Đề tài Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo pháp luật hiện hành

Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện đất nước trong đó có bộ máy nhà nước do đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đặt ra, nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VII thực hiện triển khai nghị quyết ban chấp hành trung ương 8 khóa VII và Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 của Chính phủ. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính từ Chính phủ, các bộ đến UBND các cấp đã có nhiều thay đổi, từng bước được hoàn thiện. Là cấp trung gian giữa trung ương và địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong hoạt động của bộ máy nhà nước, góp phần đảm bảo hoạt động được thống nhất. Trong những năm qua cùng với những thay đổi của nền kinh tế - xã hội, hệ thống văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân cấp tỉnh cũng không ngừng được hoàn thiện. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới khi nước ta đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đang hội nhập khu vực và quốc tế đặc biệt khi nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, thì tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục bởi vậy đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương trong đó có Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là một trong những nhiệm vụ nằm trong chương trình tổng thể cải cách hành chính. Vì thế em đã chọn đề tài “ Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo pháp luật hiện hành ”.

doc59 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2079 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo pháp luật hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện đất nước trong đó có bộ máy nhà nước do đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đặt ra, nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VII thực hiện triển khai nghị quyết ban chấp hành trung ương 8 khóa VII và Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 của Chính phủ. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính từ Chính phủ, các bộ đến UBND các cấp đã có nhiều thay đổi, từng bước được hoàn thiện. Là cấp trung gian giữa trung ương và địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong hoạt động của bộ máy nhà nước, góp phần đảm bảo hoạt động được thống nhất. Trong những năm qua cùng với những thay đổi của nền kinh tế - xã hội, hệ thống văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân cấp tỉnh cũng không ngừng được hoàn thiện. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới khi nước ta đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đang hội nhập khu vực và quốc tế đặc biệt khi nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới,…thì tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục bởi vậy đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương trong đó có Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là một trong những nhiệm vụ nằm trong chương trình tổng thể cải cách hành chính. Vì thế em đã chọn đề tài “ Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo pháp luật hiện hành ”. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X Ban chấp hành Trung ương Đảng xác định một trong những đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN hiện nay là “ Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản”. Bởi vậy, trong những năm qua tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân nói chung, Uỷ ban nhân dân tỉnh nói riêng đang từng bước được đổi mới.Và đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về UBND như: Sự cần thiết phải tăng cường hiệu quả hoạt động của UBND, đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND,… MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân cấp tỉnh. Đề tài được thực hiện dựa trên các quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Qua việc tìm hiểu, để thấy được những kết quả cũng như những hạn chế, bất cập cần được khắc phục trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh qua đó đưa ra các giải pháp để góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của UBND cấp tỉnh. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn được dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá,… KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN: Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo thì kết cấu của khóa luận gồm ba chương: Chương I. . Uỷ ban nhân dân trong cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước ở nước ta. Chương II. Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo pháp luật hiện hành. Chương III. Giải pháp hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân cấp tỉnh. Chương I UỶ BAN NHÂN DÂN TRONG CƠ CẤU, TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA 1.1.Vị trí, tính chất, chức năng của Uỷ ban nhân dân. Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất như: nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với nhà nước, nguyên tắc tập trung dân chủ,… tạo thành một thể thống nhất để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Trong đó Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh là một mắt xích quan trọng trong cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước(BMNN). Ở nước ta, ngay từ thời Văn Lang – Âu Lạc đơn vị hành chính cấp tỉnh đã bắt đầu được manh nha với hình thức các bộ. Đơn vị hành chính tỉnh thực sự ra đời cùng với nền hành chính nhà nước ở địa phương bắt đầu được triển khai sau khi nước ta giành được quyền tự chủ. Thời nhà Khúc (đầu TK 10), đó là lộ, dưới đó là phủ, châu, giáp, xã. Thời nhà Đinh (từ năm 944), đó là đạo… Trải qua thời gian đơn vị hành chính cấp tính đã có nhiều thay đổi để phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử. Nhà nước Việt Nam là một quốc gia có cấu trúc lãnh thổ theo mô hình nhà nước đơn nhất. Lãnh thổ được phân chia thành các đơn vị hành chính. Việc phân chia giúp cho việc quản lý được thống nhất, cũng như để nắm bắt tình hình ở mỗi địa phương. Điều 118 Hiến pháp 1992 quy định: “Các đơn vị hành chính của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: - Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã. - Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quân chia thành phường”. Bộ máy chính quyền của nước ta gồm bốn cấp: Trung ương; tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận và tương đương; xã, phường và tương đương. Bộ máy chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và Ủy ban nhân dân do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Như vậy, UBND cấp tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, là một bộ phận trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, là cấp trung gian giữa trung ương với địa phương. Đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước, thực hiện, triển khai quyền lực của trung ương xuống lãnh thổ. Điều 123 Hiến pháp 1992 và Điều 2 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định: “UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND”. Với quy định này, Uỷ ban nhân dân nói chung, UBND cấp tỉnh nói riêng được xác định là cơ quan chấp hành của HĐND đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Theo Hiến pháp 1946, Uỷ ban hành chính (UBHC) mặc dù do HĐND bầu ra và có trách nhiệm thi hành các nghị quyết của HĐND địa phương mình sau khi được cấp trên chuẩn y, tuy nhiên lại chưa quy định một cách rõ ràng là cơ quan chấp hành của HĐND. Từ Hiến pháp 1959 UBHC (nay là UBND) được quy định rõ là cơ quan chấp hành của HĐND tại Điều 87, Điều 121 Hiến pháp 1980, Điều 123 Hiến pháp 1992. Qua đây có thể thấy, về cơ bản vị trí, tính chất, chức năng của UBND qua các bản Hiến pháp không có sự thay đổi lớn mà đang dần được hoàn thiện để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND. Thứ nhất, UBND với tư cách là cơ quan chấp hành của HĐND (cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương). + UBND do HĐND cùng cấp bầu ra gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên dưới hình thức bỏ phiếu kín. Pháp luật hiện hành quy định Chủ tịch UBND là đại biểu HĐND. Còn các thành viên khác của UBND không nhất thiết phải là đại biểu HĐND. Đây là một quy định mới so với các văn bản luật trước. Bởi trước đây “thành viên của UBND phải là đại biểu HĐND”. Quy định này góp phần đáp ứng nguồn nhân sự khi Uỷ ban nhân dân có sự thay đổi về thành viên, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong phạm vi lãnh thổ mỗi địa phương. Trong nhiệm kỳ nếu khuyết Chủ tịch UBND thì Chủ tịch HĐND cùng cấp giới thiệu người ứng cử Chủ tịch UBND để HĐND bầu. + Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc tổ chức, triển khai và thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, đưa những quy định trong các nghị quyết vào đời sống, biến các nghị quyết đó thành hiện thực. Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và UBND cấp trên trực tiếp, Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Chính phủ + Uỷ ban nhân dân chịu sự giám sát của HĐND trong việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, giám sát việc tuân theo pháp luật của các thành viên UBND, các cơ quan chuyên môn của UBND, của cán bộ, công chức. Hội đồng nhân dân có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của UBND, có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu. Đồng thời có quyền bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị trái pháp luật của UBND cùng cấp. Vì thế văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành không được trái với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp + Nhiệm kỳ của UBND theo nhiệm kỳ của HĐND cùng cấp. Theo quy định hiện hành là 5 năm. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, UBND tiếp tục làm việc cho đến khi HĐND khóa mới bầu ra Uỷ ban nhân dân khóa mới. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ở mỗi đơn vị hành chính không giữ chức vụ đó quá hai nhiệm kỳ liên tục. Trước đây, nhiệm vụ, quyền hạn của UBHC (nay là UBND) không chỉ có thi hành các mệnh lệnh của cấp trên, các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, kiểm soát các HĐND và UBHC cấp dưới… mà Uỷ ban hành chính còn có quyền triệu tập Hội đồng nhân dân như là cơ quan thường trực của HĐND. Quy định này làm giảm tính quyền lực của Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên kể từ khi Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1989 quy định việc thành lập thường trực HĐND thì vị trí, tính chất của Uỷ ban nhân dân trong mối quan hệ với Hội đồng nhân dân được xác định một cách phù hợp hơn. Thứ hai, Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Uỷ ban nhân dân là cơ quan trực thuộc hai chiều. Đối với cơ quan này, quan hệ trực thuộc theo chiều dọc của nó cũng có “sức nặng” không kém gì quan hệ theo chiều ngang với HĐND cùng cấp, nếu không nói là hơn trong một số trường hợp. + Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở. Chức năng của UBND có những đặc trưng riêng so với chức năng của các cơ quan nhà nước khác như: Tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân (VKSND),… - Nếu như chức năng cơ bản của Tòa án là xét xử, của VKSND là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thì quản lý hành chính được coi là chức năng cơ bản của UBND, là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của UBND. Các cơ quan nhà nước khác như Tòa án, VKSND trong hoạt động của mình cũng phải thực hiện quản lý hành chính nhưng chỉ mang tính nội bộ và cũng không phải là hoạt động chủ yếu. - Hoạt động quản lý của UBND mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống: kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng… Và mang tính thống nhất, bởi hoạt động quản lý của UBND được thực hiện trên cơ sở chấp hành những quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, dưới sự quản lý thống nhất của Chính phủ. - Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương UBND thực hiện hoạt động quản lý trong phạm vi địa phương mình. Cùng phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ một cách có hiệu quả. + Theo quy định của pháp luật hiện hành kết quả bầu cử thành viên UBND cấp dưới trực tiếp phải được nguời đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp trên phê chuẩn, kết quả bầu các thành viên của UBND cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Chủ tịch UBND cấp trên có quyền điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp, phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp. + Đối với các văn bản trái pháp luật của UBND, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ. Theo Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980 UBHC (UBND) cấp trên còn có quyền sửa đổi đối với quyết định của UBND cấp dưới trực tiếp. + Uỷ ban nhân dân chịu sự chỉ đạo của UBND cấp trên, UBND cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Chính phủ. Quy định này nhằm bảo đảm tính thống nhất của quản lý hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở. UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND cấp trên trực tiếp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình UBND ra quyết định, chỉ thị đồng thời tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. UBND là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương, chức năng của UBND cơ bản là giống chức năng của Chính phủ chỉ khác nhau ở vị trí, thẩm quyền, cũng như về phạm vi lãnh thổ. UBND nói chung, UBND tỉnh nói riêng có vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu, tổ chức BMNN ở Việt Nam. Qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên trong giai đoạn cách mạng mới đòi hỏi cần phải củng cố, kiện toàn hơn nữa BMNN trong đó có hệ thống các cơ quan hành chính. Vì thế đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là một điều cần thiết, nó cũng phù hợp Nghị quyết của Đại hội Đảng IX đã đề ra. 1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Uỷ ban nhân dân trong lịch sử lập hiến Việt Nam. Sự hình thành và phát triển của UBND gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của BMNN qua mỗi giai đoạn. Tùy theo từng thời kỳ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cũng như yêu cầu lịch sử mà tổ chức và hoạt động của UBND có sự thay đổi 1.2.1 Uỷ ban nhân dân theo Hiến pháp 1946. Ngay từ thời xa xưa, để thuận tiện cho việc quản lý các đơn vị hành chính với nhiều tên gọi khác nhau đã được thành lập như: các bộ, các châu, lộ, phủ… Vào năm 1832 ở miền Nam và 1831 ở miền Bắc với cuộc cải cách hành chính Minh Mạng lần thứ hai cả nước chia thành 29 tỉnh, dưới tỉnh là phủ, huyện, tổng và xã. Dưới thời Pháp thuộc để thuận lợi cho chính sách cai trị nước ta bị chia làm 3 kỳ: Bắc Kỳ – Nam Kỳ - Trung Kỳ, mỗi Kỳ với một chế độ khác nhau. Ngày 22/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh 63 – SL về tổ chức HĐND và UBHC các cấp ở nông thôn. UBND thời kỳ này có tên gọi là UBHC được thành lập ở các cấp kỳ, tỉnh, huyện, xã. Tuy nhiên HĐND chỉ được thành lập ở cấp xã và cấp tỉnh, còn cấp huyện và kỳ không thành lập. Ngày 22/12/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 77/SL về tổ chức chính quyền ở thị xã, thành phố. Theo đó UBHC do các HĐND bầu ra là cơ quan hành chính vừa thay mặt cho dân vừa đại diện cho chính phủ. Đối với cấp huyện và kỳ không có HĐND thì: UBHC cấp huyện do hội viên các HĐND xã trong huyện bầu ra, UBHC kỳ do hội viên các HĐND tỉnh trong kỳ bầu ra. Thể lệ bầu cử HĐND và UBHC được quy định tại Nghị định số 164 ngày 29/12/1945 của Bộ trưởng Bộ nội vụ và Nghị định số 31 ngày 28/1/1946 của Bộ trưởng Bộ nội vụ. UBHC gồm có 5 ủy viên: 3 ủy viên chính thức (1 Chủ tịch, 1 phó Chủ tịch, 1 thư ký) và 2 ủy viên dự khuyết. UBHC thời kỳ này được xác định là cơ quan hoạt động