Khoản 2 Điều 8 BLHS quy định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự, tội phạm được phân thành 4 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng. tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Khoản 3 Điều 8 quy định cụ thể như sau:
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm không gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt cho tội ấy là đến 3 năm tù.
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt tới 7 năm tù.
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là 15 năm tù.
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 8 là mức độ nguy hiểm cho xã hội và căn cứ về hình thức thì căn cứ vào lượng hình được áp dụng đối với từng tội phạm cụ thể. Để phân loại tội phạm với tội trộm cắp tài sản thì cần nhận biết được mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như lượng hình phạt trong từng khoản. Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 BLHS, gồm 5 khoản thì đến 4 khoản 1,2,3,4 quy định về các loại tội phạm cụ thể là:
+ Tại khoản 1 Điều 138 BLHS, ta có thể thấy, hành vi trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 có tính nguy hại không lớn cho xã hội ( giá trị tài sản chiếm đoạt từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; nếu giá trị tài sản dưới hai triệu đồng thì phải thỏa mãn một trong các yếu tố gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính về hành vi vi chiếm đoạt, đã bị kết án về tội chiếm đoạt chưa được xóa án tích mà còn vi phạm ).
9 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3642 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình huống hình sự- Xác định tội danh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999, đã được sủa đổi bổ sung một số điều năm 2009( BLHS), phân loại tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản.
Khoản 2 Điều 8 BLHS quy định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự, tội phạm được phân thành 4 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng. tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Khoản 3 Điều 8 quy định cụ thể như sau:
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm không gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt cho tội ấy là đến 3 năm tù.
Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt tới 7 năm tù.
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là 15 năm tù.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 8 là mức độ nguy hiểm cho xã hội và căn cứ về hình thức thì căn cứ vào lượng hình được áp dụng đối với từng tội phạm cụ thể. Để phân loại tội phạm với tội trộm cắp tài sản thì cần nhận biết được mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như lượng hình phạt trong từng khoản. Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 BLHS, gồm 5 khoản thì đến 4 khoản 1,2,3,4 quy định về các loại tội phạm cụ thể là:
+ Tại khoản 1 Điều 138 BLHS, ta có thể thấy, hành vi trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 có tính nguy hại không lớn cho xã hội ( giá trị tài sản chiếm đoạt từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; nếu giá trị tài sản dưới hai triệu đồng thì phải thỏa mãn một trong các yếu tố gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính về hành vi vi chiếm đoạt, đã bị kết án về tội chiếm đoạt chưa được xóa án tích mà còn vi phạm…).
Về lượng hình phạt khoản 1 Điều 138 quy định: “ phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Như vậy nghĩa là mức cao nhất của khung hình phạt là ba năm tù.Tù những phân tích trên thì tội trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 138 là loại tội phạm ít nghiêm trọng.
+ Tội phạm được quy định ở khoản 2 Điều 138 đã có hành vi mang tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với loại tội phạm được quy định ở khoản 1. Tính chất của hành vi đã mang tính nguy hại lớn cho xã hội ( thực hiện tội phạm đã có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm, dùng thủ đoạn xảo quyệt nguy hiểm: dùng các biện pháp có thể gây thiệt hại cho tính mạng; sức khỏe hoặc thiệt hại lớn về tài sản, cũng có thể là dùng những thủ đoạn tinh vi gây khó cho việc phát hiện điều tra, xử lí; hành hung để tẩu thoát; chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; gây hậu quả nghiêm trọng).
Trong khoản 2 Điều 138 cũng quy định hình phạt là hình phạt tù với lượng hình phạt là từ 2 năm đến 7 năm. Tức là mức cao nhất của khung hình phạt là đến bảy năm tù. Tóm lại, tội trộm cắp tài sản được quy định trong khoản 2 là tội phạm nghiêm trọng.
+ Từ những yếu tố khách quan thì các nhà làm luật đã quy định tội trộm cắp tài sản tại khoản 3 Điều 138 là tội phạm rất nghiêm trọng. Bởi lẽ, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi thì hành vi này gây nguy hại rất lớn cho xã hội ( chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng). Chính vì tính nguy hại đặc biệt cho xã hội mà tội trộm cắp tài sản quy định ở khoản 3 có mức hình phạt từ 7 năm đến 15 năm tù. Có nghĩa là mức cao nhất của khung hình phạt ở tội này là 15 năm tù.
+ Tương tự, ta xác định được tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp khoản 4 Điều 138, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do mức độ và tính chát của hành vi là gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội( giá trị tài sản chiếm đoạt là từ năm trăm triệu đồng trở nên, gây hậu quả nghiêm trọng) và mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Dựa vào cấu đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm được cấu thành tội phạm phản ánh, hãy xác định cấu thành tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản.
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm phản ánh, có thể chia cấu thành tội phạm (CTTP) thành CTTP vật chất và CTTP hình thức, CTTP cắt xén.
