1-/ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Nước ta là nước nông nghiệp thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa quanh năm nóng ẩm. Diện tích trồng tra ở nước ta chiếm một tỷ trọng lớn trong đất đai, dân số làm nghề nông ở nước ta nhiều. Do điều kiện thuận lợi về tự nhiên và khí hậu thích hợp với cây trồng, Đảng ta đã xác định “Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 6 đã cụ thể hoá bằng 3 chương trình kinh tế lớn là “lương thực, thực phẩm - hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”.
Về lương thực, từ chỗ ta phải lo đủ ăn đến phấn đấu có xuất khẩu và đến nay ta đã làm được điều đó, sản lượng lương thực năm 1993 đã ở mức 25 triệu tấn/năm song xu hướng những năm tới không những vừa phải đảm bảo đủ lương thực tiêu dùng cho toàn quốc mà còn phấn đấu xuất khẩu một lượng lớn hơn nhiều. Để làm được điều đó, một trong những vấn đề quan trọng là phải đảm bảo đủ cả về số lượng, chủng loại và chất lượng phân bón vô cơ đúng thời vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ. Vấn đề lưu thông phân bón vô cơ theo cơ chế thị trường ở điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay phải được tổ chức như thế nào để vừa đảm bảo nhiệm vụ đặt ra, vừa đảm bảo cho doanh nghiệp làm công tác lưu thông tồn tại và có lãi. Với tư cách là cán bộ công tác tại Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp tiếp xúc với quá trình kinh doanh phân bón, tác giả xin chọn đề tài “Tổ chức lưu thông phân bón vô cơ theo cơ chế thị trường ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2-/ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
- Làm rõ cơ sở lý luận của lưu thông hàng hoá nói chung và đặc điểm tổ chức lưu thông phân bón vô cơ nói riêng trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích thực trạng tổ chức lưu thông phân bón vô cơ ở nước ta hiện nay rút ra những vấn đề mang tính quy luật của quá trình lưu thông phân bón.
- Đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện việc tổ chức lưu thông phân bón vô cơ phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta.
3-/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận về tổ chức lưu thông phân bón vô cơ. Đề tài nghiên cứu việc lưu thông phân bón vô cơ trong phạm vi cả nước.
4-/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Sử dụng phương pháp vật biện chứng, duy vật lịch sử nghiên cứu tổng thể vấn đề. Các phương pháp toán, thống kê, phân tích cũng được sử dụng để nghiên cứu các vấn đề cụ thể.
5-/ KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Đề tài gồm 3 chương:
CHƯƠNG I - Đặc điểm và nội dung cơ bản của tổ chức lưu thông phân bón vô cơ trong nền kinh tế thị trường.
CHƯƠNG II - Nghiên cứu, phân tích tình hình lưu thông phân bón vô cơ ở Việt Nam hiện nay.
Chương III - Phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quá trình lưu thông phân bón vô cơ ở Việt Nam hiện nay.
207 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2015 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức lưu thông phân bón vô cơ theo cơ chế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1-/ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Nước ta là nước nông nghiệp thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa quanh năm nóng ẩm. Diện tích trồng tra ở nước ta chiếm một tỷ trọng lớn trong đất đai, dân số làm nghề nông ở nước ta nhiều. Do điều kiện thuận lợi về tự nhiên và khí hậu thích hợp với cây trồng, Đảng ta đã xác định “Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 6 đã cụ thể hoá bằng 3 chương trình kinh tế lớn là “lương thực, thực phẩm - hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”.
