Đề tài Tồng quan về ngân hàng quốc tế

Có nhiều ý kiến khác nhau về việc hiểu thế nào là ngân hàng quốc tế. Có nguời hiểu là ngân hàng có các chi nhánh hoạt động ở nước ngoài. Một định nghĩa khác lại lấy đồng tiền sử dụng trong giao dịch làm cơ sở phân loại ngân hàng quốc tế với ngân hàng nội địa. Trong đó, một ngân hàng vẫn chỉ được coi là ngân hàng nội địa nếu tiền gửi cho dù của khách hàng nước ngoài gửi vào ngân hàng đó là đồng nội tệ. Định nghĩa thứ ba về ngân h àng quốc tế xuất phát từ quốc tịch của khách hàng và của ngân hàng. Nếu quốc tịch của khách hàng và ngân hàng khác nhau thì ngân hàng đó được coi là ngân hàng quốc tế. Tóm lại, yếu tố thực chất quyết định một ngân hàng là quốc tế hay không bao gồm: 1. Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng quốc tế. 2. Ngân hàng là một ngân hàng đa quốc gia. Vì thế, chúng ta có thể định nghĩa rằng: “ ngân hàng quốc tế là ngân hàng thực hiện các giao dịch đan chéo nhau giữa nhiều quốc gia hoặc ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ xuy ên biên giới của các quốc qua”

pdf23 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2586 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tồng quan về ngân hàng quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ[ CHÍ MINH HỆ ĐÀOTẠO SAU ĐẠI HỌC ------------------------------------ Môn học: Ngân Hàng Quốc Tế Đề tài: TỒNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Khóa 22 – Lớp Đêm 1 – Nhóm 1 TP.HCM, Tháng 01 năm 2014 Danh sách nhóm 1. Nguyễn Thị Dung 2. Bùi Thị Thu Thủy 3. Nguyễn Thị Hoài Thương 4. Nguyễn Phạm Nhã Trúc 5. Lê Thị Kim Tuyên 6. Võ Thị Bích Trâm Tổng quan về Ngân hàng quốc tế Nhóm 1 – NH Đêm 1 K22 Page 2 I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ: ................................................. 3 1. Khái niệm: ...................................................................................................... 3 2. Phân loại: ........................................................................................................ 3 3. Lịch sử phát triển của dịch vụ ngân hàng quốc tế : ...................................... 3 4. Các dịch vụ Ngân hàng quốc tế: .................................................................... 5 5. Đặc điểm của các dịch vụ ngân hàng quốc tế: ............................................... 5 II. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG QUỐC TẾ NGÀY NAY: ................................. 6 1. Các hình thức tổ chức Ngân hàng quốc tế: ................................................... 6 2. Sự phát triển của các trung tâm tài chính quốc tế : ...................................... 6 3. Vai trò của Ngân hàng Quốc tế hiện nay ..................................................... 16 III. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM: ............................................................ 17 1. Dịch vụ ngân hàng đại lý: ............................................................................ 17 2. Dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế: ....................................................................... 18 3. Dịch vụ thanh toán quốc tế: ......................................................................... 20 4. Các dịch vụ ngân hàng quốc tế khác: .......................................................... 