Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Phương pháp giáo
dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng
năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục 1998, Chương I, Điều
4).
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng
tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập của học sinh” (Luật Giáo dục 1998, Chương I, Điều 24).
Tự học là một trong những vấn đề được Nghị quyết Đại hội Đảng VIII và Nghị quyết
trung ương 2 khóa VIII đề cập rất đậm nét: “Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo
ra năng lực tự học sáng tạo của học sinh, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu
cho học sinh, phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp toàn
dân”.
16 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3599 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức dạy học phần “Phương trình lượng giác” của SGK Đại số và Giải tích lớp 11 theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Tổ chức dạy học phần “Phương
trình lượng giác” của SGK Đại số và Giải tích
lớp 11 theo hướng tăng cường hoạt động tự
học của học sinh”
Tổ chức dạy học phần “Phương trình lượng
giác” của SGK Đại số và Giải tích lớp 11 theo
hướng tăng cường hoạt động tự học
của học sinh
Nguyễn Thị Hoài
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Nhụy
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học tích cực: Những quan điểm về dạy
học; Cơ sở lí luận của dạy học tích cực; Cơ sở lí luận của dạy học tự học. Nghiên cứu
việc tổ chức dạy học phần “Phương trình lượng giác ” theo hướng tăng cường hoạt
động tự học của học sinh: Giới thiệu nội dung kiến thức phần “Phương trình lượng
giác” sách giáo khoa ĐS> lớp 11; Tổ chức dạy học phần “Phương trình lượng giác”
theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh; Một số giáo án phần “Phương
trình lượng giác” soạn theo hình thức dạy học tự học. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
để đánh giá tính khả thi của đề tài.
Keywords: Giáo dục trung học; Phương pháp giảng dạy; Phương trình lượng giác; Đại
số; Giải tích
Content
1. Lý do chọn đề tài
Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Phương pháp giáo
dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng
năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục 1998, Chương I, Điều
4).
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng
tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập của học sinh” (Luật Giáo dục 1998, Chương I, Điều 24).
Tự học là một trong những vấn đề được Nghị quyết Đại hội Đảng VIII và Nghị quyết
trung ương 2 khóa VIII đề cập rất đậm nét: “Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo
ra năng lực tự học sáng tạo của học sinh, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu
cho học sinh, phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp toàn
dân”.
Bác hồ đã dạy: “Về cách học phải lấy tự học làm cốt”, “Học đi đôi với hành”, “Nâng cao
năng lực tự học và thực hành cho học sinh…”.
Các nhà tâm lý học, giáo dục học đã khẳng định: “Con người chỉ thực sự nắm vững cái
mà chính mình đã giành được bằng hoạt động tự học của bản thân”. Xu thế của hoạt động giáo
dục thế giới trong thế kỉ XXI là hướng vào việc xây dựng một xã hội học tập, mỗi con người
phải học tập suốt đời. Để học tập suốt đời con người phải có năng lực tự học, tự nghiên cứu.
Chủ đề Phương trình lượng giác là một chủ đề khó, chưa gây được hứng thú đối với học
sinh THPT. Học sinh với tâm lý ngại và sợ học chủ đề này dẫn tới hiệu quả của việc dạy và học
không cao. Để cải thiện tình hình nói trên, giáo viên phải có những biện pháp tích cực, trong đó
việc sử dụng những phương pháp dạy học tích cực là cần thiết. Thay đổi phương pháp dạy học
như thế nào là một bài toán khó, cần nhiều thời gian và công sức tìm tòi của giáo viên, tuy nhiên
quan trọng hơn cả là sử dụng phương pháp dạy học như thế nào để đạt được hiệu quả cao trong
quá trình dạy và học
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đã gợi ý cho người viết ý tưởng “Tổ chức dạy học
phần “Phương trình lượng giác” của SGK Đại số và Giải tích lớp 11 theo hướng tăng cường
hoạt động tự học của học sinh”.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Những vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
Ở Anh, vào những năm 1920 đã hình thành nhà trường kiểu mới, khuyến khích hoạt động
tự quản của học sinh.
Ở Hoa Kì, từ những năm 1970, gần 200 trường đã dạy học thử nghiệm: giáo viên hướng
dẫn học sinh cách học, học sinh độc lập làm việc theo nhịp độ riêng phù hợp với nhận thức của
mình.
Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực của học sinh đã được nhân
rộng khắp trên thế giới.
2.2. Những vấn đề nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
Việc tìm tòi nghiên cứu để có phương pháp dạy học sinh tiếp nhận thông tin đã có từ xa
xa khi con người biết truyền đạt tri thức cho nhau. Cha ông ta đã có câu “Đi một ngày đàng, học
một sàng khôn” là nói về sự cần thiết của việc tự học.
Ngày nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự đổi mới trong công tác giảng dạy đổi
mới trong phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng qui trình tổ chức dạy học phần “Phương trình lượng giác” của SGK Đại số và
Giải tích lớp 11 theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tự học phần “Phương trình lượng giác” của SGK Đại số và Giải tích lớp 11
theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Giáo viên dạy Toán tại trường THPT Đan Phượng – Hà Nội.
- Học sinh lớp 11 tại trường THPT Đan Phượng – Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tổ chức dạy học phần “Phương trình lượng giác” của SGK Đại số và Giải tích lớp
11 .
- Đối tượng khảo sát là học sinh lớp 11 trường THPT Đan Phượng- Hà Nội.
6. Vấn đề nghiên cứu
Tổ chức dạy học phần “Phương trình lượng giác” của SGK Đại số và Giải tích lớp 11
như thế nào để tăng cường hoạt động tự học của học sinh.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu tổ chức dạy học phần “Phương trình lượng giác” của SGK Đại số và Giải tích lớp 11
theo định hướng bồi dưỡng kỹ năng tự học cho học sinh thì sẽ làm cho học sinh nắm vững kiến
thức, phát triển tư duy.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan như: Lý luận dạy học Toán học, tâm lý học sư phạm,
lí luận về tự học, nghiên cứu nội dung phần “Phương trình lượng giác”, các tài liệu liên quan đến
tổ chức dạy học tự học.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Qua điều tra tại trường THPT Đan Phượng cho thấy với phương pháp dạy học truyền
thống, học sinh đa phần ít chịu vận động học tập. Học sinh chỉ tiếp nhận tri thức trong sách giáo
khoa qua sự giảng dạy của giáo viên.
- Qua quan sát tại trường THPT Đan Phượng, việc tổ chức dạy học theo phương pháp dạy
học tích cực, học sinh hăng hái tham gia vào bài học, kiến thức học sinh nắm vững, nắm sâu hơn
phương pháp truyền thống. Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, học sinh là trung tâm
của quá trình học. Học sinh tự tìm cách tiếp nhận tri thức qua sự hướng dẫn của giáo viên nên tạo
ra sự say mê, hứng thú, hăng say của học sinh trong việc học tập môn Toán, đồng thời phát triển
năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo, tính chủ động tích cực trong học tập… Qua đó nâng cao
năng lực của học sinh.
- Dùng phiếu điều tra giáo viên dạy môn Toán tại trường THPT Đan Phượng về thực
trạng dạy học môn Toán tại trường theo hướng dạy học tự học
- “Tổ chức dạy học phần “Phương trình lượng giác” của SGK Đại số và Giải tích lớp 11
theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh”.
Điều tra nhận thức của giáo viên và học sinh về vấn đề dạy và học phần “Phương trình
lượng giác” của SGK Đại số và Giải tích lớp 11.
8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Soạn một số giáo án theo phương pháp hướng dẫn học sinh tự học
- Thực nghiệm sư phạm một phần kết quả nghiên cứu để đánh giá tính khả thi của đề tài.
9. Những đóng góp mới của luận văn
- Trình bày rõ cơ sở lí luận của dạy học tự học.
- Đề xuất 03 biện pháp tổ chức dạy học theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học
sinh.
- Soạn 05 giáo án cụ thể phần “Phương trình lượng giác” của SGK Đại số và Giải tích lớp
11 theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh”.
