Đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

“ Ai gây thiệt hại thì người đó phải bồi thường ”, vấn đề này đã được các nhà làm luật coi đó là một nguyên tắc và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật. Qua các giai đoạn lịch sử khác nhau mỗi quốc gia đều có những quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bên cạnh đó còn có những quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp cụ thể bởi sự đa dạng về chủ thể gây thiệt hại, đối tượng bị thiệt hại Kế thừa và phát triển quy định của BLDS 1995, BLDS 2005 đã bổ sung và hoàn hiện thêm về quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ Điều 604 đến Điều 630. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác nói riêng là một trong những loại trách nhiệm gây nhiều tranh về căn cứ phát sinh, mức bồi thường Hơn nữa, quy định của pháp luật về vấn đề này chủ yếu dừng lại ở các quy định mang tính “định tính” mà không “định lượng” nên gây khó khăn rất nhiều cho các cán bộ áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, án kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong các án kiện về bồi thường. Sự đối lập về tâm lý của người gây thiệt hại với người bị hại hoặc gia đình của người bị hại làm cho các án kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại này bị kháng cáo, khiếu nại từ phía các đương sự. Xuất phát từ tình hình trên đây, việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác nói riêng là một trong những vấn đề có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức sâu sắc. Chính vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.”

doc21 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2616 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG CHÍNH 1 I. Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong Luật dân sự 1 1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác. 2 2. Các quy định của BLDS 2005 trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác. 5 II. Các yêu cầu cơ bản trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác. 7 1. Căn cứ phát sinh 7 2. Nguyên tắc bồi thường 10 3. Các hình thức và mức bồi thường. 11 III. Thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín và những kiến nghị. 14 1. Thực trạng 14 2. Kiến nghị 18 C. KẾT LUẬN 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 A. LỜI MỞ ĐẦU “ Ai gây thiệt hại thì người đó phải bồi thường ”, vấn đề này đã được các nhà làm luật coi đó là một nguyên tắc và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật. Qua các giai đoạn lịch sử khác nhau mỗi quốc gia đều có những quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bên cạnh đó còn có những quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp cụ thể bởi sự đa dạng về chủ thể gây thiệt hại, đối tượng bị thiệt hại…Kế thừa và phát triển quy định của BLDS 1995, BLDS 2005 đã bổ sung và hoàn hiện thêm về quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ Điều 604 đến Điều 630. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác nói riêng là một trong những loại trách nhiệm gây nhiều tranh về căn cứ phát sinh, mức bồi thường…Hơn nữa, quy định của pháp luật về vấn đề này chủ yếu dừng lại ở các quy định mang tính “định tính” mà không “định lượng” nên gây khó khăn rất nhiều cho các cán bộ áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, án kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong các án kiện về bồi thường. Sự đối lập về tâm lý của người gây thiệt hại với người bị hại hoặc gia đình của người bị hại…làm cho các án kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại này bị kháng cáo, khiếu nại từ phía các đương sự. Xuất phát từ tình hình trên đây, việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác nói riêng là một trong những vấn đề có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức sâu sắc. Chính vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.” B. NỘI DUNG CHÍNH I. Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Luật dân sự. 1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác. 1.1 Khái niệm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác là một quan hệ dân sự mà trong đó người có hành vi trái pháp luật xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác gây ra thiệt hại thì phải có nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại do chính hành vi của mình gây ra. Một điều nữa cần lưu ý là trong mối quan hệ này giữa người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại không có mối quan hệ hợp đồng với nhau. Mặc dù vậy giữa các chủ thể vẫn phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác. Bởi vì đây là quyền nhân thân bất khả xâm phạm, gắn liền với mỗi chủ thể được pháp luật quy định. Do đó mọi hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân này đều bị coi là hành vi trái pháp