Đề tài Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Liên hệ ở Việt Nam hiện nay

Đảng ta xác định, liên minh là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Khi chưa có chính quyền, liên minh để giành chính quyền. Khi đã có chính quyền, liên minh là nguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô sản để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước. Hiện nay, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam còn tồn tại các thành phần kinh tế dựa trên các hình thức sở hữu, vận hành theo cơ chế thị trường. nếu giai cấp công nhân không khéo tổ chức, không lôi kéo, lãnh đạo được toàn dân, nhất là giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức tin tưởng, ủng hộ và tham gia tích cực vào đường lối cách mạng của Đảng thì sẽ không có cơ sở kinh tế - xã hội vững chắc để tiến hành xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

docx15 trang | Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 05/04/2024 | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 9download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Liên hệ ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LỚP TC LLCT K92 * Đắk Nông, ngày 18 tháng 12 năm 2021 BÀI VIẾT THU HOẠCH Phần: A.V. Nội dung cơ bản của CNXH khoa học A.VI. Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ----- Họ và tên: Nguyễn Đức Hoàng Lớp: Trung cấp LLCT khóa 92 Chủ đề 7: Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Liên hệ ở Việt Nam hiện nay. 1. MỞ ĐẦU Trong lịch sử cách mạng Việt Nam việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Leenin về liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức là sự cố kết của các giai cấp, tầng lớp trong một chỉnh thể thống nhất, nhằm giúp đỡ lẫn nhau phát triển. Mỗi thành tố có vị trí, vai trò đặc thù do bản chất, vai trò của mỗi giai cấp và tầng lớp trong cách mạng và xã hội quy định. Sức mạnh và chất lượng của khối liên minh phụ thuộc vào chất lượng của từng thành tố trong đó. Vì thế, củng cố, tăng cường khối liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức gắn liền chặt chẽ với quá trình xây dựng, phát triển của mỗi giai cấp, tầng lớp do Đảng lãnh đạo, tạo thành nhân tố bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”, sau này, Người khẳng định cách mạng cần có lực lượng trí thức. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2-1951), lần đầu tiên, Đảng ta xác định vấn đề liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức có vai trò quan trọng với cách mạng Việt Nam. Tư tưởng này tiếp tục được khẳng định qua các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và trở thành vấn đề có tính nguyên tắc, đồng thời là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam. Như vậy, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là sự đoàn kết, hợp lực, hợp tác, liên kết của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của mỗi lực lượng và của cả khối liên minh; đồng thời góp phần thực hiện lợi ích chung của dân tộc, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vai trò của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay Đảng ta xác định, liên minh là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Khi chưa có chính quyền, liên minh để giành chính quyền. Khi đã có chính quyền, liên minh là nguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô sản để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước. Hiện nay, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam còn tồn tại các thành phần kinh tế dựa trên các hình thức sở hữu, vận hành theo cơ chế thị trường. nếu giai cấp công nhân không khéo tổ chức, không lôi kéo, lãnh đạo được toàn dân, nhất là giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức tin tưởng, ủng hộ và tham gia tích cực vào đường lối cách mạng của Đảng thì sẽ không có cơ sở kinh tế - xã hội vững chắc để tiến hành xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Do vậy em quyết định chọn nội dung “Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Liên hệ ở Việt Nam hiện nay’’ làm bài thu hoạch. 2. NỘI DUNG 2.1. Tính tất yếu của liên minh công - nông - trí thức 2.1.1. Khái niệm và tính tất yếu của liên minh Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là sự đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ giữa các giai cấp - tầng lớp dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân vì lợi ích chung và tạo ra lực lượng đồng minh trong quá trình thực hiện sứ mệnh giải phóng giai cấp, xã hội và con người. Liên minh giai cấp là một mặt của quan hệ giai cấp, cùng với đấu tranh giai cấp, liên minh giai cấp mang tính phổ biến và là một động lực của phát triển xã hội, hơn nữa nó là động lực to lớn, không chỉ trong cách mạng, mà trong sự vận động xã hội nói chung, đặc biệt là ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Xét về thuật ngữ, C.Mác - Ph.