Đầu năm 2003, Thành uỷ chỉ đạo Tiểu ban Quy hoạch cán bộ dài hạn
thuộc Ban Tổ chức Thành uỷ xét duyệt và chiêu sinh các cán bộ trẻ thuộc diện
quy hoạch cán bộ dài hạn đưa về làm cán bộ chủ chốt ở cơ sở xã, phường, thị
trấn để để được đào tạo trong thực tiễn. Thành uỷ cũng yêu cầu trước khi đưa về
cơ sở, Ban Tổ chức Thành uỷ phối hợp với trường Cán bộ bồi dưỡng cấp tốc cho
các đối tượng này những kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý nhà nước ngạch
chuyên viên; kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác đảng và công tác vận
động quần chúng tại cơ sở.
Chấp hành sự chỉ đạo của Thành uỷ, chương trình “bồi dưỡng kiến thức
quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và kỹ năng công tác lãnh đạo, quản
lý” cho lớp Cán bộ Nguồn đã được trường xây dựng và áp dụng chính thức từ
ngày 18/3/2003. Qua hơn 4 năm thực hiện với 8 khoá bồi dưỡng chương trình
này tại Trường Cán bộ Thành phố cho thấy chương trình có nhiều ưu điểm;
nhưng cũng bộc lộ những hạn chế cần phải được điều chỉnh, sửa chưã, bổ sung.
Trên cơ sở đánh giá ưu điểm và hạn chế của chương trình, điều quan trọng hơn
là phải xây dựng tập bài giảngổn định cho các lớp Cán bộ nguồn. Chính từ yêu
cầu đó, chúng tôi chọn vấn đề “ Xây dựng chương trình và đề cương bài giảng
cho các lớp Cán bộ nguồn của trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề
tài nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá về thực trạng nội dung,
(*)
Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
1
chương trình, phương pháp, và việc tổ chức học tập cho các lớp Cán bộ nguồn,
trên cơ sở đó xây dựng tập bài giảng cho lớp Cán bộ nguồn. Để đạt được mục
đích trên, đề tài xác định thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
+ Đánh giá thực trạng nội dung, phương pháp giảng dạy chương trình“bồi
dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và kỹ năng công tác
lãnh đạo, quản lý” và việc tổ chức học tập cho 8 lớp Cán bộ nguồn đã được bồi
dưỡng tại trường.
+ Xây dựng tập đề cương chi tiết bài giảng cho lớp Nguồn.
+ Đưa ra một số kiến nghị.
Đề tài hoàn thành sẽ cho ta những kinh nghiệm để xây dựng chương trình
cho các lớp bồi dưỡng cuả trường - một trong những hướng chính của công tác
đào tạo và bồi dưỡng cán bộ hiện nay. Xây dựng tập bài giảng ổn định cho các
lớp Nguồn.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tóm tắt : “xây dựng chương trình và đề cương bài giảng cho các lớp nguồn của trường cán bộ thành phố Hồ Chí Minh”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt Đề tài :
“XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
CHO CÁC LỚP NGUỒN CỦA TRƯỜNG CÁN BỘ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
TS. Phạm Ngọc Minh (*)
I. LÝ DO NGHIÊN CỨU, MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
Đầu năm 2003, Thành uỷ chỉ đạo Tiểu ban Quy hoạch cán bộ dài hạn
thuộc Ban Tổ chức Thành uỷ xét duyệt và chiêu sinh các cán bộ trẻ thuộc diện
quy hoạch cán bộ dài hạn đưa về làm cán bộ chủ chốt ở cơ sở xã, phường, thị
trấn để để được đào tạo trong thực tiễn. Thành uỷ cũng yêu cầu trước khi đưa về
cơ sở, Ban Tổ chức Thành uỷ phối hợp với trường Cán bộ bồi dưỡng cấp tốc cho
các đối tượng này những kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý nhà nước ngạch
chuyên viên; kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác đảng và công tác vận
động quần chúng tại cơ sở.
