Đề tài Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước

Hơn 10 năm qua, Chính phủ đã triển khai hàng loạt biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và nền kinh tế còn có nhiều khó khăn, gay gắt, song DNNN đã vượt qua nhiều thử thách, đứng vững và không ngừng phát triển, góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. DNNN đã chi phối được các ngành, các lĩnh vực then chốt và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tăng thế và lực của đất nước, là lực lượng quan trọng thực hiện chính sách xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai và đảm bảo nhiều sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh. DNNN đã ngày càng thích ứng với cơ chế mới, năng lực sản xuất tiếp tục tăng, cơ cấu ngày càng hợp lý hơn, trình độ công nghệ và quản lý có nhiều tiến bộ, hiệu quả và sức cạnh tranh từng bước được nâng lên, đời sống của người lao động từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, DNNN cũng còn nhiều tồn tại, yếu kém, vướng mắc, còn nhiều bất hợp lý như trình độ công nghệ còn lạc hậu, quản lý còn yếu kém, chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh (SXKD), kết quả đạt được chưa tương xứng với các nguồn lực đã có và sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, nợ không có khả năng thanh toán tăng lên, lao động thiếu việc làm và dôi dư còn lớn. Hiện nay, DNNN đang đứng trước thách thức gay gắt của yêu cầu đổi mới, phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Để kinh tế nhà nước nói chung, DNNN nói riêng thực sự giữ vai trò chủ đạo trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, cần phải tìm ra những nguyên nhân chủ yếu để có giải pháp cụ thể, thiết thực khắc phục những mặt hạn chế, nâng cao hiệu quả SXKD. Những hạn chế, yếu kém của DNNN có nguyên nhân khách quan, nhưng phần nhiều là do những nguyên nhân chủ quan, trong đó chủ yếu là việc quản lý và hạch toán kinh tế ở DNNN chưa tốt, sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn còn nhiều lãng phí, bất cập. Thực tế cho thấy các DNNN còn nhiều lúng túng trong nhận thức về cơ chế thị trường, trong việc sử dụng các công cụ quản lý vi mô để điều hành và quản lý hoạt động SXKD. Kế toán quản trị (KTQT) và phân tích kinh doanh (PTKD) là công cụ quản lý vi mô không thể thiếu cho quản trị một doanh nghiệp (DN) trong cơ chế thị trường, chưa được các nhà quản trị quan tâm sử dụng, thậm chí còn bỡ ngỡ cả trong nhận thức về vai trò, chức năng và cách thức tổ chức thực hiện chúng trong DN. Đề tài "Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước" được chọn nghiên cứu với mong muốn góp phần bổ sung thêm những vấn đề lý luận về KTQT và PTKD, tăng cường tính ứng dụng của KTQT và PTKD đối với các DN nói chung, DNNN nói riêng; góp phần phát triển công tác KTQT và PTKD ở Việt Nam cũng như nâng cao trình độ quản lý, sức cạnh tranh trong các DNNN.

doc181 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan-an.doc
  • docMUCLUC.DOC
Luận văn liên quan