Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từtiếng Hy Lạp và được sửdụng đầu tiên
trong lĩnh vực quân sự đểchỉcác kếhoạch lớn, dài hạn được đưa ra trên cơsởtin
chắc cái gì đối phương có thểlàm và cái gì đối phương không thểlàm.Thông thường
người ta hiểu chiến lược là kếhoạch và nghệthuật chỉhuy quân sự.
Ngày nay, thuật ngữchiến lược được sửdụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Trong lĩnh vực kinh doanh,cũng có nhiều cách tiếp cận vềchiến lược.
Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược kinh doanh được xem nhưtổng thể
dài hạn của một tổchức nhằm đạt tới mục tiêu lâu dài. Nhà nghiên cứu lịch sửquản
lý, Alfred D. Chandler cho rằng “chiến lược là việc xác định các mục tiêu cơbản dài
hạn của một doanh nghiệp và thực hiện chương trình hoạt động cùng với việc phân bổ
các nguồn lực cần thiết để đạt được những mục tiêu ấy”. Nhưvậy, tưtưởng của ông
thểhiện rõ chiến lược là một quá trình hoạch định có tính sáng suốt, trong đó doanh
nghiệp lựa chọn những mục tiêu cho mình, xác định chương trình hành động đểhoàn
thành tốt nhất những mục tiêu đó và tìm cách phân bổnguồn lực tương ứng. Phương
thức tiếp cận truyền thống có ưu điểm là giúp các doanh nghiệp dễdàng hình dung ra
công việc cần làm đểhoạch định chiến lược và thấy được lợi ích của chiến lược với
phương diện là kếhoạch dài hạn. Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh luôn biến
động nhưngày nay cho thấy được hạn chếcủa cách tiếp cận truyền thống do nó
không có khảnăng thích ứng linh hoạt với sựthay đổi của môi trường kinh doanh.
35 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2465 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan về xây dựng chiến lược kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu Luận
Đề Tài:
Tổng quan về
xây dựng chiến lược
kinh doanh
Bài tập tiểu luận
1
Chương I:
TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
I. VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
DOANH NGHIỆP
1. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp :
a. Khái niệm về chiến lược kinh doanh :
Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp và được sử dụng đầu tiên
trong lĩnh vực quân sự để chỉ các kế hoạch lớn, dài hạn được đưa ra trên cơ sở tin
chắc cái gì đối phương có thể làm và cái gì đối phương không thể làm.Thông thường
người ta hiểu chiến lược là kế hoạch và nghệ thuật chỉ huy quân sự.
Ngày nay, thuật ngữ chiến lược được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Trong lĩnh vực kinh doanh,cũng có nhiều cách tiếp cận về chiến lược.
Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược kinh doanh được xem như tổng thể
dài hạn của một tổ chức nhằm đạt tới mục tiêu lâu dài. Nhà nghiên cứu lịch sử quản
lý, Alfred D. Chandler cho rằng “chiến lược là việc xác định các mục tiêu cơ bản dài
hạn của một doanh nghiệp và thực hiện chương trình hoạt động cùng với việc phân bổ
các nguồn lực cần thiết để đạt được những mục tiêu ấy”. Như vậy, tư tưởng của ông
thể hiện rõ chiến lược là một quá trình hoạch định có tính sáng suốt, trong đó doanh
nghiệp lựa chọn những mục tiêu cho mình, xác định chương trình hành động để hoàn
thành tốt nhất những mục tiêu đó và tìm cách phân bổ nguồn lực tương ứng. Phương
thức tiếp cận truyền thống có ưu điểm là giúp các doanh nghiệp dễ dàng hình dung ra
công việc cần làm để hoạch định chiến lược và thấy được lợi ích của chiến lược với
phương diện là kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh luôn biến
động như ngày nay cho thấy được hạn chế của cách tiếp cận truyền thống do nó
không có khả năng thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Theo cách tiếp cận hiện nay, chiến lược có thể rộng lớn hơn những gì mà doanh
nghiệp dự định hay đặt kế hoạch thực hiện. Theo quan niệm của Mintzberg, ông cho
rằng chiến lược là một mẫu hình trong dòng chảy các quyết định và chương trình
Bài tập tiểu luận
2
hành động. Mẫu hình có thể là bất kỳ kiểu chiến lược nào: chiến lược được thiết kế từ
trước hay chiến lược đột biến. Ông đưa ra mô hình:
Cách tiếp cận hiện đại giúp doanh nghiệp dễ dàng ứng phó linh hoạt trước
những biến động của môi trường kinh doanh và phát huy tính sáng tạo của các thành
viên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải có trình
độ, khả năng dự báo được những điều kiện để thực hiện chiến lược và đánh giá được
giá trị của các chiến lược đột biến.
