Kinh tếthếgiới năm 2012 hầu nhưkhông có dấu hiệu phục hồi, khủng hoảng
nợcông, cùng suy thoái kinh tếtại nhiều nền kinh tế đầu tàu nhưMỹ, Châu Âu, Trung
Quốc, Nhật Bản. không được giải quyết khiến cho tình hình kinh tế- xã hội nước ta
cũng phải tiếp tục chịu ảnh hưởng dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn. Tính chung cả
châu Á, tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2012 giảm xuống mức thấp nhất kểtừcuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Những bất lợi từsựsụt giảm của kinh tế
thếgiới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cưtrong
nước. Thịtrường tiêu thụhàng hóa bịthu hẹp, hàng tồn kho ởmức cao, sức mua trong
dân giảm. Tỷlệnợxấu ngân hàng ởmức đáng lo ngại; nhiều doanh nghiệp, nhất là
doanh nghiệp nhỏvà vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Bước
sang năm 2013, những tháng đầu năm, tình hình kinh tếcó nhiều chuyển biến tích cực
hơn, tuy nhiên, hậu quảcủa cuộc đại suy thoái vẫn còn tiếp diễn đòi hỏi Đảng, Chính
phủcùng các cơquan chức năng phải vào cuộc một cách quyết liệt hơn nữa nhằm đưa
đất nước thoát khỏi tình trạng đáng lo ngại này, vươn lên tăng trưởng và phát triển
trong tương lai. Bài viết sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan nhất vềvấn đềnày.
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổng quan kinh tế Việt Nam từ năm 2012 đến nay và triển vọng tương lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 | P a g e
TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM
TỪ NĂM 2012 ĐẾN NAY VÀ TRIỂN VỌNG TƯƠNG LAI
Vũ Thị Kim Xuyến, K14-NHTMI
Phạm Văn Hùng, K14-NHTMA
Kinh tế thế giới năm 2012 hầu như không có dấu hiệu phục hồi, khủng hoảng
nợ công, cùng suy thoái kinh tế tại nhiều nền kinh tế đầu tàu như Mỹ, Châu Âu, Trung
Quốc, Nhật Bản... không được giải quyết khiến cho tình hình kinh tế - xã hội nước ta
cũng phải tiếp tục chịu ảnh hưởng dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn. Tính chung cả
châu Á, tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2012 giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế
thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong
nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong
dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại; nhiều doanh nghiệp, nhất là
doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Bước
sang năm 2013, những tháng đầu năm, tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực
hơn, tuy nhiên, hậu quả của cuộc đại suy thoái vẫn còn tiếp diễn đòi hỏi Đảng, Chính
phủ cùng các cơ quan chức năng phải vào cuộc một cách quyết liệt hơn nữa nhằm đưa
đất nước thoát khỏi tình trạng đáng lo ngại này, vươn lên tăng trưởng và phát triển
trong tương lai. Bài viết sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề này.
1. TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2012
1.1. Tăng trưởng kinh tế thấp
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính
tăng 5,03% so với năm 2011. Đây là mức thấp nhất từ năm 2000. Điều này được lý
giải là trong điều kiện của nền kinh tế nước ta trong năm 2012, mục tiêu ưu tiên của
chính phủ là kiềm chế lạm phát (tỷ lệ lạm phát 2012 đạt mức thấp 6,81%). Các giải
pháp thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát thường có hiệu ứng phụ là tăng trưởng
kinh tế bị suy giảm. Đồng thời trong bối cảnh suy giảm chung của kinh tế toàn cầu:
3.8% năm 2011; 3,3% năm 2012 (IMF, 2012) thì tốc độ tăng 5,03% này là chấp nhận
được. Đồng thời, mức tăng trưởng thấp nhưng tình hình tăng trưởng lại có kết quả tích
cực, thể hiện ở tăng trưởng đã cao lên qua các quý lần lượt là 4,64%, 4,80%, 5,05%,
5,44% và tăng trưởng đạt được ở cả 3 nhóm ngành, trong đó nhóm ngành dịch vụ tăng
cao hơn tốc độ chung. Mức tăng trưởng năm 2012 tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm
2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện
mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp
lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và
2 | P a g e
hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và
Chính phủ.
