Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã dần từng bước phát triển, hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt việc tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới.Sự hợp tác hoá kinh tế các nước làm cho mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước,thì phải tự khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bằng chính những sản phẩm có súc cạnh tranh cao đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng :chất lượng tốt, giá cả phải chăng, mẫu mã phong phú, đa dạng.
Để đạt đựơc điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có những biện pháp quản lý tài chính nói chung, quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng sao cho vừa tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng .Việc hạch toán đúng,đủ chính xác các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ vào giá thành sản phẩm là tài liệu quan trọng trong công tác tổ chức quản lý sản xuất, từ đó xác định mức giá phù hợp cho sản phẩm của mình trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng lĩnh vực đầu tư. Do đó, tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được coi là công tác kế toán quan trọng, trọng tâm của kế toán doanh nghiệp sản xuất.
Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Sau kì thực tập vừa qua được tiếp xúc với thực tiễn tố chức kế toán ở Nhà xuất bản Thống kê, kết hợp với những kiến thức đã học tập ở trường. Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn cùng lãnh đạo Nhà xuất bản Thống kê đặc biệt là phòng kế toán, em xinh mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và chọn lựa đề tài: "Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Nhà xuất bản Thống kê ”để làm đề tài ngiên cứu cho báo cáo tốt nghiệp của mình.
Toàn bộ bài viết ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của báo cáo thực tập tốt nghiệp được chia thành ba chương cơ bản:
Chương 1: Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chương 2: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
Chương 3:Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Nhà xuất bản Thống kê
78 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2239 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà xuất bản Thống Kê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
Trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, việc tổ chức công tác kế toán,vận dụng các phương pháp kế toán tập hợp , phân bổ chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm trong phạm vi ngành sản xuất công nghiệp bắt nguồn từ những đặc điểm của quy trình công nghệ kĩ thuật và tổ chức sản xuất, từ tính đa dạng và khối lượng sản phẩm được sản xuất ra, nói cách khác là bắt nguồn từ loại hình sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy , ngiên cứu loại hình sản xuất của doanh nghiệp được hợp lý, vận dụng các phương pháp kĩ thuật hạch toán đựơc đúng đắn và do đó phát huy được chức năng , vai trò vị trí của kế toán trong công tác kế toán quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng.
Từ ngành kinh tế cấp 1 sẽ được phân chia thành các ngành kinh tế cấp 2, cấp 3 có loại hình công nhệ sản xuất, tính chất quy trình công nghệ, phương pháp sản xuất sản phẩm , định kì sản xuất và sự lặp lại của sản phẩm được sản xuất ra khác nhau. Ngành sản xuất công nghiệp được phân loại theo 4 tiêu thức:
Phân loại theo loại hình công nghệ sản xuất
Phân loại theo tính chất quy trình công nghệ
Phân loại theo phương pháp sả xuất sản phẩm
Phân loại theo định kì sản xuất và sự lặp lại của sản phẩm sản xuất ra.
Trong 4 tiêu thức phân loại trên , ngành công nghiệp sản xuất chia thành các ngành khác:
Sơ đồ tóm tắt phân loại sản xuất công nghiệp
1.2. KHÁI NIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ CÁC CÁCH PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT CHỦ YẾU
1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Một doanh nghiệp sản xuất muốn tiến hành sản xuất kinh doanh sản phẩm, trước hết doanh nghệp đó phải chuẩn bị được đầy đủ các yếu tố đầu vào phục vụ cho qua trình sản xuất.Đó là các yếu tố về nguyên vật liệu(NVL), MMTB, nhân công… Các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn liền với qua trình sản xuất trong từng thời kì nhất định và đựơc biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống,lao động vật hoá, và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kì.
1.2.2 Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu
Trong doanh nghiệp , chi phí sản xuất gồm nhiều loại có tính chất kinh tế , mục đích sử dụng, công dụng trong quá trình sản xuất khác nhau.Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm , kế toán cần phải phân loại chi phí sản xuất
1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất(CPSX) theo nội dung, tính chất kinh tế
Chi phí nguyên liệu, vật liệu :Bao gồm toàn bộ giá trị của các loại nguyên liệu,vật liệu chính , vật liệu phụ, nhiên liệu , phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kì báo cáo.