Về lương thực, từ chỗ ta phải lo đủ ăn đến phấn đấu có xuất khẩu và đến nay ta đã làm được điều đó, sản lượng lương thực năm 1993 đã ở mức 25 triệu tấn/năm song xu hướng những năm tới không những vừa phải đảm bảo đủ lương thực tiêu dùng cho toàn quốc mà còn phấn đấu xuất khẩu một lượng lớn hơn nhiều. Để làm được điều đó, một trong những vấn đề quan trọng là phải đảm bảo đủ cả về số lượng, chủng loại và chất lượng phân bón vô cơ đúng thời vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ. Vấn đề lưu thông phân bón vô cơ theo cơ chế thị trường ở điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay phải được tổ chức như thế nào để vừa đảm bảo nhiệm vụ đặt ra, vừa đảm bảo cho doanh nghiệp làm công tác lưu thông tồn tại và có lãi. Với tư cách là cán bộ công tác tại Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp tiếp xúc với quá trình kinh doanh phân bón, tác giả xin chọn đề tài “Tổ chức lưu thông phân bón vô cơ theo cơ chế thị trường ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2-/ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
- Làm rõ cơ sở lý luận của lưu thông hàng hoá nói chung và đặc điểm tổ chức lưu thông phân bón vô cơ nói riêng trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích thực trạng tổ chức lưu thông phân bón vô cơ ở nước ta hiện nay rút ra những vấn đề mang tính quy luật của quá trình lưu thông phân bón.
- Đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện việc tổ chức lưu thông phân bón vô cơ phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta.
3-/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận về tổ chức lưu thông phân bón vô cơ. Đề tài nghiên cứu việc lưu thông phân bón vô cơ trong phạm vi cả nước.
4-/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Sử dụng phương pháp vật biện chứng, duy vật lịch sử nghiên cứu tổng thể vấn đề. Các phương pháp toán, thống kê, phân tích cũng được sử dụng để nghiên cứu các vấn đề cụ thể.
5-/ KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Đề tài gồm 3 chương:
CHƯƠNG I - Đặc điểm và nội dung cơ bản của tổ chức lưu thông phân bón vô cơ trong nền kinh tế thị trường.
CHƯƠNG II - Nghiên cứu, phân tích tình hình lưu thông phân bón vô cơ ở Việt Nam hiện nay.
Chương III - Phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quá trình lưu thông phân bón vô cơ ở Việt Nam hiện nay.
CHƯƠNG 1
ĐĂC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA TỔ CHỨC LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
1-/ TỔ CHỨC LƯU THÔNG TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1.1-/ Lưu thông và vị trí của lưu thông trong nền kinh tế quốc dân
Lưu thông là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, là cầu nối trung gian một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng.
Thực tế cho thấy, thích ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh tế công tác lưu thông được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh, các cơ quan hành chính, kinh tế can thiệp sâu vào nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Quan hệ giữa các ngành là quan hệ dọc, được kế hoạch hoá bằng chế độ cấp phát và lao động sản phẩm. Lưu thông trong thời kỳ này chủ yếu là giao nộp sản phẩm cho các đơn vị theo địa chỉ và giá cả do Nhà nước định sẵn. Tóm lại trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung khi mà ba vấn đề trung tâm của nền kinh tế là: sản xuất cái gì? sản xuất bằng cách nào? sản xuất cho ai? đều do Nhà nước quyết định thì lưu thông hàng hoá chỉ là việc bán sản phẩm hàng hoá sản xuất ra theo kế hoạch và giá cả được ấn định trước.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đều có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh hay nói khác đi các doanh nghiệp phải tự quyết định ba vấn đề kinh tế trung tâm (sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai?) thì lưu thông hàng hoá không thể đơn thuần là việc bán sản phẩm hàng hoá ra theo kế hoạch và giá cả ấn định trước.
Muốn thực hiện được chức năng là cầu nối trung gian giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng thì lưu thông hàng hoá phải được hiểu là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Quan niệm lưu thông hàng hoá là quá trình tiêu thụ sản phẩm, Hiệp hội kế toán quốc tế định nghĩa: Tiêu thụ (bán hàng hàng hoá, lao vụ, dịch vụ) là việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoặc được quyền thu tiền bán hàng.