Ăngghen sử dụng thuật ngữ: liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đây là hai lực lượng xã hội đông nhất, cơ bản nhất lúc bấy giờ. Lúc này ở các nước tư bản có nền công nghiệp phát triển thì công nhân chiếm đa số, tiếp đến là nông dân, chỉ có một bộ phận trí thức được chủ nghĩa tư bản đào tạo nhằm phục vụ cho giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản. Tư tưởng liên minh công nhân - nông dân được thể hiện rõ khi C.Mác - Ăngghen tổng kết cuộc cách mạng Pháp 1848 - 1850 và Công Xã Paris 1871: nếu giai cấp công nhân liên minh được với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác để cùng đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản thì cách mạng vô sản sẽ thắng lợi. Kế thừa và phát triển tư tưởng về liên minh giai cấp của C.Mác, trong quan niệm về chuyên chính vô sản, tư tưởng liên minh giai cấp của V.I.Lênin thể hiện: “Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giữa giai cấp vô sản, với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản để cùng đấu tranh chống lại giai cấp tư sản thì cách mạng vô sản sẽ thắng lợi”. Lúc khẳng định vai trò quan trọng của khoa học công nghệ V.I.Lênin chỉ rõ: “Trước sự liên minh của các đại biểu khoa học, giai cấp vô sản và giới kỹ thuật, không một thế lực đen tối nào đứng vững được”. Như vậy, xét về tư tưởng cơ bản của V.I.Lênin, lý luận liên minh thể hiện, đó là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác. 2.1.2. Tính tất yếu của liên minh giai cấp Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, nền sản xuất của chủ nghĩa tư bản một mặt đã tạo ra một cơ cấu kinh tế - xã hội vừa phân công vừa liên hiệp với nhau trong một nền sản xuất ngày càng mang tính xã hội hóa. Mặt khác, chế độ chính trị tư sản, quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa cũng tạo ra các giai tầng bị chủ nghĩa tư bản áp bức, bóc lột và chung nhu cầu, lợi ích và triển vọng phát triển. Do vậy, theo V.I.Lênin, liên minh là vấn đề mang tính nguyên tắc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. “Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước”. Sự liên minh của giai cấp tư sản, chủ nghĩa đế quốc để chống chủ nghĩa xã hội, phong trào giải phóng dân tộc và tiến bộ xã hội cũng buộc giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải liên minh. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, liên minh giai cấp tạo ra sự thống nhất và dần xóa bỏ sự cách biệt do lịch sử tạo ra. Các giai cấp và tầng lớp lao động có xu hướng càng xích lại gần nhau: trong quan hệ với tư liệu sản xuất (thể hiện thông qua việc dần dần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao), về tính chất lao động (thông qua việc đẩy mạnh cách mạng khoa học và công nghệ, trí thức hóa lao động và phát triển lực lượng sản xuất nói chung), trong quan hệ phân phối tư liệu tiêu dùng (diễn ra chủ yếu thông qua việc ngày càng hoàn thiện nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế), trong tiến bộ về đời sống tinh thần (thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa), qua đó xóa bỏ dần sự khác biệt và rút ngắn khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Trong cách mạng Việt Nam, Liên minh là tất yếu, bởi vì lợi ích của các giai cấp tầng lớp, nhóm xã hội đều gắn bó trong nhu cầu giải phóng Dân tộc giải phóng giai cấp, giải phóng con người. “Độc lập Dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” là “mẫu số chung” để “quy đồng” lợi ích, làm gần lại những khác biệt xã hội và có sức quy tụ, đoàn kết toàn Dân tộc. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng dân chủ văn minh ở nước ta hiện nay vừa đặt ra nhu cầu liên minh vừa đặt ra các vấn đề phải cần tới Liên minh để giải quyết một cách hài hòa. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức không chỉ là ba lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và trong đời sống chính trị. Khối liên minh này được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, thông qua vai trò điều tiết của Nhà nước để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và giải quyết hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia liên minh. Liên minh là cơ sở của động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Đảng ta khẳng định: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của xã hội”. 2.2. Vai trò, nội dung, yêu cầu và vận dụng vận dụng sáng tạo trong tiến trình cách mạng Việt Nam 2.2.1. Vai trò của liên minh công - nông - trí trong cách mạng Việt Nam Ngay sau khi tìm thấy con đường cứu nước ở chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng lực lượng cách mạng. Người xác định, muốn cứu nước, giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản. Hồ Chí Minh xác định giai cấp công nhân là giai cấp tiến bộ nhất, cách mạng nhất, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức. Người khẳng định rõ: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới”. Vì sao công nhân là giai cấp cách mạng? Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích một cách toàn diện: “Kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật,... là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác. Vì vậy, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo”. Người cũng nêu rõ giai cấp công nhân được trang bị chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên nền tảng đấu tranh, họ xây dựng nên Đảng cách mạng. “Đảng đề ra chủ trương, đường lối, khẩu hiệu cách mạng, lôi cuốn giai cấp nông dân và tiểu tư sản vào đấu tranh, bồi dưỡng họ thành những phần tử tiên tiến. Lại có những phần tử trí thức tham gia cách mạng và vô sản hoá. Thành thử đội ngũ chính trị của giai cấp công nhân ngày càng phát triển. Mai sau công nghệ của ta ngày càng phát triển, thì số công nhân ngày càng tăng thêm”. Giai cấp công nhân có vị trí trung tâm trong xã hội bởi là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ nhất, là giai cấp có sứ mệnh lịch sử thông qua Đảng của mình lãnh đạo cách mạng và toàn xã hội. Song để hoàn thành được sứ mệnh đó, giai cấp công nhân cần lôi cuốn, tập hợp các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động và cả dân tộc đứng lên làm cách mạng. Giai cấp nông dân Việt Nam là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là “đồng minh chắc chắn nhất của giai cấp công nhân” và là “quân chủ lực của cách mạng”. Người chỉ rõ: Giai cấp nông dân, trong đó bần nông và trung nông là đội quân chủ lực của kháng chiến và của cách mạng dân chủ mới. Ở nông thôn, bần nông là lớp người đông nhất và nghèo khổ nhất. Họ bị địa chủ phong kiến bóc lột tàn tệ. Bần nông hăng hái kháng chiến, hăng hái cách mạng và rất mong muốn thực hiện chính sách dân cày có ruộng. Vì vậy, họ là đồng minh chắc chắn nhất của giai cấp công nhân.Trung nông là lớp người mình cày ruộng của mình, cũng không phải làm thuê cho ai. Họ cũng bị địa chủ, bọn cho vay nặng lãi và bọn đế quốc áp bức bóc lột. Thực hiện chính sách “dân cày có ruộng” thì họ cũng có lợi. Cho nên họ cũng hăng hái kháng chiến, hăng hái cách mạng. Vì vậy, họ là đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân. Trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giai cấp nông dân là quân chủ lực của cách mạng, vì họ là lớp người đông nhất trong nhân dân. Hồ Chí Minh xác định: “Trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta thì vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề nông dân, cách mạng dân tộc thực chất là cách mạng của nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Nông dân Việt Nam có tinh thần cách mạng. Tuy vậy, họ không thể là lực lượng lãnh đạo cách mạng vì họ không gắn liền với một phương thức sản xuất mới và không có hệ tư tưởng độc lập. Họ cũng không có khả năng tự xây dựng một chế độ xã hội mới. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Vì hoàn cảnh kinh tế lạc hậu, mà nông dân thường có tính thủ cựu, rời rạc, tư hữu. Cho nên giai cấp công nhân phải đoàn kết họ, giúp tổ chức họ, và lãnh đạo họ, thì họ là một lực lượng rất to lớn vững chắc. Thế là công nông liên minh”. Kế thừa tư tưởng truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh sớm đánh giá cao vai trò của trí thức. Từ buổi đầu hoạt động cách mạng, Người xác định trí thức là tầng lớp hàng đầu trong xã hội Việt Nam và ủng hộ những hoạt động yêu nước của họ: Tố cáo những âm mưu, tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, học sinh; quan tâm thức tỉnh tinh thần dân tộc, lòng yêu nước ở trí thức; Vạch trần âm mưu chia rẽ của bọn đế quốc, phong kiến đối với tầng lớp trí thức nước ta. Phân tích sâu sắc đặc điểm, tính chất tầng lớp trí thức nước ta, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Trí thức nước ta cũng như trí thức tại các nước thuộc địa, bán thuộc địa hay các dân tộc bị áp bức, khác với trí thức các nước tư bản đế quốc. Ở các nước tư bản, trí thức đa số là ở trong giai cấp tư sản mà ra rồi lại trở lại phục vụ cho tư sản. Ở nước ta thì khác, dù là trí thức một số khá đông thuộc thành phần phú nông, địa chủ, phong kiến, tư sản nhưng cũng đều bị đế quốc áp bức. Vì vậy,trí thức Việt Nam có tinh thần dân tộc và cách mạng, có học thức nên xem được sách, biết được dân chủ, biết được lịch sử cách mạng, nhất là lịch sử cách mạng Pháp, nên dễ hấp thụ được tinh thần cách mạng. Lúc đã hiểu biết, trí thức ta dễ theo cách mạng. Hồ Chí Minh xác định trí thức là một bộ phận trong lực lượng cách mạng và là đồng minh ngày càng quan trọng của giai cấp công nhân trong tiến trình đi lên CNXH. 2.2.2. Nội dung, yêu cầu thực hiện liên minh công - nông- trí thức ở nước ta hiện nay Hiện nay nội dung liên minh giai cấp, tầng lớp ở nước ta ngày càng mang tính toàn diện. Các giai cấp, tầng lớp đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau... ở cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội... Đồng thời sự liên minh này cũng ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất với nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt. Các nội dung cụ thể của Liên minh thể hiện như sau: Thứ nhất, nội dung chính trị của liên minh giai cấp công – nông – trí thức Thực chất là sự đoàn kết, hợp lực, hiệp tác của