Đường ống chuyển tải có nhiệm vụ là dẫn nước từ trạm bơm cấp II của nhà máy nước BOO-Đồng Tâm đến các nơi, các huyện sử dụng nước trong khu vực Gò Công. Tổng chiều dài của đường ống chuyển tải là 65,5 km, được bố trí dọc theo các đường quốc lộ và đường tỉnh để đến các huyện trong khu vực Gò Công với nhiều loại ống khác nhau như: D800, D700, D400 (xem phần tính toán thủy lực ở phần dưới).
Đường ống chuyển tải được chọn làm vật liệu là loại gang dẻo được sản xuất ở Châu Âu hoặc Châu Á. Loại ống này có ưu nhược điểm như sau.
45 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7482 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu vực Gò Công tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG CHUYỂN TẢI VÀ CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN MẠNG.
4.1. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG CHUYỂN TẢI.
Đường ống chuyển tải có nhiệm vụ là dẫn nước từ trạm bơm cấp II của nhà máy nước BOO-Đồng Tâm đến các nơi, các huyện sử dụng nước trong khu vực Gò Công. Tổng chiều dài của đường ống chuyển tải là 65,5 km, được bố trí dọc theo các đường quốc lộ và đường tỉnh để đến các huyện trong khu vực Gò Công với nhiều loại ống khác nhau như: D800, D700, D400…(xem phần tính toán thủy lực ở phần dưới).
Đường ống chuyển tải được chọn làm vật liệu là loại gang dẻo được sản xuất ở Châu Âu hoặc Châu Á. Loại ống này có ưu nhược điểm như sau.
Ưu điểm:
Dễ lắp đặt, chịu được sự biến dạng của nền đất.
Không cần gia cố nền đặc biệt.
Phụ tùng được chế tạo sẵn.
Tuổi thọ cao, độ tin cậy cao.
Chịu được ăn mòn tốt hơn ống bêtông.
Đã sử dụng cho rất nhiều dự án trong nước và trên thế giới.
Nhược điểm:
Phải chờ thời gian vận chuyển khoảng vài tháng nếu nhập khẩu ngoài phạm vi châu Á.
Nếu sử dụng trong môi trường bị xâm thực mạnh thì tuổi thọ của ống bị ảnh hưởng.
Việc tính toán thủy lực của đường ống chuyển tải được thực hiện bằng phương pháp tra bảng cụ thể như sau:
4.1.1. Tính toán thủy lực đường ống chuyển tải.
Phương án I: Thiết kế 1 trạm bơm tăng áp tại khu vực thị xã Gò Công.
- Đoạn ống chuyển tải từ trạm bơm cấp II của nhà máy nước BOO-Đồng Tâm được thiết kế dọc theo Đường tỉnh 884 qua Quốc lộ 50 đến Huyện Chợ Gạo có chiều dài 20,5 km.
+ Lưu lượng của đoạn ống này Q1=50.000 m3/ngày= 587,7 l/s.
+ Chọn đường kính ống D=900 mm; v = 0,9 m/s ; 1000i = 1,03 (tra bảng tính toán thủy lực).
- Đoạn ống chuyển tải từ Huyện Chợ Gạo chạy dài đến Huyện Gò Công Tây dọc theo Quốc Lộ 50 có chiều dài 13 km.
+ Lưu lượng = 578,7 – 76,4 (lưu lượng huyện Chợ Gạo)= 502,3 l/s
+ Chọn đường kính ống D = 900 mm; v = 0,787m/s; 1000i= 0,81.
- Đoạn ống chuyển tải từ Huyện Gò Công Tây chạy dọc theo Quốc Lộ 50 đến trạm tăng áp Thị xã Gò Công có chiều dài 10 km.
+ Lưu lượng = 502,3 - 92,5 (lưu lượng huyện Gò Công Tây)= 409,8 l/s.
+ Chọn đường kính ống D = 800 mm; v = 0,82m/s; 1000i= 1,01.