Chi phí nhân công : Bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động về tiền lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương. tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương
Chi phí KH TSCĐ: gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh
Chi phí dich vụ mua ngoài : gồm các chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh(SXKD)
Chi phí khác bằng tiền: Gồm các chi phí SXKD chưa đựoc phản ánh ở các chỉ tiêu trên
1.2.2.2 Phân loại CPSX theo công dụng kinh tế (Theo khoản mục CP)
Khoản mục CP NL,VL trực tiếp : Gồm chi phí về nguyên liệu chính vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp : Gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ
Khoản mục chi phí sản xuất chung : Gồm những chi phí phát sinh tại bộ phận sản xuất , ngoài hai khoản mục trên.
1.2.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa CPSX với khối lượng sản phẩm , lao vụ sản xuất trong kỳ
Chi phí biến đổi (biến phí)là những chi phí có dự thay đổi về lượng tương quan tỉ lệ thuận với dự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất
Chi phí cố định (định phí ) là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định.
1.3. Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Phục vụ quản lý CPSX, phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán CPSX, làm căn cứ để lập báo cáo cua CPSX theo yếu tố, lập kế hoạch dự trữ vật tư , kế hoạch tiền mặt , kế hoạch sủ dụng lao động …kỳ kế hoạch . Cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân do có sự tách biệt giữa hao phí lao động và hao phí lao động sống.
Dự toán chi phí, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành SXSP và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau
Phân tích kiểm tra vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quản kinh doanh.
1.4. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.4.1 Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành trong điều kiện công suất bình thường.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp , phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất , là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.
1.4.2 Phân loại giá thành sản phẩm
1.4.2.1 Phân loại giá trị sản phẩm theo thời gian và cơ sở
- Giá thành kế hoạch : Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch xác định trước khi tiến hành sản xuất.
- Giá thành định mức : Là giá thành sản phẩm đựơc tính trên cơ sở định mức CPSX hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm . Việc tính giá thành định mức được thựic hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ
1.4.2.2 Phân loại giá trị sản phẩm theo phạm vi tính toán
Giá thành sản xuất gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu tổng hợp, vhi phí NCTT, chi phí SXC tính cho sản phẩm hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp.
Giá thành toàn bộ : gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán.
Giá thành = Giá thành + Chi phí + Chi phí
Toàn bộ Sản xuất Bán hàng QLDN
1.5. ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT, ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM
1.5.1. Đối tượng thực hiện chi phí sản xuất
Xác định phạm vi , giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm để kiểm tra giám sát chi phí sản xuất và phục vụ công tác kế toán tính giá thành sản phẩm
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán CPSX
Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX
+ Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất
+ Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
+ Quy trình công nghệ sản xuất , chế tạo sản phẩm
+ Đặc điểm của sản phẩm
+ Yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất của sản xuất kinh doanh
Đối với ngành công nghiệp , đối tượng tập hợp CPSX: loại sản phẩm . dich vụ, nhóm sản phẩm cùng loại, phân xưởng , bộ phận,đơn đặt hàng
1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Là các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra,dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị
Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành
Đặc điểm tố chức sản xuất
+ Đối với sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm , từng công việc
+ Sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất nhu cầu đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm , từng đơn đặt hàng
+ Sản xuất nhiều loại sản phẩm với khối lượng lớn thì đối tượng tính giá thành là mỗi loại sản phẩm
Đặc điểm quy trình công nghệ
+ Quy trình công nghệ sản xuất giản đoen thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất
+ Quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thnàh phẩm hoàn thành hoặc nửa thnàh phẩm tự chế biến
+ Quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành là bộ phận , chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh
phí sản xuất
1.6. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
Chi phí sản xuất và giá trị sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghịệp quan tâm. Vì vậy là 2 chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp . Tính đúng, đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là tiền đề để tiến hành hạch toán kinh doanh , xác định kết quả hoạt động SXKD. Để đáp ứng yêu cầu quản lý CPSX và giá thành ở doanh nghiệp, kế toán cần:
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ , đặc điểm tổ chức sản xuất sảnn phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại CPSX theo đúng đối tượng tập hợp cPSX và bằng phương pháp tích hợp . Cung cấp kịp thời những số liệu , thôngtin tổng hợp về các khoản mục CP yếu tố chi phí đã quy định , xác định đúng giá trị sản phẩm sỏ dang cuối kỳ
Vận dụng phương pháp tính gí thành thích hợp để tính toán giá thành và tổng đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng khoản mục quy định và đúng kỳ tính GTSP đã xác định
Định kỳ cung cấp các báo cáo về CPSX và giá thành cho các cấp quản lý doanh nghiệp , tiến hành phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành , hạ giá thành sản phẩm
1.7. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.7.1.Tài khoản kế toán chủ yếu dử dụng
1.7.1.1 TK 621_chi phí nguyên liệu , vật liệu trực tiếp :Kết cấu và nội dung
Bên nợ: trị giá thực tế NL, VL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động SXSP, hoặc thực hiện dich vụ trong kỳ hạch toán
Bên có:
+ Trị giá NL,Vl sử dụng không hết nhập lại kho
+KC chi phí NL,VL trực tiếp trên mức bình thường không được tính vào trị giá hàng tồn kho, tính vào GVHB trong kỳ .Còn ở mức bình thường vào bên nợ TK154-Chi phí SXKD Đ(hoặc nợ TK 631-GTSX)
Tk 621 không có số dư cuôí kỳ
1.7.1.2 TK 622-Chi phí nhân công trực tiếp . Kết cấu và nội dung:
Bên nợ : Chi phí NCTT tham gia trực tiếp vào quá trình SXSP
Bên có
+ KC chi phí NC TT trên mức bình thường không được tính vào trị giá hàng tồn kho, tính vào GVHB trohng kỳ
+ KC CP NCTT ở mức bình thường vào bên nợ TK154- Chi phí SXKD DD(hoặc bên nợ TK 631-GTSX)để tính vào giá thành của sản phẩm, dịch vụ
TK 622 không có số dư cuối kỳ
1.7.1.3 Tk 627- Chi phí sản xuất chung .Kết cấu và nội dung
Bên nợ: Các CPSXC phát sinh trong kỳ
Bên có:
+ Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
+ CPSXC cố đinh phát sinh ở mức bình thường và CPSXC biến đổi được KC vào TK154-CP SXKD DD(hoặc TK 631-GTSX )
+ CPSXC cố định ở trên mức bình thường đựơc KC vào TK632-GVHB
TK 627 không có số dư cuối kỳ
1.7.1.4 TK 154-Chi phí SXKD Đ.Kết câu và nội dung
Bên nợ: Tập hợp chi phí NL,VL TT, Chi phí NC TT,CP SXC phát sinh trong kỳ liên quan đến SXSP, dịch vụ
Bên có
+ Trị giá phế liệu thu hồi ,trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa đựoc
+ Trị giá NVL, hàng hoá gia công xong nhập kho
+ Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán
+ Chi phí thực tế khối lượng dịch vụ đã cung cấp hoàn thành cho khách hàng
-Số dư bên nợ :CP SX KD còn DD cuối kỳ
1.7.2. Phương pháp kế toán tập hợp CPSX
Sơ đồ kế toán tổng hợp CP NL,VLTT
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung
1.8. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM ĐANG CHẾ TẠO DỞ DANG CUỐI KỲ
1.8.1. Đánh giá SPDD theo CP NVL TT
Phương pháp này áp dụng thích hợp với trường hợp CP NVL TT chiếm tỉ trọng lớn trong tổng CPSX, sản lượng SPDD giữa các kỳ kế toán ít biến động
Trị giá SPDD cuối kỳ tính thưo phương pháp này gồm trị giá tực tế nguyên vật liệu TT dùng cho sản xuất SPDD, Chi phí SXC tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành
* Công thức tính trị giá SPDD cuối kỳ:
Trong đó + DCK,DĐK : trị giá SPDD cuối kỳ và đầu kỳ
+ Cn: CP NVL,VL trực tiếp phát sinh trong kỳ
+ QSP;QD : Sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
1.8.2. Đánh giá SPDD cuối kỳ theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Căn cứ sản lượng SPDD và mức độ hoàn thành để quy đổi sản lượng SPDD thành SLSP hoàn thành tương đương
Qtd= Qd. % HT
Qtd: Sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
%HT: Tỉ lệ chế biến hoàn thành
-Tính toán ,xác định từng khoản mục chi phí cho SPĐ theo nguyên tắc
+ CPSX bỏ từ đầu quy trình công nghệ sản xuất (Cp NVL TT hoặc CP NL,VL chính trực tiếp ).Chi phí đã tập hợp đựơc , tính cho SP hoàn thành và SPDD tỉ lệ với SLSPHT và SLSPDD thực tế theo công thức.
+ Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) chi phí đã tập hợp được tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang tỉ lệ với sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo từng khoản mục chi phí chế biến.
1.8.3. Đánh giá SPDD theo CPSX định mức
Kế toán phảI căn cứ voả sản lượng SPDD đac kiểm kê và định mức từng khoản mục CP ở từng công đoạn SX để tính CPSX theo định mức cho SLSPDD ỏ từng công đoạn, sau đó tổng hợp lại theo từng loại sản phẩm . Phương pháp này các khoản mục CP tính cho sản lượng SPDD còn phụ thuộc vào mức độ chế biến hoàn thành của chúng
1.9 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GTSP VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CHỦ YẾU.
1.9.1 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.9.1.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn
Phương pháp này thich hợp với những sản phẩm ,công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều ,chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ , liên tục .Đối tượng tập hợp CPSX phù hợp với đối tượng tính giá thành
Công thức tính Giá thành Z
Z = Dđk +C - Dck
Z(z) :Tổng Zsx thực tế hoặc Z đơn vị của sản phẩm DV đã hoàn thành
C: Tổng CPSX đã tập hoẹp được trong kỳ theo từng đối tượng
DĐK, DCK : trị giá của SPDD đầu kỳ và cuối kỳ
Q: Là sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành
1.9.1.2 Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Được áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất, trong quá trình sản xuất sủ dụng cùng loại NVL nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau.Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghêk sản xuất còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành
Trình tự của phương pháp tính Giá thành theo hệ số
-Quy đổi SLSP SX thực tế thành SLSP tiêu chuẩn theo Công thức
Q = (QiHi
Trong đó
Q:Tổng số SLSPSX thực tế hoàn thành quy đổi ra SLSP tiêu chuẩnÄÄÄ
Qi: SLSX thực tế của SPi
Hi: Hệ số kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm
Tính tổng Z và Z đơn vị của từng loại SP
Zi =
1.9.1.3 Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ
Phương pháp này thích hợp với DN mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được một nhóm sản phẩm cùng loại vỡi nhều chủng loại, phẩm cấp , quy cách khác nhau
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của cả nhóm Sp.Còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó
Trình tự của phương pháp này
Căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý và CPSX đã tập hợp để tính tỉ lệ tính giá thành theo từng khoản mục CP:
Z thực tế cả nhóm Sp
Tỉ lệ tính Z = (Theo từng KM CP) x 100
(theo từng KMCP) Tổng tiêu chuẩn phân bổ
(theo từng KMCP)
- Căn cứ tỉ lệ tính giá thành theo tưng KMCP để tính giá thành thựuc tế:
Giá thành thực tế Tiêu chuẩn phân bổ Tỉ lệ tính
từng quy cách Sp = của từng quy cách Sp * Giá thành
(theo từng KMCP) (theo từng KMCP) (theo từng KMCP)
1.9.1.4 Phương pháp loại trừ chi phí
Được áp dụng cho các doanh nghiệp cùng một quy trình công nghệ sản xuất vừa thu đựoc SP chính vừa thu đựơc sản phẩm phụ .hay tỏng cùng một quy trình công nghệ sản xuất thu được snr phẩm đủ tiêu chuẩn còn có Sp hỏng không chữa được không chữa đựơc khoản này không tính vào GTSP hoàn thành .Đối với phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm ,dịch vụ cho nhau .Đối tượng tập hợp CP là toàn bộ quy trình sản xuất còn đối tượng tính giá thành sản phẩm chính, sảm phẩm đã hoàn thành
Công thức tính
Z = Dđk + C- Dck - CLT
Trong đó :
CLT :các loại chi phí cần loại trừ
1.9.1.5 Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp, sản phẩm được chế tạo qua nhiều giai đoạn.