Chấp hành sự chỉ đạo của Thành uỷ, chương trình “bồi dưỡng kiến thức
quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và kỹ năng công tác lãnh đạo, quản
lý” cho lớp Cán bộ Nguồn đã được trường xây dựng và áp dụng chính thức từ
ngày 18/3/2003. Qua hơn 4 năm thực hiện với 8 khoá bồi dưỡng chương trình
này tại Trường Cán bộ Thành phố cho thấy chương trình có nhiều ưu điểm;
nhưng cũng bộc lộ những hạn chế cần phải được điều chỉnh, sửa chưã, bổ sung.
Trên cơ sở đánh giá ưu điểm và hạn chế của chương trình, điều quan trọng hơn
là phải xây dựng tập bài giảng ổn định cho các lớp Cán bộ nguồn. Chính từ yêu
cầu đó, chúng tôi chọn vấn đề “ Xây dựng chương trình và đề cương bài giảng
cho các lớp Cán bộ nguồn của trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề
tài nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá về thực trạng nội dung,
(*) Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
1
chương trình, phương pháp, và việc tổ chức học tập cho các lớp Cán bộ nguồn,
trên cơ sở đó xây dựng tập bài giảng cho lớp Cán bộ nguồn. Để đạt được mục
đích trên, đề tài xác định thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
+ Đánh giá thực trạng nội dung, phương pháp giảng dạy chương trình“bồi
dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và kỹ năng công tác
lãnh đạo, quản lý” và việc tổ chức học tập cho 8 lớp Cán bộ nguồn đã được bồi
dưỡng tại trường.
+ Xây dựng tập đề cương chi tiết bài giảng cho lớp Nguồn.
+ Đưa ra một số kiến nghị.
Đề tài hoàn thành sẽ cho ta những kinh nghiệm để xây dựng chương trình
cho các lớp bồi dưỡng cuả trường - một trong những hướng chính của công tác
đào tạo và bồi dưỡng cán bộ hiện nay. Xây dựng tập bài giảng ổn định cho các
lớp Nguồn.
II- NỘI DUNG TÓM TẮT :
Nội dung của đề tài gồm 2 chương, chương 1 phân tích cơ sở lý luận, thực
tiễn và thực trạng việc thực hiện chương trình bồi dưỡng cho các lớp nguồn từ
tháng 9/2003 (lớp nguồn 1) đến tháng 12/2007 (lớp nguồn 8). Trong đánh giá
thực trạng, đề tài đã nêu những ưu điểm và hạn chế của chương trình đã thực
hiện cho 8 lớp nguồn cụ thể như sau:
1- Ưu điểm của chương trình và việc tổ chức thực hiện:
Với nội dung và thời lượng được kết cấu theo chúng tôi là khá hợp lý,
chương trình này đảm bảo những nội dung cơ bản của chương trình bồi dưỡng
kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên do Học Viện Chính trị Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh qui định, những kiến thức và kỹ năng cơ bản về
công tác đảng và công tác vận động quần chúng tại cơ sở.
Trên cơ sở kết quả thực hiện chương trình và tổng hợp ý kiến phản hồi từ
phiá học viên qua 8 khoá đào tạo cho thấy : Chương trình này tương đối phù hợp
và bổ ích cho đối tượng tham dự là cán bộ nguồn của Thành ủy, đáp ứng nhu cầu
2
bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác ở cơ sở.
Chương trình này được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực
tiễn. Ở từng phần học, nhiều nội dung bài giảng có kết cấu thêm phần bài tập xử
lý tình huống, câu hỏi thảo luận… Nhiều tình huống đã xảy ra và có thể xảy ra
mà cán bộ ở cơ sở có thể gặp phải trong quá trình công tác được đưa ra, học viên
tham gia mổ xẻ, xử lý tình huống, qua đó củng cố kiến thức đã học và tháo gỡ
những vướng mắc trong nhận thức của học viên về công tác lãnh đạo quản lý ở
cơ sở.
