Đề tài Tình yêu sinh viên, thực trạng và giải pháp

Tình yêu luôn là đề tài muôn thuở và hấp dẫn. Tuy nhiên ở những thời kì khác nhau thì quan niệm về tình yêu cũng có những nét khác nhau. Việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa quan trọng đối với tuổi trẻ nói chung và sinh viên nói riêng,giúp chúng ta nhìn nhận một cách toàn diện hơn sự biến đổi các quan hệ xã hội dưới tác động của nền kinh tế thị trường. Từ đó giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn về tình yêu, xây dựng cho mình một nhân cách, một lối sống nhân văn. Bước vào giảng đường ĐH và CĐ, những tân sinh viên sẽ phải đối mặt với rất nhiều thứ lạ lẫm khác với những gì đã học và trải qua trong 12 năm học trước. Đời sống sinh viên phức tạp, có rất nhiều vấn đề nảy sinh và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như chuyện học hành của sinh viên. Trong đó, một trong những vấn đề nổi cộm nhất, gây nhiều tranh cãi nhất chính là chuyện tình yêu trong sinh viên hiện nay. Khá nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này và đến nay chưa ngã ngũ. Liệu nên có tình yêu sinh viên hay không? Lợi hay hại? Nhưng xét một cách tổng thể thì tình yêu sinh viên là đại diện điển hình cho tình yêu trong giới trẻ hiện nay. Khi xã hội dần dần phát triển hơn, những đòi hỏi tất yếu của con người cũng sẽ được nâng cao hơn và tình yêu cũng không nằm ngoài số đó Phần lớn sinh viên đều ở độ tuổi 18 đến 23. Đây là lứa tuổi tràn đầy sức sống và trước mắt họ là bao nhiêu điều kỳ diệu đang diễn ra. Họ muốn tham gia vào tất cả các mối quan hệ xã hội. Trong các mối quan hệ đó, tình bạn, tình yêu vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của họ. Vì vậy có thể coi tình yêu là một trong những nhân tố quan trọng điều chỉnh hành vi và hoạt động của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng. Đó là một bộ phận trong cấu trúc nhân cách ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng, năng lực tính cách, lối sống của sinh viên. Đặc biệt trong bối cảnh xã hội đang biến đổi một cách toàn diện và sâu sắc như hiện nay, sinh viên quan niệm như thế nào về tình yêu và yêu như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, nhóm UTC8 – Anh 6 Khối 2 TCNH – ĐH Ngoại Thương thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề tình yêu trong sinh viên để mọi người có một cái nhìn tổng quát và khách quan nhất về vấn đề này, đồng thời phát huy những điểm tích cực trong tình yêu sinh viên, giúp các bạn sinh viên định hướng rõ nhất con đường tình cảm của mình, tránh ảnh hưởng đến quá trình học tập và con đường sự nghiệp sau này. Đồng thời đề tài nghiên cứu khoa học này hi vọng có thể loại trừ những ý kiến lệch lạc, sai lầm về tình yêu mà đại đa số mọi người áp đặt cho giới trẻ hiện nay. Với tinh thần khách quan nhất, Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này trên quan điểm : Tình yêu sinh viên là một điều hoàn toàn bình thường, quan trọng là sinh viên yêu như thế nào mà thôi.

