Khái quát về mấy đại hội gần đây của Đảng ta có thể nói rằng : Nếu như đại hội của Đảng là cột mốc quan trọng đánh dấu sự mở đầu quá trình đổi mới mọi mặt đời sống đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đại hội VII tiếp tục đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu nhằm từng bước đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội tạo ra thế và lực mới cho sự phát triển đất nước . thì đại hội VIII là đại hội đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh vững vàng đi lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp đó, đại hội VII một lần nữa xác định : Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm của sự nghiệp cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Và trên thực tế chúng ta nhận thấy rằng không phải đến bây giờ mà ngay từ đại hội III tháng 9 năm 1960, Đảng ta đề ra đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá và coi đó là nhiệm vụ xuyên suốt thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Điểm mới lần này là chúng ta không chỉ đề cập đến công nghiệp hoá như đại hội III mà gắn liền với hiện đại hoá. Không chỉ nói đẩy tới một bước sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng khoá VII mà đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ coi là nhiệm vụ lâu dài, xuyên suốt mà còn khẳng định đây là nhiệm vụ cần kíp, cấp bách và hơn bao giờ hết, vấn đề nhận thức đầy đủ về công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì càng cần phải thực hiện cấp thiết hơn.
17 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7466 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tính tất yếu khách quan của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. Phần mở đầu
Khái quát về mấy đại hội gần đây của Đảng ta có thể nói rằng : Nếu như đại hội của Đảng là cột mốc quan trọng đánh dấu sự mở đầu quá trình đổi mới mọi mặt đời sống đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đại hội VII tiếp tục đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu nhằm từng bước đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội tạo ra thế và lực mới cho sự phát triển đất nước ... thì đại hội VIII là đại hội đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh vững vàng đi lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp đó, đại hội VII một lần nữa xác định : Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm của sự nghiệp cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Và trên thực tế chúng ta nhận thấy rằng không phải đến bây giờ mà ngay từ đại hội III tháng 9 năm 1960, Đảng ta đề ra đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá và coi đó là nhiệm vụ xuyên suốt thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Điểm mới lần này là chúng ta không chỉ đề cập đến công nghiệp hoá như đại hội III mà gắn liền với hiện đại hoá. Không chỉ nói đẩy tới một bước sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng khoá VII mà đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ coi là nhiệm vụ lâu dài, xuyên suốt mà còn khẳng định đây là nhiệm vụ cần kíp, cấp bách và hơn bao giờ hết, vấn đề nhận thức đầy đủ về công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì càng cần phải thực hiện cấp thiết hơn.
b. Phần nội dung
I. Tính tất yếu khách quan của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
1. Tính tất yếu khách quan của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trước hết xuất phát từ mục tiêu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta đã lựa chọn. Việc thiết kế thi công và thực hiện thành công mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt nam là một quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ nhưng nhất định phải làm. Nó đòi hỏi toàn Đảng toàn dân ta đồng tâm hiệp lực, có đường đi nước bước rõ ràng có ý chí và bản lĩnh vững vàng để sẵn sàng tạo lập nắm bắt và tận dụng thời cơ, khắc phục nguy cơ tụt hậu, vượt qua thử thách đưa đất nước vượt lên sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ đã nói công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là mong ước ngàn đời của cha ông ta, là sự giao phó của lịch sử Việt nam hàng nghìn năm văn hiến và hiển hách chiến công cho thế hệ hôm nay tiếp nối và thực hiện bằng được. Đây cũng là khát vọng của nhân dân ta hiện nay, mong muốn đất nước ta có một tiềm lực to lớn đủ khả năng xây dựng cuộc sống ấm no - tự do - hạnh phúc cho toàn dân, xã hội công bằng văn minh, bảo vệ vững chắc nền độc lập của tổ quốc, hội nhập với cộng đồng quốc tế.