Lưu thông hàng hoá nếu xét trên mối quan hệ kinh tế quốc tế thì được chia ra lưu thông hàng hoá trong nước và lưu thông hàng hoá nước ngoài, hay được gọi là nội thương và ngoại thương (xuất nhập khẩu). Căn cứ vào tính chất của hàng hoá lưu thông trên thị trường chia ra: lưu thông tư liệu sản xuất (vật tư thiết bị); lưu thông tiền vốn; sức lao động và cuối cùng là lưu thông vật phẩm tiêu dùng.
Quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm bốn khâu: sản xuất - phân phối - trao đổi (lưu thông) - tiêu dùng.
Sản xuất là khâu mở đầu, là quá trình con người sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm (dưới hai dạng: tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng) cho con người.
Phân phối là một khẩu của quá trình tái sản xuất xã hội nói lên cách chia sản phẩm (tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng) như thế nào tuỳ theo việc ai là chủ tư liệu sản xuất đó.
Trao đổi là một khẩu trung gian đưa tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng đến nơi tiêu dùng. Trao đổi có thể tiến hành dưới dạng hiện vật hoặc dưới dạng mua bán thông qua đồng tiền. Trong điều kiện kinh tế phát triển sản xuất hàng hoá, thì từ ngữ trao đổi thường được dùng với hàm ý là mua bán, thông qua mua bán để trao đổi hàng hoá với nhau. Lưu thông cũng là một hoạt động kinh tế trung gian gắn sản xuất với tiêu dùng. Tham gia khâu lưu thông này có các hoạt động của các ngành vận tải, thu mua (lưu thông nông sản vật tư) cung ứng vật tư và hoạt động trao đổi mua bán của nội thương và ngoại thương. Như vậy khái niệm lưu thông bao hàm nội dung đầy đủ hơn, rộng hơn khái niệm trao đổi.
Mỗi chu kỳ tái sản xuất bắt đầu từ khâu sản xuất và kết thúc ở khâu tiêu dùng. Sản xuất là điểm xuất phát, tiêu dùng là điểm cuối cùng, còn phân phối trao đổi (lưu thông) là khâu trung gian, vì sản phẩm sau khi được sản xuất ra muốn được tiêu dùng phải qua phân phối và trao đổi. Có thể thấy rõ vị trí của lưu thông trong quá trình tái sản xuất xã hội theo sơ đồ dưới đây.
Giữa các khâu của quá trình tái sản xuất có mối quan hệ quyết định và tác động thúc đẩy lẫn nhau.
+ Xét hình thức bên ngoài, mối quan hệ này thể hiện, trong quá trình sản xuất, các thành viên của xã hội thích nghi (tạo ra, cải biến) các sản phẩm của tự nhiên cho phù hợp với yêu cầu của con người; phân phối xác định tỷ lệ mỗi cá nhân tham gia vào sản phẩm đã sản xuất ra.
+ Lưu thông đem lại cho cá nhân những sản phẩm nhất định mà anh ta muốn dùng phần nhận được do phân phối để trao đổi (lưu thông); cuối cùng, trong tiêu dùng các sản phẩm trở thành đối tượng tiêu dùng và đối tượng của việc chiếm hữu cá nhân. Sản xuất sáng tạo ra những sản phẩm thích hợp với các nhu cầu, phân phối phân chia các vật đo ra theo những quy luật xã hội; trao đổi (lưu thông) lại phân phối lại cái đã được phân phối theo những nhu cầu cá biệt; cuối cùng trong tiêu dùng, sản phẩm vượt ra khỏi vận động xã hội đó, trực tiếp trở thành đối tượng phục vụ cho một nhu cầu cá biệt và thoả mãn nhu cầu đó trong quá trình tiêu dùng. Như vậy sản xuất thể hiện ra là điểm xuất phát, tiêu dùng là điểm cuối cùng, phân phối trao đổi là điểm trung gian. Điểm trung gian này lại có hai yếu tố và phân phối được coi là yếu tố xuất phát từ xã hội và trao đổi là yếu tố xuất phát từ cá nhân.