Qua các cách tiếp cận trên, ta có thể hiểu: chiến lược kinh doanh của một doanh
nghiệp là một nghệ thuật xây dựng mục tiêu dài hạn và các chính sách thực hiện nhằm
định hướng và tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đặc trưng của chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp:
- Tính định hướng dài hạn: Chiến lược kinh doanh đặt ra những mục tiêu và xác
định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ dài hạn ( 3 năm, 5 năm nhằm
định hướng hoạt động cho doanh nghiệp trong một môi trường kinh doanh đầy biến
động.
- Tính mục tiêu: chiến lược kinh doanh thường xác định rõ mục tiêu cơ bản,
những phương hướng kinh doanh của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ và những
chính sách nhằm thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra.
- Tính phù hợp: Điều nay đòi hỏi các doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược
kinh doanh cần phải đánh giá đúng thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Đồng thời phải thường xuyên rà soát và điều chỉnh để phù hợp với những biến
đổi của môi trường.
- Tính liên tục: chiến lược kinh doanh phải được phản ánh trong suốt quá trình
liên tục từ khâu xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá đến điều chỉnh chiến
lược.
- Chiến lược kinh doanh trong điều kiện ngày nay không thể nào tách rời khỏi
cạnh tranh vì chiến lược kinh doanh một phàn đảm bảo cho doanh nghiệp có năng lực
canh tranh trên thị trường. Trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay, các hoạt động kinh
Bài tập tiểu luận
3
doanh đã được kết nối ở khắp nơi trên thế giới tạo nên sự ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn
nhau. Từ đó đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong ngành cũng
như giữa các ngành trong nền kinh tế.
b.Phân loại chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp :
Tuỳ theo các tiêu thức phân loại khác nhau mà có các loại chiến lược kinh
doanh khác nhau.
* Căn cứ vào tính thực tiễn của chiến lược kinh doanh:
- Chiến lược kinh doanh dự kiến: là sự kết hợp tổng thể của các mục tiêu, các
chính sách và kế hoạch hành động nhằm vươn tới mục tiêu dự kiến của doanh nghiệp.
Chiến lược này được xây dựng nhằm thể hiện ý chí và kế hoạch hành động dài hạn
của một doanh nghiệp do người lãnh đạo, quản lý đưa ra.
- Chiến lược kinh doanh hiện thực là chiến lược kinh doanh dự kiến được điều
chỉnh cho phù hợp với các yếu tố của môi trường kinh doanh diễn ra trên thực tế khi
tổ chức thực hiện. Chiến lược kinh doanh dự kiến sẽ trở thành chiến lược kinh doanh
hiện thực khi nhiều điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong khi thực hiện chiến lược có
khả năng phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh đã được tính đến trong chiến
lược kinh doanh dự kiến.
* Căn cứ vào cấp làm chiến lược kinh doanh:
- Chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp: là chiến lược kinh doanh tổng thể
nhằm định hướng hoạt động của doanh nghiệp và cách thức phân bổ nguồn lực để đạt
mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh cấp đơn vị kinh doanh chiến lược: nhằm xây dựng lợi
thế cạnh tranh và cách thức thực hiện nhằm định vị doanh nghiệp trên thị trường.
- Chiến lược kinh doanh cấp chức năng: là những chiến lược liên quan đến các
hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh cấp
doanh nghiệp và cấp đơn vị kinh doanh chiến lược.
* Căn cứ vào phạm vi thực hiện chiến lược kinh doanh:
Bài tập tiểu luận
4
- Chiến lược kinh doanh trong nước: là những mục tiêu dài hạn và kế hoạch
hành động riêng biệt của doanh nghiệp nhằm phát triển hoạt động của mình trên thị
trường trong nước.
- Chiến lược kinh doanh quốc tế: là tổng thể mục tiêu nhằm tạo vị thế cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
* Căn cứ vào tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh:
- Chiến lược kinh doanh kết hợp, bao gồm: kết hợp phía trước, kết hợp phía sau,
kết hợp theo chiều ngang, kết hợp theo chiều dọc.
- Chiến lược kinh doanh theo chiều sâu: thâm nhập thị trường, phát triển thị
trường, phát triển sản phẩm.
- Chiến lược kinh doanh mở rộng: đa dạng hoá đồng tâm, đa dạng hoá theo
chiều ngang, đa dạng hoá hoạt đoọng theo kiểu hỗn hợp.