- Tại trạm tăng áp của Thị xã Gò Công đường ống chuyển tải chia thành 2 nhánh, một nhánh sẽ cung cấp trực tiếp vào Thị xã Gò Công với chiều dài là 3 km và nhánh còn lại dọc theo Đường tỉnh 871 để cung cấp nước sạch đến Huyện Gò Công Đông với chiều dài đoạn ống là 15 km.
Bảng 4.1. Bảng tóm tắt thủy lực đường ống chuyển tải phương án 1
STT
Đoạn ống
Lưu lượng (l/s)
Chiều dài
(km)
Đường kính
(mm)
Vận tốc
(m/s)
Tổn thất
1000i
Tổn thất dọc đường
(m)
1
Nút 1- Nút 2
578,7
20,5
900
0,9
1,03
21.12
2
Nút 2- Nút 7
76,4
2
400
0,6
1,41
4,23
3
Nút 2- Nút 3
502,3
13
900
0,787
0,98
12,74
4
Nút 3- Nút 8
92,5
2
400
0,74
2,04
4,08
5
Nút 3- Nút 4
409,8
10
800
0,82
1,53
15,3
Tổng tổn thất dọc đường của phương án1: 57,47 m
- Áp lực toàn phần của trạm bơm cấp II theo phương án 1. (Việc thiết kế trạm bơm cấp II của phương án I giống phương án II)
Htp = Hhh + Hh + ∑Hd + HYC
+ Htp : áp lực toàn phần của trạm bơm.
+ Hh : Tổn thất áp lực trên đường ống hút.
: Hệ số tổn thất cục bộ của đường ống. Với các phụ tùng ở phần dưới ta xác định được.
D: đường kính ống;
L : chiều dài ống;
V: vận tốc ống
+ Hd : Tổn thất áp lực trên ống đẩy. Với các phụ tùng trên ống đẩy ta có được
= 5,5; = 4
+ Hhh : Chiều cao hút hình học. Được xác định bằng hiệu cao trình mực nước cao nhất trong bể chứa của trạm bơm tăng áp Gò Công và mực nước thấp nhất trong ngăn hút của trạm bơm cấp II. Hhh = 3 - 1 = 2 m.
+ HYC : Áp lực tự do yêu cầu tại miệng xả là 10m
Vậy tổn thất áp lực của trạm bơm cấp II.
Htp= 1,9 + 0,38 + 58,82+ 10 = 71,1 m.
Để đảm bảo trạm bơm cấp II bơm nước đến trạm bơm tăng áp Gò Công và các huyện khác như huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây ta chọn trạm bơm cấp II có áp lực 75m.
Phương án II: Thiết kế 1 trạm bơm tăng áp tại huyện Chợ Gạo và 1 trạm bơm tăng áp tại khu vực thị xã Gò Công.
Việc tính toán thủy lực của đường ống chuyển tải phương án II được thực hiện giống phương án 1. Ta có kết quả thủy lực đường ống chuyển tải từ việc tính toán và tra bảng như sau:
Bảng 4-2 Bảng tóm tắt thủy lực của đường ống chuyển tải phương án 2
STT
Đoạn ống
Lưu lượng (l/s)
Chiều dài
(km)
Đường kính
(mm)
Vận tốc
(m/s)
Tổn thất
1000i
Tổn thất dọc đường
(m)
1
Nút 1- Nút 2
578,7
20,5
800
1,15
1,92
39,36
2
Nút 2- Nút 7
76,4
2
400
0,6
1,41
4,23
3
Nút 2- Nút 3
502,3
13
800
1
1,46
18,98
4
Nút 3- Nút 8
92,5
2
400
0,74
2,04
4,08
5
Nút 3- Nút 4
409,8
10
700
1,06
1,98
19,8
Tính toán áp lực của trạm bơm cấp II (phương án II )được tính ở phần dưới.