Hình 1.1: Diễn biến tăng trưởng GDP và CPI của Việt Nam 2000-2012
Nguồn: Tổng cục thống kê
Các số liệu thống kê cho thấy, năm 2012 có tỷ lệ tăng GDP thấp nhất trong
vòng nhiều năm nhưng điều cần nhấn mạnh là sự “không bình thường” trong giai đoạn
2007 đến nay. Theo nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê, những chỉ tiêu liên quan
trực tiếp đến tăng trưởng trong thời kỳ 2007-2012 là:
Tỷ lệ tăng vốn đầu tư toàn xã hội/GDP luôn ở mức trên 40% (cao nhất năm
2007 đạt 46,5%), tuy nhiên, đến năm 2011-2012 giảm nhanh còn 34,6%. Trong đó, tỷ
lệ đầu tư của các khu vực kinh tế nhà nước dao động quanh mức 37 - 38%, khu vực
ngoài nhà nước trên 35% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xoay quanh
mức 26% trong khi tỷ lệ tích lũy nội bộ dưới 30%. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng
của tổng sản phẩm (GO) xoay quanh mức 11 - 13% và tốc độ tăng giá trị gia tăng
(VA) dao động từ 6-8%.
Đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và nhân tố năng suất tổng hợp (TFP)
trong tăng trưởng GDP tương ứng là 76, 16 và 7%, so với giai đoạn trước đó đã thay
đổi theo hướng xấu đi, giai đoạn 2000-2006 số liệu các yếu tố tương ứng là 51, 23 và
26%.
Những số liệu nêu trên chỉ ra rằng, trước năm 2007 nền kinh tế nước ta đã đạt
được nhiều thành tựu như: tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao (khoảng 7,2%/năm);
GDP bình quân đầu người tăng gấp 2 lần năm 2001 (nếu tính giá hiện hành thì khoảng
3,4 lần); thu ngân sách, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng khoảng 4 lần và quan trọng là
Việt Nam đã bước đầu thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, tăng
trưởng kinh tế hiện tai đang bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt khi có biến động.
Thứ nhất, Mặc dù là một trong những nước đang phát triển rất thiếu vốn,
nhưng Việt Nam đã và đang duy trì phương thức tăng trưởng dựa chủ yếu vào thâm
3 | P a g e
dụng vốn - yếu tố vốn đóng góp trên 50% tăng trưởng GDP. Trong khi lợi thế lao động
trẻ, dồi dào, cùng với nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) chỉ đóng góp cho tăng trưởng
vào khoảng 50% còn lại. Ở các nước phát triển, tỷ lệ đóng góp của riêng TFP vào kết
quả tăng trưởng thường chiếm tỷ trọng cao hơn, từ 50-60%. Tăng trưởng kinh tế nước
ta dựa trên thâm dụng vốn đầu tư là cơ bản. Điều này thể hiện ở chỗ sự tăng trưởng
kinh tế những năm qua vẫn theo chiều rộng là chính, dựa trên khai thác nguồn lực sẵn
có, nghĩa là dựa trên lợi thế tĩnh, chứa chưa dựa trên khai thác tối ưu lợi thế động.
Thứ hai, bất cập trong đầu tư công ở nước ta là tập trung vào đầu tư cho kinh tế
rất cao (chiếm 73% tổng vốn đầu tư của Nhà nước) trong khi đầu tư vào các lĩnh vực
xã hội có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của con người (khoa học, giáo dục, đào
tạo, y tế, cứu trợ xã hội, văn hoá, thể thao…) lại rất thấp và đang có xu hướng giảm
dần trong những năm gần đây. Hơn nữa, vì nhiều nguyên nhân, trong đó có tham
nhũng, lãng phí làm cho đầu tư công có hiệu quả thấp. Đánh giá của của Ngân hàng
Thế giới (WB) thì chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều
nước khác. Nếu lấy thang điểm 10, thì chất lượng nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,79
điểm (xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là
6,91, Ấn Độ 5,76, Malaysia 5,59, Thái Lan 4,94 điểm. So với các nước trong khu vực,
chỉ số kinh tế tri thức của nước ta chưa bằng 1/2 chỉ số đạt được của nhóm nền kinh tế
công nghiệp mới (NICs gồm Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông) và thấp
hơn khá nhiều so với Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và Philippines.
