a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam:
“Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả; tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP; giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 45% GDP; giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp ”
b) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương:
“Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chú trọng phát triển dịch vụ nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ. Hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá và tạo ra sự phát triển cân đối, bền vững giai đoạn sau năm 2015 ”
c) Chiến lược phát triển của Công ty Kawasaki:
“Tập trung sản xuất và lắp ráp dòng xe tay ga chất lượng cao với giá phải chăng. Mở rộng thị trường, tập trung vào các thị trường ASEAN như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia ”
31 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1836 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI
MÔN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Chuyên đề báo cáo:
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn:
GS. TS. Võ Thanh Thu
Nhóm thực hiện:
1. Phạm Gia Lộc
2. Phan Văn Cương
3. Nguyễn Thị Thanh Giang
4. Nguyễn Thị Ngọc Mỹ
5. Trần Thị Hoàng Oanh
Lớp:
Cao học K20
Bạn là nhân viên Phòng đầu tư của ITOCHU (Nhật). Bạn được giao nhiệm vụ tổ chức thành công một dự án liên doanh đầu tư sản xuất xe máy tại Việt Nam.
Bạn phải làm gì để tổ chức thành công dự án này?
MỤC LỤC
I. TỔ CHỨC XÂY DỰNG LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KỸ THUẬT 3
Tổ chức nhân sự soạn thảo dự án 3
Xác định kinh phí soạn thảo dự án 3
Lập lịch trình soạn thảo dự án 4
Lập quy trình soạn thảo dự án 4
II. NỘI DUNG LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KỸ THUẬT 5
Những căn cứ về sự cần thiết đầu tư 5
Sản phẩm - Thị trường 6
Hình thức đầu tư - Công suất 9
Chương trình sản xuất và các yêu cầu đáp ứng 9
Phương án địa điểm 12
Công nghệ - Kỹ thuật 13
Tổ chức xây dựng và thi công xây lắp 14
Tổ chức quản lý sản xuất 18
Phân tích hiệu quả tài chính 19
Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội 20
III. CHỌN ĐỐI TÁC LIÊN DOANH 21
Nguồn thông tin tìm đối tác 21
Tiêu chí chọn đối tác 21
Những lưu ý khi đàm phán với đối tác 22
Đề xuất đối tác và thông tin về đối tác 23
IV. LẬP HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ 26
Nguồn thông tin về thủ tục đầu tư 26
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư 26
V. CÁC CÔNG VIỆC CHỦ YẾU CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NHẬT BẢN SAU KHI ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ 28
Thành lập Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh 28
Các thủ tục hành chính 28
I. TỔ CHỨC XÂY DỰNG LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
Giai đoạn này bao gồm 4 công việc: tổ chức nhân sự soạn thảo dự án, xác định kinh phí soạn thảo dự án, lập lịch trình soạn thảo dự án và lập quy trình soạn thảo dự án.
Tổ chức nhân sự soạn thảo dự án:
Cần tuyển chọn những chuyên gia, chuyên viên giỏi, am hiểu các lĩnh vực khác nhau của dự án. Ban soạn thảo dự án liên doanh sản xuất xe máy gồm các chuyên gia, chuyên viên trong lĩnh vực dự báo thị trường xe máy, công nghệ - kỹ thuật chế tạo xe máy, thiết kế - thi công nhà máy, xử lý chất thải, tài chính - kế toán, pháp lý… Ngoài chuyên môn thành thạo, những người này còn phải có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng làm việc nhóm tốt.
Đứng đầu ban soạn thảo dự án là Chủ nhiệm dự án. Đó là người không chỉ có chuyên môn giỏi mà cần phải có tầm nhìn, biết điều phối các công việc của các thành viên trong nhóm. Chủ nhiệm dự án có các nhiệm vụ:
Xác định kinh phí soạn thảo dự án:
Kinh phí soạn thảo dự án bao gồm:
Chi phí cho nhóm nghiên cứu và bồi dưỡng cho các chuyên gia tư vấn.
Chi phí mua thông tin trong và ngoài nước để phục vụ cho công tác soạn thảo.
Chi phí khảo sát thực tế nơi triển khai dự án (công tác phí, chi phí thuê nhân công khảo sát…).
Các chi phí hành chính: thuê văn phòng, in ấn, văn phòng phẩm…
Chi phí bảo vệ dự án trước hội đồng nghiệm thu.
