Đối với bất cứmột doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì mục
tiêu lớn nhất mà họ đặt ra là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó doanh
nghiệp cần phải nỗlực cốgắng không ngừng từviệc cải tiến mẫu mã, nâng cao
chất lượng sản phẩm đến việc tổchức tốt công tác bán hàng. Có nhưvậy, doanh
nghiệp mới có khảnăng tăng doanh thu, mởrộng thịtrường tiêu thụ, thúc đẩy quá
trình sản xuất được liên tục và thực hiện tái sản xuất.
Một trong những cơsở để đánh giá khảnăng trình độtổchức quản lý và
hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là kết quảbán hàng. Việc xác định
đúng đắn chỉtiêu này sẽgiúp doanh nghiệp nhìn nhận được hướng đi hợp lý trong
thời gian tiếp theo. Nắm rõ được tầm quan trọng của công tác bán hàng và kết quả
bán hàng, kếtoán có nhiệm vụphải phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông
tin có liên quan. Từ đó giúp nhà quản lý có thể đưa ra các quết định kinh doanh
đúng đắn.
Qua quá trình thực tập tại Công ty cổphần Gạch ốp lát Thái Bình, em đã đi
sâu tìm hiểu thực tế đồng thời kết hợp với những kiến thức đã được học tập và
nghiên cứu tại trường, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập với đềtài: “Tổchức
kếtoán bán hàng và xác định kết quảbán hàng ởcông ty cổphần Gạch ốp lát
Thái Bình”.
Nội dung của gồm có:
Phân I: Khái quát chung vềcông ty cổphần gạch ốp lát Thái Bình
Phần 2: Thực trạng công tác kếtoán bán hàng và xác định kết quảbán
hàng tại công ty.
Phần 3: Một số ý kiến đềxuất nhằm góp phần hoàn thiện kế toán bán
hàng và xác định kết quảbán hàng tại công ty
52 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3382 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty cổ phần Gạch ốp lát Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SV: Nguyễn Thị Hạnh MSV: 04A08995N – Lớp 952
----------
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài: “Tổ chức kế toán bán hàng và xác
định kết quả bán hàng ở công ty cổ phần
Gạch ốp lát Thái Bình.”
SV: Nguyễn Thị Hạnh MSV: 04A08995N – Lớp 952
LỜI MỞ ĐẦU
Đối với bất cứ một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì mục
tiêu lớn nhất mà họ đặt ra là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó doanh
nghiệp cần phải nỗ lực cố gắng không ngừng từ việc cải tiến mẫu mã, nâng cao
chất lượng sản phẩm đến việc tổ chức tốt công tác bán hàng. Có như vậy, doanh
nghiệp mới có khả năng tăng doanh thu, mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy quá
trình sản xuất được liên tục và thực hiện tái sản xuất.
Một trong những cơ sở để đánh giá khả năng trình độ tổ chức quản lý và
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả bán hàng. Việc xác định
đúng đắn chỉ tiêu này sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận được hướng đi hợp lý trong
thời gian tiếp theo. Nắm rõ được tầm quan trọng của công tác bán hàng và kết quả
bán hàng, kế toán có nhiệm vụ phải phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông
tin có liên quan. Từ đó giúp nhà quản lý có thể đưa ra các quết định kinh doanh
đúng đắn.
Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Gạch ốp lát Thái Bình, em đã đi
sâu tìm hiểu thực tế đồng thời kết hợp với những kiến thức đã được học tập và
nghiên cứu tại trường, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập với đề tài: “Tổ chức
kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty cổ phần Gạch ốp lát
Thái Bình”.
Nội dung của gồm có:
Phân I: Khái quát chung về công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng tại công ty.
Phần 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện kế toán bán
hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty
SV: Nguyễn Thị Hạnh MSV: 04A08995N – Lớp 952
SV: Nguyễn Thị Hạnh - 1 - MSV: 04A08995N – Lớp 952
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH ỐP LÁT THÁI BÌNH
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình được thành lập theo quyết định số
3066/QĐ-UB ngày 09 tháng 12 năm 2004 của UBND tỉnh Thái Bình (là công ty
chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty Cổ phần)
Giấy phép kinh doanh số 0803000177 do Sở kế hoạch đầu tư Thái Bình cấp
ngày 23 tháng 2 năm 2005.