- Xây dựng qui trình tổ chức dạy học theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học
sinh.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Tổ chức dạy học phần “Phương trình lượng giác ” theo hướng tăng cường
hoạt động tự học của học sinh
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Những quan điểm về dạy học
1.1..1. Quan điểm dạy học cổ điển
Học sinh được đánh giá về năng lực học tập theo điểm số thầy giáo cho, vì vậy không
thấy được tầm nhìn về hành vi tương lai của mình, sự đóng góp của mình. Việc đánh giá bằng
điểm số này được thực hiện thường xuyên và công khai. Quan điểm giáo dục cổ điển này thực tế
đã tạo ra những học sinh thiếu năng động và linh hoạt trong cuộc sống, thiếu nhiều kỹ năng rất
cần thiết trong cuộc sống hiện đại. Nhiều kỹ năng làm việc liên quan người, cộng tác trong các
nhóm lao động thực tế rất cần cho xã hội vẫn chưa được đưa vào huấn luyện cho học sinh. Nhiều
kĩ năng truy tìm tri thức mới có trên thế giới chưa được giới thiệu cho học sinh. Sự tách rời giữa
thành tựu mới đang được sử dụng trong xã hội với những tri thức của học sinh được trang bị
trong nhà trường đã dẫn đến việc xã hội phải mất thêm thời gian đào tạo lại người lao động trong
các cơ sở sản xuất.
1.1.2. Quan điểm dạy học hiện đại
Ngày nay có nhiều quan điểm khác nhau về quá trình dạy - học, nhưng các quan niệm
đều thống nhất cho rằng: học là quá trình trình tự làm phong phú kiến thức của bản thân và tự
biến đổi mình. Dạy là quá trình giúp con người đi học tự chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng. Tất cả
mọi phương pháp dạy học đều hướng đến lấy người học làm trung tâm, phát huy tính chủ động
của người học.
Trong quá trình giảng bài, giáo viên không chỉ truyền đạt thông tin tri thức mà phải khơi
dậy, lôi kéo người học phát huy khả năng, tư duy sáng tạo của mình trong quá trình học tập để
biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, từ việc bắt buộc phải đến lớp dưới sự quản lí khắt khe
của nhà trường thành việc hứng thú đi học, tự học.
Quan điểm dạy học truyền thống xoay quanh vai trò chủ đạo của giáo viên trong tổ chức
học tập cho học sinh. Giáo án của giáo viên chính là bản kế hoạch trung tâm cho các hoạt động
dạy học diễn ra. Tuy nhiên những người phê bình
“ dạy theo giáo án” lo ngại việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh bị suy giảm khi giáo
viên coi vai trò của mình chủ yếu là tuân thủ chặt chẽ giáo án. Bản chất vấn đề dạy học không
phải chỉ là hoàn thành những kế hoạch được vạch sẵn mà không tính tới những biến tạo và tân
canh.
1.2. Cơ sở lí luận của dạy học tích cực
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Tính tích cực
Tính tích cực là phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Con người không
chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong tự nhiên mà còn chủ động sản xuất ra những của cải vật chất
cần cho sự tồn tại của xã hội. Hình thành và phát triển tính tích cực là một trong những nhiệm vụ
chủ yếu của giáo dục nhằm đào tạo những con người năng động, sáng tạo và thích ứng với xã hội
1.2.1.2. Phương pháp tích cực
Phương pháp tích cực để chỉ những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học.Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa
hoạt động nhận thức của người học nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học
chứ không tập trung vào người dạy
1.2.2. Đặc trưng của dạy học tích cực
Dạy học tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực
hiện các hoạt động học tập của học sinh. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, trong phương pháp
tổ chức, người học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, qua
đó học sinh tự khám phá những điều mình chưa rõ.
Dạy học phát huy năng lực tự học của học sinh. Nếu rèn luyện cho học sinh có được
phương pháp kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho học sinh lòng ham học, khơi dậy tiềm
năng vốn có trong mỗi con người làm kết quả học tập được nhân lên gấp bội.
1.2.3. Yêu cầu của dạy học tích cực
1.2.3.1. Yêu cầu chung
Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Dạy học
kết hợp giữa học tập cá thể và học tập hợp tác. Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa nội
dung bài học với thực tiễn
Dạy học tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu
Dạy học tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học
Dạy học chú trọng các hình thức tổ chức dạy học tăng cường các hình thức kiểm tra đánh
giá
1.2.3.2. Yêu cầu đối với học sinh
Tích cực chủ động học tập tự tìm tòi, tự khám phá và rèn luyện kĩ năng tự học
Xây dựng các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng học tập của mình. Chủ động trong
việc giải quyết các tình huống có vấn đề
Mạnh dạn trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân
Biết tự đánh giá hoạt động học tập của bản thân và đánh giá ý kiến quan điểm của bạn bè
1.2.3.3. Yêu cầu đối với giáo viên
Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức
đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học
sinh.
Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích
cực, chủ động, sáng tạo và quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức
Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát biểu tư duy và
rèn luyện kĩ năng.
Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh
hoạt, phù hợp với đặc trưng của môn học, nội dung bài học, trình độ của học sinh, điều kiện dạy
học của trường.
1.2.4. Mô hình dạy học tích cực
Hiện nay, để nhấn mạnh quan điểm dạy học mới, các tài liệu về phương pháp dạy học
đưa ra mô hình hợp tác hai chiều và mô hình truyền thụ một chiều.
Bảng 1.1. So sánh hai mô hình dạy học: Dạy học truyền thống và Dạy học tích cực, chủ
động
Mô hình dạy học hợp tác hai chiều như đã trình bầy có nhiều khả năng để phát huy tính
tự lực trong học tập của học sinh THPT. Qua phân tích mô hình, chúng tôi rút ra một số nhận
định như sau liên quan chặt chẽ đến tổ chức hoạt động học tập tự học:
- Trong mô hình dạy học hợp tác hai chiều, học sinh phải là trung tâm của quá trình dạy
học.
- Mô hình dạy học hợp tác hai chiều phát huy tối đa tính tự chủ và kích thích tính sáng
tạo của học sinh
- Mô hình dạy học hợp tác hai chiều nhấn mạnh khía cạnh tự đánh giá.
- Học sinh nhất thiết phải được đánh giá để điều chỉnh cách học của mình. Một
đặc trưng quan trọng nữa của mô hình dạy học hợp tác hai chiều là: “Thầy là thầy học, chuyên
gia về việc học, dạy trò cách học; trò học cách học, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, cách
sống”. Như vậy thầy là thầy học, dạy cho trò cách học; kiến thức môn học thực chất là phương
tiện tổ chức hoạt động học tập tự lực.
- Để thực hiện được yêu cầu trên giáo viên không chỉ am hiểu các tri thức khoa học cơ
bản mà còn am hiểu các vấn đề của khoa học, các quan điểm khác nhau về các vấn đề đó.
Rõ ràng, mô hình dạy học hợp tác hai chiều như đã trình bày ở trên có nhiều khả năng để
pháp huy tính tự học trong học tập của học sinh THPT.
1.3. Cơ sở lí luận của dạy học tự học
1.3.1. Một số khái niệm về tự học
1.3.1.1. Tự học hoàn toàn: Tự học yêu cầu người học có tính độc lập cao, tự giác cao. Khi tự học
hoàn toàn, người học không có thầy trực tiếp dạy, không có mẫu để bắt chước. HS chủ động
hoàn toàn trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp hoạt động.
1.3.1.2. Tự học không có sự điều khiển trực tiếp của giáo viên: Ngoài thời gian học ở trường, ở
lớp, học với GV, những lúc còn lại khác học bài cũ hay làm bài tập về nhà, kể cả khi thư giãn
đều có thể tự học.
1.3.1.3. Tự học có sự điều khiển trực tiếp của giáo viên: Hình thức này được thực hiện ở lớp
dưới sự giám sát chặt chẽ của GV vì vậy HS có thể lựa chọn nội dung học phù hợp, không mất
nhiều thời gian tìm kiếm thông tin đồng thời cũng có thể kiểm tra, đánh giá được kết quả học tập
của mình .
Qua việc nghiên cứu các hình thức tự học ở trên thấy rằng mỗi hình thức tự học có những
mặt ưu điểm và nhược điểm nhất định. Để nhằm khắc phục được những nhược điểm của các
hình thức tự học đã có này và xét đặc điểm của HS trường THPT Đan Phượng chúng tôi đề xuất
một hình thức tự học :tự học theo tài liệu hướng dẫn , tự học theo SKG , tự học theo chương
trình hóa và có sự giúp đỡ trực tiếp một phần của GV gọi tắt là "tự học có hướng dẫn".
1.3.2. Ưu nhược điểm của tự học
1.3.2.1. Ưu điểm
- Kiến thức người học được khắc sâu, vững chắc vì những gì họ tự tìm ra bao giờ cũng
nhớ lâu, hiểu rõ.
- Tự học giúp người ta có thể học suốt đời, học ở mọi nơi, mọi lúc.
- Trong tự học người học tự chủ động lựa chọn nội dung học tạo nên phong cách học tập
riêng của mỗi người.