+ Đi sâu phân tích mối quan hệ giữa các khâu của quá trình sản xuất, ta thấy sản xuất luôn là cái quyết định, quy định đối với phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Song phân phối, trao đổi và tiêu dùng không phải chỉ đơn thuần chịu sự quy định một cách thụ động mà nó còn có tác động trở lại trong mối quan hệ biện chứng.
* Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Sản xuất cũng trực tiếp là tiêu dùng- Tiêu dùng về hai mặt, chủ quan và khách quan: cá nhân phát triển năng lực của mình trong quá trình sản xuất, đồng thời cũng tiêu phí, tiêu dùng các năng lực đó trong hành vi sản xuất, cũng giống như hành vi sinh con đẻ cái là sự tiêu phí sức sống. Mặt khác sản xuất là tiêu dùng các tư liệu sản xuất mà người ta sử dụng các tư liệu sản xuất đó hao mòn đi một phần phân giải thành những yếu tố cơ bản của sản phẩm. Vì vậy bản thân hành vi sản xuất trong mọi nhân tố của nó cũng đồng thời là hành vi tiêu dùng. Trong trường hợp này, sản xuất được coi là trực tiếp đồng nhất với tiêu dùng và tiêu dùng được coi là trực tiếp ăn khớp với sản xuất. Và được các nhà kinh tế học gọi là tiêu dùng sản xuất.
Tiêu dùng đồng thời cũng trực tiếp là sản xuất, cũng như trong tự nhiên, tiêu dùng các nguyên tố hoá chất là sự sản xuất thực vật, hay trong quá trình ăn uống, một trong những hình thức tiêu dùng con người sản xuất ra bản thân cơ thể của mình. Điều đó cũng có giá trị đối với mọi hình thức tiêu dùng khác, những hình thức tiêu dùng này về mặt này hay mặt khác, mỗi hình thức một kiểu đã góp phần vào việc sản xuất ra con người. Đó là sự sản xuất có tính chất tiêu dùng. Sự sản xuất có tính chất tiêu dùng này - mặc dù nó là một sự thống nhất trực tiếp của sản xuất và tiêu dùng - về căn bản khác với sản xuất theo đúng nghĩa của nó. Sự thống nhất trực tiếp, trong đó sản xuất trực tiếp với tiêu dùng, và tiêu dùng đồng nhất với sản xuất, vẫn giữ tính chất hai mặt trực tiếp của chúng.
Vậy, sản xuất trực tiếp là tiêu dùng, tiêu dùng trực tiếp là sản xuất. Mỗi cái trực tiếp là cái đối lập của nó. Nhưng đồng thời giữa hai cái đó có vận động môi giới. Sản xuất là môi giới cho tiêu dùng, sản xuất tạo ra những vật liệu cho tiêu dùng, không có vật liệu này thì tiêu dùng sẽ không có đối tượng. Nhưng tiêu dùng cũng là môi giới của sản xuất vì chỉ có tiêu dùng tạo ra các chủ thể cho các sản phẩm, mới làm cho sản phẩm trở thành sản phẩm đối với chủ thể. Sản phẩm chỉ đạt đến sự kết thúc cuối cùng của nó trong tiêu dùng mà thôi. Không có sản xuất thì không có tiêu dùng, nhưng không có tiêu dùng cũng chẳng có sản xuất vì trong trường hợp đó sản xuất sẽ không có mục đích. Tiêu dùng tạo ra sản xuất thể hiện chỉ có trong tiêu dùng thì sản phẩm mới thực sự trở thành sản phẩm, mới đem đến cho sản phẩm một sự hoàn thiện cuối cùng và tiêu dùng tạo ra nhu cầu về một sản phẩm mới.
