Đề tài Tình huống Luật Hình sự ( file word)

A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng không được, chúng ra một cửa hàng đồ chơi trẻ em mua một khẩu súng nhựa. Một hôm A và B đem khẩu súng này ra bờ sông (nơi thanh niên hay ngồi hóng mát). Bọn chúng gặp C và D đang ngồi bên canh chiếc xe máy. A rút súng ra dọa:” Ngồi im không tao bắn chết”. Tương đây là súng thật và lo lắng cho tính mạng cuả mình nên khi B lấy chiếc xe máy mang đi. C và D không có phản ứng gì. A, B đem xe máy bán cho người quen là E được 8000000 đồng và ăn tiêu hết. 1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao? 2. Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy được tài sản thì trách nhiệm hình sự của A và B được giải quyết như thế nào? Tại sao? 3. E có phạm tội không? Tại sao?

doc8 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2860 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình huống Luật Hình sự ( file word), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÉT TÌNH HUỐNG A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng không được, chúng ra một cửa hàng đồ chơi trẻ em mua một khẩu súng nhựa. Một hôm A và B đem khẩu súng này ra bờ sông (nơi thanh niên hay ngồi hóng mát). Bọn chúng gặp C và D đang ngồi bên canh chiếc xe máy. A rút súng ra dọa:” Ngồi im không tao bắn chết”. Tương đây là súng thật và lo lắng cho tính mạng cuả mình nên khi B lấy chiếc xe máy mang đi. C và D không có phản ứng gì. A, B đem xe máy bán cho người quen là E được 8000000 đồng và ăn tiêu hết. 1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao? 2. Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy được tài sản thì trách nhiệm hình sự của A và B được giải quyết như thế nào? Tại sao? 3. E có phạm tội không? Tại sao? GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1.Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao? Hành vi của A và B phạm tội cướp tài sản theo Điểm d Khoản 2 Điều 133 BLHS thuộc trường hợp sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác do hành vi phạm tội của A và B mang đầy đủ những dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản như sau: Thứ nhất về mặt khách thể của tội phạm: Hành vi cướp tài sản xâm hại đồng thời hai quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ đó là quan hệ nhân than và quan hệ sở hữu. Hành vi dùng súng giả của A, B đẻ cướp tài sản của C và D đã xâm hại đồng thời hai quan hệ được luật hình sự bảo vệ là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu của C và D. Cụ thể là hành động dung súng đe dọa trực tiếp tới tính mạng của C, D qua đó cướp xe máy của C, D – xâm phạm đến quan hệ sở hữu của C, D với chiếc xe máy. Thứ hai về mặt khách quan của tội phạm: Có ba dạng hành vi khách quan được coi là hành vi phạm tội của tội cướp tài sản là: Hành vi dùng vũ lực, hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được . Trong vụ án này A và B đã có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc đối với C và D. A và B bằng hành động rút súng ra và kết hợp lời nói : “ Ngồi im không tao bắn chết “ đã đe dọa sẽ dung vũ lực ngay tức khắc nếu như C, D chống cự lại việc chiếm đoạt tài sản cua A, B. Vũ lực đe dọa sẽ thực hiện nhằm vào C, D người có tài sản là chiếc xe máy. Đối với tội cướp tài sản, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành. Hậu quả của tội phạm chỉ là dấu hiệu định kkhung hình phạt hoặc chỉ là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt . Trong vụ án này hậu quả của hành vi cướp tài sản của C. D là gây thiệt hại về tài sản cho C và D. Thứ ba về mặt chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm trong vụ án này là A và B, người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đã đủ 14 tuổi trở lên. Thứ tư về mặt chủ quan của tội phạm Lỗi của người tội cướp tài sản là lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội biết mình có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể kháng cự được. Người phạm tội mong hành vi đó đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người bị tấn công, để có thể thực hiện được mục đích chiếm đoạt tài sản. Lỗi của A và B