Lập lịch trình soạn thảo dự án:
Liệt kê các công việc, trình tự, người thực hiện và thời hạn hoàn thành. Căn cứ vào thời hạn trình dự án, mức độ phức tạp của dự án, nguồn dữ liệu liên quan đến dự án, kinh nghiệm của nhóm tham gia soạn thảo và tính kịp thời, đầy đủ việc rót kinh phí soạn thảo dự án để lập lịch trình cho phù hợp.
Công việc
Người thực hiện
Đơn vị
Sản phẩm phải nộp
Thời hạn
1. Đề cương dự án
Chủ nhiệm dự án
(Yamasaki Tojo)
Itochu
Đề cương
Tháng 1/2012
2. Tuyển chọn cộng tác viên
Phó chủ nhiệm
(Ikawane Matsui)
Kawasaki
Sơ yếu lý lịch, bằng cấp... của các cộng tác viên
Tháng 1/2012
3. Lập lịch trình và quy trình soạn thảo
Phó chủ nhiệm
(Nguyễn Văn A)
Tiến Lộc
Báo cáo lịch trình và quy trình soạn thảo dự án
Tháng 1/2012
4. Lập kinh phí soạn thảo dự án
Chủ nhiệm dự án
(Yamasaki Tojo)
Itochu
Bảng dự trù kinh phí
Tháng 1/2012
5. Thuê văn phòng
Chủ nhiệm dự án
(Yamasaki Tojo)
Itochu
Hợp đồng thuê văn phòng
Tháng 2/2012
6. Khảo sát
Nhóm khảo sát
AC Nielsen
Các báo cáo có liên quan
Tháng 2/2012
Lập quy trình soạn thảo dự án:
Quy trình soạn thảo dự án bao gồm các bước công việc theo trình tự:
Xác định mục tiêu và nhận diện dự án.
Tổ chức nhân sự để soạn thảo dự án.
Xác định kinh phí và lịch trình soạn thảo dự án.
Lập đề cương sơ bộ của dự án.
Phân công nhân sự thực hiện và phân bổ kinh phí.
Lập đề cương chi tiết của dự án.
Soạn thảo dự án (thu thập dữ liệu và xây dựng bản thảo).
Phản biện nội bộ nhóm soạn thảo.
Bảo vệ dự án trước hội đồng thẩm định.
Hoàn chỉnh và bàn giao dự án cho các bên liên quan.
II. NỘI DUNG LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
Luận chứng kinh tế - kỹ thuật bao gồm: báo cáo kinh tế - kỹ thuật, dự án tiền khả thi và dự án khả thi. Tùy vào quy mô, tính chất của dự án mà có hoặc không có đủ cả 3 tài liệu trên. Trong đó, dự án khả thi, hay còn gọi là luận chứng kinh tế - kỹ thuật mang tính khả thi, là tài liệu nghiên cứu sâu sắc, toàn diện và khoa học các vấn đề liên quan đến sự hoạt động của dự án trong tương lai.
Dự án khả thi bao gồm những nội dung sau đây:
Những căn cứ về sự cần thiết đầu tư:
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam:
“Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả; tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP; giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 45% GDP; giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp…”
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương:
“Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chú trọng phát triển dịch vụ nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ. Hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá và tạo ra sự phát triển cân đối, bền vững giai đoạn sau năm 2015…”
Chiến lược phát triển của Công ty Kawasaki:
“Tập trung sản xuất và lắp ráp dòng xe tay ga chất lượng cao với giá phải chăng. Mở rộng thị trường, tập trung vào các thị trường ASEAN như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia…”
Chiến lược phát triển của Công ty TNHH Tiến Lộc:
“Mở rộng mạng lưới showroom và các đại lý tiêu thụ xe máy tại các địa bàn trọng điểm, phấn đấu mỗi tỉnh thành ít nhất một đại lý. Liên doanh với các đối tác nước ngoài trong việc đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp xe máy…”
Những căn cứ pháp lý:
Luật Đầu tư của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
Nghị định của Chính phủ số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Luật Doanh nghiệp của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
Nghị định của Chính phủ số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Sản phẩm - Thị trường:
Nghiên cứu thị trường:
Tình hình tiêu thụ:
Tính đến hết năm 2010, Việt Nam có trên 87 triệu dân, có khoảng 17 triệu xe máy các loại, trung bình khoảng 5 người/xe, so với các nước trong khu vực như Thái Lan (3 người/xe), Malaysia (2 người/xe)… thì tỷ lệ này vẫn còn thấp.
