, tăng khoảng 45% so với năm 2007, góp phần đưa toàn ngành lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 4 tỉ USD.
Ta có biểu đồ về tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa qua các năm và mười tháng đầu năm 2008 như sau:
Về thị trường nhập khẩu năm 2008:
2.2. Những thuận lợi, khó khăn.
2.2.1. Thuận lợi :
Môi trường vi mô
- Điều kiện thiên nhiên sông ngòi dày đặc thích hợp cho việc nuôi trồng thủy hải sản nên ngành thủy sản đặc biệt phát triển. Vì thế, nguồn cung ứng nguyên liệu cho việc xuất khẩu cá tra, cá basa dồi giàu.
- Cá basa là mặt hàng thực phẩm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, rất dễ tăng được lượng hàng tiêu thụ.
- Chi phí sản xuất ra cá basa rẻ nên giá thành sản phẩm trên thị trường nhập khẩu có sức cạnh tranh khá lớn đối với các sản phẩm từ nước khác và nước sở tại.
- Trong những năm tới, có thể chúng ta sẽ bắt đầu chứng kiến xu hướng mua bán – sáp nhập diễn ra nhiều hơn trong ngành. Với số lượng khá nhiều, phần lớn các doanh nghiệp trong ngành thủy sản có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất dàn trải…Trong khi áp lực cạnh tranh ngày càng cao, việc sáp nhập, liên kết sẽ giảm thiểu những tác động của việc cạnh tranh không lành mạnh về thị trường, nguyên liệu, giá cả… Việc sáp nhập cũng sẽ giúp nâng cao khả năng tiết kiệm theo quy mô, cải thiện hiệu quả hoạt động.
- Hiện đối thủ cạnh tranh lớn của cá basa Việt Nam là cá xuất khẩu từ trung quốc nhưng hiện hay một số thị trường lớn như Mỹ, Eu, Nhật, Nga đã ngưng nhập khẩu cá từ Trung Quốc và một số nước khác vì lý do an toàn thực phẩm. Đây sẽ là cơ hội lớn cho cá tra, cá basa Việt Nam tại thị trường này.
Môi trường vĩ mô
- Được hưởng nhiều chính sách ưu đãi. Các doanh nghiệp thủy sản trong năm 2010 tiếp tục nhận được nhiều ưu đãi về vốn vay, thuế thu nhập doanh nghiệp...Ngoài ra, VND đang trong xu hướng giảm giá so với USD là lợi thế lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
- Chính phủ đầu tư 1,340 tỷ đồng đưa cá tra thành mũi nhọn xuất khẩu thủy sản. Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển sản xuất cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. Trong đó có nhiều nội dung như quy hoạch lại vùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cách thức xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản xuất, xây dựng hệ thống thống kê phục vụ công việc dự báo tình hình sản xuất, tiêu thụ,…Mức vốn đầu tư cho đề án này vào khoảng 1,340 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2009-2015 cần đầu tư 800 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 sẽ cần 540 tỷ đồng.
- Còn nói về những lợi thế xuất khẩu mới về chính sách, thị trường cho hàng thuỷ sản Việt Nam, dễ thấy nhất là hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, từ 1.10.2009, trên 86% hàng nông sản, thuỷ sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó các mặt hàng tôm đã được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 – 2%. Cho nên, từ vị trí là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ hai của Việt Nam (sau EU), Nhật có khả năng trở thành thị trường số một của Việt Nam ngay trong năm tới. Còn với thị trường Mỹ, đứng thứ ba về nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam, theo bộ Công thương.
- Kinh tế thế giới, nhất là các nước: Mỹ, EU, Nhật Bản, v.v., là những thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam đang trên đà phục hồi. Bên cạnh đó, nhu cầu tại những thị trường khác cũng tăng mạnh như Đông Âu có sức mua tăng gấp 4 lần.Thị trường mới như Chile, Peru cũng đang tăng mạnh, Mexico tăng sản lượng mua vào gấp đôi. Một số nước châu Phi tăng lượng mua vào gấp 10 lần, mở ra cơ hội lớn cho sản phẩm cá tra xuất khẩu.
- Một thuận lợi khác là thuỷ sản Việt Nam vừa qua đã được một số nước công nhận, đánh giá cao về chất lượng. Năm 2009, bộ Y tế và tiêu dùng Tây Ban Nha đã ra thông báo công nhận cá tra, cá basa xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu. Tây Ban Nha hiện là một trong những nước tiêu thụ cá tra và cá basa của Việt Nam nhiều nhất trong số các nước EU với lượng nhập khẩu mỗi năm theo ước tính khoảng 40.000 tấn. Bên cạnh đó, từ sau ngày 1/4/2009, khi các quan chức hàng đầu Ai Cập đã chính thức khẳng định: Cá basa Việt Nam an toàn 100%, cá tra, basa cũng như hàng thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục được xuất khẩu bình thường vào thị trường Ai Cập và Trung Đông.
- Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết hiện có 6 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được Bộ Thương mại Mỹ công bố không áp thuế chống bán phá giá hoặc có mức thuế rất thấp, gần như bằng 0% nên con cá tra càng có có điều kiện thuận lợi để quay trở lại thị trường Mỹ.
2.2.2 Khó khăn:
Môi trường vi mô
- Cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước còn khá lỏng lẻo. Trong giai đoạn nhu cầu trên thị trường giảm sút, xuất khẩu thủy sản Việt Nam chứng kiến nhiều hoạt động cạnh tranh không lành mạnh như hạ giá bằng cách giảm chất lượng sản phẩm, tranh giành thị trường xuất khẩu… gây ảnh hưởng đến thương hiệu và uy tín của ngành thủy sản Việt Nam.