doc29 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 50012 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình yêu sinh viên, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MÔN PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài : Tình yêu sinh viên, thực trạng và giải pháp Giáo viên hướng dẫn : Cô Lê Hoài An Nhóm thực hiện : UTC8 Lớp : A6 - T Danh sách thành viên trong nhóm Tạ Huy Thành Nguyễn Thu Thuỷ Trịnh Thị Hoài Thương Bùi Khánh Toàn Hoàng Thanh Tùng Hoàng Tùng Vương Tố Uyên Thái Thị Việt Trinh Trần Thị Thu Trang Lê Bá Tiệp Nguyễn Hoài Văn Lê Vũ Thắng Lê Minh Đức Năm 2010 Mục lục Phần Trang Lời nói đầu 3 Phần I - V 5 Phần VI : Kết cấu tổng thể nội dung 6 Chương 1 : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6 Định nghĩa về tình yêu 6 Lịch sử nghiên cứu 7 Chương 2 : Thực trạng của vấn đề tình yêu trong sinh viên hiện nay 9 Điều tra xã hội học và những kết luận 9 Điều tra thăm dò ý kiến và những bất cập 9 Số liệu thống kê qua cuộc điều tra 10 Kết luận về kết quả của cuộc điều tra 12 Thực trạng tình yêu sinh viên hiện nay 13 Những ảnh hưởng đối với sinh viên khi yêu 17 i. Ảnh hưởng đến bản thân người trong cuộc 17 ii. Ảnh hưởng về sức khỏe 17 iii. Ảnh hưởng đến tâm lí 18 Chương 3 : Giải pháp 22 Phần VII : Tổng kết 26 Lời nói đầu Tình yêu luôn là đề tài muôn thuở và hấp dẫn. Tuy nhiên ở những thời kì khác nhau thì quan niệm về tình yêu cũng có những nét khác nhau. Việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa quan trọng đối với tuổi trẻ nói chung và sinh viên nói riêng,giúp chúng ta nhìn nhận một cách toàn diện hơn sự biến đổi các quan hệ xã hội dưới tác động của nền kinh tế thị trường. Từ đó giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn về tình yêu, xây dựng cho mình một nhân cách, một lối sống nhân văn. Bước vào giảng đường ĐH và CĐ, những tân sinh viên sẽ phải đối mặt với rất nhiều thứ lạ lẫm khác với những gì đã học và trải qua trong 12 năm học trước. Đời sống sinh viên phức tạp, có rất nhiều vấn đề nảy sinh và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như chuyện học hành của sinh viên. Trong đó, một trong những vấn đề nổi cộm nhất, gây nhiều tranh cãi nhất chính là chuyện tình yêu trong sinh viên hiện nay. Khá nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này và đến nay chưa ngã ngũ. Liệu nên có tình yêu sinh viên hay không? Lợi hay hại? Nhưng xét một cách tổng thể thì tình yêu sinh viên là đại diện điển hình cho tình yêu trong giới trẻ hiện nay. Khi xã hội dần dần phát triển hơn, những đòi hỏi tất yếu của con người cũng sẽ được nâng cao hơn và tình yêu cũng không nằm ngoài số đó Phần lớn sinh viên đều ở độ tuổi 18 đến 23. Đây là lứa tuổi tràn đầy sức sống và trước mắt họ là bao nhiêu điều kỳ diệu đang diễn ra. Họ muốn tham gia vào tất cả các mối quan hệ xã hội. Trong các mối quan hệ đó, tình bạn, tình yêu vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của họ. Vì vậy có thể coi tình yêu là một trong những nhân tố quan trọng điều chỉnh hành vi và hoạt động của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng. Đó là một bộ phận trong cấu trúc nhân cách ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng, năng lực tính cách, lối sống của sinh viên. Đặc biệt trong bối cảnh xã hội đang biến đổi một cách toàn diện và sâu sắc như hiện nay, sinh viên quan niệm như thế nào về tình yêu và yêu như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, nhóm UTC8 – Anh 6 Khối 2 TCNH – ĐH Ngoại Thương thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề tình yêu trong sinh viên để mọi người có một cái nhìn tổng quát và khách quan nhất về vấn đề này, đồng thời phát huy những điểm tích cực trong tình yêu sinh viên, giúp các bạn sinh viên định hướng rõ nhất con đường tình cảm của mình, tránh ảnh hưởng đến quá trình học tập và con đường sự nghiệp sau này. Đồng thời đề tài nghiên cứu khoa học này hi vọng có thể loại trừ những ý kiến lệch lạc, sai lầm về tình yêu mà đại đa số mọi người áp đặt cho giới trẻ hiện nay. Với tinh thần khách quan nhất, Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này trên quan điểm : Tình yêu sinh viên là một điều hoàn toàn bình thường, quan trọng là sinh viên yêu như thế nào mà thôi. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MÔN PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài : Tình yêu sinh viên, thực trạng và giải pháp Đối tượng nghiên cứu Tình yêu trong sinh viên Đối tượng khảo sát Sinh viên trường ĐH Ngoại Thương và một số trường ĐH lân cận Giả thuyết : - Tình yêu sinh viên là một điều hoàn toàn bình thường, quan trọng là sinh viên yêu như thế nào mà thôi. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên thực trạng thực tế hiện nay của vấn đề tình yêu trong sinh viên và dựa vào số liệu điều tra. Xem xét những ý kiến của một số sinh viên đã, đang, và có dự định yêu trong tương lai. Tham khảo những khảo sát, thống kê đã được thực hiện trước đó. Xem xét, đánh giá những vấn đề phổ biến trong tình yêu hiện nay Kết cấu tổng thể nội dung Chương 1 : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Quan niệm về tình yêu. Tình yêu là một khái niệm đa nghĩa trong cách diễn đạt và cách hiểu của người Việt. Tình yêu, theo nghĩa chung nhất, là trạng thái tình cảm của chủ thể này đối với một chủ thể khác ở mức cao hơn sự thích thú và phải nảy sinh ý muốn được gắn kết với chủ thể đó ở một khía cạnh hay mức độ nhất định. Chủ thể của tình yêu, ngoại trừ một số trường hợp được nhân cách hóa, còn lại đều là con người. Còn chủ thể tác động của tình yêu thì rất đa dạng, có thể là bất kỳ thứ gì, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhỏ bé đến vĩ đại, từ hữu hình đến vô hình ... Từ hai yếu tố trên, tình yêu trở thành điều tất yếu trong xã hội và hơn nữa, sự kết hợp của trí tuệ làm cho những biểu thái của tình yêu đa dạng thậm chí kì lạ, khiến nhiều người cảm thấy rất khó để có thể có một cơ sở chắc chắn khi nói về tình yêu giới tính. Tình yêu nói chung và tình yêu trong giới trẻ (độ tuổi từ 18 đến 23) nói riêng đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm, không chỉ do tính phổ biến mà còn do những gì mà nó mang lại. Có thể nói quãng đời học sinh sinh viên là đẹp nhất của mỗi đời người, ít ai đã mặc áo sinh viên mà không có mối tình đầu thơ mộng. Cũng có mối tình đã thực sự làm chỗ dựa tinh thần cho học tập, nhưng cũng không ít sinh viên đã “đứt gánh giữa đường” vì hậu quả khôn lường của nó. Với nhịp sống hối hả, nhất là lối sống gấp của giới trẻ hiện nay thì việc sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng nảy nở tình yêu cũng là lẽ thường, dĩ nhiên cái na ná tình yêu nhiều hơn tình yêu đích thực. Xét ở góc độ mặt trái của yêu thời @ tức là kiểu yêu vội, cố tình tìm cho mình một tình yêu cho oai, thậm chí để khoe mẽ, lợi dụng...thì thật đáng trách và phê phán. Những mối tình sinh viên trung thực không dung hoà với giả dối, lọc lừa, nó trong sạch đến thuần khiết, thánh thiện mà gần gũi, đời thường. Đẹp thế, trong sáng thế - tình yêu sinh viên, nhưng những mối tình sinh viên lại thường “đứt gánh giữa đường” hoặc “ qua cầu gió bay”. Tuổi trẻ, sức khoẻ và thời gian, ba yếu tố tạo nên tình yêu