Thực tế lịch sử đã chỉ ra rằng : Phát triển kinh tế xã hội là quy luật khách quan của tồn tại phát triển xã hội loài người và của bất cứ nước nào không loại trừ cả những nước giàu mạnh đã đạt đến trình độ phát triển cao. Vấn đề khác nhau giữa các nước chỉ là mục tiêu, nội dung và cách thức phát triển hay như Mác đã nói : Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào và những tư liệu lao động nào. Và như vậy mỗi một phương thức sản xuất nhất định đều có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất của một xã hội nhất định thường là vật chất của lực lượng sản xuất cùng với kết cấu xã hội đã đạt được một trình độ phát triển tương úng. Quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội sẽ đòi hỏi một cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng mà theo Lênin "Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là một nền đại công nghiệp cơ khí"
Đặc trưng cơ sở vật chất kỹ thuật của các phương thức trước công nghiệp tư bản là kỹ thuật thủ công lạc hậu. Còn cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất lớn hiện đại chỉ có thể là nền công nghiệp hiện đại và cân đối dựa trên trình độ khoa học và công nghệ ngày càng cao. Để có cơ sở vật chất kỹ thuật như vậy, các nước đang phát triển cần phải tiến hành công nghiệp hoá. Việt nam thuộc nhóm nước đang phát triển, là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, nông nghiệp lạc hậu chưa vượt khỏi xã hội truyền thống sang xã hội văn minh công nghiệp. Do vậy, điều kiện khách quan đòi hỏi phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là nội dung, phương thức và là con đường phát triển nhanh, có hiệu quả.
Như vậy qua trên ta thấy : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá mang tính tất yếu khách quan của cách mạng nước ta. Nó làm cho xã hội chuyển biến từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, làm biến đổi căn bản bộ mặt của xã hội trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị...
2. Tác dụng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đúng đắn có những tác dụng to lớn về nhiều mặt tạo điều kiện để biến đổi về chất lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng sức chế ngự của con người đối với tự nhiên, tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế, do đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội - Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước, nâng cao năng lực tích luỹ tăng công ăn việc làm, nhờ đó làm tăng sự phát triển tự do và toàn diện cho mọi hoạt đọng kinh tế của con người - nhân tố trung tâm của nền sản xuất xã hội, tạo điều kiện vật chất cho việc tăng cường, củng cố an ninh và quốc phòng, tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế dân tộc độc lập tự chủ đủ sức phân công và hợp tác quốc tế.
3. Định nghĩa công nghiệp hoá, hiện đại hoá
a. Định nghĩa công nghiệp hoá
Công nghiệp hoá được định nghĩa và có nhiều quan niệm khác nhau song nó thường được hiểu là một quá trình gắn liền với việc xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý, trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tế nhằm thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội, khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng nhanh và ổn định.
Tuy nhiên trong thực tế đến nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm về phạm trù "Công nghiệp hoá ".
Tổ chức phát triển nông nghiệp của liên hiệp quốc (UNIDO) đã đưa ra định nghĩa : "Công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là óc một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm cho nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm đạt tới sự tiến bộ về kinh tế xã hội". Quan niệm này cho thấy quá trình công nghiệp hoá bao trùm toàn bộ quá trình phát triển kinh tế xã hội nhằm đạt tới không chỉ sự phát triển kinh tế mà còn sự tiến bộ về mặt xã hội.
Trong sách báo của Liên Xô cũ tồn tại một định nghĩa phổ biến : "Công nghiệp hoá là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả công nghiệp. Đó là sự phát triển công nghiệp nặng với ngành trung tâm là chế tạo máy". Với định nghĩa này, công nghiệp hoá thường chủ yếu vào các ngành công nghiệp nặng và như vậy, phải chăng định nghĩa này xuất phát từ tình hình thực hiện của Liên Xô(cũ) trong thời kỳ quá độ.