Qua 6 (sau này là 5 học phần), học viên được trang bị những kiến thức nền
tảng về chuyên môn, nghiệp vụ như : Những vấn đề chung về nhà nước và pháp
luật, một số ngành luật cơ bản, công vụ, công chức; về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của HĐND – UBND cấp cơ sở và của một cán bộ lãnh đạo quản lý
cấp cơ sở; thẩm quyền của lãnh đạo cấp cơ sở – chủ tịch, bí thư; vấn đề thủ tục
hành chính, xử lý vi phạm hành chính; vấn đề quản lý Nhà nước về môi trường,
đô thị, đất đai, tài chính… Học viên cũng được trang bị những kiến thức, kỹ năng
công tác Đảng và công tác vận động quần chúng ở cơ sở. Đó là những vấn đề cơ
bản về công tác xây dựng Đảng, những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và sinh
hoạt của Đảng, các kỹ năng trong công tác cán bộ, công tác đảng viên, công tác
kiểm tra và kỷ luật, công tác cấp ủy về bí thư. Quan điểm của Chủ nghĩa
MáLênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng; những nội
dung, phương thức và kỹ năng vận động quần chúng; kỹ năng giao tiếp, thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở…
Với những kiến thức được trang bị qua 6 (sau này là 5 học phần), học viên
có nhận thức sâu hơn, chắc chắn hơn, giúp học viên vững vàng tự tin trong công
tác, xử lý công việc ở cơ sở đúng đắn và hiệu qủa hơn.
Theo số liệu khảo sát từ học viên thì chương trình bồi dưỡng cho các lớp
nguồn được đánh giá khá tốt. Các tiêu chí đặt ra đều đạt ở mức tương đối khá.
Cụ thể như sau:
- Tính khoa học của chương trình đạt 6.6 điểm
3
- Tính hệ thống đạt 6.7 điểm
- Tính phù hợp với đối tượng học viên đạt 6.5 điểm.
- Tính thiết thực liên quan đến công việc đạt 6.6 điểm
- Tính hữu ích đối với công việc đạt 6.5 điểm
- Tính cập nhật, hiện đại đạt 6.0 điểm
- Đánh giá chung về sự liên quan và hữu ích của toàn bộ chương trình
đạt 6.3 điểm
Một thực tế quan trọng khác cũng được xem là căn cứ khách quan để đánh
giá mặt ưu điểm của chương trình là thực trạng bố trí, sử dụng cán bộ, công chức
sau khi được đào tạo bồi dưỡng ở các lớp nguồn. Theo số liệu của Ban Tổ chức
Thành ủy cho thấy : số lượng cán bộ được bố trí công tác và phát huy được hiệu
quả rất cao: 323/334 học viên tham dự các khoá học chiếm 96,7%. Điều này
khẳng định chất lượng của chương trình bồi dưỡng cho các lớp nguồn.
Các lớp Nguồn được ban tổ chức Thành uỷ và lãnh đạo trường đặc biệt
quan tâm. Trước mỗi khoá học, học viên được Ban tổ chức và lãnh đạo trường
quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Thành uỷ đối với lớp học. Giữa các khoá học đều
có các buổi làm việc rút kinh nghiệm của Ban Tổ chức Thành uỷ và Ban Giám
hiệu nhà trường với lớp để kịp thời rút kinh nghiệm và điều chỉnh. Việc bố trí
giáo viên chủ nhiệm và đội ngũ giảng viên cũng được Ban Giám hiệu chọn lựa
kỹ càng. Nhìn chung, công tác tổ chức học tập cho các lớp Nguồn là chu đáo và
chặt chẽ.
