Giả thiết các quốc gia được nêu trong bài tập đều là thành viên của WTO.
1. Ngày 13/9/1996, quốc gia A ra thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với khăn lanh trải giường loại cotton nhập khẩu từ quốc gia X, quốc gia Y và quốc gia Z.
Vì không muốn ngành sản xuất sản phẩm khăn lanh trải giường của nước mình tiếp tục chịu thiệt hại, nên quốc gia A chỉ đạo cơ quan hải quan tạm dừng thông quan đối với sản phẩm trên của 3 nước X, Y, Z bắt đầu từ ngày 13/9/1996.
Câu hỏi: Nước A có được phép hành động như vậy không? Tại sao?
2. Trong quá trình điều tra, để tính biên độ phá giá, nước A đã áp dụng phương pháp “Zeroing” (“quy về 0”), nghĩa là đối với các giao dịch mà giá xuất khẩu cao hơn giá trị thông thường (biên độ phá giá cho kết quả âm) thì nước A đã chuyển các biên độ phá giá có giá trị âm này về bằng 0, chứ không sử dụng để bù đắp cho các biên độ phá giá cho kết quả dương.
Câu hỏi: Việc áp dụng phương pháp “Zeroing” của nước A có phù hợp với các quy định của Hiệp định của WTO về chống bán phá giá (ADA) hay không? Vì sao? Liên hệ với thực tiễn thương mại quốc tế của Việt Nam.
7 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4120 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình huống thương mại quốc tế (học kỳ - Đh Luật hà nội), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài:
Giả thiết các quốc gia được nêu trong bài tập đều là thành viên của WTO.
1. Ngày 13/9/1996, quốc gia A ra thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với khăn lanh trải giường loại cotton nhập khẩu từ quốc gia X, quốc gia Y và quốc gia Z.
Vì không muốn ngành sản xuất sản phẩm khăn lanh trải giường của nước mình tiếp tục chịu thiệt hại, nên quốc gia A chỉ đạo cơ quan hải quan tạm dừng thông quan đối với sản phẩm trên của 3 nước X, Y, Z bắt đầu từ ngày 13/9/1996.
Câu hỏi: Nước A có được phép hành động như vậy không? Tại sao?
2. Trong quá trình điều tra, để tính biên độ phá giá, nước A đã áp dụng phương pháp “Zeroing” (“quy về 0”), nghĩa là đối với các giao dịch mà giá xuất khẩu cao hơn giá trị thông thường (biên độ phá giá cho kết quả âm) thì nước A đã chuyển các biên độ phá giá có giá trị âm này về bằng 0, chứ không sử dụng để bù đắp cho các biên độ phá giá cho kết quả dương.
Câu hỏi: Việc áp dụng phương pháp “Zeroing” của nước A có phù hợp với các quy định của Hiệp định của WTO về chống bán phá giá (ADA) hay không? Vì sao? Liên hệ với thực tiễn thương mại quốc tế của Việt Nam.
Câu hỏi: Nước A có được phép hành động như vậy không? Tại sao?
Theo khoản 1 Điều VI của GATT “bán phá giá là việc sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm”.
Như vậy, ở trường hợp đề bài đưa ra: quốc gia A ra thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với khăn lanh trải giường loại cotton nhập khẩu từ quốc gia X, quốc gia Y và quốc gia Z có thể xuất phát từ:
- Đơn yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc của người nhân danh cho ngành sản xuất trong nước (khoản 1 Điều 5 Hiệp định ADA);
- Hay, do cơ quan hữu quan quyết định bắt đầu một cuộc điều tra mặc dù không có đơn yêu cầu tiến hành điều tra của hay đại diện cho ngành sản xuất trong nước (khoản 6 Điều 5 Hiệp định ADA).
Tuy vậy, theo dữ kiện đề bài ngày 13/9/1996, quốc gia A ra thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá, và cũng bắt đầu từ ngày 13/9/1996 quốc gia A chỉ đạo cơ quan hải quan tạm dừng thông quan đối với sản phẩm trên của 3 nước X, Y, Z.
Theo quy định tại khoản 9 Điều 5 Hiệp định ADA: “Qui trình điều tra chống bán phá giá không được phép làm cản trở thủ tục thông quan”. Điều này có nghĩa, trong khi thực hiện một cuộc điều tra chống bán phá giá, thì hàng hóa xuất – nhập khẩu bị điều tra chống bán phá giá đó vẫn phải được các cơ quan hải của quốc gia nhập khẩu làm thủ tục thông quan như bình thường mà không được phép gây một trở ngại nào cho việc thông quan hàng hóa đó. Nhưng trong quy trình của cuộc điều tra chống bán phá giá, quốc gia nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp tạm thời khi thấy có đủ điều kiện theo khoản 1 Điều 7 Hiệp định ADA. Các biện pháp tạm thời có thể được áp dụng dưới hình thức thuế tạm thời hoặc tối ưu hơn là áp dụng dưới hình thức đảm bảo - bằng tiền đặt cọc hoặc tiền đảm bảo - tương đương với mức thuế chống phá giá được dự tính tạm thời và không được cao hơn biên độ phá giá được dự tính tạm thời (khoản 2 Điều 7 Hiệp định ADA).