Vốn điều lệ: 10.000.000.000 VNĐ( Mười tỷ đồng Việt Nam),
vốn nhà nước chiếm 51%, 49% là vốn của các cổ đông.
Số vốn lưu động: 50 tỷ VNĐ
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình
Tên giao dịch: Thai Binh Ceramic Tiles Joint stock company.
Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc công ty: Kỹ sư - Nguyễn Văn Dũng
Trụ sở: Xã Đông Lâm huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình.
Tel: 036.823.682 Fax: 036.823.695
Email: happy-tb@hn.Vnn.vn
Website: ceramiclonghau.com.vn
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu vật liệu
xây dựng, sản phẩm chính là gạch Ceramic ốp tường và lát nền.
- Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình được hình thành trong cơ chế thị
trường, thiết bị sản xuất của Công ty được nhập đồng bộ từ Italia với mức độ hiện
đại và tự động hoá cao.
- Năm 1997 Công ty đưa dây chuyền sản xuất gạch lát nền với công xuất
1.050.000m2/năm vào sản xuất.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GẠCH
ỐP LÁT THÁI BÌNH
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
SV: Nguyễn Thị Hạnh - 2 - MSV: 04A08995N – Lớp 952
Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình huy động, sử dụng, bảo toàn và phát triển
vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh các loại gạch men ốp lát cao cấp.
Tận dụng năng lực thiết bị hiện có, ứng dụng khoa học công nghệ mới, đổi
mới công nghệ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tổ chức, quản lý, cải tiến thiết bị, tăng
năng suất lao động, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, động lực.Nâng cao chất lượng,
hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ CBCNV-LĐ không ngừng nâng cao tay nghề
bậc thợ, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh và mở rộng sản xuất.
Thực hiện quy chế dân chủ và chế độ làm theo năng lực, hưởng theo kết
quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phấn đấu đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước,
doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực hiện theo hành lang của pháp luật
quy định, đấu tranh chống mọi biểu hiện tham nhũng lãng phí và vi phạm pháp luật.
Công ty chịu trách nhiệm đóng thuế và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có)
theo quy định của pháp luật và chế độ Tài chính.
Tập thể CBCNV-LĐ công ty chấp hành nghiêm kỷ luật, nội quy lao động,
quy trình kỹ thuật, an toàn vệ sinh lao động.
1.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát Ceramic (Phụ lục 1)
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Công ty, việc tổ chức quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty có các tổ chức sau:
(Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp – Phụ lục 2)
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị của công
ty có chủ tịch HĐQT, phó chủ tịch HĐQT và các thành viên.
Chủ tịch hội đồng quản trị có quyền lập kế hoạch, chương trình hoạt động của
HĐQT; tổ chức việc thông qua các quyế định của HĐQT, chủ toạ họp đại hội cổ
đông...
SV: Nguyễn Thị Hạnh - 3 - MSV: 04A08995N – Lớp 952
Phó chủ tịch HĐQT có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ do HĐQT
phân công, thay mặt chủ tịch HĐQT thực thi công việc được uỷ quyền khi chủ tich
HĐQT vắng mặt. Thành viên HĐQT trực tiếp thực thi nhiệm vụ đã được HĐQT
phân công, không uỷ quyền cho người khác.
Giám đốc công ty điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động SXKD
của công ty theo quyết định của đại hội đồng cổ đông., quyết định của HĐQT, điều
lệ công ty và tuân thủ pháp luật.
Các phó giám đốc công ty (gồm PGĐ kinh doanh và PGĐ sản xuất): trợ
giúp giám đốc trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh cũng như các vấn đề
trong tổ chức, các vấn đề về khoa học kỹ thuật, chính trị tư tưởng...
Ban kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý,
điều hành hoạt động SXKD, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài
chính.Thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị
lên đại hội cổ đông...
Các phòng ban chức năng của công ty không trực tiếp quản lý nhưng có
trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, tiến
độ sản xuất, các quy trình kỹ thuật, các định mức kinh tế.
