Đề tài Tòa án – cơ quan giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: + Mua bán hàng hoá + Cung ứng dịch vụ + Phân phối + Đại diện, đại lý + Ký gửi + Thuê, cho thuê, thuê mua + Xây dựng + Tư vấn, kỹ thuật + Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa + Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển + Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác + Đầu tư, tài chính, ngân hàng + Bảo hiểm + Thăm dò, khai thác - Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.: - Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty: - Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

doc15 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2300 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tòa án – cơ quan giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG MÔN : LUẬT KINH TẾ ----------------------›*š------------------------ Đề tài: TÒA ÁN – CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH GVHD: Thầy Võ Song Toàn Nhóm TH: Nhóm 13 Nguyễn Văn Ánh Nguyễn Ngọc Bích Ngô Thùy Dung Nguyễn Tùng Giang Chữ Mai Phương Nguyễn Toàn Đinh Văn Sang Lớp: B2K5Đ2 Tp. Hồ Chí Minh : 05– 2009 TÒA ÁN – CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẦP TRONG KINH DOANH Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh: (Theo mục 1, chương III, bộ luật tố tụng dân sự 2004) 1. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án : - Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: + Mua bán hàng hoá + Cung ứng dịch vụ + Phân phối + Đại diện, đại lý + Ký gửi + Thuê, cho thuê, thuê mua + Xây dựng + Tư vấn, kỹ thuật + Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa + Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển + Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác + Đầu tư, tài chính, ngân hàng + Bảo hiểm + Thăm dò, khai thác - Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.: - Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty: - Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. 2. Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án : - Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại. - Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. - Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài. - Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. Nguyên tắc giải quyết tại tòa án: 1. Cách thức giải quyết những tranh chấp: a .Phi tố tụng : Pháp luật khuyến khích trước khi giải quyết bằng Tố tụng Pháp lý - Thương lượng: giải quyết tranh chấp giữa các bên (Ưu điểm: đơn giản, ít tốn kém, không gây tổn hại về uy tín, mối quan hệ giữa các bên: Nhược điểm:phụ thuộc vào sự thiện chí họp tác của các bên) - Hoà giải: giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba với vai trò làm trung gian thuyết phục các bên. (Ưu điểm: tương tự: Nhược điểm: phụ thuộc vào sự thiện chí họp tác của các bên và kinh nghiệm, kỹ năng của người hoà giải) b. Tố tụng Pháp lý : - Toà án - Trọng tài thương mại (là tổ chức phi chính phủ thành lập với mục đich giải quyết những tranh chấp trong kinh doanh). 2. Những nguyên tắc cơ bản : (chương II, bộ luật tố tụng dân sự 2004) - Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự - Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp - Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự - Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự - Trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền - Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự - Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự - Hoà giải trong tố tụng dân sự - Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự - Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật - Trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự - Toà án xét xử tập thể - Xét xử công khai - Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự - Thực hiện chế độ hai cấp xét xử - Giám đốc việc xét xử - Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Toà án - Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự - Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Toà án - Việc tham gia tố tụng dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức - Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự Các điều kiện để nguyên đơn khởi kiện: Khởi kiện vụ án kinh tế: Yêu cầu Tòa án giải quyết những tranh chấp trong kinh doanh, thương mại. Quyền khởi kiện vụ án kinh tế thuộc về các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật kinh tế. Các chủ thể này hoàn toàn bình đẳng về địa vị pháp lý, có quyền tự định đoạt. Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa họ thì họ có quyền khởi kiện vụ án kinh tế Các điều kiện để nguyên đơn khởi kiện: - Đối với cá nhân : đủ năng lực chủ thể. Trong trường hợp họ bị mất năng lực hành thì quyền khởi kiện của họ được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp. - Cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị các chủ thể khác xâm phạm. Đơn khởi kiện: - Hình thức : Người khởi kiện ký tên nếu người khởi kiện là cá nhân; Nếu là cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn - Nội dung : điền thông tin đầy đủ theo mẫu Đơn khởi kiện đang lưu hành. Thời hiệu khởi kiện : Thời hiệu khởi kiện : thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. (BLTTDS 2004/Đ159/K1) . Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án kinh tế là 02 năm (kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm). Những trường hợp mà thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện khi xảy ra một trong các sự kiện (BLDS 1995/Đ170) : - Có sự kiện bất khả kháng - Người có quyền khởi kiện không đủ năng lực chủ thể, chưa có người đại diện (không quá 01 năm) - Người đại diện của người khởi kiện không đủ năng lực chủ thể, nhưng chưa có người đại diện khác thay thế, hoặc vì lý do chính đáng khác mà không tiếp tục đại diện được (không quá 01 năm). Thủ tục khởi kiện: Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hồ sơ khởi kiện: a ) Đơn khởi kiện : theo mẫu. b) Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp. c ) Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án. d ) Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy CMND, hộ khẩu (nếu là cá nhân). giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng) nếu là pháp nhân. e ) Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao). Lưu ý: Các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc. Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn. Gửi đơn khởi kiện lên tòa án : Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp đến toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây: Nộp trực tiếp tại toà án có thẩm quyền; b) Gửi đến toà án có thẩm quyền qua bưu điện. Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại toà án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Thủ tục nhận đơn khởi kiện : Toà án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại toà án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, toà án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây: a ) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; b ) Chuyển đơn khởi kiện cho toà án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án khác; c ) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án thì toà án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Toà án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Khi thụ lý đơn và hồ sơ khởi kiện, Toà án cấp sơ thẩm phải xác định vụ tranh chấp đó có phải là tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 BLTTDS hay không để phân công cho Toà kinh tế giải quyết (nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh). Chú ý: Toà kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 BLTTDS; các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử trong mọi trường hợp, nếu sau đó phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền của Toà kinh tế thì sẽ xử lý theo hướng dẫn tại mục I NQ số 03/2005. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phải xem xét xác định vụ án thuộc loại án cụ thể nào trong số những loại án được quy định tại Điều 29 BLTTDS để áp dụng đúng luật chuyên ngành điều chỉnh loại quan hệ pháp luật đó. Thời hạn chuẩn bị xét xử: Thời hạn chuẩn bị xét xử là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá một tháng. Án phí: Án phí là một khoản tiền mà các đương sự phải trả cho Tòa án khi Tòa án giải quyết vụ tranh chấp trong kinh doanh, thương mại giữa các bên Nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí ( nguyên đơn có phải chịu án phí hay không, tỷ lệ là bao nhiêu do Tòa án quy định vào cuối quá trình tố tụng) Số tiền án phí các đương sự phải chịu do Tòa án xác định tùy theo từng vụ án, căn cứ trên mức độ lỗi, lợi ích của các bên từ vụ tranh chấp và theo khung án phí do Chính phủ quy định a ) Án phí kinh tế bao gồm án phí kinh tế sơ thẩm và án phí kinh tế phúc thẩm. b ) Mức án phí kinh tế sơ thẩm đối với các vụ án kinh tế không có giá ngạch là 500.000 đồng. c ) Mức án phí kinh tế sơ thẩm đối với các vụ án kinh tế có giá ngạch được quy định như sau: Giá trị tranh chấp kinh tế Mức án phí Từ 10.000.000 đồng trở xuống. 500.000 đồng. Từ trên 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. 5% Giá trị tranh chấp kinh tế Từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. 5.000.000 đồng + 4% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 100.000.000 đồng. Từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. 