Sản xuất tạo ra tiêu dùng bằng cách, tạo ra vật liệu cho tiêu dùng xác định phương thức tiêu dùng, làm nảy ra ở người tiêu dùng các nhu cầu của đối tượng là sản phẩm do sản xuất tạo ra, do đó sản xuất sản xuất ra đối tượng tiêu dùng, phương thức tiêu dùng và sự kích thích tiêu dùng.
* Quan hệ giữa sản xuất và phân phối: cơ cấu của sự phân phối hoàn toàn do cơ cấu của sản xuất quy định. Bản thân sự phân phối là sản vật của sản xuất, không chỉ về mặt nội dung vì người ta có thể đem phân phối những kết quả của sản xuất thôi mà về cả hình thức, vì phương thức nhất định của việc tham gia vào sản xuất quy định hình thái đặc thù của phân phối, hình thái theo đó người ta tham gia vào sự phân phối. Tuy nhiên phân phối có tính độc lập tương đối đối với sản xuất. Bởi vì phân phối biểu hiện thành phân phối sản phẩm và do đó hình như nó rất cách xa đối với sản xuất và tựa hồ như độc lập với sản xuất. Nhưng trước khi là phân phối sản phẩm thì phân phối là phân phối những công cụ sản xuất và phân phối các thành viên xã hội theo những loại sản xuất khác nhau, cái đó tức là một sự quy định khác của mối quan hệ trên (việc các cá nhân lệ thuộc vào những quan hệ sản xuất nhất định). Rõ ràng phân phối sản phẩm chỉ là kết quả của sự phân phối đó mà thôi, sự phân phối này đã bao hàm trong bản thân quá trình sản xuất và quyết định cơ cấu sản xuất. Như vậy, sản xuất phải xuất phát từ một sự phân phối nhất định về công cụ sản xuất, nên theo ý nghĩa đó thì phân phối ít nhất của phải có trước sản xuất, là tiền đề của sản xuất và do đó quyết định sản xuất.
* Quan hệ giữa sản xuất và trao đổi: bản thân lưu thông chỉ là một yếu tố nhất định của trao đổi, hoặc là của trao đổi xét trên toàn bộ của nó. Vì trao đổi chỉ là một yếu tố trung gian, một mặt là giữa sản xuất và phân phối do sản xuất quyết định, và mặt khác là với tiêu dùng, còn bản thân phân phối lại thể hiện ra một yếu tố của sản xuất, nên rõ ràng là trao đổi bao hàm trong sản xuất với tư cách là yếu tố của sản xuất. Trước hết, sự trao đổi hoạt động và năng lực được thể hiện trong bản thân sản xuất là một bộ phận trực tiếp của sản xuất và là mặt căn bản của sản xuất; Thứ hai, đối với trao đổi sản phẩm sự trao đổi là phương tiện để sản xuất ra thành phẩm nhằm phục vụ cho sự tiêu dùng trực tiếp. Trong phạm vi đó, bản thân trao đổi là một hành vi bao gồm ở trong sản xuất; Thứ ba, sự trao đổi giữa các nhà kinh doanh với nhau xét về mặt tổ chức của nó là hoàn toàn do sản xuất quyết định, đồng thời nó lại là hoạt động sản xuất. Trao đổi chỉ độc lập với sản xuất, không dính gì với sản xuất ở trong giai đoạn cuối cùng mà thôi - khi sản phẩm được trao đổi trực tiếp để tiêu dùng. Nhưng không có phân công lao động thì không có trao đổi; trao đổi tư nhân giả định phải có nền sản xuất tư nhân và cường độ của trao đổi, tính chất phổ cập của trao đổi cũng như hình thái trao đổi là do sự phát triển và kết cấu của nền sản xuất quyết định. Do đó trong mọi yếu tố của nó trao đổi hoặc là trực tiếp bao gồm trong sản xuất, hoặc do sản xuất quyết định.