Song dù muốn hay không trên thực tế công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay trước mắt nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Song sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không quan tâm giải quyết tốt những vấn đề xã hội. Thực tiễn nước ta và kinh nghiệm của các nước đang phát triển cho thấy ngay từ bước đầu tiên của việc hoạch định chiến lược và chương trình phát triển nhất thiết phải đảm bảo tính đồng bộ giữa kinh tế và xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế phải xây dựng những mặt thuộc hạ tầng của đời sống xã hội, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, nâng cao đời sống nhân dân.
Qua những vấn đề phân tích trên ta có thể định nghĩa : Công nghiệp hoá là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế , xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học công nghệ ngày càng hiện đại.
b. Hiện đại hoá
Khoa học công nghiệp hiện đại là nhân tố then chốt của hiện đại hoá. Hiện đại hoá có nội dung lớn và phong phú, bao gồm các mặt kinh tế, chính trị xã hội và văn hoá. Hiện đại hoá thường được định nghĩa là một quá trình nhờ đó các nước đang phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và củng cố cơ cấu xã hội, nhằm tiến tới một hệ thống kinh tế xã hội và chính trị giống hệ thống của những nước phát triển hiện đại hoá cưỡng bức, dập khuôn sẽ làm bại hoại cho quốc gia vì nó đối nghịch với bản sắc dân tộc, thù địch với dân chủ.
c. Quan hệ giữa công nghiệp hoá và hiện đại hoá
Xét trên khía cạnh kinh tế xã hội, hiện đại hoá là cái đích cần vươn tới trong quá trình công nghiệp hoá. Nhưng quá trình phát triển của công nghiệp lại bị ràng buộc bởi yêu cầu đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội. Hiện đại hoá là phương tiện, điều kiện để đạt được mục tiêu của quá trình công nghiệp hoá.Giải quyết quan hệ này có liên quan trực tiếp đến bước đi của quá trình hiện đại hoá theo những điều kiện cụ thể của đất nước. Việc muốn đi ngay vào công nghệ hiện đại ở tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động nhằm nhanh chóng xoá bỏ tình trạng nghèo nàn lạc hậu thì điều đó hết sức là phiêu lưu hay nói như một học giả nào đó : Thoát li thực tế của đất nước chỉ làm trầm trọng thêm những vấn đề kinh tế xã hội của đất nước. Trong điều kiện có nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độ quản lý có hạn và sự thiếu thốn trầm trọng về vốn đầu tư thì vấn đề ưu tiên hiện đại hoá cho các ngành các lĩnh vực đầu tầu mà sự phát triển của chúng tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự phát triển của các ngành khác và góp phần cải thiện vị trí của đất nước trong quan hệ kinh tế quốc tế là điều hết sức cần thiết và cấp bách.
Nắm bắt được tầm quan trọng của vấn đề sự cấp thiết của công nghiệp hoá, hiện đại hoá để giải quyết nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Đảng ta đã đề ra đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá coi đó là nhiệm vụ xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
II. Quá trình phát triển của công nghiệp hoá ở nước ta
1. Trước thời kỳ đổi mới
Nước ta bắt đầu công nghiệp hoá từ năm 1960 theo đường lối đại hội III của Đảng đề ra, đến nay sự nghiệp đó vẫn tiếp tục. Đại hội VII của Đảng đã xác định: "Đẩy tới một bước công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới". Thế nhưng trên thực tế nước ta tiến hành và điều kiện xuất phát điểm thấp về kinh tế xã hội, về phát triển lực lượng sản xuất và trạng thái không còn phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất trình độ của lực lượng sản xuất. Công nghiệp chỉ chiếm 15,2% thu nhập quốc dân, lao động công nghiệp chiếm 7% lực lượng lao động xã hội . Quan hệ sản xuất, trước hết quan hệ sở hữu được đẩy lên ở mức cao, năm 1960, 85,8% số hộ nông dân và hợp tác xã, 10% tư sản công thương cải tạo, 80% thợ thủ công vào hợp tác xã. Thu nhập quốc dân theo đầu người thấp dưới 100 USD. Hơn nữa công nghiệp hoá tiến hành trong điều kiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan hệ bao cấp và chỉ 4 năm sau đó tiền chiến tranh phá hoại miền Bắc nổ ra... song mặc dù vậy công nghiệp hoá vẫn được tiến hành nhưng trong điều kiện hết sức khó khăn.