Hình 4.1. Sơ đồ tính toán thủy lực đường ống chuyển tải phương án I và phương án II
4.1.2. Lựa chọn phương án thiết kế đường ống chuyển tải.
Qua phần phân tích tính toán thủy lực trên ta thấy được những ưu nhược điểm của các phương án như sau:
Mặc dù phương án 1 có chi phí đầu tư xây dựng thấp nhưng còn tồn tại các nhược điểm là: Đường kính ống dẫn nước cho các khu vực không kinh tế, vận tốc dòng chảy trong đường ống thì quá nhỏ không phù hợp, áp lực của trạm bơm cao (75m) , không đảm bảo cấp nước tới tất cả các khu vực cần sử dụng hay khu vực là các điểm bất lợi. Bên cạnh đó việc quản lý vận hành và bảo dưỡng đường ống khi có sự cố thì rất khó và ảnh hưởng đến việc sử dụng nước của khu vực.
Phương án 2 tuy chi phí đầu tư nhiều hơn so với chi phí của phương án 1 nhưng việc vận hành, bảo trì, quản lý mạng lưới dễ hơn và đường kính kinh tế hơn, áp lực máy bơm thấp hơn vì được chia nhỏ thành nhiều cụm bơm do vậy có thể cung cấp đến mọi nơi cần sử dụng và đặc biệt là không gây gián đoạn việc sử dụng nước khi có sự cố.
4.2. TRẠM BƠM CẤP II.
Trạm bơm nước sạch được thiết kế để đảm bảo các nhiệm vụ là bơm nước sạch vào mạng lưới qua đường ống chuyền tải để cung cấp nước cho khu vực. Lưu lượng cần bơm là Q = 50.000 m3/ngày.đêm.
Lưu lượng giờ lớn nhất được bơm vào mạng.
Qgiờ Max = m3/giờ.
Như phần trên, giờ dùng nước lớn nhất được xác định Kgiờ Max = 1,7
4.2.1. Bơm cấp nước vào mạng:
Trạm bơm cấp II là trạm bơm được thiết kế có khả năng điều chỉnh lưu lượng. Các máy bơm cấp 2 được trang bị là bơm Biến tần. Do vậy lưu lượng của trạm bơm cấp 2 được chọn là lưu lượng của giờ dùng nước lớn nhất. Vào các giờ khác số vòng quay trên trục bơm sẽ tự động giảm đi để lưu lượng máy bơm đáp ứng đúng bằng lưu lượng đã yêu cầu.
Thiết kế trạm bơm cấp II, ta đặt 4 máy bơm, trong đó 3 máy bơm làm việc và 1 máy bơm dự phòng. Trong quá trình hoạt động của trạm bơm, các máy bơm cần được cho chạy luân phiên để đảm bảo chế độ bảo dưỡng, bảo trì máy. Nhờ đó giữ được tuổi thọ của bơm.
4.2.2. Đường ống kỹ thuật của trạm bơm cấp II.
Đường ống hút:
Ống hút chung:
Thiết kế 2 đường ống hút chung bằng ống thép nối bằng phương pháp hàn kết hợp với mặt bích (Theo Điều 7.13 TCN 33-2006 khi chọn trạm có số máy bơm lớn hơn 3 thì số ống hút chung không ít hơn 2). Các máy bơm nước vào mạng lưới đều hút từ hai đường ống chung này.
Đặt độ dốc của ống hút cao về phía máy bơm một khoảng i=0.005
Lưu lượng của mỗi ống hút chung là:
m3/giờ = 491,89 l/s.
Theo điều 7.14 TCN 33- 2006 , vận tốc nước chảy trong ống hút cho phép từ 0,8 ÷ 1,5 m/s với loại ống có đường kính từ 300 ÷ 800 mm.
Dùng bảng tra thủy lực, ta chọn được đường kính ống hút chung D=800 mm, có v = 0,97 m/s, 1.000i = 1,37.