Như vậy, chiếu theo quy định của Hiệp định ADA thì hành vi của quốc gia A là không phù hợp với quy định này. Bởi vì, quốc gia A đã chỉ đạo cơ quan hải quan của nước mình tạm dừng thông quan đối với sản phẩm trên của 3 nước X, Y, Z ngay sau khi ra thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá (chiếu theo khoản 9 Điều 5 Hiệp định ADA). Và, việc dừng thông quan cũng không thuộc các biện pháp tạm thời có thể áp dụng (chiếu theo khoản 2 Điều 7 Hiệp định ADA).
Từ những phân tích trên, khẳng định rằng quốc gia A không được phép có hành động tạm dừng thông quan đối với sản phẩm khăn lanh trải giường loại cotton từ 3 nước X, Y, Z.
Câu hỏi: Việc áp dụng phương pháp “Zeroing” của nước A có phù hợp với các quy định của Hiệp định của WTO về chống bán phá giá (ADA) hay không? Vì sao? Liên hệ với thực tiễn thương mại quốc tế của Việt Nam.
Có thể hiểu việc tính biên độ phá giá theo phương pháp “Zeroing” của nước A đối với 3 nước X, Y, Z như sau:
- Trước hết, quốc gia A sẽ tính biên phá giá đối với mỗi loại sản phẩm khác nhau;
- Tiếp đó sẽ tính gộp các kết quả này để ra một biên phá giá đối với sản phẩm nói chung.
Ở bước thứ nhất, để tính biên phá giá, quốc gia A đem giá xuất khẩu bình quân gia quyền của mỗi loại sản phẩm so sánh với giá thông thường bình quân gia quyền của loại sản phẩm đó. Tuy nhiên đối với những loại sản phẩm có kết quả so sánh mang giá trị âm (tức là giá xuất khẩu cao hơn giá thông thường, hay còn gọi là biên phá giá âm) thì quốc gia A đã chuyển các biên phá giá có giá trị âm này về bằng “0” chứ không sử dụng giá trị âm. Bằng cách này, khi tổng hợp tất cả các biên phá giá của từng loại sản phẩm để xác định biên phá giá cho sản phẩm nói chung, các biên phá giá âm đã không được sử dụng để bù đắp cho các biên phá giá dương.
Ví dụ: Một công ty của Việt Nam bán 2 sản phẩm A và B ở cả hai thị trường là Việt Nam và Hoa kỳ:
Bán tại VN
(đồng)
Bán tại HK
(đồng)
Chênh lệch giá(đồng)
Giá sản phẩm A
10
12
-2
Giá sản phẩm B
10
8
2
Tổng số nếu không thực hiện quy về “0”
20
20
0
Tổng số nếu thực hiện quy về “0”
20
20
2
Theo Hiệp định chống bán phá giá của WTO, cơ quan điều tra phải tính toán giá bình quân gia quyền của tất cả các sản phẩm được bán. Do đó, nếu thực hiện phương thức tính toán có bù trừ cho những kết quả là âm (-) thì tổng chênh lệch giá bằng 0 và phải kết luận là công ty của VN không bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, từ trước đến nay Mỹ vẫn áp dụng cách tính riêng mang tên “Zeroing”. Khi chênh lệch giá "âm" như sản phẩm A ở trên thì phía Hoa Kỳ tự động "quy đổi" biên độ bán phá giá “-2” thành con số “0” (nghĩa là xem như giá sản phẩm A tại thị trường Hoa Kỳ bằng với giá bán tại thị trường VN). Nên, họ sẽ làm phép tính (2 + 0 = 2), chứ không phải (2 + (-2) = 0), để kết luận tổng chênh lệch giá là 2, và sẽ áp đặt mức thuế chống bán phá giá là 10% (tương đương 2/20).
Như vậy, việc áp dụng phương pháp “Zeroing” này của nước A có những điểm không phù hợp với quy định của Hiệp định ADA bởi vì:
Việc thực hiện tính biên độ phá giá của quốc gia A ở bước thứ nhất theo phương pháp “Zeroing” rõ ràng là không phù hợp với quy định tại điểm 4.2 khoản 4 Điều 2 của Hiệp định ADA. Tức là theo điểm 4.2 khoản 4 Điều 2 của Hiệp định ADA thì khi tính biên độ phá giá quốc gia A phải dựa trên cơ sở so sánh giữa giá trị bình quân gia quyền thông thường với giá bình quân gia quyền của tất cả các giao dịch xuất khẩu có thể so sánh được hoặc thông qua so sánh giữa giá trị thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch. Thay vì việc so sánh giá trị của tất cả các giao dịch liên quan, “Zeroing” chỉ tính đến các các giao dịch có biên phá giá dương. Với tính chất như vậy, phương pháp này cũng bỏ qua nguyên tắc “so sánh công bằng” quy định tại Điều khoản này của Hiệp định ADA.
* Liên hệ với thực tiễn thương mại quốc tế của Việt Nam.