- Chiến lược kinh doanh đặc thù: liên doanh, liên kết, thu hẹp hoạt động, thanh
lý.
2 .Vai trò của chiến lược kinh doanh:
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại va phát
triển của mỗi doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo một hướng đi tốt
cho doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh có thể coi như kim chỉ nam dẫn đường cho
doanh nghiệp đi đúng hướng.
Trong thực tế, có rất nhiều nhà kinh doanh nhờ có chiến lược kinh doanh đúng
đắn mà đạt được nhiều thành công, vượt qua đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế cho mình
trên thương trường.
Chiến lược kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tầm quan
trọng của nó được thể hiện ở những mặt sau:
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của mình
trong tương lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh. Kinh
doanh là một hoạt động luôn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên
trong. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa chủ động để thích
Bài tập tiểu luận
5
ứng với những biến động của thị trường, đồng thời còn đảm bảo cho doanh nghiệp
hoạt động và phát triển theo đúng hướng. Điều đó có thể giúp doanh nghiệp phấn đấu
thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như
đầy đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. Nó giúp doanh
nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sức mạnh của doanh
nghiệp.
- Chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp liên kết được các cá nhân với các lợi ích khác cùng hướng tới một mục đích
chung, cùng phát triển doanh nghiệp. Nó tạo một mối liên kết gắn bó giữa các nhân
viên với nhau và giữa các nhà quản lý với nhân viên. Qua đó tăng cường và nâng cao
hơn nữa nội lực của doanh nghiệp .
- Chiến lược kinh doanh là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp.
Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh hưởng và
phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Chính quá
trình đó đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường.
Ngoài những yếu tố cạnh tranh như: giá cả, chất lượng, quảng cáo, marketing, các
doanh nghiệp còn sử dụng chiến lược kinh doanh như một công cụ cạnh tranh có hiệu
quả.
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến lược thị trường:
Muốn xây dựng được chiến lược thị trường phù h cho mình, doanh nghiệp cần
phú ý phân tích các nhân tố ảnh hưởng, người ta chia chúng thành các nhóm sau:
- Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.
- Nhóm nhân tố thuộc môi trường ngành.
- Đánh giá nội bộ doanh nghiệp.
a)Phân tích môi trường vĩ mô:
Môi trường vĩ mô là tổng thể các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, có ảnh
hưởng tới mức cầu của ngành và tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bài tập tiểu luận
6
Bao gồm các yếu tố: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lãi suất, lạm phát, tỷ giá
hối đoái, tỷ lệ thất nghiệp và chính sách tài chính- tiền tệ…
Các yếu tố của môi trường kinh tế có thể mang lại cơ hội hoặc thử thách đối với
hoạt động của một doanh nghiệp.
Nếu nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tác động đến việc tăng thu nhập
của các tầng lớp dân cư dẫn đến tăng khả năng thanh toán cho các nhu cầu. Điều này
dẫn tới đa dạng hoá các loại cầu và tổng cầu của nền kinh tế có xu hướng tăng. Bên
cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao, các doanh nghiệp có khả năng tăng
sản lượng và mặt hàng hiệu quả kinh doanh tăng, khả năng tăng qui mô và tích luỹ
vốn nhiều hơn. Việc này l tăng cầu về đầu tư của doanh nghiệp lớn làm cho môi
trường kinh doanh hấp dẫn hơn.
- Các nhân tố luật pháp và quản lý nhà nước:
Các nhân tố luật pháp và quản lý nhà nướccũng có tác động l đến mức độ thuận
lợi và khó khăn của môi trường. Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay
không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế.
Việc ban hành hệ thống luật pháp đưa vào đời sống và chất lượng hoạt động của
các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tốt là điều kiện đảm bảo môi trường kinh
doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh
và ngược lại.
Ngoài việc hiểu và thực hiện theo đúng chính sách, luật pháp của nhà nước các
doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh và ngược lại.
- Các nhân tố kỹ thuật- công nghệ.
Trong xu thế toàncầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng mọi
lĩnh vực kỹ thuật- công nghệ đều tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của mọi doanh nghiệp có liên quan. Kỹ thuật - công nghệ phát triển làm cho
vòng đời sản phẩm có xu hướng ngày càng ngắn lại. Do vậy, việc nghiên cứu, nắm
bắt và ứng dụng tốt công nghệ là điều kiện quyết định để nâng cao khả năng cạnh
tranh, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kỹ thuật- công nghệ mới thúc đẩy hoạt
Bài tập tiểu luận
7
động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển theo hướng tăng nhanh tốc độ, đảm bảo
sự ổn định bền vững trong hoạt động kinh doanh và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên,
khi nghiên cứu để ứng dụng khoa học công nghệ, các doanh nghiệp cần phảI chú ý tới
xu thế ảnh hưởng của nó đối với các ngành và các doanh nghiệp là khác nhau nên
phảI phân tích kỹ tác động trực tiếp của nó đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Các nhân tố văn hóa - xã hội: văn hóa - xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp
song cũng rất sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố
này tác động mạnh tới cầu trên thị trường.