1.4. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT THÁI BÌNH
1.4.1. Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt dộng và
quy mô sản xuất, công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình tổ chức bộ máy kế toán theo
hình thức tập trung, công ty có một phòng kế toán đóng tại trụ sở chính.
Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán BRAVO, áp dụng hình thức
kế toán chứng từ ghi sổ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên. Niên độ kế toán công ty áp dụng từ ngày 1/1 đến ngày 31/12, kỳ kế toán được
tính theo tháng, quý. Chế độ kế toán công ty áp dụng theo QĐ 1141/TC/QĐ/CĐKT
của BTC ngày 01/11/1995 và QĐ 167/QĐ- BTC ngày 25/10/2000.
Phòng kế toán có chức năng thu nhận và xử lý thông tin, cung cấp thông tin
SV: Nguyễn Thị Hạnh - 4 - MSV: 04A08995N – Lớp 952
kinh tế tài chính phục vụ cho công tác quản lý qua đó kiểm tra tình hình thực hiện
kế hoạch sản xuất kinh doanh, thúc đảy thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục 3)
- Kế toán trưởng: Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán của công ty. Kế
toán trưởng là trợ thủ cho Tổng Giám đốc trong kinh doanh, chịu trách nhiệm
trước Giám đốc và pháp luật về mọi mặt của công tác kế toán ở công ty.
- Bộ phận kế toán tổng hợp: tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm,lên
các báo cáo kế toán định kỳ, ngoài ra còn kiểm kê tính toán tài sản cố định và tiền
lương.
- Bộ phận kế toán thanh toán công nợ, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Lập
các phiếu thu, phiếu chi, bảng kê các khoản thanh toán.
- Bộ phận kế toán vật tư: theo dõi phản ánh về số hiện có, tình hình nhập
xuất vật tư.
- Bộ phận kế toán tiêu thụ thành phẩm: chịu trách nhiệm hạch toán nhập
xuất kho thành phẩm tiêu thụ.
- Bộ phận kế toán xây dựng cơ bản: theo dõi tình hình đầu tư xây dựng cơ
bản, và quyêt toán công trình của công ty.
1.4.2. Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức chứng từ ghi sổ ở công ty cổ
phần gạch ốp lát Thái Bình. (Phụ lục 4)
1.4.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2007
Stt Chỉ tiêu Đvt Kế hoạch Thực hiện
% hoàn
thành
So cùng
Kỳ 2006
1 Giá trị tổng sản lượng Trđ 132990,00 13924,05 104,71 101,45
2 Chất lượng sx 2145000 2245904 104,71 101,37
3
Chất lượng A1
- Gạch lát nền các loại
- Gạch ốp tường các loại
%
%
65,00
66,00
55,79
52,14
85,83
79,00
4 Tỷ lệ thu hồi
SV: Nguyễn Thị Hạnh - 5 - MSV: 04A08995N – Lớp 952
- Gạch lát nền các loại
- Gạch ốp tường các loại
%
%
96
96
93,40
91,69
97,30
95,51
5 Sản lượng tiêu thụ 2145000 2484935 115,85 110,34
6 Doanh thu (chưa VAT) Trđ 94874,96 110846,76 116,83 102,40
7 Lợi nhuận sau thuế Trđ 2135,66 3755,93 175,87
8 Nộp NS Trđ 5000,00 6085,52 121,71
9 Tổng số LĐ Trđ 334 341
10 TN bình quân đ/ng/t 1600000
Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007
Khó khăn:
- Khó khăn lớn nhất chi phối tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm
qua là nhiên liệu cho sản xuất. Tính toán ban đầu công ty đầu tư 1 trạm sinh khí
than lạnh chỉ để cấp nhiệt cho công đoạn sấy đứng 2 lò nung, công đoạn sấy phun
sẽ tận dụng triệt để khí gas tự nhiên làm giảm giá thành. Nhưng do nguồn khí mỏ
đã hoàn toàn cạn kiệt không còn khả năng cung cấp nên công đoạn sấy phun vẫn
phảI sử dụng dầu Diezen
- Giá vật tư, nguyên vật liệu đầu vào (giá than và dầu D.O) liên tục tăng giá
làm giá thành sản xuất tăng cao trong khi giá bán sản phẩm tăng không đáng kể do
sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường (chất lượng, chủng loại, mẫu mã và giá cả)
- Sau cổ phần hoá việc vay vốn gặp nhiều khó khăn vì Ngân hàng đòi hỏi
phảI thế chấp bằng tài sản chứ không được phép tín chấp như trước.