đẹp tuổi giảng đường. Trong cuộc đời, ai bước qua tuổi sinh viên cũng ít nhất một lần buộc trái tim xao động. Sinh viên trong thời gian nào, không gian nào họ cũng có một tình yêu tương đối giống nhau: giản dị, trong sáng, thánh thiện. Ai cũng thừa nhận rằng thời sinh viên là thời gian đẹp nhất của đời người. Ở đó mỗi người được tự do vùng vẫy trong cuộc sống tự lập của riêng mình mà không bị bó buộc nhiều bởi gia đình. Tuổi sinh viên cũng là cái tuổi bắt đầu những mối tình ở một giai đoạn mới. Khác những rung động tuổi teen, tình yêu sinh viên hướng đến gắn kết và bộc lộ rõ hơn. Sinh viên chủ yếu là những người trọ học xa nhà nên thường thiểu vắng tình cảm. Có một chỗ dựa tinh thần để đỡ cô đơn là niềm mong ước của nhiều người. Tình yêu sẽ giúp cho các bạn có thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống tự lập của mình, để có động lực học tập tốt hơn. Đã từ lâu rồi, lối sống phương Tây đã hoà nhập một cách bén sâu vào một bộ phận của đời đầu 9x và đời cuối 8x. Giới trẻ bây giờ quan niệm về tình yêu quá thoáng. Họ bắt trước lối sống của phương Tây cho có vẻ sành điệu, nhưng suy nghĩ còn quá non nớt. Họ không biết rằng phương Tây đang ngưỡng mộ lối sống như phương Đông, còn mình thì cứ cố gắng sống như họ cho có vẻ Tây. Bài viết sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề mà nhiều người đang quan tâm hiện nay. Đồng thời cũng giúp giới trẻ có một cái nhìn nghiêm túc hơn về vấn đề Tình yêu. Lịch sử nghiên cứu Đã có nhiều sự nghiên cứu về Tình yêu giới trẻ. Cụ thể, viện nghiên cứu xã hội đã nghiên cứu về thực trạng quan niệm tình dục, hôn nhân ở Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành trong 4 năm (2003-2007) với sự tham gia của gần 300 người từ 15-65. Mục đích là tìm hiểu quan niệm, thái độ, hành vi tình yêu của 4 thế hệ khác nhau trong vòng nửa thế kỉ qua. Với khá nhiều người tham gia nghiên cứu thì sự hoà hợp về tình dục là nền tảng của một cuộc hôn nhân bền vững. Hay một kết quả khác, có tới hơn 90% tình yêu đều phải dừng lại ở năm cuối khi ra trường. Một con số khá phũ phàng. Hay qua khảo sát cho thấy ở Đà Nẵng tỷ lệ sống thử của các cặp sinh viên là cao nhất nước. Nhà nhân loại thuộc ĐH Rutgers ở New York (Mỹ) - Helen Fisher đã dành thời gian hơn 10 năm để nghiên cứu về những con đường hoá học của tình yêu ở mọi hình thức biểu lộ của nó: thèm khát lẫn nhau, lãng mạn, ôm ấp, giận hờn và ghen tuông. Như vậy qua khảo sát ở đây, đã có nhiều nghiên cứu về tình yêu giới trẻ. Tuy nhiên mỗi sự khảo sát chỉ làm rõ được một mặt nào đó của vấn đề này. Ở đây xin xem xét vấn đề về một khía cạnh mới mẻ hơn và hy vọng sẽ đóng góp phần nào đó vào tập hợp những nghiên cứu về Tình yêu và giới trẻ Mục đích nghiên cứu của đề tài. Giới trẻ hiện nay còn nhiều điều chưa khám phá hết cũng như chưa có những nhận thức đúng đắn về tình yêu. Một nghiên cứu về vấn đề này sẽ phần nào đem lại nhiều thông tin quý giá. Đồng thời cũng cung cấp thêm những tài liệu cho việc nghiên cứu về đề tài này cho những ai đang muốn quan tâm, cung cấp những phương pháp nghiên cứu thực tiễn và rất mới. Mục đích chính của việc nghiên cứu vấn đề này là giới thiệu sơ bộ về những ý niệm mà cơ bản nhiều người hiểu nhưng chưa rõ về tình yêu và giới trẻ (độ tuối từ 18 – 23). Chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực của tình yêu. Phân tích những ví dụ cụ thể trong thực tiễn và