thường xuyên của HĐND. Mặc dù UBHC do HĐND cùng cấp bầu ra có trách nhiệm thi hành các nghị quyết của HĐND nhưng chưa được xác định rõ là cơ quan chấp hành của HĐND. Nhiệm kỳ của UBHC các cấp theo nhiệm kỳ của HĐND là hai năm. Tùy thuộc vào UBHC mỗi cấp mà nhiệm vụ, quyền hạn có điểm riêng nhưng nhìn chung thì UBHC có quyền hạn: thi hành các mệnh lệnh của các cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp, triệu tập HĐND cùng cấp, cũng như kiểm soát các cơ quan chuyên môn. Cách mạng tháng tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chính phủ lâm thời đã tiến hành ban bố các văn bản pháp luật làm cơ sở cho việc xây dựng BMNN kiểu mới. Vì thế, ngày 09/11/1946, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Theo Hiến pháp 1946, Bộ máy nhà nước được phân thành năm cấp: trung ương; cấp bộ; cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện; cấp xã và cấp tương đương. Bộ máy chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBHC. UBHC được thành lập ở tất cả các cấp, là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. UBHC do HĐND cùng cấp bầu ra, ở bộ và huyện không có HĐND chỉ có UBHC. UBHC bộ do Hội đồng các tỉnh và thành phố bầu ra, UBHC huyện do Hội đồng các xã bầu ra. UBHC chịu trách nhiệm đối với cấp trên và đối với HĐND địa phương mình, có trách nhiệm thi hành các mệnh lệnh của cấp trên, các nghị quyết của HĐND địa phương mình sau khi được cấp trên chuẩn y. Đến 1958 khi miền Bắc đang trong công cuộc xây dựng CNXH, miền Nam vẫn còn nằm dưới ách thống trị của đế quốc và tay sai, tình hình có nhiều thay đổi, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng chính quyền nhân dân. Quốc hội khóa I đã thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 29/4/1958. Theo đó hệ thống tổ chức chính quyền địa phương gồm có: các khu tự trị, các thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh, châu, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, xã, thị trấn có HĐND và UBHC; các huyện có UBHC. Như vậy, UBHC theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương được thành lập ở các cấp. Riêng ở huyện là không có HĐND. Nhiệm vụ của UBHC cũng được quy định rõ ràng hơn. Các cơ quan chuyên môn ở địa phương và quan hệ giữa UBHC với các cơ quan đó được quy định một cách cụ thể. UBHC được xác định là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp, là cơ quan hành chính của nhà nước ở cấp ấy. Như vậy, Hiến pháp 1946 đặt nền tảng cho việc xây dựng BMNN, trong đó có hệ thống các UBHC. 1.2.2 Uỷ ban nhân dân theo Hiến pháp 1959. Ở miền Bắc, sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân căn bản đã hoàn thành và chuyển sang làm cách mạng XHCN. Trong khi đó ở miền Nam vẫn dưới ách thống trị của đế quốc và tay sai vì thế trong giai đoạn mới, đứng trước nhiệm vụ lịch sử mới. Ngày 31/12/1959 Quốc hội đã nhất trí thông qua bản Hiến pháp mới. Ngày 01/01/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Hiến pháp. So với Hiến pháp 1946, BMNN Việt Nam dân chủ cộng hòa đã có nhiều thay đổi: hệ thống các cơ quan đại diện được thành lập ở các cấp; Nghị viện nhân dân được đổi tên thành Quốc Hội; Chính phủ được đổi tên thành Hội đồng Chính phủ,… Các đơn vị hành chính địa phương được chia thành 3 cấp: Tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thành phố, thị xã; xã, thị trấn. Cấp bộ đã bị xóa bỏ. UBHC được thành lập ở các cấp, do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND địa phương và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. UBHC chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cấp mình và trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBHC các cấp được bổ sung. UBHC các cấp lãnh đạo công tác của các ngành thuộc quyền mình và của UBHC cấp dưới; có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các ngành công tác, có quyền đình chỉ việc thi hành những nghị quyết sai trái của HĐND cấp dưới trực tiếp và đề nghị HĐND cấp mình sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết ấy. Uỷ ban hành chính gồm có Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó chủ tịch, ủy viên thư ký và các ủy viên. Theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1962 thì UBHC cấp tỉnh có từ 9 đến 15 người, còn khu tự trị có từ 7 đến 9 người. Nhiệm kỳ của UBHC theo nhiệm kỳ của HĐND đã bầu ra mình. 1.2.3 Uỷ ban nhân dân theo Hiến pháp 1980. Đại thắng mùa Xuân 1975, cùng với việc khắc phục hậu quả sau chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị miền Nam thì nhiệm vụ quan trọng là hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Kỳ họp thứ I Quốc hội khóa VI đã hoàn thành công việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Ngày 18/12/1980 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước. Hiến pháp 1980 đã kế thừa và phát triển Hiến pháp 1946 và 1959. Đồng thời có nhiều điểm mới. Về phương diện hành chính Bộ máy nhà nước ta vẫn gồm bốn cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương, khu tự trị theo hiến pháp 1959 đã xóa bỏ; cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; cấp xã, thị trấn và tương đương. Hệ thống các cơ quan chấp hành có sự thay đổi: Hội đồng Chính phủ được đổi tên thành Hội đồng bộ trưởng, UBHC trước đây đư
Luận văn liên quan