Đề tài Trà Đạo Nhật Bản- Nghệ thuật trà đạo Chanoyu

Trong lịch sử nhân loại, có khá nhiều khám phá hoặc phát minh lớn lao bắt nguồn từ sự tình cờ. Truyền thuyết Trung Hoa kể rằng, vua Thần Nông (2700 AL) đã tìm ra công dụng của trà khi một số lá trà rơi vào nồi nước đang nấu, không mấy chốc, nước trong nồi ngả màu và tỏa mùi thơm. Là một người có đầu óc khoa học, vua Thần Nông nếm thử và nhận thấy nước này có hương vị thần diệu. Từ đó, ngài truyền dạy dân Trung Hoa cách dùng trà. Lại có truyền thuyết cho rằng trong một dịp ngẫu nhiên, vua Thần Nông nhai các lá trà thì nhận thấy chúng có khả năng xoa dịu sự công phạt của nhiều chất độc đang hoành hành trong cơ thể ngài. Những chất độc này đến từ các thảo mộc mọc trong thiên nhiên, do ngài nếm thử nhiều năm tháng trước đây.

doc35 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8024 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trà Đạo Nhật Bản- Nghệ thuật trà đạo Chanoyu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong lịch sử nhân loại, có khá nhiều khám phá hoặc phát minh lớn lao bắt nguồn từ sự tình cờ. Truyền thuyết Trung Hoa kể rằng, vua Thần Nông (2700 AL) đã tìm ra công dụng của trà khi một số lá trà rơi vào nồi nước đang nấu, không mấy chốc, nước trong nồi ngả màu và tỏa mùi thơm. Là một người có đầu óc khoa học, vua Thần Nông nếm thử và nhận thấy nước này có hương vị thần diệu. Từ đó, ngài truyền dạy dân Trung Hoa cách dùng trà. Lại có truyền thuyết cho rằng trong một dịp ngẫu nhiên, vua Thần Nông nhai các lá trà thì nhận thấy chúng có khả năng xoa dịu sự công phạt của nhiều chất độc đang hoành hành trong cơ thể ngài. Những chất độc này đến từ các thảo mộc mọc trong thiên nhiên, do ngài nếm thử nhiều năm tháng trước đây. I – LỊCH SỬ TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN Năm 801, hoà thượng Saicho mang hạt giống trà Trung Hoa về trồng ở Yeisan. Năm 1191 vào thời kỳ Kamakura (1185-1333), hoà thượng Yeisaizenji (1141-1215) học trường Thiền Tông phương Nam, đời nhà Tống, sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa tại Uji, phía nam Kyoto. Rồi sư YeiSai đã khuyến khích nông dân, phật tử tại nhiều vùng khác nhau trồng trà. Cùng lúc, ông cũng tuyên truyền quảng bá những lợi ích về mặt y học của trà. Thực ra vào thời đó, ở Nhật Bản cũng đã có cây trà hoang mọc rải rác nhiều nơi nhưng chất lượng kém nên không được dùng đến còn trà từ những hạt giống do nhà sư YeiSai mang về được người Nhật gọi là: ‘Trà chính gốc”. Từ thế kỷ XII, trà được sử dụng rộng rãi trong giới quý tộc, văn hóa uống trà giai đoạn đó giống như những trò chơi xa xỉ và các người quý tộc rất thích dụng cụ uống trà Trung Quốc. Giai cấp thống trị xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ, đã quy định một số quy tắc cho một buổi tiệc trà. Ngoài ra, họ còn tổ chức những cuộc thi đoán tên trà, trà đạo Nhật Bản dần dà có màu sắc của một nghệ thuật. Thế kỷ XIV, một nhà sư tên là Murata Juko đưa văn hóa uống trà lên tầm nghệ thuật. Với tư cách là một nhà sư, ông rất coi trọng