Thứ ba, hiệu quả và chất lượng đầu tư thấp (chất lượng tăng trưởng thấp). Tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, vùng kinh tế ngày càng dựa nhiều vào
vốn FDI, nhưng nguồn vốn này phân bổ không đều, chất lượng chưa cao và cũng chưa
có nhiều đóng góp vào chất lượng tăng trưởng. Đầu tư dàn trải, cơ cấu đầu tư chưa hợp
lý, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư thấp, nhất là nguồn vốn đầu tư của Nhà
nước, khiến cho chỉ số ICOR của Việt Nam thưởng ở mức cao hơn mặt bằng chung so
với các nước đang phát triển khác trong khu vực và trên thế giới.
Hình 1.2: Tăng trưởng GDP và hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2000-2012
Đơn vị: %
Nguồn: Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng
4 | P a g e
Ngoài ra còn nhiều điều chưa hợp lý trong việc sử dụng vốn đầu tư từ ngân
sách. Chi phí đầu tư của khu vực Nhà nước lớn, chất lượng không đạt yêu cầu do thất
thoát, lãng phí, tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là vốn đầu tư từ ngân
sách Nhà nước và vốn ODA cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cho tăng
trưởng kinh tế còn ở mức hạn chế.
1.2. Lạm phát được kiềm chế
Việc kiềm chế lạm phát ở mức thấp có thể được xem là một trong những điểm
sáng của tình hình kinh tế vĩ mô năm 2012. Lạm phát trong suốt giai đoạn 2002-2012
cho thấy một xu hướng đi lên đặc biệt là đạt đỉnh vào các năm 2008 (19.89%) và năm
2011 (18.13%), nhưng năm 2012, con số này đã được kiềm chế ở mức 6,81%.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 12/2012 tăng 0.27% so tháng
trước và tăng 6.81% so với tháng 12/2011. Nhìn vào số liệu thống kê có thể thấy chỉ số
CPI có sự suy giảm rõ rệt nhưng những biến động của chỉ số CPI trong năm có nhiều
biến động. Trong đó, với quyền số lớn nhất, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với
mức tăng cả năm là 5.78% cũng đóng góp đáng kể 2.3% vào mức tăng chung 6.81%.
Hình 1.3: Diễn biến tốc độ tăng CPI các tháng năm 2012
Nguồn: Tổng cục Thống kê/Gafin
Như vậy trong năm 2012, lạm phát đã được kiềm chế (ở mức 6.81%) trong mục
tiêu cho phép (yêu cầu của Quốc hội là dưới 7%). Đây được xem là kết quả của chính
sách tiền tệ thắt chặt kể từ đầu năm 2011 theo Nghị quyết 11 của Chính phủ cũng như
việc tái khẳng định ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết 01/2012/NQ-
CP hồi đầu năm 2012.
1.3. Cán cân thương mại thặng dư, cán cân thanh toán được cải thiện
Cán cân tổng thể của Việt Nam năm 2012 đã biến chuyển theo hướng tích cực:
từ bị thâm hụt trong 2 năm 2009 (-8,4 tỷ USD), 2010 (-1,7 tỷ USD) sang thặng dư
5 | P a g e
trong năm 2011 (2,5 tỷ USD) và tiếp tục thặng dư trong các quý năm 2012, quý I: 4,28
tỷ USD; quý II: 2,17 tỷ USD; quý III: 4,2 tỷ USD. Đây là sự chuyển dịch vị thế quan
trọng, góp phần làm tăng sức mạnh tài chính quốc gia, chống lại kỳ vọng về biến động
tỷ giá, kỳ vọng lạm phát.
Có thể nhận định một số nguyên nhân góp phần tạo nên sự cải thiện cán cân
thanh toán tổng thể là:
Thứ nhất, và quan trọng nhất là chính sách điều hành: (i) Đầu tháng 2/2011,
NHNN tuyên bố mức phá giá cao nhất trong lịch sử (9,3%), nâng tỷ giá chính thức lên
20.693 USD/VND và giảm biên độ xuống còn +/-1%; (ii) trong năm 2012, Thống đốc
NHNN đã cam kết giữ tỷ giá biến động không quá 3% và liên tục can thiệp để ổn định
tỷ giá tạo niềm tin cho công chúng. Những việc này đã đưa tỷ giá danh nghĩa về gần
với giá thị trường hơn và tạo điều kiện giảm biến động tỷ giá, giảm kỳ vọng tăng tỷ
giá, từ đó thu hút được lượng ngoại tệ mà cá nhân và DN nắm giữ, góp phần hạn chế
tình trạng đô la hóa và tăng dự trữ ngoại hối.
