Đề tài Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước

Lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước hiện nay là một trong những vấn đề nóng mà xã hội đang quan tâm vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình kinh tế xã hội ở giác độ vĩ mô cũng như vi mô. Chính vì thế, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi cũng như liệu hai vấn đề này có quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau không của các nhà kinh tế học, các nhà hoạch định chính sách cũng nhận được sự quan tâm không kém. Thông qua lý thuyết về môn học Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ và tìm hiểu thêm các đề tài nghiên cứu về vấn đền này của các nhà kinh tế học, các nhà hoạch định chính sách, chúng tôi sẽ phân tích và làm rõ hơn những lý thuyết cơ bản và những quan điểm, nhận định khi áp dụng chúng vào thực tiễn.

pdf18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2081 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề tài số 3: Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước GVHD: Trương Minh Tuấn Lớp VB2KT02- Nhóm số 18 STT Họ và tên Chữ ký 32 Đặng Thị Ngọc Hân 83 Lưu Lệ Ngọc 89 Trần Thị Thanh Nhiên 102 Bùi Thị Lan Phương Tóm lược LT về mối quan hệ giữa lạm phát & bội chi ngân sách nhà nước GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 2 TP.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2012 LỜI MỞ ĐẦU Lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước hiện nay là một trong những vấn đề nóng mà xã hội đang quan tâm vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình kinh tế xã hội ở giác độ vĩ mô cũng như vi mô. Chính vì thế, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi cũng như liệu hai vấn đề này có quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau không của các nhà kinh tế học, các nhà hoạch định chính sách cũng nhận được sự quan tâm không kém. Thông qua lý thuyết về môn học Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ và tìm hiểu thêm các đề tài nghiên cứu về vấn đền này của các nhà kinh tế học, các nhà hoạch định chính sách, chúng tôi sẽ phân tích và làm rõ hơn những lý thuyết cơ bản và những quan điểm, nhận định khi áp dụng chúng vào thực tiễn. Tóm lược LT về mối quan hệ giữa lạm phát & bội chi ngân sách nhà nước GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 3 TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN BỘI CHI Theo PGS-TS. Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng, GS-TS. Dương Thị Bình Minh, ThS. Phạm Đặng Huấn, ThS. Nguyễn Anh Tuấn, TS. Bùi Thị Mai Hoài, TS. Diệp Gia Luật “Lạm phát gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước bằng việc bào mòn giá trị thực của những khoản công phí. Ngoài ra lạm phát cao kéo dài và không dự đoán trước được làm cho nguồn thu ngân sách nhà nước bị giảm do sản xuất bị suy thoái.” Trước tiên, cần nhìn nhận một cách đúng đắn rằng, lạm phát không phải lúc nào cũng là một tai họa. Lạm phát có tác động tích cực đối với nền kinh tế kéo theo sự tăng trưởng của các năng lực sản xuất và là đòn bẩy có khả năng sinh lợi tài chính. Tuy nhiên, những mặt tích cực ấy chỉ là bề nổi của lạm phát vừa phải khi nền kinh tế chưa đạt tới mức toàn dụng. Nếu tốc độ lạm phát tăng cao thì nền kinh tế sẽ có những biến động hết sức nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển đi lên của một quốc gia, trong đó bao gồm cà việc mất cân đối của ngân sách nhà nước làm tăng sự phồng lên của tiền tệ do những đợt bơm tiền mặt kho bạc thực hiện. Thực vậy, cùng với sự xuất hiện của lạm phát, sự lớn lên nhanh chóng của cung tín dụng mang đến thêm nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà kinh doanh nhưng khi lạm phát giảm khiến cho lao động và vốn bị bỏ không, năng lực của nền kinh tế không được sử dụng hết thì ngân sách nhà nước sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng. Lúc này, các món nợ của ngân hàng và các chủ nợ khác đều dễ dàng thu hồi và ngân hàng tư nhân không hề bị thiệt hại mà thiệt hại thuộc về phía người gửi tiền. Trong khi đó, ngân hàng Nhà nước hoạt động chủ yếu bằng vốn ngân sách thì thật nguy cơ khi có lạm phát xảy ra: vốn được cấp sẽ bị hao mòn dần nhưng càng bổ sung thêm vốn thì tốc độ lạm phát lại càng tăng lên nhanh. Tất nhiên, lạm phát tăng lên thì tiền lương và chi phí sản xuất cũng hòa cùng xu hướng ấy. Tuy nhiên, những khoản chi tiêu công như tiền lương thường tăng nhiều và nhanh hơn những khoản thu nhập về thuế. Đáng kể đầu tiên là sự tác động của lạm phát Tóm lược LT về mối quan hệ giữa lạm phát & bội chi ngân sách nhà nước GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 4 lên lãi suất. Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn giữ cho lãi suất thực ổn định thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng với tỷ lệ lạm phát. Hơn nữa, lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của những tài sản không có lãi (tiền mặt) mà còn làm hao mòn giá trị những tài sản có lãi (giảm thu nhập thực tế từ các khoản lãi, lợi tức). Điều này xảy ra là do chính sách thuế của chính phủ được tính dựa trên thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao khiến cho số tiền thuế thu nhập mà người có tiền cho vay phải nộp tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng. Kết quả là thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) và thu nhập thực (sau khi đã loại trừ tác động của lạm phát) mà người cho vay nhận được giảm đi. Cuối cùng, nền kinh tế bị suy thoái, thất nghiệp gia tăng, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn. Điều này dẫn đến sự mất cân đối trong ngân sách nhà nước khi mà chi ngân sách nhà nước lớn hơn thu ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như giá dầu tăng cao, khủng hoảng tài chính tại Mỹ, tình trạng lạm phát diễn ra nhiều nước trên thế giới, vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách tại không chỉ ở Việt Nam. Kiềm chế lạm phát tức là tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với quản lý ngân sách nhà nước nói chung và xử lý bội chi ngân sách nói riêng. Tóm lược LT về mối quan hệ giữa lạm phát & bội chi ngân sách nhà nước GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 5 TÁC ĐỘNG CỦA BỘI CHI ĐẾN LẠM PHÁT “ Theo PGS., TS. Lê Quốc Lý ( 2008), Bội chi ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với lạm phát ở Việt Nam, Nghiên cứu – Trao đổi số 10 năm 2008.” - NSNN có mối quan hệ nhân quả với lạm phát. Nếu thâm hụt NSNN quá mức có thể dẫn đến lạm phát cao. Đặc biệt, nếu bù đắp thâm hụt NSNN bằng việc phát hành tiền sẽ tất yếu dẫn đến lạm phát. - Tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng, sẽ kích thích đầu tư phát triển và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu tăng chi quá mức cho phép, tức là tăng chi đến mức làm cho thâm hụt NSNN quá cao và để bù đắp thâm hụt này phải đi vay nợ quá lớn thì sẽ đưa đến gánh nặng nợ. Kết quả là đưa đến kích thích tiêu dùng (kích cầu quá mức) thì ở chu kỳ sau sẽ kéo theo lạm phát, mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư phát triển và giảm đầu tư phát triển kéo theo giảm tăng trưởng. Như vậy, thực tế ở đây là cần có liều lượng của chi tiêu NSNN ở mức cho phép nhằm đẩy đầu tư phát triển tăng lên và tiếp theo là đưa tăng trưởng kinh tế lên cao mà không kéo theo lạm phát cao. Lạm phát nhìn từ góc độ thu, chi ngân sách  Xét về mặt thu ngân sách : Thất thu ngân sách hằng năm dẫn đến một lượng tiền không nhỏ chưa được thu vào ngân sách nhà nước để đáp ứng chi ngân sách, làm mất cân đối thu, chi ngân sách, tức là bội chi ngân sách. Bội chi ngân sách làm tăng số nợ của Chính phủ (nếu Chính phủ phải vay trong nước và vay nước ngoài để bù đắp) hoặc phải phát hành tiền. Lượng tiền không nhỏ còn thất thu ở trên cộng với lượng tiền mới đưa ra lưu thông sẽ tạo sức ép đối với lạm phát.  Xét về mặt chi ngân sách : có một số tiền không nhỏ đã bị lãng phí, thất thoát thông qua việc đầu tư công, thông qua việc chi tiêu của các cơ quan nhà nước, thông qua việc làm ăn kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước. Đầu tư, chi Tóm lược LT về mối quan hệ giữa lạm phát & bội chi ngân sách nhà nước GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 6 tiêu kém hiệu quả góp phần làm bội chi ngân sách, làm tăng nợ nần của Chính phủ và tạo sức ép lạm phát.  