cuộc sống tinh thần, ông tìm thấy vẻ đẹp giản dị trong văn hóa uống trà hòa cùng với tinh thần Thiền - Zen trong Phật Giáo. Tuy nhiên, trà vẫn còn chưa được nhiều người dân biết đến. Thế kỷ thứ XV, nghi lễ uống trà được thiết lập dưới sự chủ trì của Tướng quân samurai Ashikaga – Voshinasa, thời Shogun. Từ đó, Trà Đạo được thiết lập ở Nhật Bản. Trà đạo đã có quy phạm độc lập và tồn tại hàng thế kỷ. Vào cuối thế kỉ XVI, Trà Đạo đã được Trà sư Senno Soyeki, thường gọi là Rikyu hoàn thiện. Chính Senno Rikyu là người đầu tiên làm một cuộc cải cách về phương tiện uống trà, các trà cụ quý hiếm đắt tiền của Trung Hoa nhập nội đã được ông bỏ đi và thay vào đó là những ấm, chén, bình, nồi bình dân. Việc sử dụng trà cụ Nhật Bản bình dân đã dấy lên một một phong trào sáng tạo trong mỹ nghệ gốm sứ và thúc đẩy khả năng tăng trưởng sôi sục, cung cấp trà cụ cho người dân thường. Người dân bắt đầu nhiệt liệt hưởng ứng Trà đạo. Sau khi nghiên cứu phong tục tập quán uống trà đã sáng lập Trà Đạo Nhật Bản, ra mắt tại chùa Kinh sơn tự, Senno Rikyu (1552-1591) duyệt buổi nghi lễ theo phong cách wabi (có nghĩa là thô sơ, đơn giản), “ tĩnh lặng”, “ không có trang trí gì ”; làm cho nhân dân ưa thích. Các chủ nhân phòng trà wabi ưa thích nhất những trà cụ đơn giản, mẫu mã thô sơ. Đến đầu thế kỉ XIX, tức là cuối thời kì Edo (1603-1868), văn hóa Trà Nhật đã thực sự phát triển rộng khắp, việc uống trà đã thực sự phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân. Mặc dù trà có nguồn gốc từ Trung Quốc thế nhưng với những nét rất riêng trong đời sống sinh hoạt và tâm linh của mình, người Nhật Bản đã nâng việc uống trà lên một tầm cao mới, biến nó trở thành nghệ thuật Trà đạo. Gọi là "nghệ thuật", bởi lẽ việc uống trà của người Nhật thực sự mang tính nghệ thuật rất cao, đồng thời cũng mang phong cách sống của người dân đất nước hoa anh đào. Trà đạo theo tiếng Nhật gọi là Chanoyu. II – CHANOYU_TRÀ ĐẠO 1. Tổng quan về trà đạo Nhật Bản Chanoyu, chado hay sado (trà đạo Nhật Bản) là một nghi thức truyền thống để giải trí trong một bầu không gian tĩnh lặng, mà cả người chủ lẫn khách đều hướng đến sự thư giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên. Cha-no-yu (茶の湯, nước nóng dùng pha trà), là thuật ngữ thường được dùng để chỉ một nghi thức, nghi lễ uống trà đơn lẻ, còn Sado hay Chado (茶道, phương cách thưởng trà) là thuật ngữ đề cập đến việc nghiên cứu hay một học thuyết về Trà đạo. Đặc biệt hơn, Cha-ji (茶事, trà sự) là một nghi lễ trà đạo đầy đủ gồm Kaiseki (một bữa ăn nhẹ), Usuicha (một lượt trà trà loãng) và Koicha (một lượt trà đặc), nghi lễ này kéo dài trong vòng bốn tiếng đồng hồ. Trong Chakai (茶会, trà hội) không bao gồm một bữa ăn nhẹ. Thường những buổi tiệc trà được tổ chức để nghênh tiếp những vị khách quý, hoặc trong những dịp đặc biệt như: Hanami (ngắm hoa anh đào nở), thưởng ngoạn những đêm trăng rằm… song đôi khi chỉ đơn giản chỉ là dịp để họp mặt bạn bè người thân. Người chủ trì buổi Trà đạo, thường là những nghệ nhân, rất am hiểu không chỉ là về Trà đạo, mà