Đề tài Tính hợp lý của các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) và biện pháp khắc phục hậu quả là một trong những nội dung quan trọng trong xử phạt vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt thể hiện sự răn đe, trừng phạt của pháp luật đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy tắc quản lý nhà nước thông qua việc buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần. Ngoài mục đích ngăn chặn hành vi vi phạm và răn đe, trừng phạt, các quy định này còn mang tính tính giáo dục đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt, góp phần nâng cao ý thức của công dân trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý nhà nước, qua đó bảo vệ và duy trì trật tự quản lý nhà nước. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính mang tính cưỡng chế nhà nước, được áp dụng nhằm khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra, bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng và hoạt động bình thường của xã hội. Trong những năm vừa qua Nhà nước ta đã và đang đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ trật tự an ninh xã hội, đồng thời góp phần tích cực vào công việc tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước. Một trong số những nội dung của cải cách hành chính là việc quy định các hình thức xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào để cho phù hợp với những yêu cầu mới hiện nay và phát huy hiệu quả cao nhất trong công tác đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Theo đó Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã có những thay đổi trong các quy định về các hình thức xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả. Bên cạnh những hợp lý, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh và phòng ngừa VPHC, các biện pháp này vẫn còn tồn tại những điểm bất hợp lý và hạn chế cần được khắc phục

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2755 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tính hợp lý của các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) và biện pháp khắc phục hậu quả là một trong những nội dung quan trọng trong xử phạt vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt thể hiện sự răn đe, trừng phạt của pháp luật đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy tắc quản lý nhà nước thông qua việc buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần. Ngoài mục đích ngăn chặn hành vi vi phạm và răn đe, trừng phạt, các quy định này còn mang tính tính giáo dục đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt, góp phần nâng cao ý thức của công dân trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý nhà nước, qua đó bảo vệ và duy trì trật tự quản lý nhà nước. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính mang tính cưỡng chế nhà nước, được áp dụng nhằm khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra, bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng và hoạt động bình thường của xã hội. Trong những năm vừa qua Nhà nước ta đã và đang đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ trật tự an ninh xã hội, đồng thời góp phần tích cực vào công việc tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước. Một trong số những nội dung của cải cách hành chính là việc quy định các hình thức xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào để cho phù hợp với những yêu cầu mới hiện nay và phát huy hiệu quả cao nhất trong công tác đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Theo đó Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã có những thay đổi trong các quy định về các hình thức xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả. Bên cạnh những hợp lý, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh và phòng ngừa VPHC, các biện pháp này vẫn còn tồn tại những điểm bất hợp lý và hạn chế cần được khắc phục NỘI DUNG “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính”. Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội phạm nhưng VPHC là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu như không được ngăn chặn và xử lý kịp thời. Mỗi cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC thì đều phải chịu trách nhiệm hành chính khác nhau hay đều bị áp dụng các hình thức xử phạt VPHC. Trong đó, khái niệm xử phạt VPHC được hiểu là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác đối với các tổ chức cá nhân VPHC trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật. Do yêu cầu của công cuộc đổi mới, để kịp thời và đủ hiệu lực đấu tranh với các VPHC trong điều kiện mới, nhất là các vi phạm có liên quan đến mở cửa, hội nhập, pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã quy định các hình thức hình thức xử lý VPHC và các biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC gây ra tại điều 12 như sau: “1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền. 2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; d) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại; đ) Biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo quy định của Chính phủ. 4. Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.” Như vậy, tuỳ thuộc và tình chất mức độ của hành vi VPHC mà người có thẩm quyền sẽ áp dụng những hình thức xử phạt khác nhau. Trong thực tiễn áp dụng hiện nay những quy định về các hình thức này bên cạnh những ưu điểm thì cũng đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần được khắc phục. I. Tính hợp lý của các hình thức xử phạt 1. Cảnh cáo Điều 13 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản”. Hình thức phạt cảnh cáo là một trong hai hình thức xử phạt chính trong xử phạt VPHC. So với hình thức phạt tiền, cảnh cáo là hình thức xử phạt nhẹ hơn, mang ý nghĩa giáo dục nhiều hơn là trừng phạt. Tuy nhiên, cảnh cáo thể hiện thái độ răn đe nghiêm khắc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức VPHC do đó vẫn mang tính cưỡng chế nhà nước, gây cho người bị xử phạt những tổn hại nhất định về mặt tinh thần. Với ý nghĩa giáo dục nhiều hơn trừng phạt, mục đích của xử phạt hành chính không phải nhằm mục tiêu chính là trừng trị đối với người vi phạm mà cái chính là nhắc nhở, giáo dục việc tôn trọng và chấp hành trật tự quản lý nhà nước. Cảnh cáo là hình thức xử phạt thích hợp đối với các vi phạm nhỏ, lần đầu và với trẻ vị thành niên. Việc áp dụng hình thức xử phạt này sẽ làm cho người vi phạm thấy được sự nghiêm minh cũng như độ lượng của pháp luật mà trở nên cẩn trọng tự giác chấp hành pháp luật hơn. Nhiều khi phạt cảnh cáo có hiệu quả cao hơn phạt tiền tràn lan. Tuy nhiên, trên thực tế, hình thức phạt cảnh cáo lại rất ít khi được áp dụng, nếu áp dụng lại mang tính hình thức, không thể hiện sự nghiêm minh. Nói cách khác các đối tượng vi phạm bị xử phạt không sợ hình thức xử phạt này. Nguyên nhân của tình trạng trên là: Hình thức xử phạt cảnh cáo còn mang nặng tính giáo dục răn đe khác với hình phạt cảnh cáo ở mức độ nghiêm khắc của chế tài. Người bị toà án tuyên hình phạt cảnh cáo theo thủ tục tố tụng hình sự được coi là có án tích và bị ghi vào lý lịch tư pháp. Trong khi đó đối với hình thức xử phạt hành chính cảnh cáo thì người bị áp dụng không được coi là có án tích và không bị ghi vào lý lịch tư pháp mà chỉ mang tính giáo dục. Không chỉ vậy do hình thức xử phạt này thuộc trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt tại chỗ nên nhiều khi bị áp dụng tuỳ tiện không có hiệu quả giáo dục cao. Ngưòi bị xử phạt cảnh cáo chấp hành hình phạt này mà không chịu sự giám sát, kiểm tra của người ra quyết định xử phạt từ đó có thái độ xem thường hoặc chấp hành với thái độ tự giác không cao. Ví dụ như điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 150/2005/ NĐ – CP quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi có lời nói hoặc cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộng, nếu bị xử phạt cảnh cáo, người bị phạt có thể sẽ vẫn tiếp tục vi phạm vì thực tế hiện nay, những lời nói thiếu văn