Xét về bội chi ngân sách : tỷ lệ bội chi so với GDP hằng năm vẫn còn cao, chiếm trên dưới 5%. Việc xử lý số thu vượt dự toán cần được dành cho việc trả nợ, dành cho việc giảm bội chi ngân sách, dành cho việc tăng số dự phòng, quỹ dự trữ của quốc gia; trong khi số chi thường xuyên thường vượt dự toán cao hơn cũng tạo sức ép lạm phát. Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước với lạm phát ở Việt Nam  Giai đoạn từ năm 1986 – 1990 : bội chi ngân sách là một yếu tố quan trọng gây nên lạm phát cao trong thập kỷ này trong đó có việc bù đắp thâm hụt ngân sách bằng sự phát hành tiền : 59,7% mức thâm hụt trong thời gian 5 năm được thanh toán bằng cách phát hành tiền : 9,3 tỷ đồng năm 1985; 22,9 tỷ đồng năm 1986; 89,1 tỷ đồng năm 1987; 450 tỷ đồng năm 1988; 1.655 tỷ đồng năm 1989 và 1.200 tỷ đồng năm 1990….  Giai đoạn từ năm 1991 – 1995 : tình trạng thâm hụt ngân sách có xu hướng giảm qua các năm nhưng lạm phát vẫn còn cao, và được bù đắp bằng vay của dân và vay nước ngoài. Tỷ lệ bội chi ngân sách bình quân giai đoạn này so với GDP chỉ ở mức 2,63 %.  Giai đoạn từ năm 1996 – 2000 : tỷ lệ bội chi bình quân 3,87% GDP, đây là thời kỳ suy thoái do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam Á, mức bội chi ngân sách không tác động gây ra lạm phát.  Giai đoạn 2001 – nay : bội chi ngân sách về cơ bản được cân đối ở mức 5% GDP. Tốc độ tăng bội chi khá cao, ở mức 17 – 18 %/năm. Tốc độ này nếu loại bỏ đi yếu tố tăng trưởng thì còn cao hơn tỷ lệ lạm phát hàng năm ( 0,2% năm 2001; 9,7% năm 2003; 9% năm 2005; 11,1 % năm 2006; 7,8% năm 2007; và dự kiến đến cuối năm 2008 trên 20% ). Tóm lược LT về mối quan hệ giữa lạm phát & bội chi ngân sách nhà nước GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 7 Để hiểu rõ hơn ta có thể thảo luận thông qua các giải pháp xử lý bội chi NSNN Vấn đề thiếu hụt ngân sách thường làm đau đầu các chính trị gia giữa một bên là phát triển bền vững, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế với một bên là nguồn lực có hạn. Đòi hỏi phải lựa chọn các chính sách kinh tế để phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sự phát triển trong tương lai. Từ sự lựa chọn đó họ đưa ra mức bội chi "hợp lý", bảo đảm nhu cầu tài trợ cho chi tiêu cũng như đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm cho nợ quốc gia ở mức hợp lý. Bội chi NSNN được hiểu một cách chung nhất là sự vượt về chi tiêu so với tiền thu được trong năm tài khóa hoặc thâm hụt NSNN do sự cố ý của chính phủ tạo ra nhằm thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Bội chi NSNN tác động đến kinh tế vĩ mô phụ thuộc nhiều vào các giải pháp nhằm bù đắp bội chi NSNN. Mỗi giải pháp bù đắp đều làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô, sử dụng phương cách nào, nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia.Về cơ bản, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng các giải pháp chủ yếu nhằm xử lý bội chi NSNN như sau: Nhà nước phát hành thêm tiền. Việc xử lý bội chi NSNN có thể thông qua việc nhà nước phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ gây ra lạm phát nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN. Đặc biệt, khi nguyên nhân bội chi NSNN là do thiếu hụt các nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển gây “tăng trưởng nóng” và không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia. Vay nợ cả trong và ngoài nước. Để bù đắp thâm hụt NSNN, nhà nước có thể vay nợ nước ngoài và trong nước. Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ thuộc nước ngoài cả về chính trị lẫn kinh tế và làm giảm dự trữ ngoại hối quá nhiều khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Vay nợ trong nước sẽ Tóm lược LT về mối quan hệ giữa lạm phát & bội chi ngân sách nhà nước GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 8 làm tăng lãi suất, và cái vòng nợ – trả lãi – bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau. Tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế. Việc tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế có thể sẽ bù đắp sự thâm hụt NSNN và giảm bội chi NSNN. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi NSNN, bởi vì nếu tăng thuế không hợp lý sẽ dẫn đến làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ NSNN. Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khi xảy ra bội chi NSNN và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống kinh tế – xã hội, nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với giữ gìn môi trường v.v.. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát là một vấn nạn của các nước trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với quản lý NSNN nói chung và xử lý bội chi NSNN nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết. Tóm lược LT về mối quan hệ giữa lạm phát & bội chi ngân sách nhà nước GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 9 Kết luận: Bội chi Ngân sách Nhà Nước là tình trạng được quan tâm đặc biệt. Bởi vì nó biểu hiện cho sự thiếu hụt nguồn lực so với nhu cầu, có tác động đa chiều đối với nền kinh tế và chứa đựng nhiều mâu thuẫn nội tại. Chẳng hạn, chính sách chủ động bội chi trong phạm vi kiểm soát được có thể đưa nền kinh tế thoát khỏi giai đoạn suy thoái. Song, bội chi kéo dài sẽ làm cho nợ công gia tăng, kết quả là tạo sức ép đối với chính sách quản lý nợ và chèn ép đầu tư của khu vực tư, áp lực gia tăng lạm phát… Nhưng cũng như mọi sự vật và hiện tượng khác, cân bằng thu chi Nhà nước là tương đối chứ không tuyệt đối, luôn ở trạng thái vận động, cân bằng, không cân bằng chuyển hóa lẫn nhau. Nói cách khác, bên cạnh xem xét theo từng tài khóa, việc xem xét cân đối ngân sách nhà Nước trong cả một chu kỳ là hết sức cần thiết; mặt khác, nếu mức bội chi ở trong phạm vi kiểm soát được và tình trạng đó đảm bảo cho Ngân sách Nhà Nước thực hiện được các vai trò vốn có của nó, thì bội chi trong trường hợp này là cần thiết, chủ động. Tóm lược LT về mối quan hệ giữa lạm phát & bội chi ngân sách nhà nước GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 10 DIỄN BIẾN CÙNG CHIỀU VÀ TRÁI CHIỀU CỦA BỘT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ LẠM PHÁT Theo Báo cáo chuyên đề nghiên cứu: “Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và với các chỉ số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” (Hà Nội, tháng 10 năm 2011) tại trang số 68 đến trang 71 đã phân tích rất rõ nét về tình trạng này:” Lạm phát và Bội chi ngân sách nhà nước có những tác động qua lại, Lạm phát tác động đến Bội chi, Bội chi tác động ngược trở lại Lạm phát, nhưng đồng thời có những diễn biến cùng chiều và trái chiều nhau nghĩa là có lúc Bội chi không tăng nhưng lại rơi vào tình trạng thiểu phát hoặc lạm phát thấp, đây là diễn biến trái chiều của Lạm phát và Bội chi, ngược lại có lúc Bội chi tăng dẫn đến Lạm phát cũng tăng theo đó chính là diễn biến cùng chiều của Lạm phát và Bội chi” Diễn biến trái chiều Lạm phát và thâm hụt có những giai đoạn diễn biến trái chiều nhau. Hệ số tương quan giữa thâm hụt (Theo hai cách tính) ở trong Bảng 9 phần nào đã thể hiện điều này. Cụ thể có những năm Việt Nam có mức thâm hụt không giảm so với năm trước nhưng lại rơi vào tình trạng thiểu phát nhưng lại có tỉ lệ thiểu phát hoặc lạm phát thấp. Ví dụ như giai đoạn 1999 – 2000. Tương tự giai đoạn 2001 – 2006 trong khi thâm hụt ngân sách tiếp tục ổn định ở mức xung quanh 5% GDP như giai đoạn trước đó song lạm phát lại ở mức cao hơn và có xu hướng biến động nhiều hơn. Tóm lược LT về mối quan hệ giữa lạm phát & bội chi ngân sách nhà nước GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 11 Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam 2006-2010 Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 Xuất khẩu Tỷ USD 39,8 48,6 62,7 57,1 72,2 Tốc độ tăng % 22,7 21,9 29,1 -8,9 26,4 Tỉ lệ xuất khẩu so với GDP Tỷ USD 65,5 68,4 70,0 62,4 69,0 Nhập khẩu % 44,9 62,7 80,7 69,9 