Thứ hai, những cải thiện trong các khoản mục của cán cân thanh toán: (i)
Thương mại hàng hóa, dịch vụ nhập siêu giảm kỷ lục; (ii) giải ngân vốn đầu tư nước
ngoài vẫn duy trì mức cao đạt 10,46 tỷ USD, thấp không đáng kể so với năm 2011, 11
tỷ USD; (iii) giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức đạt mức kỷ lục từ trước đến
nay.
Thứ ba, tình hình kinh tế khó khăn, tồn kho tăng, các DN mà đặc biệt là các
DN trong nước chỉ sản xuất cầm chừng dẫn đến kim ngạch nhập khẩu giảm và đây là
lý do chính tạo ra xuất siêu hàng hóa trong năm 2012.
Năm 2012 là năm đầu tiên trong vòng 20 năm trở lại đây nước ta có cán cân
thương mại thặng dư. Tính chung cả năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt
114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Tăng trưởng của xuất khẩu vượt kế hoạch
đề ra nhưng chủ yếu dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài -72,3 tỷ USD, khu vực
kinh tế trong nước đạt 42,3 tỷ USD. Tuy nhiên, mức thặng dư này chủ yếu đến từ xuất
khẩu hàng hóa, trong khi, Việt Nam vẫn ở trong tình trạng nhập khẩu dịch vụ như
những năm trước. Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012 ước tính đạt 9,4 tỷ USD,
tăng 6,3% so với năm 2011. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2012 ước tính đạt 12,5
tỷ USD. Nhập siêu dịch vụ năm 2012 là 3,1 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2011 và
bằng 32,8% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012. Xu hướng nhập siêu dịch vụ ngày
càng tăng vì ngày càng có nhiều người dân trong nước sử dụng dịch vụ y tế, du lịch,
giáo dục nước ngoài, con số này ước tính 1-1,5 tỷ USD mỗi năm (Hoài Ngân, 2013).
Cán cân thương mại thặng dư, nhưng sự thặng dư này là chưa vững chắc do có
một phần nhu cầu đầu tư, sản xuất, tiêu dùng trong nước bị chững lại; thâm hụt cán
cân dịch vụ còn cao do Việt Nam chưa đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục,
vận tải có chất lượng cao. Đáng quan ngại nhất là cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam chủ
yếu là nông sản và tài nguyên nên Việt Nam phụ thuộc nhiều vào biến động giá, các
6 | P a g e
mặt hàng gia công, giá trị gia tăng không cao. Thêm vào đó, xuất siêu năm 2012 phụ
thuộc hoàn toàn vào khối DN FDI trong khi lượng vốn FDI đăng ký đang có xu hướng
giảm dần. Do vậy, rất khó để kì vọng cán cân thanh toán của Việt Nam sẽ tiếp tục
thặng dư một cách ổn định.
1.4. Bội chi ngân sách và vấn đề nợ công
Theo kinh nghiệm quốc tế, trong điều kiện bình thường tỷ lệ thâm hụt ngân
sách ở mức 3% là đáng lo ngại, ở mức 5 % là đáng báo động. Trong khi đó thâm hụt
ngân sách của Việt Nam luôn dao động quanh mức 5%. Điều này hàm ý rằng chính
phủ cần có biện pháp để sớm khắc phục tình trạng này. Bên cạnh đó, tốc độ tăng thâm
hụt ngân sách cao, thường ở mức từ 17% đến 18%/năm. Theo các chuyên gia của IMF,
đây là mức thâm hụt lớn và không bền vững.
Bảng 1.1: Thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 2001-2012 (%GDP)
Năm MoF1 MoF2 IMF ADB
2001 -3.8 -3.5
2002 -3.3 -2.3
2003 -4.9 -1.8 -4.8 -2.2
2004 -4.9 -1.1 -1.2 0.2
2005 -4.9 -0.9 -3.3 -1.1
2006 -5 -1.8 -0.2 1.3
2007 -5.7 -1.8 -2.5 -1.1
2008 -4.6 -3.7 -1.2 0.7
2009 -6.9 -2.8 -0.9 -6.6
2010 -5.6 -2.1 -5.7
2011 -4.9 -3.1
2012 -4.8
Nguồn: Tổng hợp từ MoF, IMF và ADB
Bội chi ngân sách Nhà nước ước đạt 140.2 nghìn tỷ đồng, trong đó, thu vượt kế
hoạch 2.690 tỷ đồng, và chi thực tế cũng vượt kế hoạch với con số tương tự. Điều này
làm cho bội chị ngân sách thực tế đúng kế hoạch bội chi cả năm đã được Quốc hội phê
duyệt từ đầu năm.