hóa dường như đã trở thành câu “cửa miệng” của một bộ phận nhỏ người, người xử phạt cũng không thể có biện pháp nào để kiểm tra, giám sát họ, không cho họ tiếp tục vi phạm. Như vậy, mục đích của hình thức xử phạt cảnh cáo là giáo dục răn đe con người nhưng trong quá trình áp dụng nó cả người áp dụng và người bị áp dụng đều xem nhẹ hậu quả pháp lý của nó. Theo quy định của Pháp lệnh thì hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng đối với “mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện”. Vậy trong trường hợp người đó thực hiện nhiều hành vi VPHC thì vẫn chỉ bị xử phạt cảnh cáo là bất hợp lý. Theo quy định của pháp lệnh còn khá chung về mức độ hình thức xử phạt cảnh cáo vì thế nào là “vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu”? Cần phải có những quy định cụ thể hơn đối với từng loại hành vi như thế nào thì bị áp dụng hình thức xử phạt này. Tránh tình trạng nhiều khi áp dụng một cách hình thức. Vi phạm gì cũng chỉ bị cảnh cáo. Do cảnh cáo là hình thức xử phạt chính mà áp dụng đối với những hành vi nhỏ lần đầu mà hình thức xử phạt bổ sung chỉ đi kèm với hành phạt chính. Như vậy có những thực tế rất bất hợp lý. Nếu áp dụng hình thức phạt chính thì không thể áp dụng độc lập các hình phạt bổ sung còn nếu áp dụng các hình phạt bổ sung thì vi phạm phải ở mức nghiêm trọng. Tóm lại không thể áp dụng cùng lúc hình thức xử phạt cảnh cáo kèm theo các hình phạt bổ sung được vì tính chất phủ định lẫn nhau này đã gây ra rất nhiều khó khăn trong quy trình áp dụng hình thức xử phạt. 2. Phạt tiền Phạt tiền là hình thức phạt chính được quy định đối với tất cả những vi phạm còn lại. Phạt tiền được coi là hình thức xử phạt chủ yếu trong xử phạt VPHC. Trong hai hình thức xử phạt, phạt tiền được áp dụng phổ biến hơn, với đa số các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước. Phạt tiền là việc tước bỏ của cá nhân, tổ chức vi phạm một số tiền nhất định để sung quỹ Nhà nước. Phạt tiền tác động trực tiếp đến lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế của cá nhân, tổ chức vi phạm, gây cho họ hậu quả bất lợi về tài sản. Vì lý do này, hình thức xử phạt này có hiệu quả rất lớn trong việc đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính. Điều 14 Pháp lệnh xử lý VPHC 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) quy định: “Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 10.000 đồng đến 500.000.000 đồng”. Như vậy mức tối thiểu hình phạt này là 10.000 đồng, đây là mức phạt còn quá thấp so với mức độ vi phạm được quy định. Trong đời sống hiện nay, khi giá cả thị trường nhiều biến động, tiền trở nên mất giá so với thời điểm ban hành của pháp lệnh này mà vẫn giữ nguyên quy định về mức phạt tiền tối thiểu như cũ là điều bất hợp lí. Do quy định mức phạt tiền tối thiểu quá thấp đã phần nào ảnh hưởng đến tâm lí của người dân, tổ chức bất chấp vi phạm, sẵn sàng vi phạm để đạt được mục đích của mình. Mức tối thiểu này chức có tính hợp lí với tính chất mức độ của hành vi vi phạm. Ngoài ra căn cứ vào các quy định thì các mức hình phạt được quy định tại khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh còn chức thật hợp lí. Do đặc trưng của nền kinh tế nước ta hiện nay có sự phát triển tương đối chênh lệch giữa các khu vực kinh tế trung tâm với các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Thực tế đó làm cho việc áp dụng máy móc các hình phạt này là không hợp lí, có nơi thì mức phạt này là quá thấp nhưng có nơi mức phạt này lại quá khắt khe, thiếu tính khả thi. Như vậy cần phải định ra những mức phạt tiền cho phù hợp với từng vùng miền nhất định nhằm nâng cao hiệu quả đạt được mục đích của hình phạt đồng thời không trái với nguyên tắc tương đương giữa vi phạm và chế tài áp dụng. Do trong nền kinh tế thị trường tất yếu trong xã hội có sự phân hoá giàu nghèo, đối với người nghèo thì phạt tiền có tác động mạnh nhưng có trường hợp họ không có khả năng nộp phạt vì vậy việc áp dụng hình tức phạt tiền gặp nhiều khó khăn vì