đánh giá. Khảo sát từ thực tế để rút ra những kết luận đúng đắn về tình yêu nói chung và tình yêu với giới trẻ nói riêng. Cuối cùng đưa ra những giải pháp để có được tình yêu chân chính như đúng nghĩa của nó. Chương 2 : Thực trạng của vấn đề tình yêu trong sinh viên hiện nay Điều tra xã hội học và những kết luận ban đầu. Điều tra thăm dò ý kiến và những bất cập. Khi thăm dò ý kiến của mọi người về vấn đề tình yêu sinh viên, nhóm đã phát hiện ra một số điều lí thú, tuy không liên quan lắm đến vấn đề cần nghiên cứu nhưng chúng tôi quyết định đưa vào để có thể có một cách nhìn khách quan nhất về vấn đề này. Khi nhóm nghiên cứu chuẩn bị phát phiếu thăm dò nhóm thấy rằng, đa số sinh viên đều rất hứng thú với việc trả lời những câu hỏi trong phiếu thăm dò, một số còn lại thì không hứng thú lắm với vấn đề này (hoặc không có hứng thú làm thăm dò), họ trả lời một cách nhanh chóng và không đọc kĩ các câu hỏi được đưa ra trong phiếu thăm dò. Một số khác thì có trả lời nhưng lại không điền tên thật của mình hay chỉ điền tên những nhân vật nổi tiếng vào phần tên. Qua đó chúng ta có thể thấy gì? Có thể những bạn đó không có hứng thú nào với tình yêu, chỉ quan tâm đến học hành, cũng có thể là có bạn đã yêu nhưng lại không muốn cho nhóm biết quan điểm của mình về tình yêu. Số liệu trong bài nghiên cứu này, nhóm sẽ chỉ tổng hợp từ những phiếu điều tra ghi đầy đủ họ tên trong phiếu. Một điều nữa cũng rất đáng tiếc là cuộc thăm dò này chỉ tập trung chủ yếu ở trường ĐH Ngoại Thương, rất ít phiếu thăm dò ở các thăm dò ở các trường các. Do ĐH Ngoại Thương thuộc khối kinh tế nên có thể quan điểm của sinh viên sẽ khác với quan điểm của sinh viên của các trường thuộc khối Kĩ Thuật, Xã hội… Tuy nhiên, cuộc điều tra này cũng phản ánh khá đầy đủ quan điểm của tình yêu trong sinh viên hiện nay nói chung. Số liệu thống kê qua cuộc điều tra Để tiến hành điều tra xã hội học ở phạm vi tương đối nhỏ, nhóm UTC8 đã phát 180 phiếu điều tra và thu về 148 phiếu và tiến hành xử lí số liệu để đánh giá cách nhìn của một bộ phận sinh viên đại diện qua số phiếu thu về. Theo đó, có 62,83% sinh viên được hỏi cho rằng tình yêu rất cần thiết và thích hợp cho sinh viên. Trong khi đó có 20,95% số sinh viên cho rằng tình yêu là cần thiết nhưng chưa yêu khi là sinh viên và chỉ có 16,22% cho rằng tình yêu có thể là cần thiết nhưng không thấy hứng thú với tình yêu sinh viên. Điều này cho thấy đại đa số sinh viên cho rằng tình yêu là một điều rất tất yếu cho những người đang ngồi trên giảng đường đại học. Câu hỏi thứ 2 nhóm đưa ra khảo sát là mục đích của tình yêu mà các bạn sinh viên hướng tới là gì. Có 62,17% sinh viên yêu là vì muốn tìm một tình yêu đích thực và gắn bó, 16,89% cho rằng yêu vì cảm thấy đã chín muồi về cả tâm sinh lý . Đặc biệt, có đến 20,94% sinh viên muốn yêu là bởi do bạn bè yêu hết rồi không yêu thì lạc hậu quá, phải thử cho biết và để có cảm giác mới. Điều này nói lên rằng, dù đại đa số sinh viên đã có những nhận thức rất đúng đắn và nghiêm túc về tình yêu, thì vẫn có một bộ phận không nhỏ sinh viên coi đây chỉ là một phong trào, yêu để không thua bạn kém bè. Dù mục đích của sinh viên khi yêu là gì thì vẫn có những tiêu chí nhất định trong việc chọn người yêu. Nhóm đã đưa ra 4 tiêu chí nổi bật nhất: theo ngoại hình, tính cách, trình độ và hoàn cảnh gia đình để tiến hành điều tra khảo sát. Xử lí số liệu thu thập