còn về những hình thức nghệ thuật khác, được gọi là Trà nhân hay Trà Tượng. Trong bất kỳ trường hợp nào, Trà nhân luôn giữ cho tâm hồn bình tĩnh và hướng dẫn cuộc đàm thoại bằng cách không bao giờ để mất sự hòa hợp ở xung quanh. Màu áo mặc, kiểu áo cắt, sự cân đối của cơ thể, dáng điệu đi đứng, tất cả đều thể hiện nhân cách của nghệ thuật gia, vì hễ người nào không tự biết làm cho mình đẹp thì không có quyền tới gần cái đẹp. 2. Trà Đạo và Thiền Nói đến Trà đạo, người ta thường nghĩ ngay đến Trung Quốc và Nhật Bản, hai đất nước còn lưu giữ được nhiều giá trị cổ xưa. Nhưng người Trung Quốc thích gọi nghệ thuật uống trà của họ là “kung-fu trà” hơn, còn cách gọi “Trà đạo Trung Hoa” tuy không sai nhưng nội hàm không hoàn toàn đồng nhất. Con người đến với chén trà bởi hai lý do: thứ nhất, thưởng thức một loại đồ uống ngon và bổ dưỡng; thứ hai, tự chiêm nghiệm bản thân qua chén trà và cách uống trà. Có thể nói, trong hai đất nước nổi tiếng về nghệ thuật uống trà, Trung Quốc nghiêng nhiều về lý do thứ nhất, Nhật Bản nghiêng nhiều về lý do thứ hai. Chính vì thế, nghệ thuật uống trà của người Trung Hoa thích hợp với cách gọi “kung-fu trà” trong khi nghệ thuật uống trà của người Nhật Bản phù hợp với hai chữ “trà đạo”. Trà đạo xuất phát từ cái duyên của các vị Thiền sư với chén trà. Chính vì nguyên nhân này, triết lý trong Trà đạo là triết lý Thiền. Trà đạo là biến thể của Đạo giáo. Thiền, cũng như Đạo gia, là sự tôn sùng “Tương Đối Tính”. Người ta chỉ có thể thấu đạt Chân Lý nhờ đã lý giải được những sự vật tương phản. Thiền cổ xúy mạnh cho cá nhân chủ nghĩa. Không có gì là thực tại cả, chỉ trừ những cái gì có liên quan đến công việc của chính trí não ta. Môn đồ Thiền gia mục đích chú trọng vào sự trực tiếp giao cảm với tính chất bề trong của sự vật, coi những đồ phụ thuộc bề ngoài của sự vật là những mối trở ngại cho việc nhận thức sáng suốt Chân Lý. Người đi tìm sự hoàn bị có thể khám phá thấy ánh sáng nội tâm phản xạ ngay ở trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mình. Như vậy, có biết bao nhiêu vấn đề trọng đại được nêu ra trong lúc làm cỏ, gọt củ cải, hay pha trà. Tất cả những lý tưởng của Trà Đạo là kết quả của quan niệm Thiền Gia về mức cao siêu trọng đại bao hàm trong những sự việc bé nhỏ nhất xảy ra ở trên đời. Khi pha trà, mọi động tác đều được làm một cách đầy ý thức, vừa làm vừa biết mình đang làm gì, tất cả tâm trí đều tập trung vào việc pha trà. Khi pha trà thì chỉ nghĩ đến pha trà, làm như pha trà không phải là để có trà mà uống: pha trà chỉ là để pha trà. Động tác pha trà được coi là quan trọng hơn là kết quả việc pha trà (có một bình nước trà ngon). Khi pha trà, ta quán chiếu tâm mình, ta chính định, ta chính niệm, ta sống trọn vẹn với công việc pha trà, ta hưởng trọn vẹn cái giây phút an lạc, thanh thản, cái vui thú của việc pha trà. Ta cảm nghiệm ngay chính lúc ấy cái tâm linh ta đang điều động công việc pha trà. Khi uống trà cũng thế, uống một cách đầy ý thức, hưởng trọn vẹn cái hương vị thơm tho của trà, tâm linh tập trung