nếu phạt cho đúng thì người nghèo thực tế không có khả năng nộp phạt và họ cũng không có tài sản để cưỡng chế thi hành. Có nhiều hành vi vi phạm theo quy định phải xử phạt tiền nhưng đối tượng vi phạm là người lang thang, một số ở nơi khác đến không có tiền nộp phạt, tam giữ hành chính thì không có nhà tạm giữ, áp dụng các biện pháp khác thì chưa đến mức nên đành phải xử phạt cảnh cáo dẫn đến việc xử lý pháp luật vừa thiếu tính răn đe không hạn chế được vi phạm. Ngược lại, trong một số trường hợp vi phạm hành chính nghiêm trọng trong một số lĩnh vực liên quan đến bảo vệ chủ quyền vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường thì mức quy định phạt tiền hiện nay chưa hợp lý (còn quá thấp) chưa đủ sức răn đe, giáo dục, cần phải sửa đổi để nâng mức phạt tiền cao hơn hoặc phải đặt ra các biện pháp xử lý thích hợp hơn. Ví dụ như khoản 4 Điều 10 Nghị định 121/2004/ NĐ – CP quy định “phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây ô nhiễm môi trường vượt mức cho phép”, đây là một mức phạt thấp vì hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Một vấn đề liên quan đến hình thức phạt tiền là quy định về thủ tục thu tiền phạt. Quy định của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính tại điều 49 về việc không thu tiền phạt tại chỗ mà người vi phạm phải đến nộp tại kho bạc nhà nước, tuy có một số ưu điểm, hạn chế được một số tiêu cực nhưng nhìn chung gây khó khăn, phiền hà, tốn kém thời gian cho người nộp phạt nhất là tại các tỉnh miền núi, vùng cao, vùng hải đảo, vùng biên giới, do điều kiện đường sá, phương tiện giao thông không thuận lợi, hoặc trong một số lĩnh vực như quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản… khi các hành vi được phát hiện và xử lý trong rừng sâu hoặc trên mặt biển thì phương thức thu tiền phạt với thời giann hạn chế rõ ràng là không phù hợp. Ngay tại các thành phố, đô thị thì quy định này vẫn có nhiều bất cập. Ví dụ việc vi phạm và xử phạt xảy ra thường xuyên nhưng kho bạc làm việc theo giờ hành chính, theo thời gian nhất định. Việc quy định nộp tiền tại kho bạc cũng gây khó khăn cho những người có thẩm quyền xử phạt ở chỗ họ phải tạm giữ một số giấy tờ của người vi phạm bị xử phạt (giấy phép lái xe hoặc chứng minh thư nhân dân…) và chỉ trả lại cho người bị xử phạt khi họ hoàn thành nghĩa vụ xử phạt, do đó không tránh khỏi trường hợp bị mất mát, thất lạc các giấy tờ đó. Đặc biệt việc quy định không thu tiền phạt tại chỗ nhằm mục đích tránh tiêu cực trong công tác xử lý vi phạm nhưng chính quy định trên làm nảy sinh tâm lý muốn được nộp phạt ngay để tránh phiền hà, tốn kém thời gian, công sức nên dẫn đến việc người vi phạm thỏa thuận, trực tiếp đưa tiền cho cán bộ nhà nước có thẩm quyền xử phạt mà không cần có biên bản, quyết định xử phạt. Như vậy, vừa thất thu ngân sách nhà nước vừa dung túng cho hành vi vi phạm, vừa làm hư hỏng, tha hóa cán bộ nhà nước. 3. Trục xuất Trục xuất là hình thức xử phạt mới, lần đầu tiên được quy định tại Pháp lệnh xử lý VPHC 2002. Điều 15, Pháp lệnh quy định: “Trục xuất là buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ quy định thủ tục trục xuất”. Trục xuất là buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, ngoài mục đích của của việc áp dụng hình thức phạt này là trừng phạt, răn đe người nước ngoài vi phạm pháp luật, trục xuất còn có tác dụng ngăn ngừa một cách triệt để khả năng vi phạm pháp luật mới của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Trục xuất được quy định để có thể áp dụng linh hoạt trong thực tiễn, tùy từng trường hợp cụ thể có thể được áp dụng là hình thức xử phạt chính, có thể là hình thức xử phạt bổ sung áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, đồng thời bị trục xuất, trong trường hợp này trục xuất là hình thức phạt bổ sung. Cũng có thể họ bị trục xuất mà không bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, trường hợp này, trục xuất được áp dụng là hình thức phạt chính. Do đối tượng của hình thức xử phạt