Ngoài ra, văn hóa - xã hội còn tác động trực tiếp đến việc hình thành môi
trường văn hóa doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần hiểu biết rõ về môi trường
văn hóa - xã hội mà mình đang hoạt động.
- Các nhân tố tự nhiên:
Các nhân tố tự nhiên bao gồm: các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, các điều
kiện về địa lý… ảnh hưởng tới nguồn lực đầu vào đối với các nhà sản xuất và vấn đề
tiêu thụ sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp.
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau, cường độ khác nhau
với từng doanh nghiệp ở các địa điểm khác nhau và nó tác động đến doanh nghiệp
theo cả hai xu hướng : tích cực và tiêu cực. DO vậy, tìm hiểu và nắm rõ đặc điểm của
các yêú tố tự nhiên sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xây dựng kế
hoạch sản xuất và kinh doanh của mình.
a) Phân tích môi trường ngành:
Môi trường ngành bao gồm các yêú tố trong ngành hay các yêú tố ngoại cảnh.
Các yêú tố này quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành. Theo Michael
E. Poter thì vấn đề cốt lõi nhất khi phân tích môi trường ngành bao gồm:
- Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong ngành.
- Khả năng cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn.
- Mức độ cạnh tranh của các sản phẩm thay thế.
Bài tập tiểu luận
8
- Sức ép của khách hàng.
- Sức ép của nhà cung ứng.
Cường độ tác động của 5 yêú tố này thường thay đổi theo thời gian và ở những
mức độ khác nhau. Mỗi tác động của một trong những yêú tố trên đều ảnh hưởng
trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phân tích, thoe dõi và nắm bắt
đầy đủ các yêú tố trên giúp các doanh nghiệp nhận biết được những thời cơ và thách
thức để từ đố đưa ra được những đối sách chiến lược phù hợp.
b) Đánh giá nội bộ doanh nghiệp:
Đánh giá nội bộ doanh nghiệp là việc phân tích thực trạng nguồn lực của doanh
nghiệp nhằm thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Để từ đó doanh nghiệp
có thể tận dụng, phát huy điểm mạnh và tìm cách khắc phục yếu điểm của doanh
nghiệp. Khi phân tích thực trạng doanh nghiệp, ta đi dâu vào phân tích: hoạt động tài
chính, tình hình sản xuất, nguồn nhân lực, hoạt động marrketing, nghiên cứu và phát
triển, cơ cáu tổ chức…
Bài tập tiểu luận
9
Chương II
THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA
TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI :
Tổng công ty thương mại Hà Nội - tên giao dịch thương mại HAPRO là doanh
nghiệp nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con được thành lập
theo quyết định số 125/2004/QĐ - UB của UBND thành phố Hà Nội ngày 18/8/2004.
Công ty mẹ - Tổng công ty thương mại Hà Nội được hình thành trên cơ sở tổ chức lại
công ty sản xuất - dịch vụ & xuất nhập khẩu ( XNK ) Nam Hà Nội (Hapro) & các
công ty con là công ty TNHH một thành viên, các công ty cổ phần & các công ty liên
doanh, liên kết.
Tiền thân của công ty mẹ Hapro là Ban đại diện phía Nam thành lập vào tháng
7 năm 1991 thuộc liên hiệp sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Hà
Nội trong điều kiện có vốn, không có cơ sở vật chất và một số ít cán bộ, chưa có thị
trường.
Tháng 4 năm 1992 Ban đại diện được đổi thành "Chi nhánh sản xuất, dịch vụ
và xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp" thuộc liên hiệp với tên giao dịch Haprosimex
Sài gòn có trụ sở tại 149 Lý Chính Thắng - Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
Haprosimex là đơn vị hạch toán kế toán độc lập có tài khoản 8 con dấu riêng. Tháng
12/1998 chi nhánh đã có số cán bộ công nhân viên 120 người, có thị trường xuất khẩu
tại 36 nước.