Chiều dài của ống hút chung là L = 6 m, trên đường ống hút chung có các phụ tùng : 2 van Bướm D 800; 4 ống nối D 800
Ống hút riêng của từng máy:
Lưu lượng tính toán cho đường ống hút riêng của từng máy:
m3/giờ = 327 l/s.
Tra bảng thủy lực chọn được D = 600 mm; v = 1,10 m/s; 1.000i = 2,47.
Trên đường ống hút riêng có các phụ tùng : 1 côn thu, 1van 2 chiều D600 BB.
Đường ống đẩy:
Ống đẩy chung:
Thiết kế 1 đường ống đẩy bằng phương pháp hàn kết hợp với mặt bích.
Qhd= 3.541,67 m3/giờ = 987.79 l/s.
Dùng bảng tra thủy lực, ta chọn được đường kính ống đẩy chung D=800 mm, có v = 1.96 m/s, 1.000i = 5,5.
Trên đường ống đẩy chung có các phụ tùng: 1 cút thép 450 D800 BU, 1 cút thép 450 D800 hàn, 1tê D800,1 van thu xả khí D150, 1 đồng hồ đo lưu lượng từ D 800, 3 nối mỗi mềm neo D 800, 1van bướm D 800.
Ống đẩy riêng:
m3/giờ = 327,93 l/s.
Tra bảng thủy lực chọn được D = 500 mm; v = 1,57 m/s; 1.000i = 6,22.
Trên đường ống đẩy chung có các phụ tùng: 1van 1 chiều D 500, 1 van xoay chiều D 500. 1 mối nối mềm neo D500, 1co D500.
4.2.3. Áp lực của trạm bơm cấp II.
Áp lực toàn phần của trạm bơm cấp II.
HTP = Hhh + Hh + ∑Hd + HYC .
Trong đó :
- HTP áp lực toàn phần của trạm bơm cấp II. (m).
- Hd : Tổn thất cột áp trên ông đẩy.
Trong đó:
: Hệ số tổn thất cục bộ của đường ống. Với các phụ tùng ở phần trên ta xác định được.
D: đường kính ống;
L : chiều dài ống;
V: vận tốc ống.
- Hhhh : Chiều cao hút hình học. Được xác định bằng hiệu cao trình mực nước cao nhất trong bể chứa của trạm bơm tăng áp Chợ Gạo và mực nước thấp nhất trong ngăn hút của trạm bơm cấp II. Hhh = 2,9 - 1 = 1,9 m.
Mực nước cao nhất trong bể chứa của trạm bơm tăng áp huyện Chợ Gạo = 2,9 m;
Mực nước thấp nhất trong ngăn hút của trạm bơm cấp II :1m.
Hh: Tổn thất cột áp trên ông hút.
Trong đó:
: Hệ số tổn thất cục bộ của đường ống. .
D: đường kính ống;
L chiều dài ống;
V: vận tốc ống.
- HYC : Áp lực yêu cầu đầu ra của ống tại bể chứa của trạm bơm tăng áp Chợ Gạo 5 m.
Áp lực toàn phần của trạm bơm cấp II.
HTP = 41,42 + 0,38 + 1,9 + 5 = 48,7 m .
Nhận xét: Từ kết quả tính toán thủy lực bằng phương pháp so sánh và tra bảng của trạm bơm cấp II trên, so với kết quả chạy mô hình EPANET (về thủy lực của trạm bơm cấp II là 42 m ) thì kết quả không sai lệch nhiều (độ sai lệch chỉ là 1.16 %) do vậy kết quả đó chấp nhận được.
Hình 4.2 Cột áp của trạm bơm cấp II trong chương trình chạy Epanet.
Để đảm bảo cho áp lực của trạm bơm cấp II tại nhà máy nước B.O.O - Đồng Tâm luôn có đủ áp lực vào bể chứa tại trạm tăng áp huyện Chợ Gạo, ta chọn áp lực máy bơm của trạm bơm cấp II là 50m.