2. Sau đổi mới
Chiến tranh kết thúc đất nước độc lập, dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng đất nước. Kế hoạch thực hiện công nghiệp hoá vẫn tiếp tục được thực hiện. Nhưng chúng ta cũng cần thấy được rằng công nghiệp hoá trong thời kỳ này khác với công nghiệp hoá vào những năm 60 bởi công nghiệp hoá ngày nay còn đi đôi với hiện đại hoá và ngày nay chúng ta đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong hoàn cảnh và điều kiện mới. Với đường lối đổi mới của Đảng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang được phát triển mạnh mẽ, đất nước có sự ổn định chính trị xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô. Tốc độ gia tăng GDP từ 1991 đến nay, bình quân 8,2%/năm thu nhập bình quân quốc dân theo đầu người trên 220USD/năm.
Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đang tăng lên, cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra sôi động, khu vực Châu á Thái Bình Dương đang trên đà phát triển nhanh, quan hệ quốc tế và kinh tế đối ngoại của nước ta ngày càng mở rộng, cho phép tranh thủ ngày càng nhiều hơn nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài
Qua phân tích trên ta thấy rằng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong và sau thời kỳ đổi mới có nhiều điểm khác biệt so với trươc cơ cấu kinh tế xã hội có nhiều thay đổi nhưng điểm lớn nhất đó là việc thực hiện kinh tế nhiều thành phần, nhiều ngành vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác dần dần thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
III. Những thuận lợi, khó khăn khi nước ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1. Những khó khăn
Tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu con đường phát triển lớn nhất, quan trọng nhất của nước ta trong giai đoạn tới. Trong thời kỳ đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá chúng ta còn đứng trước nhiều điều mới mẻ, nhận thức về công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn hạn chế bởi chúng ta vừa thoát khỏi hai cuộc chiến tranh tàn khốc, điểm xuất phát kinh tế thấp từ một cơ cấu kinh tế mất cân đối và cơ cấu hạ tầng thấp kém. Vốn là chìa khoá là nhân tố quan trọng để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá thế nhưng khả năng huy động vốn cho quá trình này rất bị hạn chế. Hiện nay, trong tổng số vốn dùng để đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước thì vốn trong nước chỉ có 25% còn 75% là vay nợ nước ngoài. Quản lý và sử dụng kém hiệu qủa cùng với tham nhũng sẽ dẫn đến nguy cơ gánh nặng nợ nần lớn và khả năng trả nợ khó khăn.
Tiếp đó, bối cảnh quốc tế và khu vực vừa tạo ra thời cơ thuận lợi vừa đặt ra những thử thách nguy cơ. Đặc biệt là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thử thách to lớn và gay gắt do điểm xuất phát của ta quá thấp, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Nước ta lại nằm trong khu vực Châu á Thái Bình Dương và Biển Đông, nơi đang có những diễn biến phức tạp, nơi đang tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định.
Dấu ấn của cơ chế quản lý cũ, cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp chưa xoá bỏ hết cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước còn đang trong quá trình hình thành. Quản lý kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém, thủ tục hành chính rườm rà, bộ máy hành chính cồng kềnh kém hiệu quả...có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến việc thu hút đầu tư chuyển giao công nghệ... đặc biệt tệ quan liêu tham nhũng và suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên... làm cho các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước bị thi hành sai lệch dẫn tới chệch hướng đó cũng là mảnh đất thuận lợi cho diễn biến hoà bình.
2. Những thuận lợi
Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi.