Nhu cầu về xe máy của người dân Việt Nam tiếp tục tăng qua các năm. Lượng tiêu thụ năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 lần lượt là 670.000 xe, 850.000 xe, 870.000 xe, 940.000 xe, 1.050.000 xe, và tính hết 6 tháng đầu năm 2011 đạt khoảng 770.000 xe. Trong đó, các dòng xe tay ga ngày càng được ưa chuộng.
Nguồn cung hiện tại:
Xe máy được cung ứng cho thị trường thông qua hai nguồn: lắp ráp nội địa và nhập khẩu nguyên chiếc. Tỷ lệ xe lắp ráp nội địa so với xe nhập khẩu nguyên chiếc ngày càng tăng, do sự đầu tư mở rộng của các hãng nội địa và sự tăng giá ngoại tệ khiến cho các dòng xe nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.
Tỷ lệ xe máy lắp ráp/nhập khẩu
Honda đang dẫn đầu thị phần với các dòng xe chủ yếu như Lead, Air Blade, Click; Yamaha chiếm thứ hai với các dòng xe chủ yếu như Nouvo, Mio; tiếp theo là Suzuki với dòng xe Hayate; SYM và các doanh nghiệp khác chiếm 10% với các nhãn hiệu như Attila, Piagio.
Thị phần của các nhà cung cấp
Giá của các dòng xe tay ga lắp ráp nội địa có giá từ 25 triệu đến 60 triệu đồng:
Nhãn hiệu
Hãng sản xuất
Giá bán (đồng)
Air Blade
Honda
37.000.000
Lead
Honda
39.000.000
Click
Honda
36.000.000
Nouvo
Yamaha
34.000.000
Mio
Yamaha
20.000.000
Hayate
Suzuki
25.000.000
Attila
SYM
27.000.000
Piagio
Piagio
67.000.000
Dự báo cung, cầu xe máy trong tương lai:
Dòng sản phẩm lựa chọn:
Sau khi phỏng vấn các chuyên gia, trưng cầu ý kiến khách hàng và tiến hành khảo sát trực tiếp, một số kết luận được rút ra như sau:
Về mức giá, các dòng xe tay ga lắp ráp nội địa có mức giá chấp nhận được đối với người tiêu dùng.
Về kiểu dáng và thiết kế, đa số người tiêu dùng thích những kiểu xe có kiểu dáng gọn gàng, đầu xe góc cạnh ở một số chi tiết, có cốp xe đủ lớn để đựng các vật dụng cá nhân, vỏ xe phải đặc ruột để tránh tình trạng bể bánh xe.
Về chất lượng, tiết kiệm xăng, máy không kêu sau thời gian 1 năm, dây cua-roa không mòn sau khoảng thời gian dài.
Tóm lại, đa số những người tiêu dùng đều thích những xe tay ga có chất lượng tốt và thiết kế đẹp, mức giá từ 30 - 60 triệu (bằng với giá mà các doanh nghiệp trên thị trường đề xuất). Các hãng liên doanh lắp ráp mặc dù đáp ứng về mặt giá cả, nhưng vẫn chưa làm hài lòng người tiêu dùng về mặt chất lượng.
Do đó, liên doanh quyết định lựa chọn dòng xe tay ga chất lượng cao tương đương xe nhập khẩu với mức giá từ 30 - 60 triệu.
Hình thức đầu tư - Công suất:
Hình thức đầu tư: liên doanh. Vốn góp là 70% (Kawasaki: 50%, Tiến Lộc: 50%) và 30% còn lại vay từ các ngân hàng Mizuho Viet Nam, Ltd và Vietcombank.
Lựa chọn công suất:
Công suất lý thuyết: 36.000 xe/năm
Công suất thiết kế: 24.000 xe/năm
Công suất thực tế: 20.000 xe/năm
Công suất hòa vốn: 10.000 xe/năm
Chương trình sản xuất và các yêu cầu đáp ứng:
Sản phẩm, giá thành sản xuất, giá bán:
Kiểu dáng thiết kế:
(hình minh họa)
Giá thành sản xuất (đồng/xe):
Stt
Khoản mục
Đơn giá
1
Động cơ
16.000.000
2
Khung xe
3.000.000
3
Bánh xe (mâm, vỏ, ruột)
1.000.000
4
Các chi tiết khác
2.000.000
5
Khấu hao
1.000.000
6
Nhân công
500.000
7
Chi phí quản lý và chi phí chung
500.000
8
Các chi phí khác (quảng cáo, thuế…)
1.000.000
Cộng
25.000.000
Giá bán:
Tính theo tỷ suất lợi nhuận trên giá thành và căn cứ vào vòng đời sản phẩm mà mỗi giai đoạn sẽ có một mức giá khác nhau. Dự kiến giá bán ở từng giai đoạn như sau:
Thâm nhập: Giai đoạn này chủ yếu là tiếp cận với thị trường và người tiêu dùng, cho nên, mức giá đề xuất bằng với chi phí sản xuất và lắp ráp. Giá đề xuất là 25.000.000 đồng.