Phương hướng sản xuất kinh doanh năm 2008
Biện pháp:
- Tiếp tục nghiên cứu kiện toàn và hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành sản
xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thực tế nhằm mang lại hiệu quả cao nhất
- Tăng cường quản lý công nghệ, thực hiện tốt công tác duy tu bảo dưỡng
thiết bị để đảm bảo kế hoạch sản lượng và duy trì chất lượng sản phẩm, luôn cải
tiến và nâng cao chất lượng để giữ vững và phát triển thương hiệu.
SV: Nguyễn Thị Hạnh - 6 - MSV: 04A08995N – Lớp 952
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp một số hạng mục công trình xây dựng và thiết bị
để duy trì sản xuất ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tiếp tục hoàn thiện và duy trì hệ thống định mức vật tư nguyên liệu, có
biện pháp khoán hợp lý để người lao động quan tâm hơn nữa việc tiết kiệm vật tư.
- Tích cực hơn nữa việc tìm kiếm các nguồn vậ tư nguyên liệu mới đảm bảo
chất lượng, giá cả hợp lý để hạ giá thành sản phẩm.
- Xây dựng kế hoạch và cơ cấu sản xuât hợp lý phù hợp với yêu cầu của thị
trường từng vùng, từng thời kỳ. Có biện pháp cụ thể củng cố thị trường trong nước,
tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
SV: Nguyễn Thị Hạnh - 7 - MSV: 04A08995N – Lớp 952
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY
2.1. PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG
- Hiện nay sản phẩm của công ty được phân phối và tiêu thụ dưới bốn hình
thức bán hàng chủ yếu sau:
+ Bán hàng trực tiếp: (H1)
+ Bán hàng theo hệ thống đại lý: (H2)
+ Bán hàng qua hợp đồng bán lẻ: (H3)
+ Bán hàng theo hợp đồng xuất khẩu: (H4)
2.2. THỦ TỤC CHỨNG TỪ BÁN HÀNG
Công ty CP gạch ốp lát Thái Bình bàn hàng theo đơn đặt hàng, sau khi
khách hàng đặt mua theo số lượng và đơn giá hợp lý công ty sẽ chuyển hàng đến
tận nơi cho khách hàng
Ví dụ: Trong ngày 03/04/2008, công ty xây dựng Hoàng Thắng đã đặt mua
hàng taị công ty theo phiếu đặt mua hàng (Phụ lục 5).
Công ty bán hàng và thu tiền khách hàng theo phương thúc trả chậm, nên rất
thu hút được khách hàng.
Sau khi bên mua và đại diện công ty ký hợp đồng kinh tế, trên hợp đồng ghi
đầy đủ các thông tin của cả 2 đơn vị, hợp đồng được chuyển cho kế toán công nợ
dựa trên số lượng hàng bán ra và lập phiếu xuất kho cùng hoá đơn GTGT.