được thấy rằng: có 52,02% sinh viên chọn theo tính cách, 16,89% chọn theo trình độ, 16,22% chọn theo ngoại hình và còn lại 14,87% chọn theo hoàn cảnh gia đình. Qua đây ta thấy, khá nhiều sinh viên chọn người yêu theo tính cách trong khi đó tỉ lệ chọn theo các tiêu chí khác không có sự chênh lệch cơ bản. Tuy nhiên với môi trường khảo sát phần lớn ở trường đại học Ngoại Thương- một trong những trường đại học có chất lương sinh viên hàng đầu đất nước, cũng không ngạc nhiên khi có đến 16,89% số sinh viên được hỏi lựa chọn người yêu theo trình độ văn hóa. Trong thời kì đất nước đang phát triển tương đối nhanh, sinh viên chọn theo hoàn cảnh gia đình cho thấy cách nhìn “ một túp lều tranh hai trái tim vàng” đang càng trở nên không phù hợp, những sự tương xứng giữa hai gia đình sẽ hạn chế đến mức tối thiểu những hiểu lầm hay tranh cãi không đáng có khi họ yêu nhau cũng như tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của hai người.16,22% sinh viên chọn theo ngoại hình mặt khác lại cho thấy một bộ phận không nhỏ sinh viên đang chạy theo vẻ hào nhoáng bề ngoài mà đánh giá thiếu đúng đắn tính cách của người họ sẽ chọn, đây là một nhận thức không tốt và có thể ảnh hưởng tương đối tiêu cực đến quan hệ tình cảm nếu hai người có ý định tiến xa hơn trong tương lai. Với câu hỏi “ khi yêu, bạn có định hướng gì cho tương lai” có 50% sinh viên trả lời rằng họ chắc chắn có định hướng khi họ yêu , 30,41% trả lời họ đương nhiên không quan tâm đến vấn đề này và 19,59% sinh viên phó mặc tất cả, không cần quan tâm đến tương lai, đến đâu thì đến chỉ cần biết cho hiện tại mà thôi. Cũng không quá ngạc nhiên khi có đến 50% sinh viên chưa muốn hoặc không có ý định nghĩ về tương lai. Họ cho rằng họ còn quá trẻ để có bất kì định hướng xa xôi nào, cũng như họ cho rằng tình yêu trong sinh viên không lâu bền và không nhiều mối tình có thể tiến tới quan hệ cao hơn như hôn nhân trong tương lai. Khi được hỏi về các tác động của tình yêu lên sinh viên, 82,44% sinh viên cho rằng tình yêu có cả mặt tác động tích cực cũng như tiêu cực, 10,13% cho rằng chỉ có tác động tích cực mà không có tiêu cực và chỉ có 7,43% cho rằng tình yêu không mang lại tác động tích cực nào ngoài toàn những tác động tiêu cực. Như vậy, đại đa số sinh viên đã nhận ra tác động hai chiều của tình yêu cho dù vẫn còn một bộ phận sinh viên giữ cái nhìn một chiều và có lẽ thiếu đầy đủ và mang tính chủ quan cao. Sau khi đã biết cách các bạn nhìn nhận về tác động của tình yêu, nhóm UTC8 tiếp tục tìm hiểu các góc độ tích cực hay tiêu cực cụ thể theo quan niêm sinh viên là gì. Có 75% sinh viên cho rằng tình yêu giúp họ có động cơ học tập và làm việc, 62,84% sinh viên nói là giúp cho họ tạo thêm nhiều mối quan hệ xã hội tốt đẹp, 73,65% là giúp họ vui vẻ yêu đời, hơn môt nửa số sinh viên 52,03% tin là tình yêu có thể giúp họ cải thiện đáng kể về ngoại hình của mình trong khi 79,05% chắc chắn rằng hai người yêu nhau có thể giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Không hề phủ nhận góc độ tiêu cực của tình yêu, có 66,9% nghĩ tình yêu sẽ làm mất thời gian dành cho các hoạt động khác của họ, 52,7 % lo lắng đến vấn đề chi phí và cho rằng tình yêu tốn khá nhiều tiền của họ cho các hoạt động được coi là ai khi yêu cũng phải làm. 72,3% số người được hỏi trả lời rằng tình yêu ảnh hưởng không tốt đến tâm lí nhất là khi có trục trặc hoặc chia tay trong