trọn vẹn vào đó, thưởng thức cái thú vị đến với mình lúc đó mà không so sánh với cái vị trà mà mình uống hôm trước. Sống trọn vẹn giây phút hiện tại đến độ dường như lúc đó chỉ biết duy nhất có một việc, chỉ làm duy nhất có một việc là uống trà. Đó là những giây phút siêu thoát, trong đó ta cảm thấy mình hoàn toàn không bị ràng buộc bởi một điều gì khác. Điều quan trọng là ta không để việc pha trà hay cái vị ngon của trà cuốn hút ta ra khỏi ý thức của ta, khiến ta miên man suy nghĩ chạy theo ngoại vật mà quên mất chính ta, quên mất tâm của ta, khiến ta bị vong thân ngay lúc đó. Phải hoàn toàn làm chủ ý thức mình, một cách tự nhiên không cần cố gắng: đó là kết quả của nhiều năm tu tập. Tất cả mọi việc, “đi đứng nằm ngồi gì cũng đều là Thiền hết” (Huệ Năng). Thời gian đầu mới tu tập Thiền, người ta chỉ làm được trong ngày một vài việc đầy tinh thần Thiền như thế thôi. Nhưng dần dần số công việc làm được như thế tăng dần lên theo thời gian tu tập. Và kết quả sẽ là những chứng nghiệm tâm linh siêu việt mà người bình thường không bao giờ cảm nghiệm được. Đó là cửa ngõ để bước qua một cách hiện hữu mới, một hiện hữu thần bí, hiện hữu của một tâm linh nở hoa. Đó chính là ý nghĩa của triết lý Thiền trong Trà đạo: “vận dụng tâm nhẫn nại, tâm lặng lẽ, tâm tĩnh giác, để mỗi người tự thông đạt đại đạo và có sự cộng thông giữa con người với thế giới xung quanh” Nho giáo và Phật giáo với tư tưởng sùng bái Tam Tôn, luôn luôn có ý cố gắng đạt tới tương xứng tính. Còn quan niệm về sự hoàn hảo của Đạo gia và Thiền gia thì khác. Họ nhấn mạnh về phương thức tìm kiếm trao dồi sự hoàn hảo hơn là chính sự hoàn hảo. Cái đẹp chân thực, chỉ người nào, về tinh thần đã hoàn thành được cái bất hoàn thành, mới khám phá ra được. Vì vậy, Trà đạo rất đề cao sự bất tương xứng, từ những chén trà, ấm trà đến lối kiến trúc của Trà thất, cách bài trí nội thất và cảnh quang xung quanh. Vì tương xứng tính không những biểu thị sự hoàn thành, mà cả sự lặp đi lặp lại một hình một kiểu trùng nhau. Tính cách đồng nhất không biến đổi bị coi như là nguy hại cho sự tươi sáng của trí tưởng tượng. Trà Đạo tôn thờ cái Chưa hoàn hảo, vì đó là một nỗ lực để thực hiện một khả năng có thể trong sự đời không có thể, mà chúng ta gọi là cuộc sống. Đây là một yêu cầu về tinh khiết, vì nó đòi hỏi thanh tịnh; đây là một đạo đức tiết kiệm, vì nó chứng minh cho chúng ta, hạnh phúc cuộc đời chủ yếu là sự đơn giản hơn là sự phức tạp phiền toái và chi tiêu hoang phí; đây là một thước đo tinh thần nhằm xác định vị trí của chúng ta trong vũ trụ. 3. Vai trò của trà đạo trong đời sống người dân Nhật Trong Trà đạo, người dân Nhật nói riêng và những người yêu thích trà đạo của Nhật nói chung nhận ra được nhiều sự giáo dục trong trà đạo, đó là đức tính giản dị, sự hồn nhiên và tác phong chững chạc.Và chúng ta còn thấy được qua Trà đạo,những đặc điểm đáng học tập của con người Nhật Bản, đó là sự ngăn nắp, trọng kỉ luật và tuân thủ các quy chế xã hội. Có thể nói: Trà đạo là một trong những nền tảng vun đắp tình cảm dân