Đối tượng tập hợp chi phí là từng bộ phận sản xuất còn đối tượng tính Z là sản phẩm hoàn thành ở các bước chế biến.
Công thức tính.
Z = C1 + C2 + … + Cn
Z = (Ci.
Trong đó: Ci: chi phí sản xuất tập hợp được ở các giai đoạn.
1.9.1.6. phương pháp liên hợp.
Áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. các doanh nghiệp có thể kết hợp các phương pháp giản đơn với phương pháp cộng chi phí, phương pháp cộng chi phí với phương pháp tỉ lệ.
1.9.1.7. Phương pháp tính giá thành theo định mức.
Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp đã xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh và ổn định.
Công thức tính:
Giá thành sản xuất thực tế
=
Giá thành định mức
(
Chênh lệch do thay đổi định mức
(
Chênh lệch do thoát ly định mức
1.9.2. Ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu.
Đối với loại hình doanh nghiệp này, sản phẩm được sản xuất theo quy trình hoặc từng loại nhỏ, từng loại song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc từng loạt nhỏ, từng loạt vừa theo các đơn đặt hàng.
Phương pháp tính Z: Tuỳ theo tính chất, số lượng sản phẩm của từng đơn đặt hàng để áp dụng phương pháp thích hợp: phương pháp giản, phương pháp cộng chi phí, phương pháp tỉ lệ hay phương pháp liên hợp.
1.9.2.2. Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục.
1.9.2.2.1. Phương án tính giá thành có tính giá thành NTP.
Đối tượng là NTP hoàn thành ở từng giai đoạn và thành phẩm kế toán áp dụng phương pháp: Giản đơn và cộng chi phí.
Sơ đồ kết chuyển chi phí theo phương án tính giá thành và có tính giá thành NTP.
1.9.2.2.2. Tính Z theo phương án không tính Z NTP.
Đối tượng là thành phẩm hoàn thành và phương pháp là cộng chi phí.
Sơ đồ kết chuyển chi phí theo phương pháp kết chuyển song song
CHƯƠNG II
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP _NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ
Tên doanh nghiệp: Nhà xuất bản Thống kê
Tên giao dịch : Nhà xuất bản Thống kê
Trụ sở : 98 Thụy Khê -Tây Hồ -H à Nội
Tài khoản : 710A.0022 Ngân hàng Công Thương Ba Đình
Mã số thuế : 01- 001117791
Điện thoại : 04.8 457 290 ; 04.8 454 216
Fax :84.4.8 457 290
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của nhà Xuất bản Thống kê
Ngành Thống kê Viết Nam ra đời vào năm 1956,cùng với sự phát triển chung của nghành thì sách báo thống kê càng đáp ứng nhu cầu nghiên cưú ,học tập không chỉ trong phạm vi toàn nghành mà còn cho cả xã hội .Vậy đòi hỏi phải có một tổ chức chuyên sâu về xuất bản và Nhà Xuất bản Thống kê đã ra đời .
Nhà xuất bản Thống Kê được thành lập theo thông báo số 34 THXB ngày 20-10-1980 của ban Tuyên huấn TW. Quyết định số 165/VHTT_QĐ ngày 26-12-1981 của Tổng cục Thống Kê .Theo DNNN, Nhà Xuất bản Thống Kê được thành lập theo Quyết định số 27/TCTK/TCCB ngày 1-7-1993 với giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 1087 ngày 18-7-1993 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp. Nhà xuất bản Thống Kê đuợc xếp loại doanh nghiệp loại 1 theo Quyết định số 26/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ và theo Quyết định số 579/TCTK?TCCB ngày 6-11-1996 của Tổng Cục Thống Kê.Ngày 15-2-1998 Nhà Xuất bản Thống Kê được cấp g