Đề tài Tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông Nam Á

Ngày nay, khi các dân tộc, các quốc gia ở Đông Nam Á đã vượt qua thời kì đối đầu đểbước vào thời đại mới, thời đại chung sống hòa bình, hữu nghịvà hợp tác. Khi mà những cuộc tiếp xúc và giao lưu ngày càng diễn ra mạnh mẽ, thì mỗi chúng ta, ai cũng dễdàng nhận thấy trong vốn kiến thức của người Việt và các dân tộc Đông Nam Á khác thiếu hẳn sựhiểu biết vềkhu vực, vềnhững người bạn láng giềng của mình. Trong khi đó, các quốc gia dân tộc đều sinh ra và lớn lên trong khu vực Đông Nam Á, có chung một cội nguồn văn hóa - tộc người, có chung một tiến trình lịch sử, ngày nay đang cùng nhau xây dựng một ASEAN hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển trong xu thếkhu vực hóa và toàn cầu hóa. Tất cảmọi hoạt động giao lưu văn hóa hiện nay đều nhằm mục đích tăng cường sựhiểu biết, giới thiệu vềnền văn hóa của nhau không chỉ ởkhu vực mà ra cảthếgiới bên ngoài, đểthúc đẩy tình hữu nghị, đoàn kết, và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời tiếp thu, học tập các giá trị văn hóa của nước bạn. Đông Nam Á xưa kia được biết đến như“là một khu vực thần bí, nơi sản xuất hương liệu, gia vịvà những sản phẩm kỳlạkhác” (Donald G. Mc. Cloud, 1986) và cho đến tận cuối thếkỷXIX, Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủnhư một khu vực địa lý - lịch sử- văn hóa - chính trịriêng biệt. Cách nhận thức mới vềtính khu vực của Đông Nam Á thực sựxuất hiện từchiến tranh thếgiới thứhai, khi thực dân Anh lập ra Bộchỉhuy quân sự Đông Nam Á, đểphân biệt với Đông Á và Nam Á. Tuy nhiên, Đông Nam Á không phải chỉlà một khu vực chính trịthuần túy mà từxa xưa, Đông Nam Á đã là một khu vực văn hóa thống nhất - điều này đã được nhiều học giả, kểcảcác học giảÂu, Mĩ, khẳng định. Người ta đã khẳng định được rằng trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ, cưdân Đông Nam Á đã có một nền văn hóa bản địa phát triển, đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, với nền văn hóa Đông Sơn mà biểu tượng rực rỡnhất là chiếc trống đồng, được tìm thấy khắp ởcác nước Đông Nam Á. Nhưvậy, có thểnói, Đông Nam Á đã là một khu vực lịch sử- văn hóa trước khi trở thành khu vực địa lý - chính trị. Ngày nay, văn hóa Đông Nam Á, vừa là sựkếthừa và phát huy vốn văn hóa bản địa truyền thống, vừa là sựtiếp thu có chọn lọc những yếu tốmới từbên ngoài, cả phương Đông lẫn phương Tây. Trong kho tàng văn hóa đồsộ Đông Nam Á có rất nhiều yếu tốchung, làm nên cái gọi là “khung” Đông Nam Á, song, cũng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt độc đáo tiêu biểu cho mỗi quốc gia, dân tộc. Hay nói cách khác, văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa “thống nhất trong đa dạng”, theo cách nói của người Inđônêxia. Cụm từnày bắt nguồn từcâu nói của nhà thơMpu Tantular ở Inđônêxia “Bhineka Tungga Ika” (nghĩa là “thống nhất trong đa dạng”), và ngày nay, câu nói này đã trởthành thuật ngữphổbiến khi nói vềvăn hóa Đông Nam Á. Có lẽ, trên thếgiới, hiếm có khu vực nào vừa mang tính đa dạng mà cũng vừa mang tính thống nhất như ởkhu vực Đông Nam Á. Sự đa dạng và thống nhất ấy được biểu hiện trên nhiều mặt, từcơsởnền tảng tạo thành cho đến đời sống sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần của cưdân Đông Nam Á.