21 Tổng quan về Ngân hàng quốc tế Nhóm 1 – NH Đêm 1 K22 Page 3 I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ: 1. Khái niệm: Có nhiều ý kiến khác nhau về việc hiểu thế nào là ngân hàng quốc tế. Có nguời hiểu là ngân hàng có các chi nhánh hoạt động ở nước ngoài. Một định nghĩa khác lại lấy đồng tiền sử dụng trong giao dịch làm cơ sở phân loại ngân hàng quốc tế với ngân hàng nội địa. Trong đó, một ngân hàng vẫn chỉ được coi là ngân hàng nội địa nếu tiền gửi cho dù của khách hàng nước ngoài gửi vào ngân hàng đó là đồng nội tệ. Định nghĩa thứ ba về ngân hàng quốc tế xuất phát từ quốc tịch của khách hàng và của ngân hàng. Nếu quốc tịch của khách hàng và ngân hàng khác nhau thì ngân hàng đó được coi là ngân hàng quốc tế. Tóm lại, yếu tố thực chất quyết định một ngân hàng là quốc tế hay không bao gồm: 1. Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng quốc tế. 2. Ngân hàng là một ngân hàng đa quốc gia. Vì thế, chúng ta có thể định nghĩa rằng: “ ngân hàng quốc tế là ngân hàng thực hiện các giao dịch đan chéo nhau giữa nhiều quốc gia hoặc ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ xuyên biên giới của các quốc qua” 2. Phân loại: Có hai loại chính của Ngân hàng quốc tế:  Foreign banking bao gồm các giao dịch với người không cư trú bằng đồng tiền nội tệ tạo điều kiện cho tài trợ thương mại.  Eurocurrency banking bao gồm các ngân hàng cung cấp các giao dịch ngoại hối (huy động và cho vay) với các khách hàng là người cư trú và người không cư trú. 3. Lịch sử phát triển của dịch vụ ngân hàng quốc tế : Hoạt động ngân hàng quốc tế có nguồn gốc từ thế kỷ 13, nhưng thực sự tăng trưởng từ giữa những năm 70 của thế kỷ 20 khi các ngân hàng phương Tây lớn đã thiết lập rất nhiều chi nhánh hoạt động tại các quốc gia khác. Vào thế kỷ 19, các nước thực dân đã mở rộng thuộc địa của mình, tìm kiếm thị trường ngoài lãnh thổ của mình. Các ngân hàng thương mại của Anh và Pháp đã thiết lập nhiều chi nhánh ở nước ngoài. Mạng lưới chi nhánh của họ bao trùm trên lãnh thổ Tổng quan về Ngân hàng quốc tế Nhóm 1 – NH Đêm 1 K22 Page 4 Châu Âu và các vùng lãnh thổ thuộc địa. Ngân hàng Đông Phương của Anh thành lập tại Trung Quốc, ngân hàng Đông Dương của Pháp thành lập ở Việt Nam. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, các nước Châu Âu rất cần tiền để tái thiết nền kinh tế bị hủy hoại nặng nề bởi chiến tranh và Mỹ là nhà tài trợ chính. Ngoài sự tăng trưởng chưa từng có về đầu tư và thương mại quốc tế trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã dẫn đến sự phát triển không ngừng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thương mại. Với các hiệp định “Land Bank”, “Marshall”, các ngân hàng Hoa Kỳ đã cho nước ngoài vay hàng chục tỷ USD. Rất nhiều ngân hàng thương mại Hoa Kỳ, trong thập niên 60, tăng lên nhanh chóng về quy mô đã đưa đến chủ trương mở rộng nghiệp vụ ngân hàng ra nước ngoài ( cả các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển), đó là phản ứng tự nhiên của việc phát triển nghiệp vụ trong nước và đáp ứng nhu cầu tham gia vào thị trường tài chính quốc tế và những đổi mới trong lĩnh vực này đã tạo ra rất nhiều nghiệp vụ ngân hàng mới. Lịch sử phát triển ngân hàng gọi đây là làn sóng phát triển dịch vụ ngân hàng quốc tế thứ nhất. Một vài thập kỷ sau thế chiến thứ 2 kết thúc, bên cạnh sự phát triển kinh tế vượt bậc của Mỹ, các nước Châu Âu như Anh, Pháp, Đức,… các nước tư bản khác như Canada và đặc biệt là Nhật cũng giành được những thành tựu kinh tế quan trọng. Lẽ tất yếu khi kinh tế phát triển kéo theo việc các ngân hàng của các quốc gia công nghiệp hóa, đặc biệt là ngân hàng các nước Canada, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp cũng theo gương của các ngân hàng Hoa Kỳ ra sức mở rộng nghiệp vụ của mình ra nước ngoài trong thập kỷ 70. Lịch sử ngân hàng gọi đây là làn sóng phát triển dịch vụ ngân hàng quốc tế lần thứ hai. Bên cạnh làn sóng phát triển dịch vụ ngân hàng ồ ạt của các nước tư bàn, còn có một làn sóng phát triển dịch vụ ngân hàng thứ ba của các nước đang phát triển diễn ra bình lặng và cuối thập kỷ 70. Làn sóng phát triển dịch vụ ngân hàng thứ tư bắt đầu bằng sự kiện ra đời đạo luật nhất thể hóa Châu Âu ban hành vào năm 1986, trong đó Cộng đồng Châu Âu xóa bỏ mọi rào chắn đối với luồng vốn quốc tế. Điều này tạo điều kiện cho dịch vụ ngân hàng quốc tế phát triển mạnh mẽ về chất lượng và số lượng và vì vậy các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế mang tính toàn cầu hóa. Tổng quan về Ngân hàng quốc tế Nhóm 1 – NH Đêm 1 K22 Page 5 4. Các dịch vụ Ngân hàng quốc tế: - Dịch vụ chuyển tiền và quản lý tiền mặt. - Tín dụng quốc tế: Ngân hàng quốc tế cung cấp các khoản vay cho các khách hàng quốc tế của họ đối bằng một số loại tiền nhất định với các điều kiện khác nhau (cố định hoặc thả nổi lãi suất, bảo đảm hoặc không có bảo đảm) đối với các kỳ hạn khác nhau. - Cho vay hợp vốn: Hai hoặc nhiều ngân hàng cùng cho vay đối với một doanh nghiệp. - Các giao dịch ngoại hối và tài trợ thương mại. - Phát hành trái phiếu. - Bảo lãnh phát hành cổ phiếu. 5. Đặc điểm của các dịch vụ ngân hàng quốc tế: - Xu thế gia tăng nhanh hơn mức tăng tiềm lực sản xuất: Hàng ngày, lượng tiền tệ lưu chuyển trên thị trường tài chính thế giới cao gấp 30 lần khối lượng hàng hoá lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Đối với các nước đang phát triển, chỉ trong 8 năm (1990-1997), dòng vốn đầu tư tư nhân đổ vào tăng hơn 5 lần. Trong khi mậu dịch quốc tế của giai đoạn này chỉ tăng 5%/năm thì dòng vốn tư nhân lưu chuyển tăng 30%/ năm. - Dịch vụ ngân hàng quốc tế đề cao nhân tố con người: Đặc điểm này do đặc điểm kinh doanh quốc tế hiện nay tạo ra. Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ và kinh tế cũng như sự phức tạp của bối cảnh toàn cầu hoá, kinh doanh dịch vụ ngân hàng quốc tế đòi hỏi các nhà hoạt động ngân hàng phải: + Hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh, cả kinh doanh trong nước lẫn khinh doanh đối ngoại, có kiến thức rộng và thường xuyên cập nhật về thị trường trong nước và quốc tế, ngoài ra phải có kiến thức sâu rộng về tài chính quốc tế. + Hiểu biết và áp dụng thành thạo các ứng dụng của khoa học công nghệ. Ngày nay, hầu hết các ngân hàng kinh doanh quốc tế đều sử dụng mạng toàn cầu Swift, mạng giao dịch kinh doanh toàn cầu Reuter, và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và kinh doanh. Do vậy việc sử dụng thành thạo các tiện ích ngân hàng, máy tính và công nghệ thông tin là bắt buộc + Phải hiểu biết thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, tiếng Anh là bắt buộc. Do là Tổng quan về Ngân hàng quốc tế Nhóm 1 – NH Đêm 1 K22 Page 6 kinh doanh quốc tế nếu không thông thạo ngoại ngữ thì không làm việc được + Do bối cảnh hoạt động kinh doanh đòi hỏi rất nhiều về trình độ của nguồn nhân lực, nên việc tập trung vào phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực là điều tất yếu. - Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế có tính rủi ro cao: Do sự phức tạp của kinh doanh quốc tế nên thường xảy ra việc tăng, giảm đột ngột về ngoại tệ, lãi suất, trục trặc trong thanh toán quốc tế, biến động chính trị….Vì vậy nghiệp vụ ngân hàng quốc tế có mức độ rủi ro cao hơn nghiệp vụ ngân hàng ở trong nước. Tuy nhiên, rủi ro càng cao lợi nhuận càng lớn nên các ngân hàng