này là người nước ngoài (khái niệm người nước ngoài được xác định theo Luật quốc tịch, trong Pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam) thì người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam bao gồm người mang quốc tịch của một hay nhiều nước khác ngoài Việt Nam. Như vậy trục xuất chỉ có thể được áp dụng đối với người nước ngoài mang quốc tịch của một nước khác ngoài Việt Nam mà không thể áp dụng được đối với người không có quốc tịch thường trú trên lãnh thổ Việt Nam vì không có địa chỉ để trục xuất. Không chỉ vậy trục xuất là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia, thủ tục trục xuất đòi hỏi phải được quy định cụ thể, chặt chẽ hơn. Vì vậy, hiện nay hình thức trục xuất ít được áp dụng trên thực tế mà chỉ trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có liên quan đến an ninh quốc gia. 4. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề “Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là các loại giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để cho phép tổ chức, cá nhân đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề trong một lĩnh vực nhất định hoặc sử dụng một loại công cụ, phương tiện nhất định. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề quy định tại Điều này không bao gồm giấy đăng ký kinh doanh, các loại chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp không có mục đích cho phép hành nghề” (khoản 1, Điều 11, Nghị định 28/2008/ NĐ – CP). Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được áp dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn hoặc không có thời hạn tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm đó. Ví dụ vi phạm vào các quy định tại điểm a, d khoản 2; điểm d, đ khoản 3 Điều 14 Nghị định 150/ 2005/ NĐ – CP thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời hạn bị tước, cá nhân, tổ chức mất quyền được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Mặc dù chỉ là một hình phạt bổ sung, song hình thức xử phạt này là một hình thức xử phạt rất nghiêm khắc và có hiệu quả lớn trong xử phạt và ngăn ngừa VPHC, đặc biệt là trong lĩnh vực liên quan đến kinh tế. 5. Tịch thu phương tiện, tang vật được sử dụng để vi phạm Đây là hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại điều 17 của Pháp lệnh xử lý VPHC 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008). Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC là việc sung vào quỹ Nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến VPHC. Đây thực chất là tước bỏ quyền sở hữu của người vi phạm và chuyển sang quyền sở hữu của nhà nước. Những vật không có giá trị hoặc không sử dụng được hoặc là vật phẩm gây hại sau khi tịch thu người có thẩm quyền sẽ tiến hành tiêu hủy. Ngoài ý nghĩa là một hình thức phạt, việc tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC còn có ý nghĩa nhằm loại bỏ hoặc hạn chế khả năng tiếp tục vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, đối với tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là những tài sản bị cá nhân, tổ chức VPHC chiếm đoạt, sử dụng trái phép thì sẽ không áp dụng biện pháp này mà những tài sản đó sẽ được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp. Quy định trên là hợp lý vì trên thực tế, có nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức VPHC đã chiếm đoạt tài sản sau đó sử dụng để VPHC hoặc việc sử dụng được sự đồng ý của chủ sở hữu, người quản lý nhưng đã sử dụng trái với mục đích đã thỏa thuận. Ví dụ như nói là mượn xe máy để đi chơi nhưng trên thực tế đã mượn xe để tham gia đua xe. Quy định như vậy sẽ đảm vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người là chủ sở hữu, người quản lý hoặc sử dụng tài sản hợp pháp vì họ không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm về việc tài sản đang thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình bị chiếm đoạt và sử dụng để VPHC ngoài ý muốn. Tuy nhiên, trên thực tế, biện pháp này vẫn còn chư
Luận văn liên quan