trong vụ án này là tội cố ý trực tiếp. A và B biết được hành vi dùng súng đe dọa ngay tức khắc của mình đối với C, D lâm vào tình trạng không thể chống cự được và A, B mong muốn điều đó xảy ra để thực hiện việc chiếm đoạt tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản của A, B thể hiện rõ qua việc B lấy xe máy mang đi và A, B đem xe máy đi bán lấy tiền tiêu xài. Có ý kiến cho rằng do A, B dùng súng giả đe dọa C, D nhằm chiếm đoạt tài sản và C, D cũng tưởng là súng thật nên quá sợ hãi mà giao tài sản cho A, B nên thuộc trường hợp cướp có sử dụng vũ khí nhưng ở đây chúng ta cần chú ý súng giả không được coi là vũ khí. Vì vậy trường hợp A, B dùng súng giả đe dọa C, D không thuộc trường hợp cướp có sử dụng vũ khí nhưng A, B vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điểm d Khoản 2 Điều 133 BLHS thuộc trường hợp sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác. Tội phạm có thể chỉ do một người thực hiện nhưng cũng có thể do nhiều người cùng gây ra. Điều 20 BLHS quy định “ Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên có ý cùng thực hiện một tội phạm “. Trong vụ án này A và B có đầy đủ các dấu hiệu là đồng phạm như sau: Thứ nhất những dấu hiệu về mặt khách quan: Đồng phạm đòi hỏi có hai người trở lên và người phạm tội phải có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm; đồng phạm cùng thực hiện tội phạm. Trong vụ án này cả A và B đều tham gia vào việc cướp xe ( hai người ) ; cả A và B đều có đủ điều kiện của chủ thể tội phạm. A và B cùng nhau thực hiện một tội phạm với vai trò đều là người thực hành; A, B cùng nhau đi tìm mua súng, cùng nhau đi cướp xe máy và cuối cùng cùng nhau đi tẩu tán tài sản là chiếc xe vừa cướp được. Thứ hai những dấu hiệu về mặt chủ quan : Đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi có ý. Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mỗi đồng phạm không chỉ có ý với hành vi của mình mà còn mong muốn sự cố ý tham gia của người đồng phạm khác. Trong vụ án này về mặt lí trí mỗi cá nhân A, B đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và cũng đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình.Về ý chí đồng phạm mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc có ý thức để mắc cho hậu quả phát sinh. Ở đây A, B mong muốn cùng hoạt động cướp xe và ca A, B đều mong muốn hậu quả chiếm đoạt được tài sản của C, D xảy ra. Ngoài ra trong vụ án này A, B cùng có chung mục đích chiếm đoạt tài sản của C, D. 2. Trường hợp C và D biết là súng giả , chống cự lại, A và B không lấy được tài sản thì trách nhiệm hình sự của A, B được giải quyết như thế nào? Tại sao? Nếu C và D biết là súng giả, chống cự lại , A và B không lấy được tài sản thì A, B vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điểm d Khoản 2 Điều 133 BLHS về tội cướp tài sản thuộc trường hợp sử dụng thủ đoạn khác. Tức là sẽ bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Tội cướp tài sản có hai giai đoạn là chuẩn bị phạm tội và tội phạm hoàn thành, không có giai đoạn phạm tội chưa đạt. Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó. Trong vụ án này để cho việc chiếm đoạt tài sản được thuận lợi thì trước đó A, B cùng nhau đi tìm mua súng; sau một thời gian tìm mua nhưng không tìm mua được A, B ra cửa hang đồ chơi trẻ em mua một khẩu súng nhựa. Đây chính là giai đoạn chuẩn bị tội của A, B vì đã tạo những điều kiện cần thiết cho việc thực hiên tội phạm. Nếu A, B dừng ở đây thì trách nhiệm hình sự chỉ phải chịu ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Nhưng trong vụ án này A, B đã dùng súng đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc đối với C, D. Khi thực hiện hành vi này thì hành vi của A, B đã được coi là hoàn thành, không phụ thuộc vào việc có chiếm đoạt được tài sản hay không. Hành vi dùng súng đe dọa của A, B đối với đã trực tiếp làm thay đổi tình trạng tinh thần của C, D nhằm mục đích gây thiệt hại cho tài sản của C, D. Chính vì vậy nên nếu A, B không lấy được tài sản thì A, B vẫn phải chiụ trách nhiệm ở giai đoạn hoàn thành theo Điểm d Khoản 2 Điều 133 BLHS thuộc trường hợp sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác. 