Trên thế giới cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển vào trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội . Đây là một thời cơ thuận lợi cho phép chúng ta có thể khai thác được những yếu tố nguồn lực bên ngoài(vốn, công nghệ thị trường ...) và những nguồn lực bên trong của đất nước có hiệu quả, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn, kết hợp với các bước đi tuần tự nhảy vọt, vừa tăng tốc vừa chạy trước đón đầu.
Nhà nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi sau chúng ta có lợi thế của người đi sau. Chúng ta có thể tiến hành khắc phục được những thất bại mà những nước đi trước gặp phải. Lợi dụng cơ hội là đi thẳng vào công nghệ tiên tiến thích hợp với Việt nam, đạt được sự phát triển nhanh bền vững.
Đất nước sau 10 năm đổi mới đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nhiều tiền đề cần thiết cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được tạo ra, chúng ta đã và đang có những thế và lực mới, cả bên trong và bên ngoài để bước vào một thời kỳ phát triển mới.
Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển và giao lưu kinh tế. Nằm trên bán đảo Đông Dương gần trung tâm Đông Nam á. Việt nam là cửa ngõ đầu mối giao thông của các tuyến đường quốc tế quan trọng nơi diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động và được coi là khu vực phát triển năng động nhất hiện nay. Do đó, chúng ta có điều kiện để mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại có điều kiện thu thập và xử lý thông tin nhanh chóng.
Sự kiện Việt nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN ngày 28/07/1995 và Mỹ bỏ lệnh cấm vận ngày 03/02/1994 mở ra một hướng phát triển mới của nền kinh tế Việt nam. Chúng ta có thêm điều kiện thuận lợi để hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
Hệ thống pháp luật ổn định, hợp lý, đặc biệt là luật đầu tư đang từng bước được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Điều đó tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế, các hợp đồng với nước ngoài, làm cho họ yên tâm đầu tư kinh doanh đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để bảo vệ lợi ích đất nước.
Bên cạnh đó tình hình kinh tế chính trị ổn định nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nguồn lực vật chất được tăng cường mức sống nhân dân tăng nhanh rõ rệt, sản lượng lương thực thực phẩm đã tăng lên đáng kể : Nếu như năm 1996 nước ta xuất khẩu gạo thứ 3 trên thế giới thì đến cuối 1997 nước ta đã vượt lên đứng thứ hai trên thế giới xuất khẩu gạo sau Mỹ, nền kinh tế bắt đầu có tích luỹ trong thời gian 1991 - 1995 nhịp độ tăng hàng năm của GNP đạt 3,2% vốn đầu tư toàn xã hội năm 1990 chiếm 18,8% GNP đến năm 1995 tăng lên 27,4% GNP. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước có nhiều tiến bộ, trình độ dân trí được nâng lên nhờ đó có thể tiếp thu dễ dàng những tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ngoài ra nước ta còn có những thuận lợi quan trọng khác và nó được coi là nguồn nội lực không thể thiếu được trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá : có chế độ chính sách ưu việt phù hợp cho từng ngành nghề, nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú.
Như vậy qua phân tích trên ta thấy những tiềm năng trên cộng với đường lối chính sách đúng đắn chúng ta có thể tranh thủ được thời cơ thuận lợi vượt qua những thử thách, thực hiện thắng lợi cùng với đường lối chính sách đúng đắn chúng ta có thể tranh thủ được thời cơ thuận lợi, vượt qua những thử thách , thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thành một nước công nghiệp vào năm 2000.
IV. Nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1. Quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã và đang thực hiện trong những chế độ chính trị khác nhau, ở nước ta Đảng ta xác định tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng chủ nghĩa. Để đi tới chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiều bước quá độ, trung gian, mỗi bước tiến lên thì nhân tố xã hội chủ nghĩa lại càng được tăng thêm. Để khẳng định cái đích công nghiệp hoá, hiện đại hoá vừa lựa chọn được những trình tự, bước đi giải pháp thích hợp. Trạng thái kinh tế xã hội của đất nước hiện nay phải có những nhân tố đảm bảo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá chỉ như vậy mới làm cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn mi