tộc trong tâm thức người Nhật. Trà đối với người Nhật được coi trọng hơn là sự lý tưởng hóa dùng món đồ uống, trà là một tôn giáo của thuật sống. Qua món đồ uống này, sự tinh khiết và thanh tao được tôn thờ. Một nghi thức thiêng liêng mà chủ nhân với tân khách nhân dịp đó cùng tiếp tay nhau để tạo nên cái hạnh phúc tối cao trên cõi thế này. Trà thất được ví như khoảnh đất phì nhiêu trên sa mạc quạnh hiu buồn tẻ của cõi đời mà khách lữ hành có thể gặp gỡ nhau ở đó để cùng nhau giải khát trong nguồi suối chung của lòng ham chuộng thưởng thức nghệ thuật. Tính cách đơn giản và hoàn toàn thoát ra khỏi lối bình phàm của trà đã làm cho nó thành một nơi trú ẩn để tránh những nỗi buồn phiền của thế giới bên ngoài. Trà đạo bao gồm tất cả các yếu tố mang tính triết học Nhật Bản, nét thẩm mỹ, và sự đan xen giữa bốn nguyên tắc cơ bản: wa-sự hài hòa (giữa con người và thiên nhiên), kei-sự tôn kính (đối với người khác), sei-sự tinh khiết (của tâm hồn) và jaku-sự yên tĩnh. Trà đạo ngày càng phổ biến hơn ở Nhật Bản, rất nhiều cô gái trẻ dồn tâm sức học tập trà đạo, tu nhân dưỡng tính để cuộc sống gia đình cũng như cuộc sống tinh thần phong phú và đẹp đẽ hơn. Chính tinh thần của Chanoyu, thể hiện cái đẹp của sự đơn giản và sự hài hòa với thiên nhiên, đã hun đúc nên truyền thống văn hóa của Nhật Bản này. Hơn nữa, những nghi thức trong trà đạo đã cơ bản ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách của người Nhật. III – THƯỞNG THỨC TRÀ ĐẠO Ở NHẬT BẢN Không một màu nào làm biến loạn sắc điệu của căn phòng, không một tiếng động nào làm tao lộng tiết tấu của sự vật, không một cử chỉ nào làm sai lạc giai điệu, không một lời nào phá ngang sự nhất trí của cảnh vật xung quanh, mọi động tác đều làm một cách đơn giản tự nhiên, đó là mục đích của trà đạo. 1. Không gian thưởng trà: Tất cả đại trà tượng đều là những nhà tu Thiền Tông và cố đem truyền tinh thần Thiền Tông vào những sự vật thện hữu ở đời. Vì thế, Trà Thất cũng như tất cả các đồ dùng cần thiết cho trà thang, đều phản ánh rất nhiều giáo lý của Thiền. Yêu cầu về không gian thưởng trà của Chanoyu rất cao. Để có thể tiến hành những nghi thức Trà đạo đúng nghĩa, Chanoyu yêu cầu phải có một không gian thanh tịnh và hoài hòa với cảnh sắc thiên nhiên. Đáp ứng những tiêu chuẩn đó mà dần hình thành hai không gian thưởng trà chính, đó là trà viên và trà thất. 1.1. Trà Viên: Là một khu vườn được thiết kế phù hợp với việc ngắm hoa, và thưởng thức trà. Trà viên đòi hỏi bố cục khu vườn phải tinh tế, làm cho khu vườn vẫn giữ được nét tự nhiên. Trà viên là nơi bạn có thể đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng bên ly trà ấm nồng. Trong Trà viên, mọi người thường ngồi trên thảm cỏ trong vườn để thưởng thức trà. Hoa, Lư Trầm thường được đặt ở giữa chỗ ngồi họp nhóm của những người tham gia. Trong vườn thì có các loài cây như: Hoa anh đào, hoa mai, hoa mơ, tùng, liễu. Những loài cây này dễ tạo cảm hứng thi phú cho người xem trong quá trình đàm Đạo, đối ẩm. Bên cạnh đó là các hòn non bộ, những tảng đá lớn, chậu