vẫn phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế để có cơ hội và tiềm năng phát triển lâu dài. - Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế chịu ảnh hưởng nhiều bởi luật pháp quốc tế và thông lệ quốc tế: Đặc điểm này do tính quốc tế của dịch vụ ngân hàng quốc tế quyết định. Do sự phức tạp trong môi trường hoạt động kinh doanh quốc tế, do sự không thống nhất về luật pháp giữa các quốc gia, do trình độ phát triển không đồng đều mà đòi hỏi phải có luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho các ngân hàng thực hiện dịch vụ ngân hàng quốc tế. II. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG QUỐC TẾ NGÀY NAY: 1. Các hình thức tổ chức Ngân hàng quốc tế: Nét đặc trưng để phân biệt dịch vụ ngân hàng quốc tế với dịch vụ ngân hàng trong nước đó là tính quốc tế. Xét về mặt không gian thì khoảng cách địa lý giữa các đối tác là lớn, vượt ngoài phạm vi biên giới quốc gia. Chính vì vậy ngân hàng thương mại ngoài trụ sở chính còn phải sử dụng nhiều hình thức khác như : Văn phòng đại diện: được thành lập ở nước ngoài nhằm trợ giúp cho các công ty trong nước kinh doanh ở nước ngoài, có nhiệm vụ quan hệ với các ngân hàng đại lý. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật”. Như vậy Văn phòng đại diện không được trực tiếp kinh doanh, không được ký kết các hợp đồng kinh tế với dấu của Văn phòng đại diện, nhưng vẫn ký kết hợp đồng theo sự uỷ quyền của Doanh nghiệp đã mở Văn phòng đại diện đó sẽ đóng dấu doanh nghiệp.Việc thiết lập Tổng quan về Ngân hàng quốc tế Nhóm 1 – NH Đêm 1 K22 Page 7 văn phòng đại diện ở nước ngoài thường là bước đầu tiên trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Chi nhánh ngân vỏ bọc: là các văn phòng nước ngoài được thiết lập nhằm tham gia vào các thị trường tiền tệ châu Âu để dành các khoản nợ đồng đô la châu Âu hay thực hiện các khoản vay ngân hàng nước ngoài. Chúng nằm chủ yếu ở những nơi có nền tài chính chủ yếu, như Bahamas, nơi chúng hoạt động mà không phải chịu thuế; họ không quan tâm đến công việc kinh doanh ở địa phương. Loại hình này xuất hiện nhiều ở Mỹ. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện dịch vụ trọn gói: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trọn gói là sự mở rộng của ngân hàng chính, hoạt động như các ngân hàng tại nước đó nhưng về mặt pháp lý chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài lại là một bộ phận của ngân hàng mẹ. Các chi nhánh thực hiện kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng bán sỉ dựa chủ yếu vào các khoản tiền gửi mua từ hệ thống ngân hàng quốc tế được biết đến như là thị trường liên ngân hàng. Họ không thể phát triển một cơ sở tiền gửi địa phương. Chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài vừa chịu sự điều chỉnh của luật ngân hàng trong nước vừa chịu sự điều chỉnh của luật ngân hàng nước ngoài mà nó mở chi nhánh. Ở một số quốc gia, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị cấm, ở một số quốc gia khác người ta không muốn lập chi nhánh vì có rủi ro sung công. Chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài thường được mở tại các trung tâm tài chính và thương mại của thế giới. Ngân hàng con ở nước ngoài: Ngân hàng con ở nước ngoài là một định chế độc lập do ngân hàng mẹ sở hữu hoàn toàn hoặc gần như sở hữu hoàn toàn để phù hợp với luật pháp của nước ngoài. Ngân hàng con ở nước ngoài hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra còn hình thức Ngân hàng con ở nước ngoài nhưng ngân hàng mẹ không kiểm soát chúng (ngân hàng mẹ chỉ đóng góp