- CTTP vật chất là cấu thành tội phạm có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
- CTTP hình thức là cấu thành tội phạm có một dấu hiệu khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
- CTTP cắt xén. Loại cấu thành tội phạm này còn nhiều quan điểm, nhưng những người đồng tình với quan điểm có CTTP cắt xén cho rằng: cũng giống như CTTP hình thức, CTTP cắt xén chỉ có dấu hiệu hành vi mà không có dấu hiệu hậu quả. Nhưng khác với CTTP hình thức, dấu hiệu hành vi trong CTTP cắt xén không phải sự phản ánh chính hành vi phạm tội mà là hành vi “hoạt động” nhằm thực hiện hành vi đó.
Từ định nghĩa trên, để xác định CTTP của tội trộm cắp tài sản theo căn cứ đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm phản ánh, ta cần phân tích mặt khách quan của CTTP tội trộm cắp tài sản, cụ thể như sau:
+ Hành vi khách quan: Người phạm tội có hành vi hành động “ chiếm đoạt” tài sản của người khác. Nhưng chiếm đoạt bằng hình thức lét lút, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lí tài sản, không trông giữ cẩn thận hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như chen lấn, xô đẩy, nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà người quản lí tài sản không biết.
+ Hậu quả: hậu quả của tội trộm cắp tài sản là sự thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Trong cấu thành tội phạm trộm cắp tài sản, hậu quả là một dấu hiệu bắt buộc hay nói cách khác người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm hình sự khi có hậu quả xảy ra. Tài sản do hành vi trộm cắp gây ra có thể là một số tài sản được quy định trong điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005: tiền, vật, giấy tờ có giá.
+ Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: Hành vi chiếm đoạt xảy ra trước, hậu quả thiệt hại về tài sản xảy ra sau; hành vi chiếm đoạt chứa khả năng thực tế phát sinh hậu quả thiệt hại về tài sản, việc bị thiệt hại về tài sản chính là hiện thực hóa làm phát sinh hậu quả của hành vi chiếm đoạt.
Từ những phân tích trên cho thấy, mặt khách quan của cấu thành tội trộm cắp tài sản có đủ các dấu hiệu hành vi khách quan, hậu quả của hành vi khách quan, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả là dấu hiệu bắt buộc . Như vậy, căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan được cấu thành tội phạm phản ánh thì cấu thành của tội trộm cắp tài sản là cấu thành tội phạm vật chất.
3.Chỉ ra khách thể và đối tượng tác động của của tội phạm mà V đã thực hiện.
3.1 Khách thể của tội phạm mà V đã thực hiện
Có thể hiểu: Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm, nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên( hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại đáng kể nhất định.
Trong khoa học hình sự Việt Nam phân biệt ba loại khách thể của tội phạm: Khách thể chung, khách thể loại, khách thể trực tiếp. Khách thể của phạm tội mà V thực hiện chính là khách thể của tội trộm cắp tài sản cụ thể như sau.
+ Khách thể chung của tội trộm cắp tài sản: Đó chính là quyền về tài sản - quyền năng được pháp luật hình sự bảo vệ, được quy định trong khoản 1 Điều 8 BLHS 1999.
+ Khách thể loại của tội trộm cắp tài sản: khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ cùng tính chất được nhóm các quy định pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm. Trong tội trộm cắp tài sản, khách thể loại chính là quyền sở hữu tài sản của cá nhân. Tội phạm mà V đã thực hiện đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của hành khách đã bị V trộm cắp.
+ Khách thể trực tiếp của tội trộm cắp tài sản: Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại. Khách thể của tội trộm cắp tài sản cũng tương tự như tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội trộm cắp tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu. V đã xâm phạm đến quyền sở hữu chiếc điện thoại của hành khách bị trộm cắp. Đây cũng là một điểm khác so với tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản. Điều luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt, vì vậy, nếu sau khi chiếm đoạt được tài sản, trong lúc tìm cách tiêu thụ chiếc điện thoại đó V mà bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người hoặc gây thương tích, hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tùy từng trường hợp cụ thể mà V bị truy tố về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
3.2 Đối tượng tác động của tội phạm mà V đã thực hiện.
Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được hình sự bảo vệ. Đối tượng tác động của tội phạm mà V đã thực hiện chính là chiếc điện thoại di động trị giá 5 triệu đồng mà V đã chiếm đoạt. Chiếc điện thoại này là tài sản đang có chủ.
4. Giả sử V và P bàn nhau rạch túi để chiếm đoạt tài sản. P đứng canh gác, còn V trực tiếp rạch túi của chủ tài sản. V đã rạch túi và lấy được chiếc điện thoại nói trên, P có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích rõ tại sao?
