Sông và kênh rạch của thành phố nối kết thành một mạng lưới phức hợp dài gần 100km. Các kênh chính là Bến Nghé, Tham Lương – Vàm Thuật, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tàu Hũ – Đôi Tẻ và Tân Hóa – Lò Gốm. Các rãnh thu và chuyển nước thải và nước mưa tạo thành dòng chảy tự nhiên và kênh nhân tạo, các kênh này chảy vào các sông chính.
Các dòng sông và kênh không chỉ có chức năng thoát nước mà còn là đường giao thông thủy và cảnh quan đô thị nói chung. Bờ sông và bờ kênh còn là nơi tập trung nhà lụp xụp và người nghèo đô thị cao nhất của thành phố.
Cùng với mạng lưới kênh rạch của thành phố, kênh Tân Hóa – Lò Gốm bị ô nhiễm nặng nề bởi nước thải của người dân, nước thải công nghiệp và rác thải. Kênh bị ô nhiễm trầm trọng hơn do thiếu duy tu, thiếu hạ tầng môi trường phù hợp và thiếu nhận thức môi trường của người dân.
36 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3537 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình trạng và biện pháp cải tạo kênhTân Hóa Lò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
I/ Mở đầu 1
II/ Nội dung 2
1/ Lịch sử kênh Tân Hóa- Lò 2
2/ Tình trạng 4
2.1/ Tình trạng ngập úng 4
2.1.1/ Nguyên nhân 5
2.1.1/ Phương hướng giải quyết 7
2.2/ Ô nhiễm do rác thải sinh hoạt 9
2.2.1/ Hiện trạng 9
2.2.2/ Biện pháp và giải pháp 10
2.3/ Ô nhiễm nước thải do sinh hoạt 11
2.3.1/ Khái niệm 11
2.3.1/ Thành phần H2O thải sinh hoạt 12
2.3.3/ Hiện trạng kênh Tân Hóa Lò Gốm 13
2.4/ Ô nhiễm do H2O thải sản xuất 14
2.4.1/Thành phần H2O thải sản xuất 14
2.4.2/ Hiện trạng ở kênh Tân Hóa- Lò Gốm 15
2.4.3/ Biện pháp và giải pháp 17
2.5/ Khả năng tự làm sạch của nguồn H2O 17
3/ Các dự án cải tạo kênh Tân Hóa- Lò Gốm 19
3.1/Quản lí rác thải 19
3.1.1/ Quản lí rác thải rắn 21
3.1.2/ Trạm chuyển rác nhỏ 23
3.2/ Xử lý nước thải 25
3.3/ Mở rộng kè bờ 27
3.4/ Tái định cư 28
3.5/ Nâng cấp đô thị 29
III.Kết luận 33
Tài Liệu Tham Khảo
www.envietnam.org/E_News/E_267/TP_HCM_He_thong_kenh_rach_hung_chi
www.hcmussh.edu.vn/USSH/ImportFile/Magazine/Journal051006032007.doc
www.hutech.edu.vn/UserFiles/file/...CNSH/.../Chuong%201.pdf
www.nea.gov.vn/ThongTinMT/NoiDung/sggp_7-11c.htm
www.thiennhien.net/news/139/ARTICLE/7042/2008-11-01.html
images.vietnamnet.vn/dataimages/200604/original/images943729_ngapnuoc01050406.jpg
(images.vietnamnet.vn/dataimages/200604/original/images943729_ngapnuoc01050406.jpg)
www.vnxanh.com/index.php?id=352&lg=vn&start=12
www2.btcctb.org/thlg/docs/thlg-final-p1-vn.pdf
I. Mở đầu
Sông và kênh rạch của thành phố nối kết thành một mạng lưới phức hợp dài gần 100km. Các kênh chính là Bến Nghé, Tham Lương – Vàm Thuật, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tàu Hũ – Đôi Tẻ và Tân Hóa – Lò Gốm. Các rãnh thu và chuyển nước thải và nước mưa tạo thành dòng chảy tự nhiên và kênh nhân tạo, các kênh này chảy vào các sông chính.