9.000.000 đồng + 3% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 200.000.000 đồng. Từ trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng. 18.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 500.000.000 đồng. Từ trên 1.000.000.000 đồng. 28.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 1.000.000.000 đồng. d ) Mức án phí kinh tế phúc thẩm đối với tất cả các vụ án Kinh tế là 200.000 đồng. Tiền tạm ứng án phí sơ thẩm: Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có liên quan, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong các vụ án kinh tế phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm theo thông báo của Toà án. Người nộp đơn yêu cầu Toà án giải quyết về kinh doanh thương mại theo quy định tại mục II trên đây phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết theo thông báo của Toà án. Một vài ví dụ thực tế: 1. Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng 8.500 cổ phần trong Công ty cổ phần ĐB Gas trị giá 1,5 tỷ đồng Trong các ngày 05 và 07 tháng 3 năm 2007, tại phòng xử án của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đã xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 566/2006/TLST-KDTM ngày 15 tháng 8 năm 2006 về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 374/2007/QĐST-KDTM ngày 28 tháng 02 năm 2007 giữa các đương sự: Nguyên đơn : Ông ĐỖ BÁ SƠN (Có mặt) Thường trú : 174/21 Lê Quốc Hưng, Phường 12, Quận 4, TPHCM Đại diện : Ông Bùi Quang Nghiêm, GUQ ngày 30/01/2007 (Có mặt) Bị đơn : Ông NGUYỄN NHẬT THANH Thường trú : 152/13 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TPHCM Tạm trú : Ấp 5, xã Đạo Thạnh, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang Đại diện : Ông Trần Anh Dũng, GUQ ngày 20/12/2006 (Có mặt) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:: Ông NGUYỄN VĂN TUẤN Thường trú : 152/13 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TPHCM Đại diện : Ông Trần Anh Dũng, GUQ ngày 27/02/2007 Bà LÊ THỊ THU HỒNG Tạm trú : 46/3 Lê Thị Hồng Gấm, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang Đại diện : Ông Trần Anh Dũng, GUQ ngày 07/02/2007 (Có mặt) NHẬN THẤY - Nguyên đơn (ông Đỗ Bá Sơn) trình bày : Ngày 15/7/2005, ông Nguyễn Nhật Thanh là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty cổ phần ĐB Gas có ký Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ 8.500 cổ phần trong Công ty cổ phần ĐB Gas cho ông Đỗ Bá Sơn với giá chuyển nhượng là 1,5 tỷ đồng và đã nhận đủ số tiền này từ ông Sơn. Tuy nhiên, sau đó ông Thanh không thực hiện việc làm thủ tục đăng ký thay đổi Chủ tịch HĐQT của công ty. Do đó, ông Sơn làm đơn khởi kiện yêu cầu ông Thanh phải trả lại số tiền chuyển nhượng cổ phần đã nhận 1,5 tỷ đồng nói trên. - Bị đơn (ông Nguyễn Nhật Thanh) trình bày : Xác nhận chỉ ký khống vào tờ giấy trắng để ông Sơn sử dụng vào việc liên hệ mua gas tại Hà Nội, thực tế không có ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (ông Nguyễn Văn Tuấn, bà Lê Thị Thu Hồng) trình bày : Ông Nguyễn Nhật Thanh không có thông qua Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần ĐB Gas việc chuyển nhượng cổ phần nói trên. Các cổ đông sáng lập còn lại (ông Tuấn và bà Hồng) không chấp nhận việc chuyển nhượng này. Tòa án đã triệu tập hòa giải nhiều lần nhưng do bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có mặt (chỉ có ông Trần Anh Dũng đại diện nhưng tại thời điểm hòa giải chưa có giấy ủy quyền hợp lệ) nên không thể tiến hành hòa giải được và Tòa án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa hôm nay : - Nguyên đơn (ông Đỗ Bá Sơn) : Yêu cầu ông Nguyễn Nhật Thanh phải hoàn trả 1,5 tỷ đồng tiền chuyển nhượng cổ phần đã nhận ngay sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Đồng ý hoàn trả cho Công ty cổ phần ĐB Gas toàn bộ các giấy tờ đã nhận thế chấp từ ông Thanh ngay sau khi nhận được đủ tiền do ông Thanh hoàn trả. - Bị đơn (ông Nguyễn Nhật Thanh) : Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn vì hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa hai bên chỉ là hợp đồng ký khống (khi ký chưa có nội dung). Đề nghị ông Sơn trả lại các giấy tờ đã nhận của công ty. - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (ông Nguyễn Văn Tuấn, bà Lê Thị Thu Hồng) : Thống nhất với ý kiến của bị đơn, việc chuyển nhượng cổ phần giữa ông Thanh và ông Sơn chưa được thông qua Đại hội đồng cổ đông của Công ty cổ phần ĐB Gas. XÉT THẤY Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định : a. Về thẩm quyền giải quyết vụ án : Vụ án tranh chấp về kinh doanh thương mại (mua bán cổ phiếu) giữa các cá nhân đều có mục đích lợi nhuận, bị đơn cư trú tại TPHCM. Vì vậy, căn cứ vào khoản 4 Điều 29, Điều 34, điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự; khoản 