Trong tình huống này, có thể kết luận rằng P có thể phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS). “ Có thể” bởi tùy từng trường hợp cụ thể mà P có thể phải chịu những hậu quả pháp lí bất lợi do hành vi của mình gây ra.
=> Trường hợp 1: P là người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng miễn trừ ngoại giao: Theo điều 5 BLHS, nếu P là người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia hoặc tập quán quốc tế, thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì THHS của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
=> Trường hợp 2: P là người nước ngoài không thuộc đối tượng trên, người Việt Nam đã thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam.
P sẽ phải chịu TNHS nếu tội phạm P thực hiện cấu thành tội trộm cắp tài sản.
Xét các yếu tố của cấu thành tội phạm P đã thực hiện:
* Mặt khách quan:
Khi xét đến mặt khách quan, ta đã thầy hành vi của P được thể hiện dưới dạng hành động là canh gác nhằm chiếm đoạt chiếc điện thoại nói trên. Mà hậu quả của hành vi trái pháp luật này chính là sự thiệt hại về tài sản của chủ sở hữu chiếc điện thoại.
* Mặt chủ quan:
Lỗi của P là lỗi cố ý trực tiếp: P đã bàn với V chứng tỏ P đã nhận thức rõ hành vi của mình, thấy trước hậu quả mà hành vi có thể xẩy ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra.
* Khách thể : Hành vi trái pháp luật của P xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của cá nhân- quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.
Như vậy , các yếu tố khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan đã thỏa mãn cấu thành tội phạm tội trộm cắp tài sản, P có phải chịu THNS hay không phụ thuộc vào yếu tố chủ thể.
* Chủ thể.
P chỉ trở thành chủ thể của tội phạm khi P có đủ điều kiện về chủ thể: năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
+ Người có năng lực TNHS theo luật hình sự Việt Nam là người đạt độ tuổi chịu TNHS ( Điều 12 BLDS) và không thuộc trường hợp ở tình trạng không có năng lực THHS ( Điều 13 BLHS).
Theo Điều 13 BLHS: “ Người ở trong tình trạng không có năng lực TNHS là người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình”. Nhưng trong tình huống trên, P đã có hành động “ bàn” với V, chứng tỏ trong sự thống nhất ý chí của P, V có sự tương tác giữa ý chí của V, P; P không thể do mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi để V sai khiến, xúi giục. P không thể thuộc trường hợp ở tình trạng không có năng lực TNHS.
+ Căn cứ vào điều 12 BLHS, nếu:
P dưới 14 tuổi, P không có năng lực trách nhiệm hình sự. Như vậy P không thể trở thành chủ thể của tội phạm. P sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
P từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội phạm P đã thực hiện thuộc khoản 3 Điều 138 BLHS( tội rất nghiêm trọng do lỗi cố ý) hoặc khoản 4 Điều 138 BLHS ( tội đặc biệt nghiêm trọng).
P từ đủ 16 tuổi trở lên, P có năng lực TNHS đầy đủ, do vậy P phải chịu TNHS đối với mọi loại tội phạm, tức là bất kì loại tội nào thuộc khoản 1,2,3,4 Điều 138 BLHS.
5. Giả sử V 20 tuổi, V đã dụ dỗ P rạch túi hành khách để chiếm đoạt tài sản ( P 12 tuổi). V có phải là người đồng phạm với vai trò xúi giục không? Giải thích rõ tại sao?
Trước khi có vai trò là người xúi giục thì V phải là người đồng phạm. Vậy trong trường hợp này có đồng phạm hay không?
Điều 20 BLHS quy định: “ Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm”. Theo nội dung này, đồng phạm đòi hỏi những dấu hiệu như sau:
- Những dấu hiệu về mặt khách quan:
+ Có hai người trở lên và những người này đủ điều kiện về mặt chủ thể của tội phạm.
Trong trường hợp trên, đã có hai người: V, P.
V 20 tuổi, không có việc làm ổn định và sống bằng nghề trộm cắp tài sản tại nhà ga, đã có 4 tiền án về hành vi chiếm đoạt tài sản. Nêu ra những đặc điểm này đê khẳng định V là người đủ độ tuổi chịu TNHS( Điều 12), không rơi vào trường hợp ở tình trạng không có năng lực TNHS, không thuộc trường hợp người nước ngoài được xử lí bằng con đường ngoại giao( đã có 4 tiền án). Do vậy, V là người có đầy đủ điều kiện về chủ thể của tội phạm.
P 12 tuổi, theo pháp luật Việt Nam thì chưa thể đủ độ tuổi để chịu TNHS. Do vậy, P vi phạm phạm điều kiện về chủ thể của tội phạm.
Trường hợp này đã vi phạm điều khiện đầu tiên về đồng phạm. Do đó trong trường hợp này không thể có đồng phạm, vai trò người xúi giục của V sẽ không được hình thành. V sẽ phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản trong vụ việc không có đồng phạm.