Các dòng sông và kênh không chỉ có chức năng thoát nước mà còn là đường giao thông thủy và cảnh quan đô thị nói chung. Bờ sông và bờ kênh còn là nơi tập trung nhà lụp xụp và người nghèo đô thị cao nhất của thành phố.
Cùng với mạng lưới kênh rạch của thành phố, kênh Tân Hóa – Lò Gốm bị ô nhiễm nặng nề bởi nước thải của người dân, nước thải công nghiệp và rác thải. Kênh bị ô nhiễm trầm trọng hơn do thiếu duy tu, thiếu hạ tầng môi trường phù hợp và thiếu nhận thức môi trường của người dân.
II. Nội dung
1. Lịch sử kênh Tân Hoá – Lò Gốm
Kênh chính có chiều dài khoảng 7,600m chảy qua 3 quận (Tân Bình, quận 11 và quận 6) theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và kết thúc tại kênh Tàu Hũ các kênh nhánh có chiều dài khoảng 12,000m. Lòng kênh hẹp và cạn, có nhiều nhà xây lấn chiếm dọc bờ kênh. Có 21 cây cầu, trong đó một số cầu tạo nên những điểm tắc nghẽn.
300 năm, kênh Tân Hóa – Lò Gốm đã đòng vai trò là hệ thống giao thông thủy nối phần phía Nam của thành phố với hệ thống kênh rạch tại đồng bằng sông Cửu Long. Vào những năm đầu thế kỷ 19, khu vực này chủ yếu là đầm lầy. Làng “Lò Gốm” là một trong những làng tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng cùa Sài gòn xưa, hoạt động kinh tế chủ yếu thứ hai là nông nghiệp. Đầu những năm 1940 các lò nung gốm và gạch ngưng hoạt động.
Giao thông bằng thuyền ghe đóng vai trò quan trọng trong khu vực. Hàng hóa được vận chuyển đến các vùng khác nhau dọc theo kênh. Điều này chứng tỏ mối liên lạc chặt chẽ của đường xá và kênh rạch giữa kênh Tân Hóa – Lò Gốm và phần còn lại của thành phố. Một số đường phố chính chạy dọc kênh như đường Renault (hiện nay là đường Hậu Giang), hoặc đường Alexandre de Rhodes (hiện nay là đường Hùng Vương). Năm 1880 thượng nguồn của kênh ngắn hơn. Trên thực tế, kênh Lò Gốm là đoạn kênh đào nối với sông Cần Giuộc. Tại thời điểm đó không có hạ tầng chính về phía Tây của kênh. Năm 1954, kênh được nối với 2 kênh khác : một nối với Chợ Lớn qua kênh”Bonnard”, kênh kia là “De Ceinture” chạy về phía Bắc. Cùng với quá trình đô thị hóa, sự phát triển giao thông đường thủy bị chậm lại. Do thương mại phát triển nhanh chóng trong khu vực Sài gòn, Chợ Lớn, hoạt động tiểu thủ công nghiệp bị đẩy ra ngoại ô.
Trong khi các hoạt động kinh tế liên quan đến giao thông thủy bị chậm lại vào đầu những năm 1980, các khu vực bỏ trống dọc kênh dần dần bị người nhập cư lấn chiếm. Làn sóng người nhập cư đầu tiên là hậu quả của chiến tranh chống Mỹ. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của thành phố tiếp theo “đổi mới” vào năm 1986, đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa một cách tự phát. Làn sóng người nhập cư thứ hai, do nguyên nhân kinh tế, từ các vùng nông thôn nhập cư vào thành phố, đa số đến từ đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Trung. Dân nhập cư mua đất bất hợp pháp hoặc chiếm đất công. Những người đến trước xây những khu nhà lụp xụp trên bờ kênh, những người đến sau xây nhà ngay trên mặt kênh.
Hiện nay, kênh đã và đang ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều đoạn kênh luôn bị tắc nghẽn do rác thải của một bộ phận người dân vẫn còn thói quen vứt rác, xả chất thải xuống kênh, các cơ sở sản xuất dọc theo kênh chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh mà thường xả thẳng xuống kênh.