Phát triển: Giai đoạn công ty đã có thị trường và bắt đầu tìm kiếm lợi nhuận. Mức giá đề xuất là 30.000.000 đồng (20% lợi nhuận tính trên giá thành).
Bão hòa: Giai đoạn công ty thu được lợi nhuận tối đa và bảo vệ thị phần với các đối thủ cạnh tranh, mức giá đề xuất là 33.000.000 đồng (10% lợi nhuận tính theo giá thành).
Suy thoái: Sản phẩm bắt đầu lỗi thời, mục tiêu là hớt váng thị trường. Giá đề xuất là 34.500.000 đồng (5% lợi nhuận tính theo giá thành).
Nhu cầu đầu vào và giải pháp đảm bảo:
Linh kiện
Nguồn
Công ty cung cấp
Lượng đặt hàng/tháng
Đưa vào lắp ráp
Dự trữ
Động cơ
Nhập khẩu
Kawasaki Motor
1.000
800
200
Khung xe
Tự sản xuất
Liên doanh
1.000
800
200
Bánh xe (mâm, vỏ, ruột)
Bên thứ ba
Casumina
6.000
4.800
1.200
Các chi tiết khác
Bên thứ ba
Một số công ty
12.000
9.600
2.400
Chương trình cung cấp linh kiện xe máy và lắp ráp hằng tháng:
Nhập linh kiện
Kiểm tra
linh kiện
Lắp ráp
Kiểm tra chất
lượng
Khắc phục lỗi
Dự trữ
Ngày
1 - 2
Ngày
3 - 6
Ngày
7 - 20
Ngày
21 - 25
Ngày
26 - 29
Ngày
30 - 31
Năng lượng và kết cấu hạ tầng:
Điện:
Trụ sở công ty được cấp điện theo điện công nghiệp.
Nguồn điện lấy vào công trình mạng điên chung, công suất đặt của công trình là PS =15 kW
Hệ số công suất Cos = 0,8.
Hệ số đồng thời Kđt = 0,7
Điện áp mạng Uđm = 380/220V. Khi cáp chính vào tủ điện tổng trong nhà cần luồn vào trong ống nhựa xoắn ruột gà PVC d-32. Đường cáp cung cấp điện cho cả tầng dùng cáp hạ áp CU/PVC/dsta/PVC(3x10+1x6mm). Các đường dây từ trục chính vào tủ điện các phòng dùng dây CU/PVC(2x6)+1x2,5E.
Nước:
Nguồn nước được lấy từ hệ thống cấp nước chung của khu vực.
Nước sinh hoạt: Tiêu chuẩn TCVN 4513:1988 - Cấp nước bên trong. Nước được lấy từ hệ thống cấp nước sạch trong quy hoạch dẫn xuống bể nước ngầm từ đó được bơm lên két nước mái qua các máy bơm. Các máy bơm này được lắp đặt hệ thống tự đọng bơm khi các két mái hết nước. Trên mạng có bố trí các van khống chế, đảm bảo cấp nước được liên tục khi sửa chữa đường ống.
Nước chữa cháy: Do ngôi nhà cao 5 tầng và là nhà hành chính theo tiêu chuẩn TCVN 4513 - 1988 thì không cần thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy cho ngôi nhà.
Giải pháp thoát nước và xử lý nước thải:
Thoát nước cho công trình bao gồm hai mạng chính: mạng thoát nước mưa và mạng thoát nước sàn, lavabo, thoát nước tiểu, phân. Thoát nước mưa được thoát ra hố ga rồi ra hệ thống thoát nước thành phố. Thoát nước phân tập trung vào bể tự hoại, sau khi xử lý (làm sạch) mới được thoát ra hố ga 1 rồi theo đường ống BT D200 dẫn ra hệ thống cống thoát nước thải chung của khu vực. Thoát nước sinh hoạt khác như thoát nước sàn, thoát nước lavabo được thoát luôn ra hệ thống cống thoát mưa sau đó dẫn ra hệ thống thoát mưa của khu vực.