4.2.4. Lưu lượng của máy bơm trong trạm bơm cấp II.
m3/giờ = 365 l/s.
Trong đó :
Qgiờ.max: giờ dùng nước lớn nhất trong ngày.
K : hệ số giảm khi 3 bơm làm việc đồng thời. K = 0.9
4.2.5. Lựa chọn máy bơm nước cho trạm bơm cấp II.
Vì bố trí các máy bơm vào trạm bơm được sử dụng là bơm Biến tần để phân phối vào trong mạng và những nơi có nhu cầu sử dụng, do đó ta chọn bơm : HS 350-300- 480 2/1-F-B EBQP có các thông số sau:
Lưu lượng Q = 1320 m3/h; Hmax = 50 m;
Số vòng quay bánh xe công tác n=1488 vòng/phút;
Hiệu suất làm việc 81,4%;
Công suất tiêu thụ điện P2= 221KW;
Trọng lượng 3680 kg;
Chiều dài toàn phần của máy = 3.115mm;
Chiều cao từ chân máy đến cốt máy là 410mm; đến đỉnh máy là: 1093mm;
Chiều dài toàn phần của bệ máy là : 3200mm;
Đường kính miệng hút D1= 350 mm;
Đường kính miệng đẩy D2=300 mm.
4.2.6. Thiết kế kĩ thuật trạm bơm cấp II.
- Trạm bơm cấp II được đặt các máy mọc thiết bị gồm:
4 máy bơm cấp nước sinh hoạt;
1 máy bơm nước rò rỉ;
Hệ thống tủ điện điều khiển.
Lợi dụng kết cấu nền đất ổn định, mực nước ngầm thấp, do vậy chọn giải pháp đặt trạm bơm sâu hơn mực nước cao nhất trong bể chứa nhằm đảm bảo cho máy bơm làm việc, khi khởi động bơm không phải mồi nước.
Trong trạm bơm bố trí dầm cầu trục trọng tải 4 tấn để lắp đặt và sửa chữa khi cần thiết.
Tủ điều khiển máy bơm đặt ở sàn trên, nơi phòng điều khiển để công nhân thao tác thuận tiện.
Diện tích sửa chữa được tính bằng 30% diện tích trạm bơm. Có cầu thang lên xuống thuận tiện, cửa đi, cửa xuống được lắp kính giảm bớt tiếng ồn và bụi.
Bố trí 1 cửa cuộn để thuận tiện ra vào trong quá trình vận hành ống hút chung, mương thu nước.
Diện tích nhà trạm bơm = 28.7m x 10 m .
Diện tích phòng điều hành= 4.2 m x 10 m.
4.3. TRẠM BƠM TĂNG ÁP HUYỆN CHỢ GẠO.
Áp lực của trạm bơm tăng áp huyện Chợ Gạo.
Áp lực toàn phần của trạm bơm tăng áp huyện Chợ gạo.
HTP = Hhh + Hh + ∑Hd + HYC
Trong đó :
- HTP áp lực toàn phần của trạm bơm tăng áp. (m).
- Hd : Tổn thất cột áp trên ông đẩy.
- Hh:Tổn thất cột áp trên ông hút.
- Hhhh : Chiều cao hút hình học. Được xác định bằng hiệu cao trình mực nước cao nhất trong bể chứa của trạm bơm tăng Gò Công và mực nước thấp nhất trong ngăn hút của trạm bơm tăng áp Gò Công. Hhh = 3,5 - 1 = 2,5 m.
Mực nước cao nhất trong bể chứa của trạm bơm tăng áp thị xã Gó Công = 3,5 m;
Mực nước thấp nhất trong ngăn hút của trạm bơm tăng áp Chợ Gạo :1m.
- HYC : Áp lực yêu cầu đầu ra của ống tại bể chứa của trạm bơm tăng áp thị xã Gò Công 5m.
