Trong lịch sử pháp luật thế giới, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định có sớm nhất của pháp luật dân sự.Trải qua các thời kỳ lịch sử và ở những nước khác nhau quy định về người phải bồi thường cũng như mức độ bồi thường cũng có sự khác biệt.Vấn đề này phụ thuộc vào quan điểm giai cấp, điều kiện kinh tế -xã hội của mỗi quốc gia.
Pháp luật dân sự Việt Nam cũng quan tâm tới vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Những thiệt hại đó có thể là xâm phạm về tài sản; sức khỏe, tính mạng; danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Trong đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín là một vấn đề đáng quan tâm bởi tính thời sự cũng như những vướng mắc của vấn đề chưa được giải quyết.Chính bởi lý do đó, trong bài tiểu luận này, em xin được chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.” để hiểu rõ hơn về vấn đề.
23 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2871 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU.
Trong lịch sử pháp luật thế giới, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định có sớm nhất của pháp luật dân sự.Trải qua các thời kỳ lịch sử và ở những nước khác nhau quy định về người phải bồi thường cũng như mức độ bồi thường cũng có sự khác biệt.Vấn đề này phụ thuộc vào quan điểm giai cấp, điều kiện kinh tế -xã hội của mỗi quốc gia.
Pháp luật dân sự Việt Nam cũng quan tâm tới vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Những thiệt hại đó có thể là xâm phạm về tài sản; sức khỏe, tính mạng; danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Trong đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín là một vấn đề đáng quan tâm bởi tính thời sự cũng như những vướng mắc của vấn đề chưa được giải quyết.Chính bởi lý do đó, trong bài tiểu luận này, em xin được chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.” để hiểu rõ hơn về vấn đề.
PHẦN NỘI DUNG
A.CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là một trong những loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.Vậy bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn gọi là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại. Đây là một trong những chế định quan trọng trong luật dân sự.Theo quy định tại Điều 281 BLDS năm 2005 thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”. Đây cũng là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại.Nhà làm luật trong trường hợp này đã đồng nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với “ nghĩa vụ phát sinh do hành vi trái pháp luật”. Điều 604 BLHS đã xác định sự đồng nghĩa này bằng quy định “người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Như vậy có thể nêu lên khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác đó là: một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.
II.Khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Pháp luật Việt Nam có nhiều quy định nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và bảo vệ danh dự, uy tín của tổ chức.Tuy nhiên, trong toàn bộ các quy định hiện hành không nêu khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Bởi vậy, trước hết, cần phải xác định thế nào là danh dự, nhân phẩm, uy tín. Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín, nhưng ta có thể hiểu như sau:
Danh dự: Đối với cá nhân, danh dự là sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân về các mặt đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực của người đó. Danh dự của một con người được hình thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao và thành tích mà người đó có được.
Đối với tổ chức, danh dự là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm của mọi người đối với hoạt động của tổ chức đó.
Nhân phẩm là phẩm giá con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tính cách là một con người.
Uy tín: đối với cá nhân, uy tín là giá trị về mặt đạo đức và tài năng được công nhận ở một cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi người trong một tổ chức, một dân tộc cảm phục tôn kính và tự nguyện nghe theo.
Đối với tổ chức, uy tín là những giá trị tốt đẹp mà tổ chức đạt được trong quá trình hoạt động và được mọi người công nhận.
Với những nội dung nói trên thì danh dự, nhân phẩm, uy tín của mỗi cá nhân có mối quan hệ gắn bó và tác động qua lại lẫn nhau. Nó gắn liền với nhân thân của mỗi người, không thể chuyển giao cho người khác. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của mỗi cá nhân được hình thành dần dần trong cuộc sống, nghề nghiệp, quan hệ xã hội của họ.Tùy theo nhân cách, lối sống, thái độ ứng xử, tài năng, đạo đức mà ảnh hưởng của họ đối với xã hội cũng khác nhau.Do đó uy tín, danh dự, nhân phẩm của mỗi người có những cấp độ khác nhau. Mặc dù vậy, danh dự, nhân phẩm và uy tín của mỗi cá nhân là thiêng liêng về mặt tinh thần và cần được bảo vệ như nhau.