Trong thực tiễn thương mại quốc tế Việt Nam cũng đã từng là nạn nhân của việc sử dụng phương pháp tính biên độ phá giá “Zeroing”. Điển hình đó là vụ kiện về cá tra – basa và tôm mà Hoa Kỳ kiện Việt Nam về chống bán phá.
Trong vụ kiện về tôm, Hoa Kỳ đã sử dụng phương pháp “Zeroing” để tính biên độ phá giá với mặt hàng tôm của Việt Nam. Dẫn đến Việt 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Thị Thu Trang, quy định mở về chống bán phá giá của WTO – công cụ bảo hộ mậu dịch, Khóa luận tốt nghiệp 2010.
Nam phải gánh chịu hậu quả rất nặng nề là Việt Nam thua kiện, và các doanh nghiệp Việt Nam không những phải nộp hàng triệu Dola mỹ mỗi năm mà còn phải gánh chịu về tài chính của quy định ký quỹ liên tục (continuous bonds) v.v.. Mà lẽ ra Việt Nam không phải gánh chịu những hậu quả đó, nếu Hoa Kỳ không áp dụng phương pháp “Zeroing”. Vì nếu, thực hiện phép tính bù trừ cho những so sánh có biên độ phá giá âm, thì kết quả là các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam không bán phá giá, thậm chí biên độ phá giá sẽ là -9%(1).
Như vậy, vấn đề chống bán phá giá có thể ảnh hưởng đến Việt Nam từ cả hai góc độ: bên đi kiện (khi Việt Nam tiến hành một vụ kiện chống bán phá giá với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam) và bên bị kiện (khi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với các vụ kiện và thuế chống bán phá giá ở nước ngoài). Mà phương pháp “Zeroing” nếu có lợi cho bên đi kiện thì sẽ bất lợi cho bên bị kiện, và ngược lại. Do đó, về vấn đề này Việt Nam cần lựa chọn: hoặc là ủng hộ quan điểm có lợi cho bên đi kiện, hoặc ủng hộ quan điểm có lợi cho bên bị kiện. Theo em, Việt Nam nên lựa chọn quan điểm về vấn đề “Zeroing” từ góc độ lợi ích của bên bị kiện vì các lý do:
- Nguy cơ bị kiện ở nước ngoài là rất lớn (vì nền kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu và lợi thế cạnh tranh chủ yếu bằng giá rẻ của Việt Nam hiện nay);
- Khả năng khởi kiện ở trong nước không lớn (vì do năng lực còn hạn chế của các ngành sản xuất trong nước trong việc đáp ứng các điều kiện khởi kiện, sự hiểu biết của luật sư Việt Nam về luật quốc tế v.v..).
Do đó, từ góc độ vĩ mô Nhà nước Việt Nam có thể cùng lúc thực hiện nhiều phương án đem lại hiệu quả mang tính căn bản đó là:
Một là, tích cực theo đuổi những quyền lợi hợp pháp được quy định trong hồ sơ cam kết gia nhập WTO;
Hai là, do nhiều quốc gia thành viên WTO vẫn coi Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường nên chúng ta cần tích cực đàm phán yêu cầu các nước thành viên WTO xem xét lại tình trạng nền kinh tế Việt Nam, bắt đầu từ các đối tác quan trọng như Hoa Kỳ, EC v.v..
Ba là, tích cực tham gia đàm phán trong khuôn khổ các vòng đàm phán thương mại của WTO để thuyết phục thay đổi, loại bỏ quy chế đối xử phân biệt đối với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, loại bỏ phương pháp “Zeroing” trong xác định biên độ phá giá; v.v..
* Kiến nghị sửa đổi Hiệp định ADA
Và để việc điều tra và tính toán biên độ phá giá của Hoa Kỳ sẽ được công bằng hơn, sẽ phản ánh được chính xác hơn thực tiễn về hoạt động sản xuất, xuất khẩu cũng như những lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nước xuất khẩu khác khi phải đối mặt với rủi ro bị kiện bán phá giá em xin đưa ra kiến nghị: Đoàn đàm phán Việt Nam về ADA cần thể hiện rõ quan điểm ủng hộ việc cấm sử dụng phương pháp “Zeroing” dưới mọi hình thức. Đề nghị đưa vào Hiệp định ADA quy định rõ ràng hoặc cấm sử dụng phương pháp “Zeroing” trong điều tra chống bán phá giá.
Tài liệu tham khảo
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội – 2008;
Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Thị Thu Trang, quy định mở về chống bán phá giá của WTO – công cụ bảo hộ mậu dịch, Khóa luận tốt nghiệp 2010;
Nguyễn Linh Giang (2008), Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO, Tạp chí Nhà nước và pháp luật – viện nhà nước và pháp luật số 3/2008, tr 46-51;
TS. Trần Văn Dũng, Thực trạng áp dụng quy chế nền kinh tế phi thị trường đối với Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá, Tạp chí Nhà nước và pháp luật – viện nhà nước và pháp luật số 10 (258)/2009, tr 29-35;
Phương pháp tính “zeroing” với các cam kết của WTO và khuyến cáo cho hàng xuất khẩu của Việt Nam;