* Sự phân tích giữa quan hệ giữa các khâu của quá trình tái sản xuất cho thấy giữa sản xuất - phân phối- lưu thông - tiêu dùng là những bộ phận của tổng thể, là những sự phân biệt trong nội bộ một khối thống nhất. Trong đó sản xuất chi phối bản thân nó với tất cả sự đối lập trong tất cả những tính quy định của nó, cũng như nó chi phối các yếu tố khác chính là bắt đầu từ sản xuất mà quá trình lặp lại không ngừng. Bản thân sản xuất đến lượt nó cũng do các yếu tố khác quyết định. Khi thị trường nghĩa là lĩnh vực trao đổi mở rộng ra thì quy mô sản xuất cũng tăng lên và sự phân công trong sản xuất cũng trở nên sâu sắc hơn; phân phối biến đổi, sản xuất cũng biến đổi theo; cuối cùng thì những yêu cầu của tiêu dùng quyết định sản xuất.
1.2-/ Lưu thông tư liệu sản xuất trong nền kinh tế kế hoạch tập trung
Lưu thông tư liệu sản xuất cũng là cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, là mắt xích không thể thiếu được giữa các chu kỳ sản xuất trong điều kiện phân công lao động đã phát triển. Lưu thông không chỉ đơn thuần là việc “phân phối ” tư liệu sản xuất trong quá trình tái sản xuất xã hội, nó thực sự là tấm gương phản chiếu khá đầy đủ bộ mặt kinh tế của một đất nước; Mặc dù vậy bản chất của nó đó là một khâu của tái sản xuất có thể xem là bắt đầu của sản xuất và cũng là kết thúc của sản xuất. K- Mác đã tóm tắt lưu thông tư bản bởi công thức:
T - H (sx) H-T- H(sx)- H-....
(1)
Lưu thông tư liệu sản xuất xảy ra ở (1) tức là nối sản xuất với sản xuất. Mặt khác K.Mác đã chứng minh luận đề: Lưu thông không tạo ra giá trị hàng hoá. Nhưng trong (1) Ta thấy có sức xuất hiện của tiền (T) tức là phải có sự trao đổi thông qua hình thái tiền tệ. Xã hội phát triển hình thành một bộ phận mới đó là những tổ chức và cá nhân chuyên kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông. Trong đó có kinh doanh tư liệu sản xuất. Lĩnh vực hoạt động này ngày càng phát triển và trong sự phát triển đa dạng đó nảy sinh những hình thức kinh doanh gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống xã hội, mà trước tiên là nó gây thiệt hại cho chính những người làm lưu thông thực sự và chân chính.
Từ sơ đồ sau:
TLSX- SLĐ Sản xuất TLTD
Pk A Pk+1
TLSX.
Trong đó giả sử nền kinh tế sản xuất n loại hàng hoá .
Gọi: Pk = (Pjk ) là giá hàng tại chu kỳ sản xuất thứ k của loại hàng hoá J (J = 1,n)
A = (aij )nxn - là ma trận chi phí
Để đơn giản giả định tiêu dùng SLĐ khi tính chi phí sản xuất như TLTD
Như vậy trong điều kiện cân bằng và nếu kinh tế hầu như đóng trên thị trường khu vực thì:
Hay P= A.P
Nếu tính theo chu kỳ ta sẽ có:
Trong đó ( là tỷ xuất lợi nhuận bình quân, tức là:
Pk+1 = (1+() A Pk.
Do đó, sau t chu kỳ sản xuất:
Pt = (1 + ( )t At P0.