pdf156 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 20363 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á Chủ tịch Hội đồng Ban Chủ nhiệm Khoa Chủ nhiệm đề tài Võ Văn Thắng Trần Thể Lê Thị Liên Chủ nhiệm đề tài: Ths. LÊ THỊ LIÊN Long Xuyên, tháng 6 năm 2010 MỤC LỤC Trang Mục lục Lời cám ơn Lời nói đầu Phần tóm tắt Danh sách các biểu bảng, hình ảnh minh họa Viết tắt MỞ ĐẦU 1 I. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1 II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 III. Phương pháp nghiên cứu 3 IV. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 NỘI DUNG 5 Chương I NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” 5 I. Điều kiện tự nhiên Đông Nam Á 5 II. Dân tộc và ngôn ngữ Đông Nam Á 8 III. Nền kinh tế truyền thống Đông Nam Á 12 IV. Tiến trình lịch sử các quốc gia Đông Nam Á 14 Chương II TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” VỀ VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA CƯ DÂN ĐÔNG NAM Á 21 I. Thức ăn 21 II. Trang phục 24 III. Nhà ở 28 IV. Kiến trúc và điêu khắc 31 Chương III TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” VỀ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CƯ DÂN ĐÔNG NAM Á 40 I. Chữ viết 40 II. Tín ngưỡng bản địa - tôn giáo 42 III. Lễ hội và phong tục tập quán 51 IV. Nghệ thuật diễn xướng 63 KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC 74 LỜI CÁM ƠN " " Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến: Viện nghiên cứu Đông Nam Á Thư viện Quốc Gia Thư viện Quân đội Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phòng Tư liệu - Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ban Giám Hiệu, phòng Quản lí Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Thư viện và Hội đồng Khoa học Trường Đại học An Giang. Xin chân thành gửi lời cám ơn đến quý Thầy Cô, quý đồng nghiệp trường Đại học An Giang, đặc biệt xin chân thành cám ơn PGS.TS. Ngô Văn Doanh - Viện nghiên cứu Đông Nam Á, đã động viên và hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này trong thời gian vừa qua. Do điều kiện thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế, cho nên, đề tài của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý Thầy Cô và quý đồng nghiệp, để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! Long Xuyên, tháng 6 năm 2010 Chủ nhiệm đề tài Lê Thị Liên LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, khi các dân tộc, các quốc gia ở Đông Nam Á đã vượt qua thời kì đối đầu để bước vào thời đại mới, thời đại chung sống hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Khi mà những cuộc tiếp xúc và giao lưu ngày càng diễn ra mạnh mẽ, thì mỗi chúng ta, ai cũng dễ dàng nhận thấy trong vốn kiến thức của người Việt và các dân tộc Đông Nam Á khác thiếu hẳn sự hiểu biết về khu vực, về những người bạn láng giềng của mình. Trong khi đó, các quốc gia dân tộc đều sinh ra và lớn lên trong khu vực Đông Nam Á, có chung một cội nguồn văn hóa - tộc người, có chung một tiến trình lịch sử, ngày nay đang cùng nhau xây dựng một ASEAN hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa. Tất cả mọi hoạt động giao lưu văn hóa hiện nay đều nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết, giới thiệu về nền văn hóa của nhau không chỉ ở khu vực mà ra cả thế giới bên ngoài, để thúc đẩy tình hữu nghị, đoàn kết, và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời tiếp thu, học tập các giá trị văn hóa của nước bạn. Đông Nam Á xưa kia được biết đến