Áp lực toàn phần của trạm bơm tăng áp huyện Chợ Gạo.
HTP = 2,5 + 40,42 + 0,38 + 5= 48,3 m.
Nhận xét: Từ kết quả tính toán thủy lực trạm bơm tăng áp trên, so với kết quả chạy mô hình EPANET (về thủy lực của trạm bơm tăng áp là 40,23 m ) thì kết quả không sai lệch quá nhiều (sai lệch 1,2 %) do vậy kết quả này chấp nhận được. Vậy để đảm bảo đủ áp lực cung cấp tới bể chứa trạm bơm tăng áp thị xã Gò Công ta chọn áp lực cho máy bơm là 50m.
Trạm bơm tăng áp tại Huyện Chợ Gạo có công suất là 50.000 m3/ngày và cột áp là 50m. Do vậy việc tính toán thiết kế, chọn bơm cho trạm bơm tăng áp tại huyện Chợ Gạo giống như việc tinh toán thiết kế, chọn bơm trong trạm bơm cấp II.
4.4. TRẠM BƠM TĂNG ÁP GÒ CÔNG.
Trạm bơm tăng áp tại Thị xã Gò Công làm nhiệm vụ nhằm cung cấp thêm áp lực bơm nước cần thiết cho 2 khu vực là Thị xã Gò Công và Huyện Gò Công Đông. Từ đó đảm bảo cung cấp nước sạch đến mọi nơi sử dụng nước trong khu vực.
Trạm bơm tăng áp tại Thị xã Gò Công được chia thành 2 cụm máy bơm. Một cụm được thiết kế nhằm phục vụ cho khu vực huyện Gò Công Đông (Cụm II), cụm máy bơm còn lại sẽ phục vụ cho khu vực Thị xã Gò Công (Cụm I).
(Theo nhiệm vụ đã trình bầy ở Chương 1 thì luận văn chỉ tính toán cụm trạm bơm được thiết kế nhằm phục vụ cho khu vực thị xã Gò Công ).
4.4.1. Đường ống kĩ thuật của trạm bơm tăng áp Gò Công.
Đường ống hút:
Ống hút chung:
Thiết kế 1 đường ống hút chung bằng ống thép nối bằng phương pháp hàn kết hợp với mặt bích (Vì chỉ chọn 2 máy bơm hoạt động và 1 máy dự phòng thỏa với “Điều 7.13 TCN 33-2006” khi chọn cho trạm có số máy bơm lớn hơn 3 thì số ống hút chung không ít hơn 2). Các máy bơm khi bơm nước vào mạng lưới đều hút từ đường ống chung này.
Đặt độ dốc của ống hút cao về phía máy bơm một khoảng i=0.005
Lưu lượng của mỗi ống hút chung là:
Qhút = Qgiờ,max = 1163,05 m3/giờ = 323,07 l/s.
(Qgiờ.max là lưu lượng của thời gian từ 17giờ đến 18 giờ ).
Theo điều 7.14 TCN 33- 2006 , vận tốc nước chảy trong ống hút cho phép từ 0,8 ÷ 1,5 m/s với loại ống có đường kính từ 300 ÷ 800 mm.
Dùng bảng tra thủy lực, ta chọn được đường kính ống hút chung D=600 mm, có v = 1,14 m/s, 1.000i = 2,72.
Chiều dài của ống hút chung là L = 4 m, trên đường ống hút chung có các phụ tùng : 1 van Bướm D 600; 2 ống nối D 600
Ống hút riêng của từng máy:
Lưu lượng tính toán cho đường ống hút riêng của từng máy:
m3/giờ = 161,53 l/s.
Tra bảng thủy lực chọn được D = 400 mm; v = 1,28 m/s; 1.000i = 5,47.
Trên đường ống hút riêng có các phụ tùng : 1 côn thu, 1van 2 chiều D400BB.