Mạng lưới kênh rạch của thành phố bị ảnh hưởng mạnh bởi thủy triều, một số kênh còn bị ảnh hưởng từ nhiều hướng. Kết quả là các chất ô nhiễm vẫn còn lại trong kênh. Có thể thấy rõ ảnh hưởng của thủy triều dọc phần lớn kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Nước trong kênh tan loãng vào nước sông rất chậm do tỉ trọng nước bị ô nhiễm cao hơn.
Sự thay đổi khí hậu theo mùa cũng ảnh hưởng đền mực nước và độ mặn của nước. Nước chảy tràn từ kênh tạo ra ngập lụt tại một số khu vực, thêm vào các khu bị ngập do nước mưa.
2. Tình trạng:
2.1.Tình trạng ngập lụt:
TP Hồ Chí Minh nằm ở vùng cửa nhiều con sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai, sát với Biển nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những biến động dòng chảy trên Sông, dòng triều trên Biển, trong đó ảnh hưởng của Biển mang tính thống trị và đang có xu thế ngày càng gia tăng.
Bùng binh Cây Gõ- Tân Hóa Đông- Lò Gốm (thuộc lưu vực Tân Hóa- Lò Gốm, Q.6), Bình Thạnh, Ngã tư Bốn Xã, khu vực kênh Ba Bò (Q. Thủ Đức) được xem là những “vùng rốn lũ” trong đô thị.
Thống kê của Sở GTCC tính đến 1/2006 cho thấy, toàn thành phố 5 khu vực ngập. Trong đó có đến 105 điểm ngập (gấp hơn 1,5 lần so số liệu cũ). Khu vực bùng binh Cây Gõ - Tân Hòa Đông - Lò Gốm (Q.6) được coi là điển hình ngập do kênh rạch bị lấn chiếm, bồi lắng, không còn khả năng thoát nước… Tại đây, mực nước dâng trong kênh rạch cao hơn nhiều so với mực thủy triều tại các cửa sông và đó là nguyên nhân gây ngập phổ biến nhất. Nước mưa trong khu vực bị ứ lại gây nên tình trạng ngập sâu từ 0,3-0,6m. Sau khi thủy triều xuống và dứt mưa, phải cần từ 6 tiếng đến 18 tiếng mới có thể hết ngập. Điều đáng nói ở đây, tình trạng ngập xảy ra ngay cả khi chỉ có mưa ở thượng lưu kênh Tân Hóa (Q.Tân Bình) thì khu vực này cũng bị ngập do kênh rạch không thoát nổi lượng nước tràn về từ thượng lưu. (
+Tuyến kênh Tân Hóa dài khoảng 7,6km, bắt đầu từ láng Bàu Cát và kết thúc tại vị trí giao với kênh Tàu Hủ. Tuy nhiên, từ khi khu vực Bàu Cát trở thành khu đô thị hóa, diện tích đất thấm tự nhiên bị thu hẹp, cộng thêm tình trạng lấn chiếm kênh rạch ngày một gia tăng khiến tình hình ngập ở khu vực này ngày càng nặng hơn.
+Bình Thạnh cũng được xem là khu vực ngập điển hình do triều cường và ngập nặng hơn khi triều cường trùng với mưa. Ở đây, mực nước ngập sâu, nước rút rất chậm do hệ thống thoát nước không đủ (thường là khoảng 3- 6 giờ). Bình Thạnh tuy không sánh bằng “vùng lũ” bùng binh Cây Gõ nhưng lại ngập trên diện rộng và gần như ngập thường xuyên kể cả trời không mưa.
+Khu vực Ngã tư Bốn Xã (Q.Bình Tân) là một khu đô thị mới nhưng không được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đồng bộ. Nên khi triều cường dâng lên hoặc trời mưa, thời gian ngập ở đây kéo dài hơn một ngày, thậm chí vài ba ngày sau vẫn còn ngập. Khu vực kênh Ba Bò (Q.Thủ Đức) lại gánh chịu hậu quả của sự phát triển khu vực lân cận từ Bình Dương, làm tình hình ô nhiễm nơi đây trở nên rất nghiêm trọng.