công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc chế độ chính trị mới, giữ vững độc lập dân tộc và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước và đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi chính trị cho các giai tầng này, nhằm: Đảm bảo: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.” Động viên công nhân, nông nhân, trí thức tham gia xây dựng hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội) Xây dựng và bồi dưỡng công nhân, nông dân, trí thức ngày càng trở thành những thành viên tích cực trong hệ thống chính trị, qua đó phát huy vai trò làm chủ của các giai tầng trong lãnh đạo và quản lý đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nêu cao sự sáng tạo và gương mẫu của công nhân, nông dân, trí thức trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong thực hiện Quy chế và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, cơ hội và âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Đoàn kết công nhân, nông dân, trí thức và các lực lượng khác sẵn sàng tham gia các lực lượng vũ trang (theo chế độ nghĩa vụ hoặc lâu dài), sẵn sàng tham gia chiến đấu, khi cần thiết, để bảo vệ trật tự, an toàn xã hội và vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, nội dung kinh tế của liên minh giai cấp công – nông – trí thức Dưới góc độ kinh tế, nội dung liên minh công - nông - trí thức là sự liên kết, hợp tác của công nhân, nông dân, trí thức để xây dựng nền kinh tế mới xã hội chủ nghĩa, mà ở thời kỳ quá độ, là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nội dung kinh tế của liên minh thực chất là đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi kinh tế cho công nhân, nông dân, trí thức thông qua giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây: Xác định và đáp ứng đúng những nhu cầu kinh tế của công - nông - trí thức. Những nhu cầu này có thể thay đổi trong những thời kỳ khác nhau và hài hòa với điều kiện của nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp hiện đại. Hai ngành kinh tế cơ bản ấy là nơi tập trung đông đảo công, nông, trí thức và nếu trở thành một cơ cấu và hiện đại hóa là thể hiện sự liên minh chặt chẽ của công - nông - trí thức. Nâng cao kết quả chuyển giao khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, qua đó, trí thức liên kết được với công nhân và nông dân trên lĩnh vực kinh tế. Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, liên kết chính đáng, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Đảm bảo hài hòa tỷ giá trao đổi giữa hàng hóa công nghiệp, nông sản, sản phẩm khoa học công nghệ... đảm bảo công bằng lợi ích chính đáng của người lao động trong trao đổi sản phẩm. Thứ ba, nội dung văn hóa - xã hội của liên minh giai cấp công – nông – trí thức Liên minh dưới góc độ văn hóa - xã hội là sự đoàn kết, hợp tác của công nhân, nông dân, trí thức để xây dựng nền văn hóa mới, con người mới và xã hội văn minh Nội dung văn hóa - xã hội này của liên minh, thực chất là đáp ứng nghĩa vụ và quyền lợi, trước hết về đời sống tinh thần, của công nhân, nông dân, trí thức và thể hiện thông qua những vấn đề cơ bản sau đây: Động viên công nhân, nông dân, trí thức và toàn dân giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu những giá trị văn hóa hiện đại, qua đó góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng, bồi dưỡng công nhân, nông dân, trí thức để tham gia sáng tạo và thụ hưởng những giá trị văn hóa mới, qua đó làm giàu cho đời sống tinh thần của mình và góp phần làm cho nền văn hóa nước nhà ngày càng phong phú. Phát huy vai trò của công nhân, nông dân, trí thức trong xây dựng khu cư văn hóa, nhất là nông thôn mới. Nông thôn mới là kết quả từ nhiều lực lượng, nguồn lực của công nhân, nông dân, trí thức, Đoàn kết công nhân, nông dân, trí thức và các lực lượng xã hội khác trong việc nâng cao dân trí, bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống để góp phần xây dựng con người Việt Nam nói chung. Xây dựng con người cũng là kết quả lâu dài từ nhiều lực lượng, nguồn lực của công nhân, nông dân, trí thức, Như vậy, nội dung liên minh là toàn diện có tác động qua lại, nhưng liên minh về kinh tế là thường xuyên sinh động, quan trọng nhưng liên minh về chính trị và văn hóa - xã hội cũng cần được thường xuyên quan tâm và giải quyết hài hòa. 2.2.3. Vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng của Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam về liên minh giai cấp, tầng lớp trong tiến trình cách mạng Việt Nam Hơn 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng của V.I.Lênin về liên minh giai cấp, tầng lớp, thể hiện ở những điểm nổi bật sau: Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức xây dựng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về thành lập đảng cộng sản vào điều kiện cụ thể Việt Nam. Người chỉ rõ, Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Thành phần chủ chốt trong Đảng là các phần tử ưu tú trong giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức trong các phon
Luận văn liên quan