III.Cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự ,nhân phẩm, uy tín của người khác.
Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định tại Điều 611 của BLDS là xuất phát từ nguyên tắc chung của hiến pháp năm 1992 (Điều 12) và các nguyên tắc cơ bản được quy định tại chương I BLDS, trong đó phải kể đến các nguyên tắc được quy định tại các Điều 9,10,24. Điều 9 quy định : “ tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”.Điều 10 quy định : “.. Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm dến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền lợi ích hợp pháp của người khác”. Các nguyên tắc được quy định tại các điều này là nhằm cấm các chủ thể “không được xâm phạm” vào các quan hệ đó. Nếu chủ thể nào “xâm phạm” sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế với mục đích khôi phục những hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra. Đây chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp dồng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm khôi phục tình trạng ban đầu của người bị thiệt hại.
Bên cạnh đó ở nước ta, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là quyền hiến định, được quy định trong văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất là Hiến pháp.Theo Hiến pháp năm 1992, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong những quyền cơ bản của công dân. Quyền này được quy định rõ nhất tại Điều 71 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) như sau: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”. Cùng với Điều 71, quy định tại Điều 72 và Điều 73 Hiến pháp 1992 cũng nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.
Có ý kiến cho rằng chỉ xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản mới gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, tổ chức và cần phải bảo vệ. Ý kiến này hoàn toàn không chính xác. Mặc dù danh dự, nhân phẩm, uy tín là những giá trị nhân thân không trị giá được bằng tiền, tuy nhiên, xâm phạm đến những giá trị này có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chủ thể bị xâm phạm.Thiệt hại mà chủ thể bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải gánh chịu bao gồm cả thiệt hại vật và tổn thất tinh thần. Tổ chức bị xâm phạm danh dự, uy tín có thể bị giảm thu nhập, thậm chí bị tuyên bố phá sản; cá nhân bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng có thể bị giảm thu nhập, ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp, đến các mối quan hệ xã hội, thậm chí đến sức khoẻ, tính mạng. Rõ ràng, hậu quả mà chủ thể bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải gánh chịu cũng rất nghiêm trọng. Đây chính là cơ sở để bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định cụ thể hơn trong các văn bản pháp luật của nhiều ngành luật khác nhau tạo thành một hệ thống các quy định pháp luật về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Pháp luật dân sự đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín. Có thể nói, pháp luật dân sự quy định chi tiết, cụ thể và đầy đủ nhất về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 31, Điều 37, Điều 38, Điều 611) và các văn bản luật khác như Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 21), Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Điều 204, Điều 205), Luật báo chí năm 1999 (Điều 9).
Trong Bộ luật dân sự năm 2005, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định tại Điều 37 “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.” .Đặc biệt là Điều 611 BLDS quy định một cách cụ thể,chi tiết về thiệt hại do danh dự nhân phẩm uy tín bị xâm hại.
Cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ. Sau khi xem xét hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể ra quyết định (đối với Toà án là bản án, quyết định) với một hoặc một số nội dung: công nhận quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình; buộc bên xâm phạm quyền phải chấm dứt hành vi vi phạm; buộc bên xâm phạm quyền phải xin lỗi, cải chính công khai; buộc bên xâm phạm quyền phải thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bên xâm phạm quyền phải bồi thường thiệt hại.
B.TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA NGƯỜI KHÁC.
I.NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DÂN SỰ VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA NGƯỜI KHÁC.
1.Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phát sinh khi có điều kiện sau:
- Có thiệt hại xảy ra:
Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức
+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm,uy tín bị xâm hại.
+ Thiệt hại do bị tổn thất về tinh thần. Bộ luật Dân sự quy định: Toà án có thể buộc người xâm hại "bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thích gần gũi của nạn nhân".
Những quy định này chỉ định hướng nhưng chưa có tính định lượng trong việc bồi thường thiệt hại. Bởi vậy, Toà án là người phải xác định trong trường hợp nào được bồi thường, bồi thường bao nhiêu, bồi thường cho ai...
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật:
Quyền được bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào "xâm phạm" đến các quyền đó. Bởi vậy, Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.Việc "xâm phạm" mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư...
- Có lỗi của người gây thiệt hại.
Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý.