Phương án địa điểm:
Điều kiện tự nhiên của huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương (nơi đặt KCN Việt Nam – Singapore II):
Vị trí địa lý và nhân khẩu:
Thuận An là một thị xã của tỉnh Bình Dương, nằm giữa thị xã Thủ Dầu Một và Tp. Hồ Chí Minh. Các đơn vị hành chính bao gồm 7 phường là Lái Thiêu, An Thạnh, Vĩnh Phú, Bình Hòa, Bình Chuẩn, Thuận Giao, An Phú, và 3 xã là Hưng Định, An Sơn, Bình Nhâm. Thị xã Thuận An là thị xã có dân số đông nhất cả nước với 382.034 nhân khẩu.
Đất đai:
Đất xám trên phù sa cổ.
Đất nâu vàng trên phù sa cổ.
Đất phù sa Glây (đất dốc tụ).
Khí hậu:
Khí hậu ở Thuận An cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 260C - 270C. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,30C và thấp nhất là 160C vào ban đêm và 180C vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76% - 80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000 mm.
Phân tích tính kinh tế địa điểm của VSIP II:
Vị trí địa lý và những lợi ích kinh tế địa điểm:
Nằm trong trục tam giác phát triển Tp. Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai, với hệ thống giao thông đường bộ và cơ sở hạ tầng phát triển.
Nằm trên quốc lộ 13 nối liền Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh với hệ thống đường nội bộ thông thoáng.
Gần các cảng biển, sân bay chính trong khu vực: Sân bay Tân Sơn Nhất, Cảng Cát Lái, Cảng Sài Gòn.
Gần hệ thống kho ngoại quan phong phú, hiện đại và đa dạng như Sotrans, TBS…
Chi phí thuê mướn mặt bằng và các chi phí khác so sánh với một số khu công nghiệp lân cận:
Khu công nghiệp
VSIP II
Sóng Thần
Linh Trung
Nhơn Trạch I
Giá thuê đất (USD/m2/50 năm)
50
45
55
35
Phí quản lý (USD/m2/50 năm)
0,07
0,08
0,06
0,04
Giá điện
Thời giá
Thời giá
Thời giá
Thời giá
Giá nước sạch (USD/m3)
0,354
0,456
0,435
0,567
Phí xử lý nước thải (USD/m3)
0,21
0,30
0,34
0,36
Công nghệ - Kỹ thuật:
Công nghệ lắp ráp:
Dự án sử dụng 2 dây chuyền lắp ráp chính được nhập trực tiếp từ Kawasaki Motor theo phương thức chuyển giao công nghệ với hợp đồng trọn gói với công suất thực tế ước lượng mỗi dây chuyền là 10.000 xe/năm.
Stt
Tên thiết bị
Số lượng
Nước sản xuất
Năm sản xuất
1
Băng chuyền
2
Nhật Bản
2007
2
Thiết bị kiểm tra trọng lượng xe
1
Nhật Bản
2007
3
Thiết bị kiểm tra nồng độ CO+HP
1
Nhật Bản
2007
4
Thiết bị kiểm tra phanh và độ trùng vết bánh xe
1
Nhật Bản
2007
5
Thiết bị kiểm tra tốc độ xe và kiểm tra còi
1
Nhật Bản
2007
6
Thiết bị kiểm tra độ rọi của đèn pha
1
Nhật Bản
2007
Đánh giá hiệu quả lắp ráp của dây chuyền thông qua công suất ước lượng thực tế do Kawasaki Motor cung cấp:
Stt
Chỉ tiêu
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12
1
Công suất thực tế
1800
1600
1200
1600
1600
1400
1600
1600
1600
1600
1600
1400
2
Công suất thiết kế
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
3
Công suất lý thuyết
3000
3000
3000
3000
3000
2500
3000
3000
3000
3000
3000
3000
4
Mức độ hiệu quả
0.6
0.52
0.43
0.52
0.52
0.47
0.52
0.52
0.52
0.52
0.52
0.42
5
Mức độ sử dụng
0.9
0.8
0.7
0.8
0.8
0.75
0.8
0.8
0.8
0.8
0.8
0.75
Các công nghệ khác:
Công nghệ phun xăng điện tử.