2.1.1. Nguyên nhân
+ Sông rạch dày đặc, diện tích mặt nước lớn dễ truyền tải những biến động lan truyền vật chất, năng lượng, điều kiện ngập nước.
+Sự phát triển đô thị cùng với sự gia tăng dân số ồ ạt trong những năm vừa qua, dẫn đến việc khai thác mặt bằng không quy hoạch, sông rạch như một bộ phận năng động nhất của thiên nhiên trở thành nơi thuận lợi để con người trút xuống mọi phế thải. Hậu quả là rác bẩn tích luỹ, kên rạch bồi lấp, mặt thoáng bị chiếm dụng, dòng chảy bị cản trở.
+Địa hình thấp trũng, hướng địa hình là thấp dần về hạ lưu,hướng ra Biển. Trên 60% đất đai thành phố có cao trình thấp dưới 2m, những vùng trũng thấp cao trình < 0m -0.5m là những vùng ngập triều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng thủy triều Nền địa chất yếu, dễ bị lún, nén và sạt lở.
+Lượng nước cần tiêu thoát của thành phố.
Nước mưa: lượng mưa lớn, tập trung.
Nước thải (bao gồm, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất).
Theo tính toán sơ bộ thì lượng nước mưa trân trong khu vực nội thành ứng với tần suất 10% vào khoảng 5 triệu m3/ ngày – đêm. Lượng mưa đó sẽ sản sinh ra 2,6 triệu m3 dòng chảy mặt (trong điều kiện hiện tại), tương ứng với lưu lượng bình quân trong thời gian cấp nước là 31,0m3/s.
Lượng nước cung cấp cho sinh hoạt và công nghiệp hiện tạI vào khoảng gần 1 triệu m3 /ngày – đêm. Có thể ước tính lượng nước xả tương đương vớI 70% lượng nước cấp. Lưu lượng nước thải bình quân khoảng 7,2 m3/s. Như vậy, lưu lượng hình thành từ nước mưa. Điều này cho phép ta có được nhận thức
về quy mô, yêu cầu của hệ thống tiêu nước mưa và nước thải có thể tác biệt nhau.
Việc tính toán mưa đã có nhiều cơ quan nghiên cứu trong nhiều năm và cũng đã đạt được những kết quả tốt.
+Thành phố đang phát triển mạnh mẽ và có lịch sử phát triển trên 300 năm nên hệ thống tiêu thoát quá cũ kỹ, chắp vá và có nhiều điều bất cập. Quản lý hệ thống không khoa học.Theo đánh giá của cơ quan quản lý hệ thống đường cống (Công ty chiếu sáng thuộc Sở SGTCC), trong tổng số chiều dài các đường cống có kích thước trên 40 cm trở lên có 30% cần phải phục hồi và nâng cấp, 12% không đủ thoát gây úng ngập, 40% cần sửa chữa lớn, 18% cần sửa chữa vừa và nhỏ. Các giếng thu, giếng thăm dò và giếng kỹ thuật trong toàn hệ thống là 21.530 cái, trong đó 30% bị hư hỏng cần sử chữa lớn, 20% là không bảo đảm quy cách.
+Tài nguyên Đất- Nước vùng này đang được khai thác mạnh mẽ phục vụ công cuộc phát triển : nông nghiệp, thủy điện, thủy sản, giao thông, xây dựng. Mặt khác đó cũng là nguyên nhân gây nên những tác động mạnh mẽ, những biến động bất lợi, trong đó ba tác động mạnh cần nêu :
Xây dựng các công trình hồ chứa trên thượng lưu.
Xây dựng đê ngăn lũ, ngăn triều, ngăn mặn dọc sông.
San lấp các vùng trũng lấy đất xây dựng.