Năm 2012, Chính phủ đã sử dụng các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN
cùng hàng loạt các biện pháp cải thiện và chống thất thu NSNN cũng được triển khai
như: cải cách thủ tục hành chính; thường xuyên đôn đốc kịp thời người nộp thuế; tích
cực thanh tra, kiểm tra thuế; chống gian lận thuế, nhất là chống chuyển giá trong các
doanh nghiệp FDI… Hàng loạt giải pháp nói trên đã mang lại kết quả tích cực cho thu
NSNN năm 2012. Tính đến 31/12/2012, tổng thu NSNN cả nước đạt 765.590 tỷ đồng,
7 | P a g e
tức vượt 2.690 tỷ đồng so với dự toán kế hoạch là 740.500 tỷ đồng. Thu từ dầu thô ước
đạt 128.7% so với dự toán - tăng 1.6% so với thực hiện năm 2011, đạt khoảng 112.000
tỷ đồng. Thu NSNN từ các hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa ước đạt 467.200 tỷ
đồng, đạt 96,4 % dự toán và tăng 10,7 % so với số thực hiện năm 2011. Tuy nhiên, thu
cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu theo ước tính chỉ đạt khoảng 82 % dự
toán và thu từ đất đai ước tính chỉ đạt hơn 65 % dự toán thu. Số thu này cũng phản ánh
đúng tình trạng kinh tế năm 2012.
Tình trạng “đóng băng” của thị trường bất động sản đã tác động mạnh đến thu
NSNN từ đất đai, đặc biệt là thu ở các địa phương có số thu từ đất đai lớn như Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Hầu hết các địa phương đều không đạt dự toán thu NSNN
từ đất như Đà Nẵng năm 2012 chỉ đạt 37,1% dự toán thu từ đất.
Để bù đắp bội chi Việt Nam buộc phải vay trong nước và vay nước ngoài. Do số
nợ vay được sử dụng vào những mục đích không sinh lợi nên toàn bộ số chi trả nợ gốc
phải trông vào phát hành nợ mới, đặc biệt là vay trong nước và ngân sách nhà nước
Việt Nam đang đứng trước “vòng xoáy” nợ nần với qui mô nợ Chính phủ ngày càng
lớn. Thâm hụt ngân sách tăng dẫn đến nợ công tăng.
2. TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ 10 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
2.1. Tăng trưởng kinh tế dưới mức tiềm năng
Báo cáo về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội 10 tháng đầu năm 2013 của Chính
phủ cho biết, trong quý III, GDP của Việt Nam tăng trưởng 5,54% so với quý II, góp
phần đưa GDP 9 tháng đầu năm 2013 tăng 5,14%, và con số này cao hơn cùng kì năm
ngoái (5,1%) (tính theo giá so sánh năm 2010). Nhận định về tình hình tăng trưởng
kinh tế đến cuối năm, ngày 22/10, ông Glenn Maguire, chuyên gia, Kinh tế trưởng khu
vực châu Á Thái Bình Dương của Ngân hàng ANZ dự báo tăng trưởng kinh tế năm
2013 của Việt Nam vẫn ở dưới mức tiềm năng, chỉ đạt khoảng 5,1% năm 2013. Mức
dự báo này là kém lạc quan nhất so với các dự báo từ phía Việt Nam với mức 5,3%.
Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, GDP 9 tháng đầu năm 2013 đã tăng 5,14%,
điều này có thể khẳng định, dù rằng mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2013 là 5,5% khó
đạt được bởi những khó khăn trong các yếu tố nền tảng tạo nên tăng trưởng, nhưng
triển vọng mức tăng trưởng 5,3% là hoàn toàn có cơ sở.