luật. Tóm lại, khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh từ hành vi gây thiệt hại trái pháp luật. Trong đó người có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín và quyền, lợi ích hợp pháp của người khác gây thiệt hại, phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra mà trước đó giữa các bên không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây ra thiệt hại không có thuộc về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã kí kết. Hay nói cách khác quan hệ hợp đồng tuy không phải là căn cứ thực tiễn nhưng có thể đưa lại khả năng làm phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác. 1.2 Đặc điểm. Nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác ta thấy: nó mang đầy đủ những đặc điểm của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cơ sở để xác định trách nhiệm chính là những quy định của pháp luật, không có sự thỏa thuận trước giữa các bên và được phát sinh chỉ trên cơ sở hành vi bất hợp pháp do lỗi cố ý hoặc vô ý. Các quyền và nghĩa vụ pháp luật của các bên cũng hoàn toàn do pháp luật quy định, trước thời điểm phát sinh trách nhiệm giữa các bên không có quan hệ hợp đồng với nhau, nếu có thì việc gây thiệt hại không liên quan gì đến việc thực hiện hợp đồng. Ngoài các đặc điểm cơ bản thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại này còn mang cả các đặc tính của chế định trách nhiệm dân sự nói chung, vì vậy nó tương đối ổn định, tồn tại theo các quy luật khách quan và là những quy phạm mang tính chất là biện pháp bảo vệ, giữ gìn sự phát triển bình thường của quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Về mặt nguyên tắc thì các quy định của BLDS về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là những quy định mang tính chất bắt buộc tuân thủ, nó còn được coi là những nghĩa vụ do pháp luật quy định. 1.3 Bản chất pháp lý. Các quan hệ pháp luật dân sự chủ yếu là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản. Vì vậy trách nhiệm bồi thường dân sự xét về bản chất cũng được hiểu trước hết là trách nhiệm mang tính tài sản. Tính chất tài sản của trách nhiệm bồi thường dân sự thể hiện ở việc chủ thể vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người khác thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc bên vi phạm phải bồi thường bằng chính tài sản của mình. Mặt khác trong quan hệ dân sự giữa các chủ thể luôn tồn tại mối quan hệ bình đẳng trong sự tương quan giữa quyền của chủ thể này tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể kia. Vì thế sự vi phạm nghĩa vụ của chủ thể này sẽ kéo theo quyền của chủ thể kia bị xâm phạm. Chính sự vi phạm này dẫn đến trách nhiệm của người vi phạm đối với người bị thiệt hại ngay cả khi sự vi phạm gây thiệt hại đến quyền lợi nhà nước thì người vi phạm cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Ngân sách nhà nước. Điểm cần lưu ý khi xác định trách nhiệm dân sự bởi hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đó là trách nhiệm bồi thường luôn phải tương xứng với tính chất của sự vi phạm. Do vậy xét về bản chất pháp lý thì trách nhiệm bồi thường dân sự mang tính chất là biện pháp đền bù nhằm mục đích khôi phục tình trạng tài sản và xác lập lại các quyền, lợi ích bị xâm phạm của người bị thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Điều 51 Hiến pháp 1992 ghi nhận: “ Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Nhà nước đảm bảo các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội. Quyền của công dân do Hiến pháp -Luật quy định”. Đối với quyền về nhân thân của con người cũng vậy, Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm …(Điều 71). Còn theo Điều 73: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật”. Do đó “mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi về danh dự.” (Điều 74). Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được thừa nhận trong Hiến pháp thể hiện sự tôn trọng của chúng ta đối với quyền này; đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc ban hành các quy định cụ thể để bảo vệ quyền này. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định cụ thể hơn trong các văn bản pháp luật của nhiều ngành luật khác nhau tạo thành một hệ thống các quy định pháp luật về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, chủ thể có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh như: Tội làm nhục người khác (Điều 121), Tội vu khống (Điều 122), Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính (Điều 226), Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy (Điều 253). Còn trong quá trình tiến hành tố tụng, “Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật. Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của của họ mà bị đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật” (Điều 7 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003). Cùng với pháp luật hình sự, pháp luật dân sự đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín. Có thể nói, pháp luật dân sự quy định chi tiết, cụ thể và đầy đủ nhất về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 31, Điều 37, Điều 38, Điều 611) và các văn bản luật khác như Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 21), Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Điều 204, Điều 205), Luật báo chí năm 1999 (Điều 9). Phần viết sau đây tập trung xem xét vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005. Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, Điều 604 BLDS đã xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến các quyền nhân thân của cá nhân như sau: “ Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.” Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác cũng mang bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự nói chung. Vì vậy nó cũng là loại trách nhiệm tài sản nhằm khôi phục và xác lập lại các quyền, lợi ích bị xâm phạm của người bị thiệt hại. Mặt khác, trách nhiệm bồi thường này không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất đã gây ra mà nó còn có tác dụng giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm này luôn mang đến những bất lợi về tài sản cho người gây ra thiệt hại để bù đắp những thiệt hại mà họ đã gây ra cho người khác. 2. Các quy định của BLDS 2005 trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác. Để tìm hiểu rõ hơn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác, chúng ta cần tìm hiểu danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được hiểu như thế nào? Theo từ điển Tiếng việt thì danh dự, nhân phẩm, uy tín là một phạm trù mang tính xã hội. Trong đó danh dự là sự coi trọng của dư luận xã hội dựa trên giá trị tinh thần và đạo đức tốt đẹp. Như vậy danh dự của cá nhân chính là sự tôn trọng của xã hội đối với các tiêu chuẩn về đạo đức. Vì vậy danh dự là một trong những yếu tố để khẳng định vị trí, vai trò và uy tín của cá nhân đó trong xã hội. Nhân phẩm và uy tín của cá nhân được hiểu là sự coi trọng, thừa nhận của những người xung quanh, của xã hội về những phẩm chất mang tính đặc trưng tạo nên giá trị con người của mỗi cá nhân. Theo định nghĩa trên thì danh dự, nhân phẩm, uy tín của mỗi cá nhân có mối quan hệ qua lại gắn bó với nhau, nó gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của mỗi người được hình thành trong cuộc sống, trong hoạt động nghề nghiệp và các quan hệ xã hội của họ. Tùy theo nhân cách, lối sống, cách ứng xử, tài năng, đạo đức…mà ảnh hưởng của họ đến xã hội cũng khác nhau. Mặc dù vậy, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là vấn đề thiêng liêng, đặc trưng của mỗi con người về mặt tinh thần, cần được bảo vệ như nhau. Khi những giá trị tinh thần này bị xâm phạm bởi các hành vi trái pháp luật thì người có hành vi vi phạm gây thiệt hại về vật chất và tinh thần phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 604 BLDS. Cơ sở để xác định những thiệt hại này bao gồm: 1. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục những thiệt hại. 2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút. 3. Tùy từng trường hợp ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai, Tòa án quyết định người gây thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm. Theo quy định trên thì những thiệt hại phải bồi thường do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác bao gồm cả thiệt hại về vật chất và tinh thần. Thực tế cho thấy, các hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác được thực hiện bằng việc dùng lời lẽ có tính chất miệt thị thiếu văn hóa, hay có những hành động có tính chất thoái hóa để lăng nhục, hạ thấp nhân cách làm giảm sự tôn trọng, tín nhiệm của những người xung quanh, hoặc cũng có thể là những trường hợp loan truyền tin tức bịa đặt sai sự thật dù vô tình hay hữu ý làm cho người đó phải xấu hổ với mọi người xung quanh, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của các chủ thể. Do vậy pháp luật quy định cho các cá nhân và các chủ thể khác có quyền: Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu Tòa án buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, hoặc tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các chi phí để thay đổi môi trường sống như nơi ở, nơi làm việc… Đối với thu nhập bị giảm sút hoặc bị mất do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác cũng được tính giống như cách tính thu nhập bị mất, bị giảm sút trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm hại. Một điểm cần lưu ý trong cơ chế thị trường hiện nay, chúng ta thấy danh dự, uy tín của cá nhân trong kinh doanh cũng được coi là nguồn vốn và tài sản có giá trị. Do vậy, nếu người nào vì mục đích cạnh tranh không lành mạnh có hành vi