Những tác động đó dẫn tới : Nguồn nước sông yếu dần, Biển xâm nhập sâu hơn vào nội địa.Các đê bao tập trung dòng chảy, dòng triều vào trong sông làm dâng cao mức nước đỉnh triều và hạ thấp mức nước chân triều. Biên độ triều , năng lượng triều gia tăng, dòng chảy bị dồn nén. Sông rạch tiếp nhận nước mưa từ hệ thống trở nên không thuận lợi. Xói lở bờ gia tăng.Việc san lấp các vùng trũng lấy đất xây dựng cùng với việc đắp đê bao làm mất đi các ô điều tiết nước ven sông. Quá trình khai thác thể hiện chúng ta thiếu một tầm nhìn chiến lược.
Đáng chú ý là tình trạng ngập úng không những chỉ xảy ra ở những vùng có cao trình mặt đất tương đối cao, những vùng ở ngay cạnh sông, rạch nhận nước tiêu, do nhiều miệng cống, hố ga bị rác rưởi lầp đầy, và hàng chục nghìn hộ gia đình xây nhà lấn chiếm lòng kênh.
2.1.2.Phương hướng giải quyết
+ Một trong những vấn đề ưu tiên là cần xây dựng ngay một số đập và cống ngăn triều tại các cửa kênh rạch để cô lập triều, chống ngập do triều và biến kênh rạch thành hồ chứa điều hòa nước mưa chống ngập do mưa.
(Lấy một cốt thủy triều cao nhất nào đó vừa xảy ra gần đây làm chuẩn để xác định lại cốt san nền và cao trình mặt đường trong qui hoạch tổng thể của toàn thành phố. Từ đó tính toán công suất cần thiết phải xây dựng các công trình xử lý nước thủy triều, đảm bảo sẽ không để mức thủy triều trong tương lai vượt quá mức chuẩn (hoặc dưới mức chuẩn đó một khoảng là X chẳng hạn).
Tuy nhiên việc xây dựng hệ thống đê còn có nhiều ý kiến khác nhau:
Theo GS.TSKH Lê Huy Bá giải pháp chống ngập của TP.HCM phải “đi từ trong ruột đi ra”, tức phải giải quyết những yếu kém của hệ thống thoát nước khu vực nội thành. Lưu lượng xả lũ trên sông Sài Gòn lớn, vận tốc dòng chảy mạnh, nếu đắp đê sẽ càng làm tăng áp lực dòng chảy, gây nguy cơ sạt lở bờ sông vốn đã rất yếu, dẫn đến vỡ đê. Chưa kể đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá những tác động về môi trường sinh thái mà giải pháp đê bao có thể gây ra.
+ Nâng cao cốt mặt đường ở những chỗ quá thấp so với mức thủy triều vào ngày nói trên (đảm bảo ít nhất cũng bằng với mức thủy triều đó).
+ Tính toán thiết kế hồ chứa để điều tiết nước thủy triều trên cơ sở đảm bảo cố định mức thủy triều vào thời điểm nhất định.
+ Nạo vét thường xuyên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và một số kênh lớn...
+ Xây dựng , hoàn thiện các công trình tiêu nước của thành phố .Sau đây là công thức tính toán quy mô hệ thống tiêu nước:
Tính toán tiêu nước mưa các đô thị thường dung phương pháp cường độ giới hạn của Gorbachep trong đó thời gian tính toán mưa:
t = t0 + tr + tc www.hcmussh.edu.vn/USSH/ImportFile/Magazine/Journal051006032007.doc
Trong đó:
t0 - thời gian tập trung nước mưa từ điểm xa nhất đến rãnh thoát nước – còn gọi là thời gian trung bề mặt, nó phụ thuộc kích thước địa hình của lưu vực, cường độ mưa và loại mặt phủ, lấy nước từ 5 đến 10 phút;
tr - thờI gian nước chảy trong rãnh đến giếng thu gần nhất;
tr = 1,25 x lr / vr
lr – chiều dài của rãnh (m);
vr - vận tốc nước chảy trong rãnh, m/phút;
1,25 - hệ số tính đến khả năng tăng tốc độ dòng chảy trong quá trình mưa;
tc - thời gian nước chảy trong cống từ giếng thu đến tiết diện tính toán;
tc = r x lc / vc
tc - chiều dài đoạn cống tính toán; vc - Tốc độ nước chảy trong cống; r - hệ số, lấy phụ thuộc vào địa hình: khi địa hình bằng phẳng r = 2, khi địa hình dốc I > 0,03 thì r = 1,2.