như “là một khu vực thần bí, nơi sản xuất hương liệu, gia vị và những sản phẩm kỳ lạ khác” (Donald G. Mc. Cloud, 1986) và cho đến tận cuối thế kỷ XIX, Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủ như một khu vực địa lý - lịch sử - văn hóa - chính trị riêng biệt. Cách nhận thức mới về tính khu vực của Đông Nam Á thực sự xuất hiện từ chiến tranh thế giới thứ hai, khi thực dân Anh lập ra Bộ chỉ huy quân sự Đông Nam Á, để phân biệt với Đông Á và Nam Á. Tuy nhiên, Đông Nam Á không phải chỉ là một khu vực chính trị thuần túy mà từ xa xưa, Đông Nam Á đã là một khu vực văn hóa thống nhất - điều này đã được nhiều học giả, kể cả các học giả Âu, Mĩ, khẳng định. Người ta đã khẳng định được rằng trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã có một nền văn hóa bản địa phát triển, đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, với nền văn hóa Đông Sơn mà biểu tượng rực rỡ nhất là chiếc trống đồng, được tìm thấy khắp ở các nước Đông Nam Á. Như vậy, có thể nói, Đông Nam Á đã là một khu vực lịch sử - văn hóa trước khi trở thành khu vực địa lý - chính trị. Ngày nay, văn hóa Đông Nam Á, vừa là sự kế thừa và phát huy vốn văn hóa bản địa truyền thống, vừa là sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố mới từ bên ngoài, cả phương Đông lẫn phương Tây. Trong kho tàng văn hóa đồ sộ Đông Nam Á có rất nhiều yếu tố chung, làm nên cái gọi là “khung” Đông Nam Á, song, cũng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt độc đáo tiêu biểu cho mỗi quốc gia, dân tộc. Hay nói cách khác, văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa “thống nhất trong đa dạng”, theo cách nói của người Inđônêxia. Cụm từ này bắt nguồn từ câu nói của nhà thơ Mpu Tantular ở Inđônêxia “Bhineka Tungga Ika” (nghĩa là “thống nhất trong đa dạng”), và ngày nay, câu nói này đã trở thành thuật ngữ phổ biến khi nói về văn hóa Đông Nam Á. Có lẽ, trên thế giới, hiếm có khu vực nào vừa mang tính đa dạng mà cũng vừa mang tính thống nhất như ở khu vực Đông Nam Á. Sự đa dạng và thống nhất ấy được biểu hiện trên nhiều mặt, từ cơ sở nền tảng tạo thành cho đến đời sống sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần của cư dân Đông Nam Á. Ở đây, đề tài không trình bày theo hệ thống tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Đông Nam Á từ cổ chí kim, mà đề cập đến những thành tố cấu thành nên nền văn hóa truyền thống Đông Nam Á đó. Trong đề tài này, được chia thành ba chương: Chương I: Những yếu tố tạo nên tính “thống nhất trong đa dạng” Chương II: “Thống nhất trong đa dạng” về đời sống văn hóa vật chất của cư dân Đông Nam Á Chương III: “Thống nhất trong đa dạng” về đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Đông Nam Á Trong mỗi chương, đều có phần chú thích và hình ảnh minh hoạ cụ thể để làm rõ nội dung đã được trình bày. Hy vọng rằng, đề tài này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn “tổng thể về văn hóa Đông Nam Á”, một thực tế của nền văn hóa tương đồng và đa sắc thái, mà chúng tôi dùng ý tưởng “thống nhất trong đa dạng” để đề cập đến. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ hiểu biết thêm về những người bạn láng giềng của mình, đã kết “thành hội thành thuyền” trong quá trình phát triển, vươn lên theo xu thế khu vực và hội nhập thế giới. Tóm lại, văn hóa là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, mà năng lực của người viết lại có hạn, dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn cũng không tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý Thầy Cô và quý đồng nghiệp lượng thứ cho những sai sót và rất mong đón nhận được nhiều ý kiến chỉ dẫn thêm. PHẦN TÓM TẮT Tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông Nam Á, đề cập đến nét chung và riêng của văn hóa Đông Nam Á, và cũng là một nét văn hóa đặc sắc, tiêu biểu cho khu vực, đó là tương đồng và đa sắc thái, được thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Với vị trí địa lý thuận lợi, Đông Nam Á trở thành cửa ngõ giao lưu qua lại giữa những nền văn minh lớn, nơi giao thương giữa các quốc gia, châu lục, là điều kiện thuận lợi để cho các nước trong khu vực tiếp cận với thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, với khí hậu nhiệt đới châu Á gió mùa, Đông Nam Á sớm có điều kiện phát triển nghề nông trồng lúa và đã trở thành một nền kinh tế chính của khu vực. Đông Nam Á vốn có chung cội nguồn về tộc người - từ một loại chủng Môngôlôit phương Nam (tiểu chủng Đông Nam Á), sau quá trình tiếp cận và giao lưu đã tạo cho Đông Nam Á một khu vực đa sắc tộc, đa ngôn ngữ. Các nhà nước, quốc gia Đông Nam Á từ khi ra đời cho đến nay, có sự thay đổi lớn về ranh giới, địa phận ở mỗi quốc gia, tuy ở những phương diện khác nhau nhưng tất cả các nước đều có chung hoàn cảnh lịch sử nên dễ dàng thông cảm cho nhau trong quá trình phát triển, vươn lên và hội nhập. Với nền tảng như thế, cho nên đã hình thành trong nếp sống của cư dân Đông Nam Á những phương thức sinh hoạt từ thức ăn, trang phục, nhà ở đến các công trình kiến trúc và điêu khắc đồ sộ, đều có những nét chung với nhau, dựa trên nền tảng của cơ tầng văn hóa bản địa, của cư dân nông nghiệp lúa nước, đồng thời tiếp thu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn hóa lớn của hai quốc gia láng giềng là Ấn Độ và Trung Hoa. Từ xa xưa, đời sống tâm linh của cư dân Đông Nam Á, đã được quan tâm đến bằng những tín ngưỡng bản địa đặc sắc, bên cạnh đó, với sự du nhập của các tôn giáo từ bên ngoài vào, đã được người dân ở đây tiếp nhận và hòa trộn với nền văn hóa bản địa, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của họ. Là cư dân nông nghiệp lúa nước, cho nên, các dân tộc Đông Nam Á có các lễ hội và phong tục tập quán vừa mang bản sắc riêng đa sắc màu, vừa mang dáng dấp chung của nền nông nghiệp trồng lúa nước. Các hoạt động này vừa giúp cho cư dân thoả mãn những nhu cầu về đời sống tâm linh, vừa kèm theo các hình thức vui chơi, giải trí, nhằm tạo một không khí đoàn kết và thân thiện lẫn nhau giữa các con người trong một cộng đồng chung, làng xóm nói riêng, cả khu vực nói chung. Một hình thức giải trí khác cũng không kém phần hấp dẫn đối với cư dân Đông Nam Á, đó là nghệ thuật biểu diễn sân khấu truyền thống, và do các nước có sự tiếp cận, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cho nên nền nghệ thuật truyền thống của mỗi nước vừa có nét tương đồng về nội dung lẫn phương pháp vừa có sự đa dạng về hình thức biểu diễn. Nhìn chung, văn hóa truyền thống Đông Nam Á, dựa trên nền tảng của nên nông nghiệp lúa nước, đã tạo ra cho cư dân ở đây một đời sống sinh hoạt cả vật chất lẫn tinh thần đều vô cùng độc đáo, vừa mang tính thống nhất vừa mang tính đa dạng, một sắc thái rất riêng Đông Nam Á. DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG, HÌNH ẢNH