2 - Những hạn chế của chương trình và việc tổ chức thực hiện:
Qua tổng kết bế giảng các lớp nguồn, các cuộc họp rút kinh nghiệm cuả
Ban giám hiệu với các lớp nguồn và qua phiếu thăm dò 230 học viên đã học,
chúng tôi thấy chương trình bồi dưỡng cho các lớp nguồn và việc tổ chức thực
hiện chương trình còn có những hạn chế sau đây:
Thứ nhất: Giáo trình chưa hoàn chỉnh, manh mún; Học phần I gồm 2 tập
tài liệu; Học phần II và phần III là những đề cương bài giảng riêng lẻ, có nội
4
dung đề cương bài giảng là một quyển sách (QLNN về tôn giáo); Có đề cương là
giáo án điện tử. Học phần IV và V đóng chung thành một tập tài liệu. Một số nội
dung trong chương trình không có đề cương phục vụ cho học tập, nghiên cứu :
cải cách hành chính (học phần II); Chương trình phát triển kinh tế – văn hoá –
xã hội của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, QLNN về nông thôn (Học
phần III); Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, kỹ năng giao tiếp; Bài tập xử lý
tình huống (Học phần V)…
Thứ 2, Chương trình rộng, nhiều nội dung cần được chuyển tải nhưng thời
gian học lại được nhiều lần rút ngắn. Trong suốt khoá học, học viên liên tục tiếp
cận những nội dung mới trong khi chưa nắm vững (chưa kịp tiêu hoá) những nội
dung cũ. Rất khó khăn để tiếp thu, dung nạp tất cả nội dung trong điều kiện thời
gian eo hẹp . Việc hình thành kỹ năng, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào
thực tế ở cơ sở càng khó khăn hơn.
Trong khi đó lại bố trí quá nhiều thời gian dành cho việc đọc tài liệu, ôn
tập và thi học phần. Sự phân bổ, sắp xếp tiết học chưa hợp lý, thời gian trống
quá nhiều mà lẽ ra nên dùng cho nghe giảng, thảo luận, làm bài tập xử lý tình
huống.
Theo số liệu khảo sát, chỉ đạt 4.6 điểm thời lượng chương trình chưa đáp
ứng được yêu cầu chuyển tải nội dung (Xem bảng tổng hợp trong phụ lục 1–
trang).
Thứ ba, Về phương pháp giảng dạy, mặc dù đã được lưu ý từ khi xây ựng
chương trình và nhắc nhở qua các lần tổng kết các khoá học và các buổi rút kinh
nghiệm giữa lớp với Ban Giám hiệu, nhưng trong quá trình thực hiện, các bài
giảng còn nặng về lý thuyết, thiếu phần thực hành (thảo luận, bài tập xử lý tình
huống). Thời gian dành cho thực hành quá ít, gần như không bố trí tiết cụ thể
trong chương trình. (Trừ học phần V có 4 tiết làm bài tập xử lý tình huống chính
trị). Trong mỗi đề cương bài giảng đa số đều có câu hỏi thảo luận, bài tập nhưng
việc có thực hiện nội dung này hay không và thực hiện nội dung này như thế nào
là do giảng viên đứng lớp quyết định. Theo góp ý của học viên thì nội dung này
5
thực hiện còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của người học. (Theo kết quả phiếu
điều tra học viên thì điểm cho phần liên hệ thực tiễn và kỹ năng vận dụng, thực
hành chưa đạt yêu cầu (dưới 5 điểm – Xem phụ lục 1 trang 25). Lẽ ra cần bố trí
thời gian dành cho thực hành nhiều hơn, cụ thể số tiết trong chương trình. Qua
đó hướng dẫn cho học viên cách vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế
công tác ở cơ sở. Đây cũng là mục đích, yêu cầu của chương trình này. Những
bài giảng được gọi là kỹ năng thì cũng thể hiện chung chung chưa chỉ ra được
cách tiếp cận và xử lý công việc cụ thể là tiếp cận vấn đề như thế nào? Làm
những nội dung gì? Quy trình thực hiện ra sao? …
Thứ tư, Chương trình này đã được áp dụng qua 8 khoá đào tạo,sự điều
chỉnh, bổ sung sát với tình hình thực tế. Tất nhiên trong quá trình giảng dạy
giảng viên cũng đã có sự cập nhật những nội dung mới có liên quan đến nội
dung bài giảng, đưa cho lớp photocopy để học tập,nghiên cứu (nhiều nhất là lớp
nguồn 7). Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều nội dung liên quan
đến kinh tế xã hội chưa được cập nhật như: Vấn đề toàn cầu hoá, hội nhập kinh
tế quốc tế, vấn đề chính quyền đô thị… một số kỹ năng liên quan đến hoạt động
quản lý cũng chưa được cập nhật (nếu có cập nhật thì thời lượng và nội dung quá
ngắn) như : kỹ năng giao tiếp, tin học trong quản lý, các kỹ năng quản lý (nói
chuyện trước đám đông, ra quyết định, điều hành hội họp)… Theo ý kiến của học
viên, nhiều nội dung của các học phần I, II, và III còn trùng lắp .