Phiếu xuất kho: (Phụ lục 6)
Hoá đơn GTGT được lập cho 3 liên: (Phụ lục 7 )
- Liên 1: Dùng để lưu lại
- Liên 2: Giao cho khách hàng
- Liên 3: Dùng để thanh toán
Căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất kho thành phẩm, sau khi đã đối chiếu với
số lượng thực nhập, thực xuất hàng ngày thủ kho sẽ vào thẻ kho để theo dõi số
lượng thành phẩm nhập-xuất-tồn kho cho từng loại thành phẩm. Hàng ngày hoặc
định kỳ (2 đến 3 ngày) thủ kho chuyển toàn bộ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho lên
SV: Nguyễn Thị Hạnh - 8 - MSV: 04A08995N – Lớp 952
phòng kế toán. Cuối tháng, thủ kho cộng tổng số lượng nhập, xuất trong tháng và
tồn cuối tháng để đối chiếu với phòng kế toán
Thẻ kho theo dõi số lượng hàng tồn kho cuối tháng 03 năm 2008: (Phụ lục 8)
Khi xuất kho thành phẩm, kế toán sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho để lập chứng
từ ghi sổ có dạng xuất kho thành phẩm
Sau khi lập chứng từ ghi sổ và lấy số liệu tổng hợp ở chứng từ ghi sổ kế toán
sẽ căn cứ vào đó để ghi vào sổ cáI các TK: 155
Sổ cái tài khoản 155: (Phụ lục 9)
2.3. KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG
Doanh thu bán hàng của công ty là tổng hợp lợi ích thu được từ việc cung
ứng sản phẩm cho khách hàng bao gồm doanh thu từ tiêu thụ các loại gạch ốp
tường, gạch lát nền và doanh thu tiêu thụ nội bộ như hàng quảng cáo, hàng biếu,
hàng khuyến mại và doanh thu hàng xuất khẩu.
Doanh thu bán hàng của công ty là toàn bộ số tiền thu được từ bán hàng
không bao gồm thuế giá trị gia tăng. Doanh thu bán hàng của công ty được xác
định khi sản phẩm hoàn thành và giao cho khách hàng, khách hàng đã thanh toán
hoặc chấp nhận thanh toán.
2.3.1. Chứng từ sử dụng
Các chứng từ gốc chủ yếu được sử dụng trong kế toán doanh thu bán hàng:
- Hoá đơn giá trị gia tăng
- Phiếu thu: được lập khi khách hàng thanh toán bằng tiền mặt. Phiếu thu
được lập làm 2 liên, 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên lưu tại phòng kế toán tài vụ.
- Giấy báo có của ngân hàng: khi người mua chuyển tiền qua tài khoản tiền
gửi của ngân hàng, công ty sẽ nhận được giấy báo có của ngân hàng.
2.3.2 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty cổ phần gạch
ốp lát Thái Bình sử dụng các tài khoản sau:
SV: Nguyễn Thị Hạnh - 9 - MSV: 04A08995N – Lớp 952
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK512: Doanh thu nội bộ
Ngoài ra còn sử dụng:
TK 131: Phải thu khách hàng
TK 33311: Thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp
Căn cứ vào nội dung ghi trong hoá đơn giá trị gia tăng kế toán tiến hành
nhập số liệu vào máy theo đúng quy trình của phần mềm kế toán Bravo.
Sau khi nhập các thông tin liên quan, kế toán kích vào nút Lưu để tiến hành lưu chứng
từ. Máy sẽ tự động xử lý và phản ánh số liệu vào các sổ liên quan theo định khoản sau:
- Đối với doanh thu bán hàng:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 5111, 5112 – Doanh thu bán thành phẩm- hàng hoá.
- Đối với doanh thu bán hàng nội bộ:
Nợ TK 6418 – Chi phí bán hàng bằng tiền khác
Có TK 5121,5122- Doanh thu nội bộ bán thành phẩm- hàng hoá.
Cuối tháng để phục vụ nhu cầu quản lý sử dụng thông tin và lưu trữ số liệu,
kế toán sẽ kết xuất in ra các báo cáo, sổ sách sau:
- Bảng kê hàng hoá, dịch vụ bán ra
- Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào
- Sổ cái TK 511: để phản ánh toàn bộ doanh thu bán thành phẩm, hàng hoá
của công ty trong vòng một tháng. Sổ cái TK 5111 được dùng để theo dõi tình hình
tiêu thụ hàng tháng của công ty.
Hiện tại, công ty không mở sổ chi tiết để theo dõi doanh thu bán hàng cho
từng loại thành phẩm mà theo dõi trên từng hoá đơn giá trị gia tăng và báo cáo bán
hàng. Cuối tháng, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển tự động để kết chuyển
toàn bộ doanh thu bán hàng trong kỳ sang TK 911-Xác định kết quả kinh doanh.
Cũng từ hoá đơn GTGT cuối kỳ kế toán tập hợp và ghi vào sổ chi tiết bán
hàng, chứng từ ghi sổ và từ đó lấy số liệu ghi vào sổ cái TK 511.