MINH HỌA Danh sách biểu bảng: Biểu bảng 1: Tộc người chủ thể và tỷ lệ đạt được so với tổng dân số trong nước ở các nước Đông Nam Á Biểu bảng 2: Tình hình tôn giáo ở các nước trong khu vực Đông Nam Á Danh sách hình ảnh minh họa: Hình 1: Bản đồ các quốc gia Đông Nam Á Hình 2: Bản đồ vương quốc Hồi giáo Brunây Hình 3: Bản đồ vương quốc Cămpuchia Hình 4: Bản đồ Cộng hòa Dân chủ Đông Timo Hình 5: Bản đồ Cộng hòa Inđônêxia Hình 6: Bản đồ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Hình 7: Bản đồ Liên bang Malaixia Hình 8: Bản đồ Liên bang Mianma Hình 9: Bản đồ Cộng hòa Philippin Hình 10: Bản đồ Cộng hòa Xingapo Hình 11: Bản đồ vương quốc Thái Lan Hình 12: Bản đồ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Hình 13: Núi lửa ở Philippin Hình 14: Ruộng bậc thang ở Sapa - Việt Nam Hình 15: Đoạn sông Mê Kông từ Cămpuchia chảy về Việt Nam Hình 16: Cánh đồng lúa chín ở Việt Nam Hình 17: Bờ biển của đất nước Đông Timo Hình 18: Bữa cơm truyền thống của gia đình người Việt (cơm - rau - cá) Hình 19: Cơm lam của người Lào và một số dân tộc ở Việt Nam Hình 20: Nasi goreng (cơm rang) của tộc người Melayu Hình 21: Nasi ulam (cơm rau sống) của tộc người Melayu Hình 22: Mắm bò hóc của người Campuchia Hình 23: Solok Cili (ớt xanh nhồi cá băm nhuyễn hấp) của người Mã Lai Hình 24: Bánh Ketupat trong lễ hội - lễ tết của người Mã Lai Hình 25: Bánh chưng, bánh tét trong ngày Tết của dân tộc Việt và một số dân tộc Đông Nam Á khác Hình 26: Nam cởi trần đóng khố Hình 27: Trang phục ngày Tết của phụ nữ H’mông Hình 28: Chiếc áo yếm của nhiều dân tộc Đông Nam Á Hình 29: Trang phục truyền thống của người Mianma Hình 30: Trang phục truyền thống của người Việt Nam Hình 31: Nhà sàn người Thái Hình 32: Nhà dài của người Ê Đê Hình 33: Nhà hình thuyền Hình 34: Nhà đất Hình 35: Nhà hiện đại Hình 36: Thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam Hình 37: Ngôi đền Bôrôbuđua ở Inđônêxia Hình 38: Đền Ăngco Vát ở Cămpuchia Hình 39: Đền Bayon của Angkor Thom ở Cămpuchia Hình 40: Chùa tháp ở Pagan - Mianma Hình 41: Cung điện Hoàng gia ở Băng Cốc - Thái Lan Hình 42: Thạt Luổng ở Viên Chăn - Lào Hình 43: Pho tượng Phật bằng đồng ở Đồng Dương (Quảng Nam - Việt Nam) Hình 44: Bức phù điêu về Đức Phật của ngôi đền Bôrôbuđua ở Inđônêxia Hình 45: Nụ cười đền Bayon ở Ăngco Thom - Cămpuchia Hình 46: Vũ nữ Apsara ở đền Ăngco Vát Hình 47: Bức phù điêu ở đền Sukhôthay - cố đô Thái Hình 48: Những chạm khắc hình lá bao quanh Thạt Luổng ở Lào Hình 49: Tượng phật bằng vàng tại chùa Mahamuni Hình 50: Một trong 18 vị La Hán chùa Tây Phương - Hà Nội Hình 51: Bia Võ Cạnh (Khánh Hòa) xác định chữ Sanskrit và Pali vào Chăm Pa sớm nhất Hình 52: Chữ Khơ Me (Sanskrit) được ghi ở đền Ăngco Vát của Cămpuchia Hình 53: Bộ sách chữ Thái cổ Hình 54: Di sản chữ Nôm (tiếp thu từ chữ Hán) của người Việt Hình 55: Tục thờ sinh thực khí “nõ - nường” ở Phú Thọ - Việt Nam Hình 56: Tín ngưỡng phồn thực được thể hiện trên những bức tượng điêu khắc Hình 57: Tín ngưỡng phồn thực thể hiện ở Nhà mồ Tây Nguyên Hình 58: Tượng thờ Linga và Yoni ở Mỹ Sơn - Việt Nam Hình 59: Bàn thờ tổ tiên trong gia đình người Việt Hình 60: Ấn Độ giáo thời ba vị thần Brama, Visnu và Siva Hình 61: Tượng của Đức Phật được rắn thần Naga bảo vệ Hình 62: Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng cũng tham gia những đường cày đầu tiên trong Lễ hội xuống đồng ở Lào