Công nghệ sơn từ tính.
Truyền cơ khí thủy lực.
Động cơ chạy không tải hệ thống ngăn chặn.
Điều khoản van cho các loại động cơ.
Hệ thống khóa thông minh cho xe máy.
Hệ thống xử lý chất thải:
Ứng dụng hệ thống xử lý môi trường dạng tích hợp LCD P6 - Nhà sản xuất Kumi (Hàn Quốc):
Hệ thống xử lý nước thải 300 tấn/ngày.
Hệ thống xử lý khí đốt 6.000 lít/ngày.
Hệ thống xử lý khử mùi 7.000 lít/ngày.
Tổ chức xây dựng và thi công xây lắp:
Phương án bố trí mặt bằng, phối cảnh:
Phương án lựa chọn mặt bằng:
Lô H, Đường số 3, VSIP II, Thuận An, Bình Dương.
Tổng diện tích: 12.000 m2
Diện tích được cấp phép xây dựng: 10.000 m2
Vị trí nhà máy
Phối cảnh:
Công trình được xây dựng trên khu đất phẳng, thuận tiện cho việc xây dựng, bao gồm:
Hệ thống nhà xưởng lắp ráp: 6.000 m2
Khối văn phòng, căn tin phục vụ nhân viên: 3.000 m2
Các công trình khác: 1.000 m2
Tổ chức thi công và xây lắp:
Kết cấu:
Phần móng:
Theo báo cáo khảo sát địa chất công trình khu vực xây dựng. Địa tầng gồm 5 lớp đất:
Lớp1: Đất lấp.
Lớp 2: Sét pha dẻo mềm.
Lớp 3: Cát pha dẻo.
Lớp 4: Cát hạt nhỏ chặt vừa.
Lớp 5: Cát hạt trung chặt vừa.
Do chiều dày lớp đất yếu khá lớn, dùng giải pháp móng cọc BTCT, kích thước cọc 200x200(mm) dài 12m. Bêtông cọc dùng mác 250 (Rn=90kg/cm2), sức chịu tải 1 cọc Pcọc=23 (T). Trước khi ép đại trà thí nghiệm nén tĩnh hai cọc số 34, 53.
Phần thân nhà:
Kết cấu chịu lực chính của công trình là hệ khung BTCT đổ liền khối, sàn BTCT đổ liền khối.
Bê tông cột, dầm, sàn dùng mác 200(Rn=90kg/cm2), cốt thép thường dùng, nhóm AII (Ra=2800kg/cm2).
Tường xây gạch mác 75 vữa XM mác 50.
Dự trù kinh phí:
Cơ sở lập dự trù kinh phí:
Định mức dự toán XDCB số 1242/1998/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 25/11/1998.
Nghị định số 158/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/312/2003 về quy định chi tiết thi hành Luật Thuế GTGT và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT.
Thông tư số 16/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 13/10/2005 về việc điều chỉnh chi phí nhân công và máy thi công.
Quyết định số 10/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 15/4/2005 về định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Quyết định số 11/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 15/4/2005 về định mức chi phí lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Một số vật liệu không có trong đơn giá và thông báo giá lấy theo giá thị trường tại thời điểm lập dự toán.
Bảng tổng hợp chi phí
Stt
Khoản mục
Công thức
Thành tiền
Ký hiệu
I
Gá trị dự toán xây dựng trước thuế
Phần xây lắp
20.056.203.598
Cộng
20.056.203.598
(GTT)
II
Giá trị dự toán xây dựng sau thuế
Phần xây lắp
20.261.823.958
Cộng
20.261.823.958
(GsT)
III
Chi phí xây dựng nhà tạm
(GTT)*1%*1,1
22.618.240
(LT)
IV
Thiết bị
118.800.000
(TB)
V
Chi khác
363.271.288
Ck
Chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật
(GTT+TBtt)*3,5%*1,1
83.321.839
Chi phí thiết kế
2,81%*GTT*1,05
66.735.116
Chi phí quản lý dự án
(GTT+TBTT)*6,336%*1,1
150.836.334
Chi phí khảo sát địa chất
Hđ
62.378.000
Chi phí nén tĩnh cọc
TT
24.750.000
Cộng (GST+LT+CK)
2.766.513.486
(Z)
VI
Dự phòng phí
(Z)*5%
138.325.674
(DPP)
Cộng (Z+DPP)
20.904.839.160
Làm tròn
2