Thứ năm, Trong quá trình giảng bài, giảng viên đã liên hệ với thực tiễn
cuộc sống, đưa nhiều ví dụ để làm rõ thêm lý luận. Tuy nhiên, trong công cuộc
đổi mới đất nước hiện nay, có nhiều vấn đề mới nảy sinh, cần phải được tổng kết
rút kinh nghiệm. Nhiều vấn đề lý luận cũng như thực tiễn đặt ra có liên quan
trực tiếp đến nội dung các học phần chưa được làm sáng tỏ; chưa thực sự đáp
ứng được những yêu cầu học viên, đặc biệt đối với đối tượng học viên là sinh
viên mới tốt nghiệp (cán bộ tập sự ở Ban Tổ chức Thành ủy) chưa tham gia công
tác, chưa có kinh nghiệm thực tiễn.
Qua đánh giá thực trang nội dung và thực hiện chương trình, đề tài nêu ra
những kiến nghị sửa chữa, bổ sung và đề xuất xây dựng chương trình mới áp
6
dụng cho các lớp từ lớp nguồn X trở đi nếu trường còn duy trì loại hình lớp này:
cụ thể như sau:
3. Những nội dung của chương trình và thực hiện chương trình cần
được sửa chữa và bổ sung:
3.1 Về đối tượng học viên:
Thành uỷ và nhà trường cần thống nhất trong chiêu sinh học viên tham gia
khoá học này. Các lớp đã qua cho thấy, đối tượng học viên tham dự các lớp
nguồn có 2 loại: Đã tham gia công tác và chưa tham gia công tác (sinh viên vừa
tốt nghiệp, cán bộ tập sự BTC Thành ủy) ví dụ như lớp nguồn 7, có 88,7% học
viên là cán bộ tập sự; trong khi các lớp còn lại đa số học viên đã tham gia công
tác. Hơn nữa, học viên các lớp Nguồn đã học có người vừa tham gia công tác
vừa đi học, có người chưa tham gia công tác ở cơ sở. Do đối tượng khác nhau
như vậy nên rất khó cho công tác đào tạo. Đề nghị bố trí học viên cùng loại đối
tượng vào một lớp và nhất thiết phải học tập trung, không tham gia công tác
trong quá trình học tập.
3.2 Về thời gian học tập (thời lượng) của chương trình.
Tăng thêm thời gian học tập của chương trình nhằm đảm bảo chuyển tải
tất cả nội dung đến với học viên. Tăng thêm thời gian học tập sẽ giúp cho học
viên có điều kiện củng cố và nắm vững các kiến thức đã được học và có thời
gian nghiên cứu sâu hơn. Thời lượng cụ thể căn cứ vào những nội dung cần thêm
vào chương trình do chúng tôi đề xuất và được chấp thuận.
3.3 Về nội dung của chương trình:
Nên thiết kế lại chương trình gồm 6 học phần như đã thực hiện từ khoá 1
đến khoá 3. Học phần 1 là học phần về những kiến thức chung cần thiết.
Tăng thêm một số bài giảng sau đây vào học phần 1 (những kiến thức
chung):
• Bài thế giới quan và phương pháp luận khoa họ 8 tiết (Đã áp dụng cho
lớp nguồn 8 và 9)
7
• Bài Hội nhập kinh tế quốc tế - 8 tiết
• Bài Đạo đức của người cán bộ, công chức – 8 tiết . (Từ khoá 1 đến khoá 3
đã có bài này – không hiểu tại sao lại bỏ đi ?)
• Bài Đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh – 8 tiết (Theo đề nghị của khoa
Lịch sử Đảng và tư tưởng Hồ Chí minh).
• Chuyển bài Chương trình phát triển kinh tế – Văn hóa – Xã hội của TP.