* Năm 1999 chi nhánh công ty sản xuất - XNK tổng hợp Hà Nội sát nhập với
Xí Nghiệp phụ tùng xe đạp, xe máy Lê Ngọc Hân thuộc LIXEHA tại quyết định số
07/QĐ - UB ngày 2/01/1999 của UBND Thành phố Hà Nội & đổi tên thành công ty
sản xuất - XNK Nam Hà Nội lấy tên giao dịch là Haprosimex Saigon đặt trụ sở chính
tại 28b Lê Ngọc Hân & có văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
* Năm 2000, nhận sát nhập công ty ăn uống dịch vụ Bốn Mùa theo quyết định
số 6908/QĐ - UB ngày 12/12/2000 của UBND thành phố Hà Nội, chuyển trụ sở về
Bài tập tiểu luận
10
38-40 Lê Thái Tổ. Trong thời gian này, để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty,
ban lãnh đạo công ty đã mở rộng thêm một số hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như
việc thành lập Trung tâm dịch vụ Bốn mùa & Trung tâm dịch vụ và cung ứng lao
động Hà Nội.
* Đến ngày 20/03/2003 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 1757/QĐ -
UB về việc sát nhập nguyên trạng Xí Nghiệp giống cây trồng Toàn Thắng vào công ty
Hapro nhằm góp phần thực hiện dự án xây dựng Cụm Công nghiệp thực phẩm Hà
Nội.
Công ty đã ba lần nhận vốn nhà nước tại các công ty cổ phần : Công ty Cổ phần
Simex 7,8 tỷ đồng ( ngày 10/12/2002 ), Cổ phần sứ Bát Tràng 1,22 tỷ đồng (ngày
22/7/2003 ), Công ty Cổ phần Thăng Long(ngày 23/10/2003 ).
Sau ba lần sát nhập và ba lần nhận vốn, cơ cấu tổ chức của công ty ngày càng
lớn mạnh. Hơn nữa, công ty mẹ - Hapro còn là cổ đông sáng lập của bốn công ty cổ
phần hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dịch vụ.
Đến ngày 29/09/2004 Tổng công ty thương mại Hà Nội chính thức đi vào hoạt
động theo qui định phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty thương mại Hà Nội số
129/04/QĐ - TTg ngày 14/07/2004 của thủ tướng chính phủ & quyết định thành lập
Tổng công ty thương mại Hà Nội số 125/04/QĐ - UB ngày 11/08/04 của UBND
thành phố.
Hiện nay, Tổng công ty thương mại Hà Nội có 23 đơn vị thành viên & là chủ
đầu tư, quản lý Cụm Công nghiệp thực phẩm Hapro tại xã Lệ Chi ,quận Long Biên,
Hà Nội và đặt trụ sở chính tại 38-40 Lê Thái Tổ, Hà Nội.
Tổng công ty thương mại Hà Nội có tên giao dịch quốc tế là HANOI TRADE
CORPORATION (HTC).
Bài tập tiểu luận
11
2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty :
- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề trong đó ngành nghề
chính là kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu và dịch vụ, sản xuất và chế biến hàng
nông, lâm, hải sản thực phẩm... Ngoài ra Tổng công ty còn thực hiện chức năng sản
xuất kinh doanh và đầu tư trong các lĩnh vực, tài chính, công nghiệp, dịch vụ, xuất
khẩu lao động, xây dựng phát triển nhà, khu đô thị... Phục vụ nhiệm vụ phát triển
thương mại và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
- Tham gia với các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát
triển ngành thương mại theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phổ
cũng như chính phủ.
- Trực tiếp tổ chức các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ xuất
nhập khẩu tổng hợp các mặt hàng Nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ, khoáng sản,
hoá chất... Vật tư máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ kiện... đa ngành phục vụ sản xuất,
tiêu dùng và xuất khẩu.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng trong
và ngoài ngành phục vụ cho các nhiệm vụ sản xuất hoạt động của Tổng công ty cho
nhu cầu của xã hội và xuất khẩu lao động.
- Giữ vai trò chủ đạo tập trung chi phối và liên kết các hoạt động của các công
ty con theo chiến lược phát triển ngành thương mại thủ đô trong từng giai đoạn và kế
hoạch sản xuất hoạt động hàng năm của công ty mẹ - Tổng công ty thương mại Hà
Nội và các công ty được UBND thành phố giao.
- Tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại quảng cáo, chợ triển lãm thương mại
và ngoài nước nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả vị thế của thương mại thủ đô
3.Tình hình hoạt động sản xuất của Tổng công ty :
a) Nguồn lực vật chất :
Là một doanh nghiệp hoạt động chính trong ngành thương mại – dịch vụ, nguồn
lực vật chất trong đó quan trọng nhất là địa điểm kinh doanh và giao dịch. Nếu địa
điểm kinh doanh