- Tự học giúp người học làm quen với hoạt động nghiên cứu sau này.
- Tự học giúp người học hình thành và phát triển nhân cách: rèn luyện tính độc lập, tự
giác cao.
1.3.2.2. Nhược điểm
- Người học khó xác định được trọng tâm bài học. Nhược điểm này có thể khắc phục khi
GV giao nhiệm vụ có thể nêu rõ mục đích, yêu cầu, trọng tâm của bài học.
- Khi học không có GV, người học khó có thể giải đáp được những thắc mắc. Nhược
điểm này có thể khắc phục thông qua trao đổi thông tin liên lạc với thầy cô và bạn bè như dùng
điện thoại, email.
- Khi tự học, người học khó kiểm tra kết quả học tập của mình. Nhược điểm này có thể
khắc phục qua phiếu học tập của GV hoặc so đáp án.
- Không gian tự học yên tĩnh, không sôi nổi nên khó tạo hứng thú học. Tuy nhiên đó cũng
là ưu điểm để người học tập trung học nhiều hơn.
Bảng 1.2. Kết quả điều tra vai trò của hoạt động tự học của học sinh trường THPT
1.3.3. Phân tích thực trạng tự học ở trường THPT hiện nay
1.3.3.1. Thực trạng tự học Toán ở trường THPT hiện nay
- Hầu hết học đều thấy cần thiết phải học Toán nhưng chưa có ý thức tự giác tự học ,ít có
hứng thú mà chủ yếu do áp lực kiểm tra, thi cử, gia đình. Học sinh chưa thấy được ý nghĩa của
việc tự học sẽ tạo hứng thú học tập, tạo phong cách làm việc khoa học, rèn luyện kỹ năng giải
quyết vấn đề , tạo thế chủ động trong việc lựa chọn kiến thức cần ghi nhớ
- Việc tự học của học sinh hầu như chỉ dừng lại ở việc học bài cũ, làm bài tập về nhà.
- Hầu hết giáo viên vẫn chưa dạy học sinh phương pháp tự học.
- Đa số các em có góc học tập riêng ở nhà tuy nhiên thời gian tự học còn ít ,chủ yếu chỉ
ôn lại bài cũ nên chất lượng tự học chưa cao. Chương trình SGK hiện nay được biên soạn theo
hướng gợi mở, giảm tải chương trình. Nhưng các em không có nhiều thời gian cho việc tự học ở
nhà ,thời gian của các em gần như bị bít kín vì thời khóa biểu học thêm. Theo tác giả Lê Đức
Thuận [20,tr25] thì có tới 77,32% học sinh cho rằng nguyên nhân chính khiến các em không có
thời gian tự học ở nhà vì các em phải đi học thêm.
- Các tài liệu tham khảo cho môn Toán nhiều nhưng lại tập trung chủ yếu vào hướng dẫn
giải bài tập chứ chưa hướng dẫn hoạt động tự học
1.3.3.2. Thực trạng tự học Toán ở trường THPT Đan Phượng
- Trong những năm dạy học Toán tại trường THPH Đan Phượng tôi nhận thấy: Đa số học
sinh chưa có thói quen tự học Toán, mà đó là một trong các yếu tố tạo nên hứng thú, hăng say
đối với việc học Toán.
- Ngoài một số ít HS cần cù, chăm học, học khá môn Toán có học bài và làm bài tập
trước khi đến lớp, còn lại đại đa số các em thường có những biểu hiện sau: Thường xuyên không
thuộc bài, không làm bài tập về nhà, một số có làm chỉ làm qua loa hoặc đi chép bài cho đầy đủ,
thụ động trong học tập.
- Chính vì vậy mà chất lượng học môn Toán tại trường THPT Đan Phượng đạt hiệu quả
thấp cụ thể trong các hai đợt kiểm tra toàn trường năm 2011, môn toán có số học sinh đạt điểm
từ trung bình trở lên là 49,7 %. Từ đó dẫn đến nhiều em chây lười, thiếu tự tin, thụ động trong
học tập, không có phương hướng rõ ràng và sợ học Toán.
- Đối với GV việc kiểm tra bài cũ không thường xuyên theo một kế hoạch định trước nên
không tạo cho HS thể hiện hiểu biết khả năng của mình.
Kết luận chƣơng I
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn như trình bày ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng: Việc