Hồ Chí Minh đến năm 2010 ở học phần III về phần I (Kiến thức chung).
• Mỗi học phần (trừ học phần 1)tăng thêm một ngày (8 tiết) nhằm cho học
viên của lớp nguồn toạ đàm với những cán bộ chủ chốt (Bí thư, chủ tịch)
đương chức ở cơ sở (do Ban Tổ chức Thành uỷ chọn và triệu tập) nhằm
học hỏi kinh nghiệm từ thực tiễn.
Nội dung các phần học và bài giảng theo chương trình mới được dự kiến
như sau:
• Tổng thời gian học tập toàn khóa: 563 tiết ( Trong đó có 80 tiết nghiên
cứu thực tế và viết tiểu luận tốt nghiệp).
( các phần học và các bài cụ thể tham khảo trong sản phẩm của đề tài).
3.4 Về phương pháp giảng dạy:
Chương trình các lớp nguồn đã qua bộc lộ điểm yếu trong phương pháp
giảng dạy là giảng viên vẫn nặng về lý thuyết, phần thực hành chưa được quan
tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu từ phía học viên.Vì vậy,có thể
nghiên cứu giảm bớt phần lý thuyết tăng cường thêm giờ thực hành (thảo
luận,làm bài tập). Tăng cường trao đổi kỹ năng, nghiệp vụ, xử lý các tình huống
nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của chương trình là hướng dẫn học viên vận
dụng những kiến thức đã học vào thực tế công tác ở cơ sở. Nên chăng quy định
tỷ lệ lý thuyết và thực hành trong những bài giảng liên quan tới kỹ năng, nghiệp
vụ là 50/50. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần liên hệ thực tế nhiều hơn
để minh hoạ làm sáng tỏ nội dung, những vấn đề thuộc về lý luận cũng như thực
tiễn, giúp học viên củng cố và nắm vững kiến thức.
8
3.5. Về tài liệu học tập:
Các khoa thống nhất nội dung đề cương các bài giảng và in thành tập bài
giảng cho học viên.( Phần này nhóm đề tài đã làm và in cho lớp nguồn 9 bao
gồm : Bài thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Tập bài giảng từ tập 1
đến tập 5 (vì phần kiến thức chung (học phần I mới chỉ là đề xuất của nhóm đề
tài). Tập bài giảng đã được in trên cơ sở thống nhất của nhóm đề tài và các
khoa, Tuy nhiên các khoa cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới theo hướng tăng
cường phần kỹ năng và các bài tập xử lý tình huống).
3.6. Về hình thức thi, kiểm tra các học phần.
Ngoài hình thức thi viết để kiểm tra lại kiến thức của học viên như đã thực
hiện, có thể tăng cường thêm hình thức thi vấn đáp để kiểm tra khả năng ứng xử,
khả năng xử lý tình huống, khả năng vận dụng kiến thức của học viên khi xử lý
tình huống cụ thể.
Phần kết luận
Theo chỉ đạo của Thành uỷ, trường cán bộ thành phố đã xây dựng chương
trình “bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và kỹ năng
công tác lãnh đạo, quản lý” cho các lớp cán bộ nguồn. Chương trình đã
đượcthực hiện qua 8 khoá bối dưỡng. Thực tế cho thấy chương trình đã góp phần
giúp cho các cán bộ trẻ thuộc diện quy hoạch dài hạn cho các chức danh chủ
chốt ở cơ sở có những kiến thực cơ bản cần thiết của một chuyên viên; hơn nữa,
chương trình còn trang bị những kiến thức và một số kỹ năng cơ bản về lãnh đạo
và quản lý của một cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Tuy nhiên, cả về nội dung chương
trình, về phương pháp giảng dạy và tổ chức lớp học cũng bộc lộ nhiều hạn chế.
Chỉ ra được những hạn chế này và điều chỉnh, bổ sung để nhằm hoàn thiện
chương trình cho các lớp nguồn là một việc làm cần thiết. Hy vọng đề tài này
góp một phần vào việc thực hiện nhiệm vụ này./.
9