một phần vốn tối thiểu, không đủ giành quyền kiểm soát). Nói chung, ngân hàng con ở nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật pháp nước sở tại và hầu như không chịu ảnh hưởng của luật pháp tại nước mà ngân hàng mẹ đặt trụ sở chính. Trong thời gian gân đây, các ngân hàng kinh doanh quốc tế có xu hướng mua các ngân hàng con thay vì lập chi nhánh ở nước ngoài. Việc sở hữu một ngân hàng Tổng quan về Ngân hàng quốc tế Nhóm 1 – NH Đêm 1 K22 Page 8 con, trách nhiệm của ngân hàng mẹ chỉ giới hạn trong số vốn đầu tư vào ngân hàng con thấp hơn giới hạn trách nhiệm của ngân hàng mẹ đối với chi nhánh mới thành lập. Ngoài ra việc lập chi nhánh cũng rất tốn kém cả về chi phí thành lập lẫn chi phí quản lý. Hiện nay, ở Việt Nam qui định, Ngân hàng con 100% vốn nước ngoài phải có 1 ngân hàng mẹ, là ngân hàng đáp ứng về mặt tài chính, độ an toàn và kinh nghiệm hoạt động quốc tế). Ngân hàng liên doanh: Ngân hàng liên doanh là kết quả của sự hợp tác về mặt kinh tế giữa Chính Phủ và Ngân hàng Trung ương của các nước với nhau, mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nền kinh tế, hai hệ thống tài chính . Đây là hình thức ngân hàng góp vốn để kinh doanh giữa một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài với một hoặc nhiều ngân hàng địa phương hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật địa phương. Cũng giống như ngân hàng con ở nước ngoài, ngân hàng liên doanh định chế độc lập đối với ngân hàng mẹ, hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.. Liên minh ngân hàng: Đây là hình thức liên minh tạm thời giữa các ngân hàng. Các ngân hàng của các quốc gia khác nhau cùng nhau tham gia hoạt động cho vay quốc tế. Nét đặc trưng chính của liên minh là cùng nhau thực hiện các nghiệp vụ đặc biệt và phân chia thị trường theo vùng địa lý. Trên thực tế, liên minh thường hoạt động tại các trung tâm tài chính và hoạt động của họ chủ yếu diễn ra trên thị trường tài chính và tiền tệ quốc tế. Liên minh ngân hàng được thành lập sẽ tạo nên một cơ chế chung cả về giám sát các ngân hàng và giải quyết hậu quả nếu một ngân hàng lâm vào tình cảnh nguy hiểm. Tuy nhiên, việc thành lập Liên minh Ngân hàng luôn bị đe dọa chính bởi những lợi ích mâu thuẫn giữa các quốc gia trong khu vực. Các câu lạc bộ ngân hàng: Đây là một hình thức hợp tác ngân hàng lâu dài có nguồn gốc từ việc cùng tham gia vào một liên kết nào đó. Thành viên của câu lạc bộ là các ngân hàng của các nước khác nhau cùng nhau góp vốn kinh doanh mà không có bất cứ một thủ tục pháp lý sáp nhập nào. Các hình thức của câu lạc bộ ngân hàng được phát triển mạnh mẽ vào đầu thập niên 1970. Cơ chế ngân hàng hải ngoại (International Banking Facilities -IBF): Vào tháng 12 năm 1981, các IBF được cục dự trữ liên bang Mỹ uỷ quyền cấp phép cho các ngân hàng và các tổ chức tiền gửi khác thực hiện hoạt động ngân hàng quốc tế Tổng quan về Ngân hàng quốc tế Nhóm 1 – NH Đêm 1 K22 Page 9 trong nước Mỹ trên cơ sở giống như các chi nhánh và các ngân hàng trực thuộc nước ngoài của các ngân hàng Mỹ. Khi cấp phép cho các IBF, ý đồ chính của Fed là nhằm thu họat động này trở lại Mỹ. IBF tạo ra cho các ngân hàng môi trường tương đối tự do giống như môi trường các chi nhánh và ngân hàng trực thuộc của họ đã gặp ở nước ngoài. Không có các quy định dự trữ hay các hạn chế lãi suất nào đối với tiền gửi của người nước ngoài, không phải bảo hiểm cho các khoản tiền gửi và tránh được những đánh giá liên quan đến bảo hiểm. Phần lớn các tài sản của IBF bao gồm các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp, chính