Đường ống đẩy:
Ống đẩy chung:
Thiết kế 1 đường ống đẩy bằng phương pháp hàn kết hợp với mặt bích.
Qđẩy= Qgiờ,max = 1163,05 m3/giờ = 323,07 l/s.
(Qgiờ.max là lưu lượng của thời gian từ 17giờ đến 18 giờ ).
Theo điều 7.14 TCN 33- 2006 , vận tốc nước chảy trong ống hút cho phép từ 0,8 ÷ 1,5 m/s với loại ống có đường kính từ 300 ÷ 800 mm.
Dùng bảng tra thủy lực, ta chọn được đường kính ống hút chung D=600 mm, có v = 1,14 m/s, 1.000i = 2,72.
Trên đường ống đẩy chung có các phụ tùng: 1 cút thép 450 D600 BU, 1 cút thép 450 D600 hàn, 1tê D600,1 van thu xả khí D150, 1 đồng hồ đo lưu lượng từ D 900, 3 nối mỗi mềm neo D 600, 1van bướm D 600.
Ống đẩy riêng:
m3/giờ = 161,53l/s.
Tra bảng thủy lực chọn được D = 350 mm; v = 1,66m/s; 1.000i = 11,5.
Trên đường ống đẩy chung có các phụ tùng: 1van 1 chiều D 350, 1 van xoay chiều D 350. 1 mối nối mềm neo D350, 1co D350.
4.4.2. Áp lực toàn phần trạm bơm tăng áp Gò Công.
Theo kết quả tính toán thủy lực của chương trình EPANET ở phần dưới ta có áp lực cần thiết của máy bơm để cung cấp nước cho khu vực trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy là 53m.
Vậy áp lực toàn phần của cụm bơm I tại trạm bơm tăng áp Gò Công được xác định theo công thức:
HTP = Hhh + Htd + Hh + Hđ = 0,4 + 53 + 0,53 + 0.83 = 54,76 m ≈ 55 m
Trong đó :
Hhh : Là hiệu cao độ mặt đất tại điểm tính toán trên mạng lưới và cao độ mực nước thấp nhất trong bể chứa. Hhh = 1,4 – 1 = 0,4 m
Htd : Áp lực tự do yêu cầu tại điểm tính toán là = 53m.
Hh : Tổn thất áp lực tại ống hút (ống hút có chiều dài 4m):
Hd : Tổn thất cột áp trên ông đẩy (chiều dài ống từ trạm bơm tăng áp ra đường ống chính là 15m):
4.4.3. Lưu lượng của máy bơm trong tổ bơm tăng áp Gò Công (Cụm I).
Lưu lượng dùng nước trong giờ lớn nhất đồng thời có cháy xẩy ra là 398l/s = 1.432,8 m3/h .
Chọn 3 bơm,trong đó 2 bơm làm việc và 1 bơm dự phòng. Vậy lưu lượng của từng bơm là:
m3/giờ
Trong đó :
Qgiờ.max: giờ dung nước lớn nhất trong ngày.
K : hệ số giảm khi 2 bơm làm việc đồng thời. K = 0.9
4.4.4. Lựa chọn máy bơm nước cho tổ bơm tăng áp Gò Công (Cụm I).
Máy bơm trong cụm I được lựa chọn là :HS 250-200- 480 1/1-F-B BBQV có các thông số sau:
Lưu lượng Q = 650 m3/h; Hmax = 55 m;
Số vòng quay bánh xe công tác n=1488 vòng/phút;
Hiệu suất làm việc 87,3%;
Công suất tiêu thụ điện P2= 122KW;
Trọng lượng 1970 kg;
Chiều dài toàn phần của máy = 2034mm;
Chiều cao từ chân máy đến cốt máy là 760 mm; đến đỉnh máy là: 1205mm;
Chiều dài toàn phần của bệ máy là : 2050 mm;
Đường kính miệng hút D1= 250 mm;
Đường kính miệng đẩy D2=200 mm.