84,8 Tốc độ tăng Tỷ USD 22,1 39,8 28,6 -13,3 21,2 Tỉ lệ nhập khẩu so với GDP % 73,8 88,4 90,1 76,4 81,0 Cán cân xuất nhập khẩu Tỷ USD -5,1 -14,1 -18,0 -12,8 -12,6 Thâm hụt so xuất khẩu % 12,7 29,1 28,8 22,4 17,5 Thâm hụt so GDP Tỷ USD 8,3 19,9 20,1 14,0 12,0 Nguồn: Tính toán từ Tổng cục Thống kê (2011) và ADB (2011) Tóm lược LT về mối quan hệ giữa lạm phát & bội chi ngân sách nhà nước GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 12 Trong giai đoạn 5 năm gần đây, diễn biến của lạm phát và thâm hụt ngân sách cũng có xu hướng trái chiều nhau, trừ năm 2007. Thậm chí năm 2008 khi thâm hụt ngân sách so với GDP chỉ là 4,58% thì lạm phát lại tăng vọt lên tới trên 19,9% . Trong khi năm 2009 thâm hụt ngân sách là cao nhất lên đến 6,9% song tốc độ mức lạm phát lại chỉ là 6,5%. Theo phân tích và số liệu nghiên cứu của báo cáo ở trên, có thể nhận thấy rằng Lạm phát và Bội chi có những tác động trái chiều nhau, có những năm Bội chi ngân sách không tăng, thậm chí còn giữ ở mức ổn định nhưng Lạm phát lại tăng lên thậm chí xu hướng biến động cao hơn như phân tích trong giai đoạn 2001-2006, hoặc năm 2008 và 2009 chỉ số Bội chi chỉ là 6,9% nhưng chỉ số lạm phát là 6,5%. Diễn biến cùng chiều Như phân tích ở trên của tác giả, lạm phát và bội chi có tác động trái chiều nhau nhưng đồng thời chúng cũng tác động cùng chiều nhau, theo phân tích của tác già thì: Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát phụ thuộc vào độ trễ. Cụ thể hệ số tương quan giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát khi tính trễ 1 năm (Đối với thâm hụt) có giá trị dương. Hay nói cách khác, lạm phát năm nay và thâm hụt năm khác diễn biến cùng chiều. Tuy nhiên, tương tự như phân tích ở trên điều này cũng không đồng nghĩa với hai biến này có quan hệ và tác động “Nhân quả”. Ở đây tác giả không phân tích và đi sâu vào việc đưa ra số liệu phân tích diễn biến cùng chiều của Bội chi và Lạm phát mà chỉ đưa ra một số lí luận để nói về tác động cùng chiều của Bội chi và Lạm phát. Trong một nghiên cứu khác của tác giả PGS.TS Lê Quốc Lý “Bộ chi ngân sách trong mối quan hệ với lạm phát ở Việt Nam hiện nay” có đề cập đến tác động cùng chiều của Bội chi và Lạm phát: “Bước vào giai đoạn từ năm 1991 đến 1995, số thâm hụt ngân sách của nước ta đã giảm dần qua từng năm và được bù đắp bằng các khoản vay của dân và vay của nước ngoài, giai đoạn 1991-1995, tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP chỉ ở mức 1,4% đến 4,17% (1991: 1,4%; 1992: 1,5%; 1993: 3,9%; Tóm lược LT về mối quan hệ giữa lạm phát & bội chi ngân sách nhà nước GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 13 1994: 2,2%; 1995: 4,17%). Như vậy có thể thấy Bội chi ngân sách trong những năm 1991-1995 là rất thấp , thể hiện chính sách thắt chặt chi tiêu của chính phủ và đồng thời kiềm chế lạm phát” KẾT LUẬN: Thông qua phân tích ở trên của hai nhà nghiên cứu có thể nhận định rằng Bội chi và Lạm phát có tác động cùng ảnh hưởng và tác động tương hỗ với nhau, Bội chi có tác động làm tăng lạm phát đồng thời có tác động làm giảm mức lạm phát. Tóm lược LT về mối quan hệ giữa lạm phát & bội chi ngân sách nhà nước GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 14 THÂM HỤT NGÂN SÁCH KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN LẠM PHÁT Bài nghiên cứu “Nguồn gốc lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010, phát hiện mới từ những bằng chứng mới” của Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành ( “Nghiên cứu không cho thấy tác động rõ ràng của thâm hụt ngân sách đối với lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này không có nghĩa là thâm hụt ngân sách không có ảnh hưởng đến lạm phát. “ Nguyên nhân của điều này là do việc tài trợ ngân sách thường có hai tác động trái chiều.  Một mặt, tài trợ ngân sách bằng việc gia tăng vay nợ của Chính phủ làm tăng lãi suất do nhu cầu vay cao hơn. Điều này cũng tương tự như chính sách tiền tệ thắt chặt và do đó góp phần giảm phần nào lạm phát. Mặt khác, tài trợ ngân sách thông qua việc tăng cung tiền (nếu có) cũ