phủ và ngân hàng trung ương nước ngoài với mục đích sử dụng ngoài nước Mỹ. Nguồn vốn của họ là từ các khoản vay liên ngân hàng của các tổ chức quốc tế , các chính phủ và các cơ quan nước ngoài. Hiện nay, đã có hơn 30 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam. Hiện nay các chi nhánh NH nước ngoài vẫn còn phải chịu 2 hạn chế trong huy động tiền VND từ các tổ chức, cá nhân không có quan hệ tín dụng. 2. Sự phát triển của các trung tâm tài chính quốc tế : Hoạt động ngân hàng quốc tế đã tăng trưởng ngoạn mục từ những năm 1950. Hoạt động ngân hàng quốc tế đã được thực hiện bởi các tổ chức tài chính trung gian ít nhất 4000 năm. Tuy nhiên, do nhiều tác nhân kích thích gần đây, đặc biệt là sự giãn ra trong việc điều kiển khác nhau của các dòng vốn, tăng trưởng trong các công ty đa quốc gia cũng như tìm kiếm của các ngân hàng cho các cơ hội lợi nhuận mới sau sự sụp đổ của chế độ tỷ giá hối đoái cố định Bretton Woods. Trong chừng mực sự khác biệt trong quy định hoạt động ngân hàng quốc tế xác định các hoạt động ở nước ngoài của các ngân hàng, sự tăng trưởng trong trung tâm ngân hàng sẽ rõ rệt hơn ở một số quốc gia hơn so với các nước khác. Bảng 2.1 cho thấy tổng số nợ phải trả bên ngoài của các ngân hàng đối với một số quốc gia theo báo cáo cho Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (một loại ngân hàng của ngân hàng trung tâm). Khoảng 23% các khoản nợ ngân hàng trên toàn thế giới ngoài Vương quốc Anh, Vương quốc Anh đến nay là trung tâm ngân hàng quốc tế quan trọng nhất. Trung tâm ngân hàng lớn thứ hai là Mỹ (12%), tiếp theo là Pháp (9%) và Đức (7%). Tầm quan trọng của Vương quốc Anh như một trung tâm cho các ngân Tổng quan về Ngân hàng quốc tế Nhóm 1 – NH Đêm 1 K22 Page 10 hàng quốc tế tiếp tục được nhấn mạnh bởi thực tế rằng nó nắm vị trí này trước Hoa Kỳ vốn tự hào có một nền kinh tế lớn hơn nhiều. Vị trí của Vương quốc Anh như là trung tâm dịch vụ ngân hàng quốc tế hàng đầu có nguồn gốc từ trong môi trường pháp lý tương đối lỏng lẻo thu hút các tổ chức Hoa Kỳ trong những năm 1950 và 1960. Kết quả là, thị trường ngân hàng ở Anh đã được hưởng lợi không tương xứng từ sự phát triển của thị trường Eurocurrency. Khi chế độ quy định của ngân hàng trên toàn thế giới đã dần dần hội nhập trong những thập kỷ qua, London đã bị mất đi phần nào những gì làm cho nó có thể thu hút các ngân hàng quốc tế.Tuy nhiên, vẫn còn những yếu tố khác so với các quy định lỏng lẻo về cho vay bằng ngoại tệ mà làm cho London hấp dẫn đối với các ngân hàng quốc tế. Những yếu tố này là việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh cũng như vị trí địa lý của nó giữa Mỹ và châu Á, tạo điều kiện kinh doanh tại các thị trường vốn quốc tế qua các múi giờ khác nhau. The top 30 banks in the world based ranked according to Market Capitalisation in 2012 All banks have been ranked by total Market Capitalisation in US$ in 2012. Rank 2012 Bank Market Capitalisation (Billion US$) 2012 2011 2010 2009 2008 2003 1 Industrial & Commercial Bank of China (ICBC) 241.7 224.2 234.1 269.4 174.2 249.8 Tổng quan về Ngân hàng quốc tế Nhóm 1 – NH Đêm 1 K22 Page 11 Rank 2012 Bank Market Capitalisation (Billion US$) 2012 2011 2010 2009 2008 2003 2 China Construction Bank 196.6 167.9 223.0 201.8 128.6 171.3 3 Wells Fargo & Co 161.4 150.9 181.0 199.7 118.0 119.6 4 HSBC Holdings 151.6 135.7 166.5 171.5 115.5 99.7 5 Agricultural Bank of China 142.4 131.1 163.4 154.4 98.5 86.3 6 JP Morgan Chase 141.7 123.0 140.6 138.4 98.3 80.0 7 Bank of China 1
Luận văn liên quan