Trong điều kiện bình thường ta có thể chọn ( sao cho Pt hội tụ đến P, với một giá gốc nhất định. Và công thức P = A.P chính là cơ sở để giải thích nguồn gốc của lợi nhuận- đó là sức lao động, là chi phí lao động sống. Đương nhiên không phải vì thế mà lao động vật hoá không có vai trò quan trọng, đôi khi là quyết định trong việc tạo ra lợi nhuận. Vì vậy vấn đề đặt ra là: Muốn thực hiện đúng bản chất của lưu thông thì bất kỳ một loại tư liệu sản xuất nào cũng cần xác định một con đường qua lưu thông ngắn nhất, có thể hiểu theo nghĩa chi phí chứ không chỉ có ý nghĩa địa lý. Thường thì lưu thông hàng hoá nói chung hay tư liệu sản xuất nói riêng của các nước phát triển hay chưa phát triển, thì các tổ chức, cá nhân hay các doanh nghiệp thực hiện công tác lưu thông cũng không thể bán rẻ và không chịu mua rẻ.
Ở Việt Nam trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung các hàng hoá mua bán trên thị trường chưa phải đã vận động theo quy luật Cung- cầu, nhiều yếu tố của sản xuất chưa trở thành hàng hoá, chẳng hạn: đất đai, sức lao động, phân bón, xăng dầu, chất xám, tiền tệ... Nó là nền kinh tế với nhiều hoạt động kinh tế trong xã hội chưa hoàn toàn theo đúng các quy luật của nền kinh tế, trong đó việc mua bán tư liệu sản xuất là một trường hợp điển hình. Trong thời kỳ này lưu thông tư liệu sản xuất ở nước ta được đánh giá là: Lộn xộn, vòng vèo, tính xã hội thấp.
Điều đó thể hiện ở chỗ người mua của người làm lưu thông không phải là người sản xuất tức là xảy ra hiện tượng lưu thông -lưu thông ... sản xuất, trong đó mục đích của lưu thông về mặt xã hội hầu như không phải là sản xuất dù người mua là người sản xuất. Từ đó dẫn đến tình trạng lộn xộn kinh doanh theo kiểu “cò mồi, chỉ trỏ”. Mặt khác tạo nên nhu cầu giả tạo hạn chế sức sản xuất, giá cả không phản ánh đúng quy luật giá trị, quy luật cung cầu. Hàng hoá tư liệu sản xuất lưu thông vòng vèo như một “vật ngon” thách thức người sản xuất. Và cuối cùng chi phí sản xuất tăng do phải chấp nhận giá tư liệu sản xuất quá cao (giá hạch toán). Còn lưu thông hầu như chỉ để lưu thông- để kiếm lời, qua quá trình lưu thông nhiều cấp. Vậy các tổ chức, cá nhân hay các doanh nghiệp làm công tác lưu thông trong nền kinh tế kế hoạch hoá thu được lợi nhuận ở đâu ra. Và điều này đựoc khẳng định là chắc chắn do một chủ thể kinh doanh mạnh dạn bỏ vốn ra, do đó phải thu lãi. Nên mỗi lần mua bán lại phải tuân theo quá trình là: Khi người sản xuất bán tư liệu sản xuất cho người chuyên kinh doanh tư liệu sản xuất thì phải trích ra một phần lợi nhuận ròng của mình để “nhờ ”bán hàng. Phần trích đó sẽ không bé hơn công sức người kinh doanh tư liệu sản xuất sẽ bỏ ra để bán hộ hàng cho mình. (K.Mác cũng đã chỉ ra lợi nhuận thương nghiệp hình thành như vậy). Hoặc ở góc độ khác nếu người kinh doanh đầu tiên không chia lợi nhuận đủ cho người kinh doanh tiếp theo và sau nữa thì phần lợi nhuận đó có người ứng trước cho họ- đó chính là người sản xuất hay đúng hơn là chu kỳ sản xuất sau đó. Vì 2 lý do: Thứ nhất có thể họ vẫn còn lãi dù lãi ít ; Thứ hai là họ buộc phải sản xuất nếu không muốn phá sản và cho không toàn bộ phần vốn cố định đã mua sắm. Hệ quả dẫn đến là sự luẩn quẩn trong lưu thông và làm ảnh hưởng đến các tổ chức và cá nhâ