Cai - Việt Nam Hình 63: Lễ hội Té nước ở Thái Lan, Cămpuchia Hình 64: Lễ hội Loi Krathồng (thả đèn trong một cái chén lá) ở Thái Lan Hình 65: Hội đền Hai bà Trưng Hình 66: Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của người Khơ Me Hình 67: Tết cổ truyền người Lào Hình 68: Hát quan họ trên thuyền quanh giếng Ngọc - Cổ Loa Hình 69: Chơi đu - trò chơi dân gian không thể thiếu được trong ngày hội Hình 70: Cô gái duyên dáng trong thi thổi cơm Hình 71: Tục cướp dâu của dân tộc H’mông ở Việt Nam Hình 72: Đêm chợ tình ở Sa Pa - Lào Cai (Việt Nam) Hình 73: Lễ cưới truyền thống ở Việt Nam Hình 74: Trầu để nhai Hình 75: Trầu cau trong ngày cưới Hình 76: Đua thuyền rồng tại Băng Cốc - Thái Lan Hình 77: Chọi gà ở một làng quê Việt Nam Hình 78: Thi thả diều quốc tế ở Việt Nam Hình 79: Bịt mắt bắt dê Hình 80: Kéo co Hình 81: Ô lò cò Hình 82: Rối bóng ở Malaixia - Xingapo Hình 83: Rối nước Hình 84: Wayang Topeng (múa mặt nạ) ở Giava - Inđônêxia Hình 85: Wayang Wong (múa mặt nạ) ở Bali - Inđônêxia Hình 86: Múa Lakhon của người Thái Hình 87: Sân khấu Mayong ở Malaixia Hình 88: Lakhon Basac của người Cămpuchia Hình 89: Hát Dù kê của người Khơ Me Nam Bộ Việt Nam Hình 90: Cờ ASEAN Hình 91: Ban lãnh đạo các nước ASEAN Hình 92: Cờ biểu trưng ASEAN 2010 Hình 93: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt tay thân mật với Quốc vương Brunây Haji Hassanal Bolkiah Hình 94: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Cămpuchia Hun Sen duyệt đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam Hình 95: Tổng thống Inđônêxia Susilo Bambang Yudhoyono tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Hình 96: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Chummaly Sayason Hình 97: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Malaixia Abdul Razak Hình 98: Chủ tịch hội đồng quốc gia Mianma Than Shwe tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Hình 99: Tổng thống Philippines Gloria Arroyo tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Hình 100: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva Hình 101: Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết Hình 102: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón tiếp Bộ trưởng Công thương và Du lịch Đông Ti-mo Gil da Costa AN. Alves Hình 103: Đông Nam Á không còn là một vùng bị chia rẽ mà sẽ gắn kết trong tổ chức ASEAN hội nhập vào quốc tế Hình 104: Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC 2006 Hình 105: Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy nâng cốc chúc mừng vị thế thành viên thứ 150 của Việt Nam VIẾT TẮT Viết tắt theo tiếng Anh: APEC: Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN: Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEM: The Asia Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu SEAMEO: Southeast Asian Ministers of Education Organization Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á WTO: World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới Viết tắt theo tiếng Việt: CN: Công Nguyên CNXHKH: Chủ nghĩa Xã hội Khoa học KHXH Khoa học Xã hội KHXH & NVQG: Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia NXB: Nhà xuất bản TC: Tạp chí T.CN: Trước Công Nguyên Sđd: Sách đã dẫn MỞ ĐẦU I. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1. Mục tiêu Đề tài tập trung khai thác những yếu tố tạo nên tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông Nam Á. Trong đó, đề tài sẽ làm rõ những yếu tố như điều kiện tự nhiên; dân tộc và ngôn ngữ; nền kinh tế truyền thống và tiến trình phát triển lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á. Từ đó, đi đến khẳng định, đây là cơ sở tạo nên tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông Nam Á. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những biểu hiện của tính “thống nhất trong đa dạng” về đời sống văn hóa vật chất của cư dân Đông Nam Á qua các mặt: thức ăn, trang phục, nhà ở, kiến trúc và điêu khắc. Qua đó, đề tài đi đến khẳng định: đời sống văn hóa vật chất của cư dân Đông Nam Á rất đa dạng, tuy nhiên trong nền văn hóa đó đều thể hiện những nét tương đồng, thống nhất trong chiều sâu cuộc sống của họ. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những biểu hiện của tính “thống nhất trong đa dạng” về đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Đông Nam Á qua các mặt: chữ viết, tín ngưỡng - tôn giáo, lễ hội và phong tục tập quán và nghệ thuật biểu diễn sân khấu. Từ đó, đề tài sẽ rút ra những điểm tương đồng và khác biệt về đời sống văn hóa tinh thần - nét đặc trưng nổi bật trong đời sống văn hóa truyền thống ở các quốc gia Đông Nam Á. 2. Nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu gồm ba phần: Phần 1: đề tài sẽ tập trung nghiên cứu khai thác những khía cạnh để tạo nên tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông Nam Á. Trước tiên, đề tài sẽ đi vào xem xét về điều kiện tự nhiên, như các mặt: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu và động, thực vật ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó, yếu tố dân tộc và ngôn ngữ cũng là những điều kiện cần thiết tạo nên tính đặc trưng của nền văn hóa này. Xuất phát từ một nguồn nhân chủng Môngôlôit phương Nam, qua quá trình giao lưu và lan tỏa, đã hình thành nên những tộc người khác nhau ở Đông Nam Á. Đồng thời, có chung một nguồn gốc ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử, dần dần cũng hình thành nên những ngữ hệ khác nhau trong khu vực. Nền kinh tế truyền thống cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng tạo nên đặc trưng văn hóa khu vực, đặc biệt là nghề nông trồng lúa. Sau cùng, sự tương đồng trong tiến trình lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên tính tương đồng trong văn hóa truyền thống Đông Nam Á. Phần 2: đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những biểu hiện của tính “thống nhất trong đa dạng” về đời sống văn hóa vật chất của cư dân Đông Nam Á: thức ăn, trang phục, nhà ở, kiến trúc và điêu khắc. Trong bữa ăn truyền thống của cư dân Đông Nam Á chủ yếu là ăn cơm, rau, cá hay thịt. Từ gạo, cư dân Đông Nam Á đã chế biến ra nhiều loại thức ăn khác hay các loại bánh để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày và lễ hội. Còn về trang phục truyền thống của cư dân Đông Nam Á là nam đóng khố, nữ mặc váy, cởi trần, dần về sau y phục có sự thay đổi cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng: yếm, áo chui, quần, váy… Tùy mỗi quốc gia, dân tộc mà trang phục truyền thống của họ hoặc thêm vào hay bớt đi, tạo nên bức tranh muôn màu trong trang phục cư dân Đông Nam Á. Về nhà ở, kiểu nhà sàn là kiểu nhà truyền thống, đồng thời, nhà hình thuyền, nhà đất, nhà 1 Phần 3: đề tài tập trung khai thác những biểu hiện của tính “thống n
Luận văn liên quan