Theo L.T. Abramov:
T0 = 1.5.n 0.6 .1 0.6 / Z 0.3 .i 0.5 . I 0.3
Z: hệ số mặt phủ
N: hệ số nhám của bề mặt
I: độ dốc bề mặt tập trung nước mưa
L: chiều dài đường dòng nước (m)
I: cường độ mưa (mm/ phút)
I = h / t
h: chiều cao lớp nước mưa
t: thời gian mưa.
Công thức trên áp dụng cho các bề mặt tập trung nước mưa đã được san nền, không có rãnh luống.
Khi tính toán sơ bộ:
t0 = 10 phút bên trong tiểu khu không có hệ thống thoát nước mưa
t0 = 5 phút nếu bên trong tiểu khu có hệ thống thoát nước mưa.
Nếu ta xem tiết diện tính toán của hệ thống tiêu nước vùng ảnh hưởng thuỷ triều tại cửa xả và áp dụng theo phương pháp cường độ giới hạn trong tính toán mưa tiêu của P.F.Gorbachep thì thời gian tiêu nước T = 2t và giả thiết thời gian triều cho phép tiêu là ttr; ttr phụ thuộc điều kiện thuỷ triều, nếu bán nhật triều thì ttr bé, nếu nhật triều thì ttr lớn. Trong tính toán tiêu nước đô thị chỉ được phép tiêu hết nước trong một chu kỳ triều.
2t £ ttr
hoặc
2(t0 + 1,25. lr/ vr +rlc) £ ttr
Và giả thiết vr = k x vc
Với K < 1 ta có:
Lc £ [(ttr – t0/2). k.vc – 1,25.lr] / kr
Trong đó lr được xác định do bố trí khu dân cư, đường giao thông và được tính toán sao cho không bị ngập đường, ngập khu dân cư.
Từ công thức trên sẽ xác định được lc’ tức là quy mộ hệ thống tiêu nước. Quy mô hệ thống tiêu nước liên quan chặt chẽ tới độ sâu đặt cống, cao trình cửa xả.....
2.2.Ô nhiễm do rác thải sinh hoạt
2.2.1. Hiện trạng
Kênh Tân Hóa - Lò Gốm dài hơn 10km chảy qua 3 quận (Tân Bình, quận 11 và quận 6) theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và kết thúc tại kênh Tàu Hũ, hiện nay đã ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều đoạn kênh luôn bị tắc nghẽn do rác thải của một bộ phận người dân vẫn còn thói quen vứt rác, xả chất thải xuống kênh(Hiện nay có hàng chục ngàn hộ dân đang sinh sống ở nhiều khu dân cư được xây cất ngay bên cạnh các dòng kênh rạch như các khu dân cư dọc kênh Tân Hóa-Lò Gốm). Bên cạnh đó còn có nhiều bến đậu ghe thuyền, chợ trên
sông buôn bán hàng hóa từ các tỉnh miền Tây lên, được hình thành ngay trên các kênh rạch như bến Bình Đông (kênh Đôi), bến Trần Xuân Sọan trên kênh Tẻ (quận 4)... Từ họat động của các khu dân cư và các bến ghe thuyền ven kênh rạch đã trực tiếp thải rác sinh họat, rác buôn bán, thậm chí xác súc vật ... xuống các kênh rạch, đã gây ô nhiễm nhiều kênh rạch, thậm chí nhiều kênh rạch đã bị rác thải lấp đầy đến mức ghe thuyền không thể di chuyển trên các dòng kênh. Bên cạnh đó, nhiều cửa cống cũng bị tắc nghẽn vì rác hoặc gây ngập lụt khi mưa làm nuớc đen từ các kênh tràn vào các khu dân cư ven kênh rạch gây mùi hôi thối làm người dân không chịu nổi.