- Ngành thủy sản nước ta đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn thách thức. Do sự phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, nên mặt hàng này luôn ở tình trạng mất cân đối cung – cầu, với những biến động khó lường. Cái vòng luẩn quẩn khủng hoảng thừa - thiếu như đã và đang diễn ra là do chưa có một quy hoạch rõ ràng về nuôi cá để cân đối cho phù hợp cung - cầu.
- Tỷ lệ sản phẩm có giá trị gia tăng còn thấp, chủ yếu mới chỉ xuất khẩu ở dạng fillet cấp đông đơn thuần nên giá xuất khẩu không cao (bình quân 3USD/kg).
- Thiếu kho chứa hàng, thiếu các chợ đầu mối thủy sản tập trung để làm cầu nối ổn định giá cho cả người sản xuất và các nhà máy chế biến.
- Hệ thống xử lý nước thải và các công trình bảo vệ môi trường tuy đã được đầu tư nhưng chưa thường xuyên được nâng cấp nên vẫn còn tình trạng nước thải từ nhà máy đổ trực tiếp ra sông mà chưa qua xử lý; chưa phổ biến rộng khắp quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn HACCP; vẫn còn việc mua bán và sử dụng hóa chất, kháng sinh.
Chương III: Những giải pháp chiến lược cho sản phẩm xuất khẩu cá tra-basa trong thời gian tới.
3.1. Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam
Để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, cần phải thực hiện các giải pháp sau:
- Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá của nước ngoài
Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song phương, đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, do đó không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam.
Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị kiện phá giá trên cơ sở rà soát theo tình hình sản xuất, xuất khẩu từng ngành hàng của Việt Nam và cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia để từ đó có sự phòng tránh cần thiết.
Tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp. Đó là phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng...
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu,về luật thương mại quốc tế, luật chống bán phá giá của các nước... và phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết nhằm tránh những sơ hở dẫn đến các vụ kiện.
- Các giải pháp đối phó với vụ kiện chống bán phá giá đã xảy ra
* Về phía chính phủ: cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong kháng kiện
- Thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp kháng kiện.
- Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện, giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện...
* Về phía các doanh nghiệp: cần chủ động theo đuổi các vụ kiện khi bị nước ngoài kiện bán phá giá.
- Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị
sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phá giá của doanh nghiệp, tổ chức nhân sự, dự trù kinh phí, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp...
- Tạo ra những mối liên kết với các tổ chức lobby để vận động hành lang nhằm lôi kéo những đối tượng có cùng quyền lợi ở nước khởi kiện ủng hộ mình.
- Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá nếu doanh nghiệp thực sự có hành vi phá giá, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước nhập khẩu. Cam kết giá là việc nhà sản xuất, xuất khẩu cam kết sửa đổi mức giá bán (tăng giá lên) hoặc cam kết ngừng xuất khẩu với giá bị coi là bán phá giá hàng hoá. Đây là một thoả thuận tự nguyện giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu và nước nhập khẩu. Khi một cam kết giá được chấp thuận quá trình điều tra sẽ chấm dứt.
3.2. Giải pháp của chính phủ
- Cần giảm giá thành nhưng đồng thời phải nâng cao chất lượng thì mới có thể thu hút số đông khách hàng, qua đó cạnh tranh với mặt hàng cá da trơn khác của các nước.
- Tăng tính liên kết giữa vùng nguyên liệu và chế biến.
- Xử lý quyết liệt về vấn đề chất lượng thủy sản, trong đó chú trọng nhiều đến thức ăn chế biến; ngoài ra, giải quyết cho được tình trạng bà con nông dân thiếu thông tin thị trường, trong khi DN lại thiếu thông tin về vùng nguyên liệu…
- Dành một khoản thích đáng trong gói kích cầu của Chính phủ cho các doanh nghiệp chế biến vay để mua thức ăn cung ứng theo tiến độ cho nông dân nuôi cá tra, basa.v.v. Chúng ta cũng phải tìm được một cơ cấu thị trường ổn định, bền vững để tránh những thiệt hại lớn khi có những rủi ro.
- Ngoài những thị trường truyền thống, cần chú trọng và xúc tiến thương mại nhiều hơn ở các thị trường Trung Đông, Ai Cập, nhất là thị trường của cộng đồng Hồi giáo đầy tiềm năng.
- Rà soát và phân tích tình hình, thực trạng người nuôi, phân loại trang trại sản xuất quy mô lớn và hộ nuôi có quy mô nhỏ lẻ để có giải pháp khôi phục, phát triển sản xuất.
- Chính phủ hỗ trợ lãi suất 4%; giải pháp về tiêu thụ sản phẩm và gắn kết sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm và giải pháp về giống, thức ăn, thời vụ và khoa học công nghệ.
- Để có sản phẩm thủy sản xuất khẩu tốt thì bên cạnh chính sách khuyến khích, cần thiết phải có chính sách hạn chế, thậm chí là nghiêm cấm, liên quan đến an toàn vệ sinh, bơm chích tạp chất, gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, kháng sinh và hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, sản xuất kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu; hướng dẫn nông dân thực hiện đi đôi với việc tìm kiếm, áp dụng các giải pháp thay thế kháng sinh cấm sử dụng, xây dựng vùng nuôi an toàn...
3.3. Giải pháp của địa phương
- Tiến hành rà soát và đánh giá các chính sách hiện hành của Nhà nước có liên quan đến việc phát triển ngành hàng cá ba sa, sau đó đưa ra những đề xuất và bổ sung nhằm t