4.4.5. Thiết kế kĩ thuật trạm bơm tăng áp Gò Công .
- Trạm bơm tăng áp Gò Công được đặt các máy mọc thiết bị gồm:
Hai tổ bơm mỗi tổ gồm 3 bơm nước sinh hoạt, 1 máy bơm nước rò rỉ.
Hai hệ thống tủ điện điều khiển.
Lợi dụng kết cấu nền đất ổn định, mực nước ngầm thấp, do vậy chọn giải pháp đặt trạm bơm sâu hơn mực nước cao nhất trong bể chứa nhằm đảm bảo cho máy bơm làm việc, khi khởi động bơm không phải mồi nước.
Trong trạm bơm bố trí dầm cầu trục trọng tải 4 tấn để lắp đặt và sửa chữa khi cần thiết.
Tủ điều khiển máy bơm đặt ở sàn trên nơi phòng điều khiển để công nhân thao tác thuận tiện.
Diện tích sửa chữa được tính bằng 30% diện tích trạm bơm. Có cầu thang lên xuống thuận tiện, cửa đi, cửa xuống được lắp kính giảm bớt tiếng ồn và bụi.
Diện tích nhà trạm bơm = 28m x 7 m .
Diện tích mỗi phòng điều hành (có 2 điều hành)= 3 m x 7 m.
4.5. XÁC ĐỊNH DUNG TÍCH BỂ CHỨA.
4.5.1. Bể chứa của trạm bơm cấp II.
Trạm bơm cấp II chỉ cung cấp nước cho trạm bơm tăng áp Chợ Gạo do vậy thể tích bể chứa của trạm bơm cấp II có thể xác định bằng 25% tổng lưu lượng cấp cho khu vực.
WB-cấpII = 25% x 50.000 = 12.500 m3.
- Chọn 4 bể chữa, mỗi bể cao 4m.
- Thể tích mỗi bể = 12500 : 4 = 3125 m3
- Diện tích mỗi bể F = W : 4 = 3125 : 4= 781,25 m2.
Chọn L = 40m; B = 20m
- Thể tích thực tế của bể : 4 x 40 x 20 = 3200 m3
4.5.2. Bể chứa của trạm bơm tăng áp huyện Chợ Gạo.
Trạm bơm tăng áp Chợ Gạo nhằm cung cấp đủ nước từ bể chứa vào mạng lưới của các khu vực huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây và đường ống chuyển tải đến trạm bơm tăng áp thị xã Gò Công.
Do vậy dung tích bể chứa có thể xác địnhh theo công thức.
WB-TA-Chợ Gạo = Wđh + WCC (m3).
Xác định Wđh.
Vì không có số liệu cụ thể nên Wđh có thể xác định bằng 25% lưu lượng cung cấp trong mạng.
Wđh = 25% x 50.000 = 12.500 m3.
Xác định thể tích chữa cháy.
Lưu lượng nước chữa cháy cho mỗi khu vực dự kiến là 30 l/s trong thời gian 3 giờ ở nội thị (dự kiến 2 đám cháy đồng thời xẩy ra ) và 15 l/s trong thời gian 3 giờ ở cụm công nghiệp (dự kiến 1 đám cháy xẩy ra).
Thể tích nước chữa cháy của huyện Chợ Gạo:
WCC-Chơ Gạo = (30x2 + 15) x 3 x 3,6 = 810 m3.
Thể tích nước chữa cháy của huyện Gò Công Tây:
WCC-Gò Công Tây = (30x2 + 15) x 3 x 3,6 = 810 m3
- Thể tích bể chứa của trạm bơm tăng áp Chợ Gạo:
WB-TA-Chợ Gạo = 12.500 + 810 + 810 = 14.120 m3.
Xác định kích thước bể.
Chọn 4 bể chứa. Thể tích của mỗi bể = 14.120 : 4 = 3.530 m3.
- Chiều cao của mỗi bể chọn H =