Phó Chủ tịch UBND quận Tân Bình Châu Văn La cho biết, kênh Tân Hóa - Lò Gốm ô nhiễm từ các hộ dân (khoảng 250 hộ) và các đơn vị kinh doanh dọc tuyến kênh. Tuyến kênh này được xem là “điểm nóng” về vệ sinh môi trường của quận nên các ban, ngành và Công ty Vệ sinh môi trường đã nhiều lần tổ chức tổng vệ sinh. Nhưng do không có lực lượng chốt giữ nên tình trạng mất vệ sinh do người dân thiếu ý thức liên tục tái diễn, làm phát sinh nhiều bãi rác tự phát dọc theo tuyến kênh. Chỉ một chiến dịch tổng vệ sinh 700m thượng nguồn kênh Tân Hoá - Lò Gốm (đoạn chảy qua khu vực đường Đồng Đen, quận Tân Bình), thu dọn được trên 20 tấn rác thải, xà bần, gỡ bỏ 12 bảng quảng cáo sai quy định.
+Đoạn kênh chảy qua quận 11 với chiều dài khoảng 800m nhưng 300m thường xuyên bị tắc nghẽn do rác mà người dân vô ý thức thả và bùn đáy.
+Đoạn từ đường Đồng Đen đến cửa xả nằm trên đường Âu Cơ, quận Tân Bình có chiều dài khoảng 700m, dù trời đang mưa nhưng nước từ lòng kênh vẫn bốc lên mùi hôi thối. Dọc theo 2 bên dòng kênh có rất nhiều biển, bảng cấm đổ rác với khẩu hiệu kêu gọi vì môi trường, vì văn minh đô thị nhưng nhiều miệng cống vẫn bị tắc nghẽn do ứ đọng rác, nước không lưu thoát được phát sinh nhiều ruồi, muỗi…
2.2.2.Biện pháp giải quyết
+Để hạn chế nạn rác thải trên các hệ thống kênh rạch, chính quyền Thành phố đã thực hiện giải tỏa hàng chục ngàn hộ dân sống ven các kênh để thực hiện việc nạo vét, cải tạo chất luợng nuớc hệ thống kênh này. Thành phố cũng đã giải tỏa trên 10.000 hộ dân sống ven kênh Tẻ-kênh Đôi để xây dựng đại lộ Đông -Tây...
+Công ty môi trường đô thị Thành phố còn thành lập nhiều đội vớt rác trên kênh rạch với trên 100 công nhân, 8 tàu vớt rác, 32 ghe thuyền.... hàng ngày thực hiện vớt rác trên các tuyến kênh rạch chính như Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kênh Đôi-Kênh Tẻ với khối lựợng vớt được hàng chục tấn rác mỗi ngày.
+ Phải giảm được mức độ ô nhiễm ngay từ nguồn phát sinh.
+ Trên mọi ngả đường ở thành phố, người dân nhìn thấy những khẩu hiệu như “Hãy đổ chất thải đúng nơi qui định”, “Vì đường phố không rác”… được treo dọc theo lề đường kêu gọi mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường để hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5- 6.
Tuy nhiên do việc phân cấp quản lý rác thải trên kênh rạch giũa các cơ quan của Thành phố với chính quyền các quận huyện, phường chưa rõ ràng và nhiều biện pháp ngăn chặn nạn thải rác xuống kênh rạch chưa phát huy hiệu quả, nên hàng ngày một khối luợng rác rất lớn vẫn tiếp tục xả xuống các kênh rạch.2.3.Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
2.3.1. Khái niệm
Nước thải sinh họat là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng : tắm , giặt giũ , tẩy rữa, vệ sinh cá nhân,…chúng thường được thải ra từ các các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh họat của khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thóat nước.
2.3.2. Thành phần nước thải sinh hoạt
Thành phần của nước thải sinh họat gồm 2 lọai:
+ Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
+ Nước thải nhiễm bẫn do các chất thải sinh họat : cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
Nước thải sinh họat chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngòai ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh họat