nước cũng được sắp xếp theo bố cục chặt chẽ, thể hiện sự cân đối Âm – Dương trong phong thủy. Trà viên thường không phổ biến bởi tính cầu kỳ của nó đòi hỏi cách bày trí khu vườn thật khéo, làm sao cho khu vườn vẫn còn được nét tự nhiên để người tham gia Trà Đạo không có cảm giác bị rơi vào một cảnh giả do bàn tay con người tạo ra. 1.2. Trà thất : Là một căn phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà, nó còn được gọi là "nhà không". Nó có kích thước rất nhỏ, nhỏ hơn cả những nhà Nhật bé nhỏ nhất. Kích thước của Trà Thất chính thống là bốn chiếc chiếu rưỡi, hoặc mười bộ vuông, thường làm bằng tre hoặc tatami. Kích thước này được ấn định theo một đoạn trong Sutra of Vikramadytia_Duy Ma Kinh. Đối với những gia đình bình thường, trà thất được đặt liền ngay ở trong nhà chứ không được đặt riêng ở một nơi, được gọi là Kakoi Đối với các gia đình khá giả, trà thất được xây trong vườn riêng của nhà, gọi là Sukiya cùng với hai phòng khác. Một phòng nối liền với trà thất, Midsuya, là nơi đặt than, bộ đồ trà và vòi nước. Phòng còn lại là nơi nghỉ ngơi của khách, phải cách hai phòng kia một khoảng nhất định. Trà thất làm ta nghĩ đến cái vô thường và trống rỗng của mọi sự. Không có một vẻ gì là chắc chắn hay cân đối trong lối kiến trúc, vì đối với Thiền, sự cân đối là chết, là thiếu tự nhiên, nó quá toàn bích không còn chỗ nào cho sự phát triển và đổi thay. Điều thiết yếu là ngôi Trà thất phải hòa nhịp với cảnh vật chung quanh, tự nhiên như cây cối và những tảng đá. Vật liệu dùng để xây cất cũng cố ý làm ra vẻ thanh bần. Tuy nhiên, tất cả những kiểu cách ấy là cả một sự dụng tâm thâm thúy về mỹ thuật, và những bộ phận nhỏ nhặt còn được làm kỹ lưỡng tỷ mỷ có lẽ hơn cả những đền đài dinh thự nguy nga tráng lệ nhất. Machiai Thường khi khách đến, họ không được đến trực tiếp ngay trà thất mà được đưa qua một dãy phòng dẫn để đến machiai_trì hợp, phòng đợi. Ở đây, sau khi được phục vụ một tách nước nóng, khách được đưa ra roji_lối đi trong vườn nối liền trì hợp với trà thất. Roji có ý định dùng để cắt đứt hết mọi liên lạc với thế giới bên ngoài, và để gây cho khách có một cảm giác lâng lâng, thư thái sẵn sàng đón nhận những thú vui hoàn toàn của duy mỹ chủ nghĩa trong Trà thất. Vườn trong khuôn viên của phòng trà mang nét độc đáo riêng biệt của trà đạo. Những lối mòn yên tĩnh tạo cho khách cảm giác thanh bình yên ả. Mỗi một thứ trong vườn đều mang một biểu tượng riêng. Một vài cây thông tượng trưng cho sự trường thọ. Những cây tre thẳng đứng thể hiện cho sức mạnh và sự phục hồi. Một vài tảng đá xếp thẳng hàng làm cho người xem liên tưởng đến hình ảnh của một thác nước. Trên đường dẫn đến trà thất trong vườn, có một tảng đá lớn, mặt tảng đá được khoét thành một cái chén đựng đầy nước từ một cành tre rót xuống, gọi là Tsukubai. Ở đây người ta "rửa tay" trước khi vào ngôi nhà nằm ở cuối con đường. Tsukubai Chỗ đi vào trà thất là một cửa thấp được che bằng rèm, ai cũng phải cúi mình cung kính bước vào phòng, trượng trưng cho sự khiêm tốn và để xóa đi rào