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung.Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình sẽ không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó.
Tuy nhiên, có trường hợp người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ hoặc thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, thì không phải bồi thường.
- Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật:
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự dưới dạng: "Người nào... xâm phạm... mà gây thiệt hại... thì phải bồi thường". Ở đây chúng ta có thể thấy hành vi đó có mối liên hệ giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó cần phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện. Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây thiệt hại.
2.Nguyên tắc bồi thường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định độc lập của pháp luật dân sự.Chế định này bao trùm cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong quan hệ nhân thân. Do đó, nghiên cứu các nguyên tắc tính bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm phải dựa trên các cơ sở các nguyên tắc của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Từ việc phân tích về lý luận cũng như thực tiễn và cơ sở pháp lý của nó, có thể nói nguyên tắc bồi thường trong trường hợp xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là :
a./.Phải bồi thường toàn bộ và kịp thời các thiệt hại về vật chất đã xảy ra và bù đắp một phần những tổn thất tinh thần bằng một lượng giá trị vật chất nhất định.
Đây là nguyên tắc chung, bao trùm và là một nguyên tắc bao trùm, hợp lý, phù hợp với tập quán, đạo đức của nhân dân ta là gây thiệt hại thì phải bồi thường. Bồi thường toàn bộ các thiệt hại vật chất là bồi thường tất cả các thiệt hại vật chất đã xảy ra. Còn bồi thường kịp thời là phải bồi thường đúng lúc người thiệt hại đang cần để dùng vào việc hạn chế hoặc khắc phục thiệt hại. Do đó,việc bồi thường đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng là rất quan trọng, nhằm phát huy tối đa có hiệu quả của việc bồi thường.
Nguyên tắc bồi thường toàn bộ, kịp thời không làm triệt tiêu nguyên tắc tự định đoạt, tự do thỏa thuận mà BLDS 2005 đã quy định. Vì vậy các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại so với thực tế, hay lựa chọn các phương thức bồi thường (bằng tiền, hiện vật, thực hiện một công việc…) cho phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi bên. Tuy nhiên sự thỏa thuận này phải dưạ trên cơ sở thực sự tự nguyện, không trái các nguyên tắc pháp luật và đạo đức xã hội thì thỏa thuận đó mới có giá trị pháp lý.
b./. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài .
Dưới góc độ lý thuyết, thì các hành vi vi phạm pháp luật do lỗi cố ý là thể hiện sự “chống đối” xã hội cao hơn so với các hành vi do lỗi vô ý. Do đó nguyên tắc này không đặt vấn đề giảm bồi thường do lỗi cố ý mà chỉ xem xét khả năng giảm bồi thường trong trường hợp người gây thiệt hại do lỗi vô ý. Đây là nguyên tắc cụ thể, bổ sung cho nguyên tắc nêu trên nhằm vừa bảo đảm tính khả thi của các quyết định buộc bồi thường ,vừa căn cứ vào mức độ lỗi để đảm bảo tính hợp lý khi buộc bồi thường. Tuy nhiên quy định này mới chỉ định tính chứ chưa định lượng. Tức là chưa quy định cụ thể việc giảm mức bồi thường là bao nhiêu. Cho nên, việc quyết định giảm mức bồi thường trong từng vụ việc cụ thể phải căn cứ vào điều kiên, hoàn cảnh, mức độ lỗi của người gây thiệt hại. Mặt khác phải xem xét thiệt hại đó lớn hay nhỏ ?Nếu thiệt hại không lớn thì dù người gây thiệt hại chỉ có lỗi vô ý cũng phải chịu toàn bộ thiệt hại mà mình đã gây ra. Nhưng nếu thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của nạn nhân thì cần phải xem xét khả năng giảm mức bồi thường, đảm bảo tính khả thi của việc bồi thường. Việc xem xét thiệt hại có quá lớn so với khả năng kinh tế hay không, không thể chỉ nhìn vào hoàn cảnh kinh tế, thu nhập hiện tại của đương sự mà còn phải tính đến khả năng thu nhập về sau của đương sự.
c./.Khi ấn định mức độ bồi thường cũng phải dựa trên nguyên tắc : mỗi công dân phải tự chịu trách nhiệm về chính hành vi của mình.