Phụ lục (10, 11, 12).
SV: Nguyễn Thị Hạnh - 10 - MSV: 04A08995N – Lớp 952
2.4. Kế toán xác định giá vốn hàng bán
Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính gía thực tế hàng xuất kho theo
phương pháp: bình quân gia quyền
Dựa vào các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất được kế toán
tập hợp vào TK 155, 156 và ghi vào chứng từ ghi sổ loại (giá vốn hàng bán) và
chứng từ ghi sổ này kế toán ghi vào sổ cái TK 632: (Phụ lục 13)
Căn cứ vào các phiếu xuất kho hàng để bán cuối tháng kế toán ghi vào
chứng từ ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Có TK 156 “Hàng hoá”
Cuối tháng kế toán thực hiện bút toán kết chuyển tự động để kết chuyển giá
vốn của hàng bán sang TK 911 để tính lỗ lãi cho việc sản xuất kinh doanh.
2.5. Kế toán xác định các khoản giảm trừ doanh thu
2.5.1 Kế toán chiết khấu bán hàng
Hiện nay công ty đang sử dụng mức chiết khấu bán hàng 7% đối với khách
hàng quen, khách hàng mua với số lượng lớn. Khoản chiết khấu bán hàng mà
khách hàng được hưởng công ty hạch toán vào TK 6418 “Chi phí bằng tiền khác”.
Khi phát sinh khoản chiết khấu bán hàng, kế toán căn cứ vào phiếu chi hoặc hoá
đơn của người bán tiến hành nhập liệu theo định khoản:
Nợ TK 6418 - Chi phí bán hàng bằng tiền khác.
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT
Có TK 111,331 – Tiền mặt, Phải trả cho người bán.
Máy tính sẽ tự động cập nhật số liệu vào các Sổ cái tài khoản 6418 (Phụ lục
14) và các sổ sách có liên quan khác.
2.5.2 Kế toán giảm gía hàng bán
* Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp
thuận một cách đặc biệt trên giá đã thoả thuận trên hoá đơn, vì lý do hàng bán bị
kém phẩm chất, không đúng quy cách hoặc không đúng thời hạn ghi trên hợp
đồng.
* Tài khoản sử dụng:
SV: Nguyễn Thị Hạnh - 11 - MSV: 04A08995N – Lớp 952
Các khoản giảm giá hàng bán được phản ánh vào tài khoản 532 – Giảm giá
hàng bán và chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ sau khi đã có Hóa
đơn bán hàng. Trong kỳ hạch toán, khoản giảm giá hàng bán phát sinh thực tế được
phản ánh vào bên Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán. Cuối kỳ, kết chuyển tổng số tiền
giảm giá hàng bán vào tài khoản doanh thu bán hàng để xác định doanh thu thuần
thực hiện trong kỳ. Tài khoản 532 được chi tiết như sau:
TK 5321- Giám giá hàng bán: Hàng hoá
TK 5322 - Giảm giá hàng bán: Thành phẩm
- Sau khi nhập các thông tin có liên quan, kế toán kích vào nút Lưu, máy sẽ
tự động xử lý và phản ánh số liệu vào chứng từ ghi sổ, sổ cái tài khoản 5321, 5322
theo định khoản sau:
Nợ TK 5321, 5322 – Chi phí giảm giá hàng hoá - thành phẩm
Nợ TK 3331- Thuế GTGT
Có TK 131- Phải thu của khách hàng
Trong trường hợp công ty trả khoản giảm giá cho khách hàng bằng tiền mặt
hoặc tiền gửi ngân hàng, thì sau khi nhập Phiếu kế toán trên, kế toán phải nhập
Phiếu chi hoặc Giấy báo có của ngân hàng theo định khoản:
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 111, 112..- Tiền mặt, TGNH
Số liệu vừa nhập sẽ được chương trình tự động kết chuyển sang phân hệ kế
toán tổng hợp, kế toán công nợ phải thu, kế toán vốn bằng tiền.
Sổ chi tiết TK 532 (Phụ lục 15)
2.5.3 Kế toán hàng bán bị trả lại
- Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xách định tiêu
thụ, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hiệp