Tổng cung của nền kinh tế những tháng đầu năm bước đầu đã có những dấu
hiệu tích cực, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều thách thức. Hàng tồn kho của doanh
nghiệp đã giảm nhưng chậm, cùng với đó là tốc độ tăng nhập khẩu tư liệu lao động sản
xuất còn khá khiêm tốn, biểu hiện bằng một số chỉ tiêu như nhập khẩu máy móc, thiết
bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 14,9 tỷ USD, tương ứng 11,4%; sắt thép đạt 5,6 tỷ USD,
tăng 10,7%; sản phẩm hóa chất đạt 2,3 tỷ USD, tăng 11%... Ngoài ra, một chỉ số cơ
bản đánh giá năng lực sản xuất của các doanh nghiệp là PMI1 đã tăng dần qua các
tháng đầu năm (từ 49,1 trong tháng 8 lên 51,5 điểm trong tháng 9). Điều này tạo nên
hiệu ứng tốt cho thị trường sản xuất của Việt Nam
8 | P a g e
Hình 2.1: chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam từ năm 2012 đến nay
Nguồn: HSBC
Cùng với sự tăng chậm chạp của tổng cung thì tổng cầu cũng trong trạng thái
tương tự, dù đã có sự cải thiện, tuy nhiên, mức cải thiện này còn tương đối yếu. Theo
thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 9 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt mức tăng
trưởng 12,6% so với cùng kì năm trước (đã loại trừ đi yếu tố lạm phát) so với 22,7%
vào năm 2007.
Sự tăng trưởng ở mức khiêm tốn của tổng cung và tổng cầu là những nhân tố
chính khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP những tháng đầu năm 2013 còn ở mức hạn
chế. Vì vậy, muốn đạt được mức tăng trưởng 5,5% đã đề ra hồi đầu năm, phải xuất
phát từ sự kích thích trong tổng cung và tổng cầu, cần thiết phải có sự phối hợp nhịp
nhàng và hiệu quả giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cùng các chính sách
kinh tế vĩ mô khác.
2.2. Lạm phát được kiềm chế, chỉ số tăng giá thấp
Những tháng đã qua của năm 2013 tiếp tục được đánh giá là giai đoạn thành
công của NHNN Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát kể từ sau thành công của
năm 2012. Chỉ số giá của các mặt hàng thiết yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong rổ hàng hóa
như thực phẩm, dịch vụ ăn uống chỉ tăng trong hai tháng đầu năm, những tháng sau
đó, chỉ số này đều giảm. Điều này đã góp phần làm cho lạm phát tính đến tháng 9 chỉ
tăng 4,63% so với đầu năm và ổn định hơn so với nhiều năm trở lại đây, biểu hiện qua
mức độ phân tán của tốc độ tăng CPI so với giá trị trung bình đạt mức khá ổn định
trong 9 tháng/2013, thấp hơn nhiều so với năm 2012 và năm 2011.
9 | P a g e
Hình 2.2: Tỷ lệ lạm phát hàng tháng năm 2011, 2012 và 10 tháng đầu năm 2013
Đơn vị: %
Nguồn: Vietnam Economic Times, GSO
Lạm phát những tháng đầu năm tăng tương đối cao so với những tháng trước đó
(tháng 1 và tháng 2 tăng lần lượt là 1,25% và 1,32%) được nhận định chủ yếu là do xu
hướng mùa vụ mà không chịu nhiều tác động từ các yếu tố cơ bản như CSTK hay
CSTT. Điều này cũng diễn ra tương tự trong tháng 8 và tháng 9, chỉ số giá tăng cao
(0,83% và 1,06%) là do sự thay đổi trong việc điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản và dịch
vụ công (y tế, giáo dục). Những tháng cuối năm, các yếu tố này đã trở nên thiếu hiệu
quả, vì vậy theo dự báo của UBGSTCQG, mức lạm phát những tháng cuối năm 2013
sẽ ở mức thấp, và mục tiêu lạm phát đầu năm là có thể đạt được.
Bảng 2.1: Mức độ thay đổi chỉ số giá cả ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
tháng 8 và tháng 9 năm 2013
Chỉ số giá (% thay
đổi)
13/9/ 2013 so với
13/8/2013
13/8/2013 so với
2012
2012
Tổng +1,06 % +6,83 % 16,24
Hà Nội +0,57 % +6,17 % 15,06
TP. Hồ Chí Minh +3,13 % +3,32 % 12,15
Nguồn: Vietnam Economic Times
2.3. Thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối có chuyển biến tích cực
Thị trường tiền tệ, ngoại hối những tháng đầu năm 2013 có những cải thiện tích
cực, biểu hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản:
Thứ nhất, thanh khoản của hệ thống tiếp tục được củng cố và hiện khá dồi dào
với sự gia tăng mạnh của tốc độ huy động vốn. Điều này khiến cho mặt bằng lãi suất
10 | P a g e
huy động, cho vay và cả liên ngân hàng giảm mạnh xuống mức thấp ngang với thời
điểm năm 2006.
Bảng 2.2: Diễn biến lãi suấ