xâm phạm đến danh dự, uy tín của cá nhân gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, các hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của các cá nhân nhiều khi còn gây ra hậu quả khôn lường về mặt tinh thần cho người bị thiệt hại nên BLDS đã dự liệu khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần để Tòa án buộc người gây thiệt hại phải bồi thường trong những trường hợp nhất định. Về thực chất, khoản tiền bồi thường về tinh thần này không chỉ mang ý nghĩa vật chất thuần túy mà còn mang ý nghĩa an ủi động viên người bị tổn thất, làm dịu bớt nỗi đau và những thiệt hại về mặt tinh thần mà họ phải gánh chịu, đồng thời cũng có tác dụng giáo dục, phòng ngừa người có hành vi vi phạm. Song đối với khoản bù đắp tổn thất tinh thần này khi ấn định mức bồi thường cũng cần xem xét cân nhắc đến tính chất và mức độ nghiêm trọng của sự xâm hại cũng như hậu quả để lại và các yếu tố cụ thể khác có liên quan đến thiệt hại như thời gian, địa điểm, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp của người bị hại. Tóm lại, việc tìm hiểu các quy định của BLDS trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác..ta thấy rằng đây là những thiệt hại chủ yếu được xác định theo chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Để có cơ sở giải quyết một cách đúng đắn những tranh chấp phát sinh do hành vi trái pháp luật xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của các cá nhân trong xã hội, chúng ta không chỉ căn cứ vào Điều 604, Điều 611 BLDS mà còn vận dụng quy định của nhiều điều luật khác trong BLDS. Từ đó mới có cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường cụ thể cho người có hành vi trái pháp luật gây ra. II. Các yêu cầu cơ bản trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác. 1. Căn cứ phát sinh. 1.1 Phải có thiệt hại xảy ra Đây là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi nếu không có thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng không phát sinh. Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khắc phục, bù đắp những tổn thất cho người bị thiệt hại, do đó phải có thiệt hại thì mục đích đó mới đạt được. Khoản 1 Điều 307 BLDS 2005 quy định: “ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần”. Theo Luật dân sự Việt Nam thì thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Tổn thất thực tế được đề cập ở đây là sự giảm sút, mất mát về lợi ích vật chất, tinh thần hay những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại mà người bị hại phải gánh chịu. Về ý nghĩa pháp lý và xã hội, thì thiệt hại còn ảnh hưởng đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân. Chính những ý nghĩa này đã lý giải vì sao thiệt hại lại được coi là tiền đề quan trọng có tính chất bắt buộc để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Song vấn đề đặt ra ở đây là tính chất của thiệt hại như thế nào mới phát sinh trách nhiệm bồi thường. Vì vậy điều kiện đầu tiên khi đánh giá thiệt hại để làm cơ sở quy định trách nhiệm bồi thường đó là phải xác định được những thiệt hại khách quan chứ không phải là những thiệt hại theo suy diễn chủ quan nhất là nhất là những thiệt hại do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là những thiệt hại về các quyền nhân thân rất khó xác định những tổn thất thành tiền một cách chính xác tuyệt đối được. Pháp luật dân sự nói chung, chế định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nói riêng là những vấn đề rất nhạy cảm và vô cùng phức tạp, bên cạnh những thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại phi vật chất, không thể có công thức chung để quy ra tiền áp dụng cho các trường hợp. Việc giải quyết bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cũng chỉ nhằm an ủi, động viên làm dịu bớt nỗi đau cho người bị thiệt hại. Do vậy có thể khẳng định rằng không thể có bồi thường thiệt hại nếu không có thiệt hại xảy ra. 1.2 Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại Hành vi gây thiệt hại trước tiên phải là hành vi pháp luật cấm thực hiện nếu hành vi đó được thực hiện mà pháp luật không cấm thì người thực hiện hành vi đó không phải bồi thường. Hành vi gây thiệt hại là hành vi có ý thức của con người diễn ra trái với quy định của pháp luật và gây thiệt hại đến các đối tượng được pháp luật bảo vệ. Các hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín là các hành vi xâm phạm đến các quyền nhân thân đều bị coi là hành vi trái pháp luật. Như vậy hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác nói chung là hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà cụ thể là các quyền về nhân thân của cá nhân. 1.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra Nguyên nhân được hiểu là sự tác động qua lại giữa các mặt trong một sự vật và hiện tượng, hậu quả là làm biến đổi sự vật hiện tượn
Luận văn liên quan