3. E có phạm tội không? Tai sao? Trong vụ án này theo em sẽ có ba trường hợp xảy ra: Trường hợp thứ nhất: E phạm tội. E phạm tội theo Khoản 1 Điều 250 BLHS tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Xem xét các dấu hiệu pháp lý trong hành vi của E: Thứ nhất về mặt khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm hại đến trật tự công cộng và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Thứ hai về mặt khách quan của tội phạm: Hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có chỉ bị coi là tội phạm khi hành vi đó được thực hiện mà không có sự thỏa thuận và hứa hẹn trước. Người phạm tội cũng biết rõ răng tài sản mà mình tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có. Trong vụ án này việc E mua chiếc xe máy mà A, B cướp được không có sự thỏa thuận hay hứa hẹn trước. E là người quen của A, B xét về mặt khách quan E có thể có hoặc không biết rõ nguồn gốc chiếc xe nhưng trong trường hợp này thì giao dịch dân sự giữa E với A, B vô hiệu. E nhận thức được tài sản mà E mua của A, B là không hợp pháp bởi để chứng minh tính hợp pháp của chiếc xe thì phải có đầy đủ giấy tờ liên quan trong khi A, B không có giấy tờ giờ mà E vẫn thực hiện giao dịch dân sự này. Thứ ba về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của E là lỗi cố ý. Biết rõ nguồn gốc của chiếc xe là không hợp pháp nhưng vẫn thực hiện giao dịch dân sự trái pháp luật. Thứ tư về mặt chủ thể của tội phạm: E người có đầy đủ năng lực hành vi hình sự và đã đủ 14 tuổi trở lên. Trường hợp thứ hai : E không phạm tội. Trong vụ án này có thể xảy ra trường hợp A, B cướp xe của không biết trước được giấy tờ xe C, D bỏ trong cốp. Khi mang xe đi tiêu thụ thì A, B mới phát hiện ra giấy tờ xe được bỏ trong cốp và A, B mang chiếc xe máy này đem bán cho E với đầy đủ giấy tờ hợp pháp. Khi mua E không hề biết rõ được nguồn gốc của chiếc xe máy, thấy chiếc xe hoàn toàn đầy đủ giấy tờ nên E cho rằng nguồn gốc của chiếc xe hoàn toàn hợp pháp và thực hiện giao dịch dân sự này. Vì vậy trong trường hợp này E không phạm tội. Trường hợp thứ ba : E là đồng phạm với A, B thì E phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điểm d Khoản 2 Điều 133 về tội cướp tài sản thuộc trường hợp sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác với vai trò là đồng phạm. Giả sử E, A, B bàn với nhau từ trước; cùng có ý định chiếm đoạt tài sản của C, D. E cung cấp tiền và địa chỉ cho A, B đi mua súng; hứa hẹn trước với A, B là sẽ tiêu tán tài sản mà A, B cướp được bí mật không để lộ. A, B nghe theo sự chỉ đạo của E và đã cùng nhau đi mua súng, cùng nhau thực hiện hành vi cướp tài sản để chiếm đoạt tài sản là chiếc xe máy của C, D. Sau khi cướp được theo lời hứa hẹn từ trước A, B mang xe máy cướp được của C, D tới bán cho E. Chính vì thế nếu xảy ra trường hợp này thì E, A, B là đồng phạm, E chịu trách nhiệm hình sự với vai trò là người cầm đầu. KẾT LUẬN Qua bài tập trên chúng ta cần chú ý súng giả không được coi là vũ khí nhưng nếu sử dụng súng giả làm vũ khí phạm tội thi vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác. Do khả năng làm bài luận của em cũng chưa được tốt nên không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong thầy cô đóng góp ý kiến để lần sau em làm bài được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giaos trình luật hình sự 2 – Nhà xuất bản Công An Nhân Dân Hà Nội năm 2007 2. Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 – Nhà xuất bản Lao động. 3. Bình luận khoa học bộ luật hình sự phần các tội phạm TẬP 2 – Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. MỤC LỤC Xét tình huống……………………………………………………………1 Giải quyết tình huống…………………………………………………….2 1. Hành vi của A, B cấu thành tội gì ? Tại sao ?........................................3 2. Trường hợp C, D biết là súng giả chống cự lại được, A và B không lấy được tài sản thì trách nhiệm hình sự A, B giải quyết như thế nào?Tại sao? ……………………………………………………………………………4 3. E có phạm tội không ? Tại sao ? ............................................................5 Danh mục tài liệu tham khảo …………………………………………….7
Luận văn liên quan