3 Nghị quyết số 32/2004/QH11 ngày 15/6/2004 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 1 Nghị quyết số 742/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 24/12/2004 của Uûy ban thường vụ Quốc hội về việc giao thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự cho các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và mục b điểm 1.1 khoản 1 phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, vụ tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân TPHCM (Tòa kinh tế) theo thủ tục tố tụng dân sự. b. Về thời hiệu khởi kiện : Ngày 15/7/2005, các bên ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Ngày 09/5/2006, nguyên đơn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án. Căn cứ vào điểm a, khoản 3, Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự, nguyên đơn đã làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án trong thời hạn quy định (2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị xâm phạm), do đó, cần được chấp nhận thụ lý để giải quyết. c. Về nội dung tranh chấp : Xét yêu cầu của nguyên đơn đòi ông Nguyễn Nhật Thanh phải hoàn trả 1,5 tỷ đồng tiền chuyển nhượng cổ phần đã nhận: Căn cứ vào chứng cứ do nguyên đơn cung cấp là bản Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần ngày 15/7/2005 đã được người đại diện hợp pháp của bị đơn xác nhận chữ ký tại phiên tòa, có đủ cơ sở để xác định giữa ông Nguyễn Nhật Thanh và ông Đỗ Bá Sơn có thỏa thuận việc chuyển nhượng 8.500 cổ phần của ông Nguyễn Nhật Thanh trong Công ty cổ phần ĐB Gas cho ông Đỗ Bá Sơn với giá chuyển nhượng là 1,5 tỷ đồng và bên chuyển nhượng là ông Nguyễn Nhật Thanh đã nhận đủ số tiền chuyển nhượng nói trên. Tuy nhiên, căn cứ vào lời khai nhận của các đương sự tại phiên tòa thì việc chuyển nhượng cổ phần nói trên giữa ông Thanh và ông Sơn không được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần ĐB Gas theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật doanh nghiệp năm 1999 (có hiệu lực tại thời điểm các bên ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, Công ty cổ phần ĐB Gas mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chưa được 3 năm). Mặt khác, Công ty cổ phần ĐB Gas cũng chưa thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (về việc chuyển nhượng cổ phần của ông Nguyễn Nhật Thanh là một trong 3 cổ đông sáng lập của công ty) theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật doanh nghiệp năm 1999. Do đó, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự năm 1995 (có hiệu lực tại thời điểm các bên ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần), hợp đồng chuyển nhượng cổ phần nói trên giữa các bên là hợp đồng dân sự vô hiệu và các bên có trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 146 Bộ luật dân sự năm 1995. Từ sự phân tích trên cho thấy yêu cầu của nguyên đơn đòi ông Nguyễn Nhật Thanh phải hoàn trả số tiền chuyển nhượng cổ phần 1,5 tỷ đồng là có căn cứ và hợp pháp, cần được chấp nhận. Về ý kiến của đại diện bị đơn cho rằng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần ngày 15/7/2005 mà nguyên đơn dùng làm chứng cứ để khởi kiện đã được ông Nguyễn Nhật Thanh ký khống để sử dụng vào việc khác (chưa ghi nội dung), thực tế ông Thanh hoàn toàn không có thỏa thuận chuyển nhượng và cũng chưa có nhận số tiền chuyển nhượng cổ phần 1,5 tỷ đồng từ ông Đỗ Bá Sơn nên không chấp nhận hoàn trả số tiền này cho ông Sơn: Ý kiến này không có căn cứ để được chấp nhận vì tại Biên bản ghi lời khai do Phòng CSĐTTP về TTXH Công an TPHCM lập ngày 15/02/2006 cũng như tại phiên tòa hôm nay, bị đơn và người đại diện của bị đơn đã xác nhận chữ ký của bên chuyển nhượng trong bản hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mà nguyên đơn cung cấp cho Tòa án để làm căn cứ khởi kiện đúng là của chữ ký ông Nguyễn Nhật Thanh mà không có chứng cứ nào để chứng minh việc ký đó là ký khống. d. Về án phí: Căn cứ vào khoản 1 Điều 131 Bộ luật tố tụng dân sự và các điều 15, 18 và 19 Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí Tòa án : - Ông Nguyễn Nhật Thanh phải chịu án phí sơ thẩm trên số tiền phải trả cho ông Đỗ Bá Sơn. - Ông Đỗ Bá Sơn không phải chịu án phí nên được nhận lại toàn bộ số tiền tạm ứng án phí đã nộp. Vì các lẽ trên, QUYẾT ĐỊNH Áp dụng khoản 1 Điều 19, điểm c khoản 1 Điều 51, khoản 1 Điều 58 Luật doanh nghiệp năm 1999; Điều 131 và khoản 2 Điều 146 Bộ luật dân sự năm 1995; Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc ông Nguyễn Nhật Thanh phải có trách nhiệm hoàn trả cho ông Đỗ Bá Sơn số tiền chuyển nhượng cổ phần đã nhận là 1.500.000.000 đ (một tỷ năm trăm triệu đồng). Ông Đỗ Bá Sơn có trách nhiệm hoàn trả cho người đại diện theo p
Luận văn liên quan