Do đó khi quyết định mức độ bồi thường phải xem xét đến lỗi của hai bên (người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. Nếu hai bên đều có lỗi, đặc biệt khi người bị thiệt hại có lỗi nặng thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường thiệt hại do phần lỗi của mình gây ra, chứ không phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Phần thiệt hại do chính lỗi của người bị thiệt hại thì không bắt người gây thiệt hại phải bồi thường.
Có những trường hợp ban đầu kẻ vi phạm chỉ có ý định xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín nhưng quá trình diễn biến kẻ vi phạm đã gây thiệt hại cả vể sức khỏe, tự do….thì thiệt hại gây ra càng lớn và mỗi vụ án đều có tình tiết, điều kiện, hoàn cảnh của các bên là rất khác nhau. Do đó không thể quy định một mức độ bồi thường chung chung cho tất cả các vụ án, mà trách nhiệm của thẩm phán phải xem xét kỹ từng trường hợp cụ thể. Trong khi vận dụng cần lưu ý phân biệt những điều kiện để giảm mức bồi thường với việc tạm hoãn thi hành án.
Mục đích của việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm nói riêng không chỉ bù đắp tổn thất, mà còn giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Bởi lẽ, hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm này luôn mang đến những bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. Do đó các nguyên tắc bồi thường được đặt ra càng chính xác, càng hợp lý bao nhiêu thì càng phát huy tác dụng tích cực bấy nhiêu.
3. Xác định thiệt hại và mức độ bồi thường khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Điều 611 BLDS quy định:
“1.Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm,thiệt hại do danh dự,uy tín của pháp nhân chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a.Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại
b.Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2.Người bị xâm phạm danh dự,nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy đinh tại khoản 1 điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần người đó phải gánh chịu. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì không quá mười tháng lương do nhà nước quy định.”
Mặc dù danh dự, nhân phẩm, uy tín là những giá trị nhân thân không trị giá được bằng tiền, tuy nhiên, xâm phạm đến những giá trị này có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chủ thể bị xâm phạm. Thiệt hại mà chủ thể bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải gánh chịu bao gồm cả thiệt hại vật và tổn thất tinh thần.
a.Thiệt hại về vật chất.
Thiệt hại về vật chất là những tổn thất vật chất cụ thể, có thể cảm nhận được bằng các giác quan, có thể tính toán được bằng tiền. Những thiệt hại đó là :
-Chi phí phải bỏ ra do xâm phạm thân thể, sức khỏe khi bị làm nhục, bị hiếp dâm, bị cưỡng dâm….có thể gồm các khoản dành cho chữa trị vết thương, do bị truyền bệnh (các khoản thuốc men, khám, chữa, tiêm, viện phí…) chi phí cho việc bồi dưỡng, hồi phục sức khỏe
-Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm,uy tín bị xâm phạm.
-Phí tổn tàu xe của nạn nhân và người thân nạn nhân (đi khám chữa bệnh, đi xác nhận, hoặc đi theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra)
-Chi phí thu hồi một ấn phẩm hay đăng lời cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng để khôi phục lại những thiệt hại.
-Chi phí thuê luật sư , thu thập chứng cứ…
*Theo quy định của BLDS 2005 cũng như hướng dẫn tại nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì khái niệm “chi phí hợp lý” chỉ mang tính định tính, không mang tính định lượng. Việc xác định thế nào là chi phí hợp lý cho từng vụ án là thuộc trách nhiệm của thẩm phán giải quyết vụ án. Bởi lẽ mỗi vụ án có đặc thù riêng, không vụ nào giống vụ nào, cho nên thiệt hại của từng vụ án cụ thể là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy xem xét, đánh giá chi phí nào là chi phí hợp lý phải đặt ra trong bối cảnh không gian, thời gian và diễn biến của từng vụ án cụ thể (ví dụ : chi phí đi lại cho thu hồi một ấn phẩm, hay giá trị ngày công, số thuốc theo đơn phải mua ở ngoài …không thể cao hơn mức giá trung bình ở địa phương tại thời điểm đó. Mức giá trung bình được coi là là chi phí hợp lý. Nếu người bị thiệt hại đưa ra một mức giá quá cao hơn so với mức trung bình ở