khi 64,12% lo lắng về những định hướng lệch lạc của tình yêu sinh viên có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng như có thai ngoài ý muốn, các tệ nạn xã hội…. Tuy phạm vi khảo sát chựa thật lớn những cơ bản chúng tôi đã có thể đưa ra một số kết luận khách quan về cách nhìn nhận thực tế của sinh viên về tình yêu, phản ánh phần nào quan điểm hiện đại về tình yêu mà đại đa số sinh viên hiện nay đang nhìn nhận. Kết luận về kết quả của cuộc điều tra. Qua thống kê trên, những số liệu cũng đã thể hiện được khá chuẩn xác thực tế cũng như xu hướng yêu của giới trẻ hiện nay. Tuy chỉ khảo sát chủ yếu trên sinh viên khối Kinh tế nhưng đây cũng là những thế hệ sinh viên có cách nghĩ hiện đại, đổi mới, có thể coi là đại diện cho toàn bộ sinh viên hiện nay. Qua cuộc điều tra này, chúng ta có thể thấy rõ rằng, tình yêu sinh viên được xã hội áp đặt rất nhiều tiêu cực nhưng chính những sinh viên – những người trong cuộc lại tin rằng tình yêu sinh viên có nhiều tích cực hơn là tiêu cực. Tuy từ lí thuyết đến thực tế vẫn có một khoảng cách khá xa nhưng chúng ta có thể tin rằng, khi sinh viên đã nghĩ được thì chắc chắn cũng sẽ làm được. Quan trọng hơn, chính những xu hướng tích cực này sẽ dần đẩy lùi những xu hướng yêu không lành mạnh và tiêu cực. Và đây cũng là bằng chứng để xã hội thay đổi cách nhìn về tính yêu sinh viên, khiến cho chúng ta nhìn nhận tình yêu sinh viên một cách khách quan hơn, mang “tình yêu sinh viên” về đúng với ý nghĩa tốt đẹp của nó. Thực trạng tình yêu sinh viên hiện nay Có người cho rằng tình yêu sinh viên đẹp vì nó được dệt bằng những ước mơ cao xa, lãng mạn. Nhưng cũng có người cho rằng tình yêu sinh viên thường không thành. Khi tìm hiểu quan niệm của sinh viên hiện nay về tình yêu, một sinh viên năm thứ tư nói: “Phải đến 90% là không thành vì nhận thức của họ còn quá non nớt”. Tất nhiên đây chỉ là một nhận xét chủ quan vì cho tới nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào điều tra có bao nhiêu sinh viên yêu nhau tiến tới hôn nhân? Những mối tình sinh viên trung thực không dung hoà với giả dối, lọc lừa, nó giản dị, trong sáng và gần gũi với đời thường. Sinh viên họ học tập, họ yêu nhau đến với nhau bằng tất cả những gì họ có. Song hầu hết tình yêu sinh viên đều tan rã khi họ phải đối mặt với áp lực quá lớn về việc làm khi ra trường trong khi chưa có đủ sự chín chắn để quyết định một việc trọng đại là có tiến tới hôn nhân hay không. Nhiều mối tình sinh viên rất đẹp nhưng họ buộc phải chia tay khi đối mặt với việc làm. Trong khi thành phố đang trong tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” thì những cử nhân vừa ra trường khá khó khăn trong việc tìm việc làm ở thành phố. Chính yếu tố không gian địa lý khi ra trường đã khiến nhiều cuộc tình đẹp không có cái kết có hậu. Ngày nay, khi nhắc tới tình yêu sinh viên người ta thường hay gán cho nó những cái tên không mấy tốt đẹp như “yêu phong trào”, “yêu chớp nhoáng”… Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng có những tình yêu sinh viên rất đẹp, rất trong sáng, không vụ lợi. Như khi được hỏi về điều kiện cần phải có ở bạn trai (gái), hầu hết sinh viên tập trung vào các tiêu chí như năng lực, phẩm chất nhân cách, thân hình diện mạo, bối cảnh gia đình…, trong đó phần lớn sinh viên ưu tiên coi trọng phẩm chất nhân cách. Điều này cho thấy, đại đa số sinh viên đều
Luận văn liên quan