cản sang hèn trong xã hội, người võ sĩ thì phải để lại bên ngoài cây kiếm dài thể hiện không khí hòa bình. Trái ngược với người Tây phương, trong nhà thường biến thành một bảo tàng viện, Trà thất phải hoàn toàn trống rỗng, ngoại trừ một vài thứ có thể tân thời trưng bày để thỏa mãn thị hiếu thẩm mỹ của chủ nhà, nhưng phải hòa hợp và tăng thêm giá trị vẻ đẹp cho chủ đề. Không gian bên trong của Trà thất luôn dành cho Tokonoma một vị trị trang trọng. Tokonoma chính là một góc phòng được trang trí và hơi thụt vào trong so với vách tường. Nó là một trong những nhân tố thiết yếu tạo nên phòng khách chính của một căn nhà. Tokonoma thường được bày trí bởi một bức Kakejiku, một bình hoa hay lọ hoa cắm theo phong cách Chabana và một lư trầm hương. - Chabana là phong cách cắm hoa đơn giản mà thanh lịch của Trà đạo, có nguồn gốc sâu xa từ việc nghi thức hóa Ikebana. Phong cách của chabana là không có bất kỳ qui tắc chính thức nào để trở thành chuẩn mực cho nghệ thuật cắm hoa trong trà thất. Hoa thể hiện tình cảm của chủ nhà trong một buổi tiệc trà, khi cắm hoa cho một bữa tiệc trà, đầu tiên chủ nhà phải chọn hoa và lọ tương ứng. Hoa trong phòng trà gợi được cho người ngắm cảm giác như đang đứng giữa khu vườn tự nhiên. Hoa không được hái bừa bãi, mà phải thận trọng kén từng cành từng ngọn, vừa hái vừa suy nghĩ tới việc phối hợp như thế nào, để không hái quá số hoa tối cần. Hoa thường không được cắm cầu kỳ, màu sắc rực rỡ mà chỉ là những cành hoa nhánh cỏ được lấy ngay trong vườn, cắm vào những lọ hoa bằng gỗ hoặc bằng tre treo lơ lửng trên tường. Thoạt nhìn vào tưởng rất đơn sơ nhưng càng ngắm kỹ mới cảm nhận hết những nét tinh tế về thẩm mỹ của chủ nhà. Có rất nhiều trường phái cắm hoa, nhưng không một lối cắm hoa nào không bao hàm ba nguyên lý, Nguyên Lý Chỉ Đạo là “Thiên”, Nguyên Lý Tòng Thuộc là “Địa”, Nguyên Lý Điều Hòa là “nhân”. Cắm hoa không theo ba nguyên lý này đều bị coi là vô vị, không có sinh khí. Chabana - Kakejiku có thể hiểu chỉ là một tấm vải trống trơn, nó có thể cuộn vào cất đi, hoặc mở ra để treo trên vách tường tokonoma. Lúc thì gắn vào Kakejiku một bức tranh nhỏ, lúc khác một bức thư pháp hoặc là sự kết hợp cả tranh và chữ (thư họa). Những nội dung khi xuất hiện trên Kakejiku thường mang ý nghĩa sâu xa. Kakejiku Khi bước vào một Trà thất, người ta thường quỳ và ngắm Tokonoma một lát, cũng để thưởng thức các vật được trưng bày. Theo tinh thần Thiền-Zen chỉ khi chúng ta chú tâm đến những chi tiết nhỏ bé trong cuộc sống thì mới thấy vẻ đẹp trong những điều giản dị. Trong Tokonoma, các đạo cụ được xếp rất gọn gàng, hòa hợp theo phong thủy và không bao giờ được đặt ở chính giữa, lọ hoa, lư trầm hay bất kì thứ gì, vì sợ rằng nó sẽ chia Tokonoma thành hai khoảng đều nhau. Một gia đình truyền thống Nhật có nhiều cuộn giấy và các vật dụng khác mà họ trưng bày ở tokonoma tùy từng mùa hoặc ngày lễ gần nhất. Trong Trà thất, các đồ vật được lựa chọn một cách cẩn thận để không có một màu sắc hay một kiểu nào trùng nhau, giống nhau. N
Luận văn liên quan