Đề tài Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường - Thực trạng pháp luật và giải pháp

Ngày nay trên phạm vi toàn cầu, môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm trầm trọng. Đó là một trong những vấn đề toàn cầu của thế giới hiện nay; nó có tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam của chúng ta. Ô nhiễm môi trường đã đang và sẽ là một vấn đề hết sức cấp bách, gây bức xúc trong cộng động quốc tế. Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra ngày càng trầm trọng, đe doạ đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của thế hệ hiện tại và tương lai. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đòi hỏi phải có sự hợp tác của toàn nhân loại. Nếu có sự hiểu biết đúng đắn về môi trường, chúng ta sẽ có giải pháp hợp lý giúp chúng ta bảo vệ môi trường thế giới ngày càng xanh, sạch đẹp. Một trong những thủ phạm gây ra ô nhiễm môi trường chính là hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên thế giới và tình trạng ô nhiễm môi trường trong họat động sản xuất kinh donh của các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Những năm gần đây sự mở rộng và phát triển của quá trình đô thị hóa tăng nhanh đặc biệt là trong hoạt động sản xuất của các nhà máy xí nghiệp , các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước phát triển nhanh cùng với đó là việc sản xuất lại không gắn liền với việc bảo vệ môi trường nên đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng gây tác hại lớn cho môi trường nước ta. Theo thống kê của cơ quan chức năng mỗi ngày hoạt động kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp thải ra môi trường hàng nghìn tấn nguyên liệu thải chưa qua xử lý. Đấy là chưa kể đến các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong các nghành dịch vụ với lượng xả thải các chất thải chưa xử lý ra môi trường cũng là rất lớn. Trong những năm gần đây đã xảy ra liên tiếp các vụ việc xả thải chất thải chưa qua xử lý ra môi trường gây hoang mang trong xã hội, đó là hành vi xả thải chất thải chưa qua xử lý của công ty VEDAN ra sông Thị Vải ( tỉnh Đồng Nai) và hành vi xả thải chất thải ra sông Trà ( Quảng Ngãi) của nhà máy cồn - rượu Quảng Ngãi đã làm giấy lên mức độ nghiêm trọng của môi trường do hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ở nước ta và đã đặt ra cho doanh nghiệp và nhà nước về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường. Ở trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất gắn với việc bảo vệ môi trường và coi đó là chiến lược trọng tâm quyết định đến sự phát triển bền vững của mình. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, số lượng các doanh nghiệp chưa chú trọng lắm trong việc coi trách nhiệm hoạt động của mình với việc bảo vệ môi trường. Mới chỉ có được một số ít doanh nghiệp mà chủ yếu là những doanh nghiệp lớn đã và đang làm điều này nhưng lại thiếu chiến lược phát triển bền vững và mới manh nha trong vấn đề trên đấy là còn chưa kể ở nước ta hiện nay còn có hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô vừa và nhỏ thì việc thực hiện trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường cũng không gặp không ít khó khăn mà cả toàn xã hội phải có trách nhiệm ra sức bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Vụ việc về công ty VEDAN hay công ty cồn – rượu Quảng Ngãi là một điều đáng báo động trong việc gắn chặt trách nhiệm của doanh nghiệp với việc bảo vệ môi trường.

doc42 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 13575 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường - Thực trạng pháp luật và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đề tài: Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. Thực trạng pháp luật và giải pháp MỤC LỤC Trang A. Lời nói đầu Lý do chọn đề tài………………………………………………………………….3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài…………………………………………4 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….5 Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………….5 Bố cục đề tài………………………………………………………………………5 B.Nội dung Chương I: Khái quát chung về môi trường Khái quát chung về môi trường và bảo vệ môi trường……………………….6 Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đối với những tác động của môi trường……………………………………………………….............................12 Cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm của doanh nghiệp với bảo vệ môi trường………………………………………………………………………….16 Chương II: Trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp 2.1. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường…………………...20 2.1.1. Tuân thủ các quy định về lập và thực hiện các nội dung trong báo cáo các đánh giá tác động môi trường………………………………………………………………………20 2.1.2. Tuân thủ các quy định về lập và thực hiện các nội dung cam kết BVMT……...24 2.1.3. Sử dụng các công nghệ, thiết bị thân thiện môi trường………………………...25 2.1.4. Thực hiện các quy định về quản lý chất thải…………………………………...26 2.1.5. Nghĩa vụ nộp thues môi trường………………………………………………...27 2.2. Trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hệ thống pháp luật Việt Nam……………………………………………………………………………............31 Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp 3.1. Tăng cường nhận thức của doanh nghiệp………………………………………..37 3.2. Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp……………………….................38 3.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường tại doanh nghiệp…………….................38 C. Kết luận…………………………………………………………………………...40 D. Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………………40 Bảng nội dung hoạt động nhóm 15 STT Họ tên Nhiệm vụ MSSV Thang điểm 1 Mai văn xuân (NT) Chương 1và 2 1055032049 A 2 Vũ Huyền Trang Mục A và C 1055023724 A 3 Nguyễn Thị Trinh Chương 1 và 2 1055023437 A 4 Vương Đức Chính Chương 3 và C 1055036279 A 5 Dương Văn Ước Chương 1 và 3 1055036320 A 6 Nguyễn Thị Thái Chương 3 và A 1055036178 A Nội dung hoạt động nhóm: Sau khi chọn được đề tài nhóm 15 bao gồm các thành viên trên đã họp hai lần: + lần 1 vào ngày 10/04 tại phòng A4 201: số lượng đầy đủ + Lần 2 vào ngày 17/04 tại phòng A2 102: số lượng đầy đủ Trong hai lần họp nhóm chúng tôi đã thống nhất đề cương và bắt đầu giao nhiệm vụ cho từng cá nhân như bảng trên. Trong các mục lớn của từng chương chúng tôi cũng đã phân cho mỗi cá nhân đảm nhận từng công việc cụ thể để tránh làm lạc đề. Qua quá trình họp nhóm. Với tinh thần của toàn đội. Nhóm trưởng đã quyết định chấm điểm cao nhất cho tất cả các thành viên trong nhóm. A. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay trên phạm vi toàn cầu, môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm trầm trọng. Đó là một trong những vấn đề toàn cầu của thế giới hiện nay; nó có tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam của chúng ta. Ô nhiễm môi trường đã đang và sẽ là một vấn đề hết sức cấp bách, gây bức xúc trong cộng động quốc tế. Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra ngày càng trầm trọng, đe doạ đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của thế hệ hiện tại và tương lai. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đòi hỏi phải có sự hợp tác của toàn nhân loại. Nếu có sự hiểu biết đúng đắn về môi trường, chúng ta sẽ có giải pháp hợp lý giúp chúng ta bảo vệ môi trường thế giới ngày càng xanh, sạch đẹp. Một trong những thủ phạm gây ra ô nhiễm môi trường chính là hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên thế giới và tình trạng ô nhiễm môi trường trong họat động sản xuất kinh donh của các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Những năm gần đây sự mở rộng và phát triển của quá trình đô thị hóa tăng nhanh đặc biệt là trong hoạt động sản xuất của các nhà máy xí nghiệp , các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước phát triển nhanh cùng với đó là việc sản xuất lại không gắn liền với việc bảo vệ môi trường nên đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng gây tác hại lớn cho môi trường nước ta. Theo thống kê của cơ quan chức năng mỗi ngày hoạt động kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp thải ra môi trường hàng nghìn tấn nguyên liệu thải chưa qua xử lý. Đấy là chưa kể đến các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong các nghành dịch vụ với lượng xả thải các chất thải chưa xử lý ra môi trường cũng là rất lớn. Trong những năm gần đây đã xảy ra liên tiếp các vụ việc xả thải chất thải chưa qua xử lý ra môi trường gây hoang mang trong xã hội, đó là hành vi xả thải chất thải chưa qua xử lý của công ty VEDAN ra sông Thị Vải ( tỉnh Đồng Nai) và hành vi xả thải chất thải ra sông Trà ( Quảng Ngãi) của nhà máy cồn - rượu Quảng Ngãi đã làm giấy lên mức độ nghiêm trọng của môi trường do hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ở nước ta và đã đặt ra cho doanh nghiệp và nhà nước về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường. Ở trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất gắn với việc bảo vệ môi trường và coi đó là chiến lược trọng tâm quyết định đến sự phát triển bền vững của mình. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, số lượng các doanh nghiệp chưa chú trọng lắm trong việc coi trách nhiệm hoạt động của mình với việc bảo vệ môi trường. Mới chỉ có được một số ít doanh nghiệp mà chủ yếu là những doanh nghiệp lớn đã và đang làm điều này nhưng lại thiếu chiến lược phát triển bền vững và mới manh nha trong vấn đề trên đấy là còn chưa kể ở nước ta hiện nay còn có hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô vừa và nhỏ thì việc thực hiện trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường cũng không gặp không ít khó khăn mà cả toàn xã hội phải có trách nhiệm ra sức bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Vụ việc về công ty VEDAN hay công ty cồn – rượu Quảng Ngãi là một điều đáng báo động trong việc gắn chặt trách nhiệm của doanh nghiệp với việc bảo vệ môi trường. Chính vì vậy mà vấn đề trách nhiệm môi trường phải được thực hiện quyết liệt, triệt để trong toàn xã hội mà trong đó có một phần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với vấn đề này để môi trường ở nước ta thêm trong sạch và bền vững, tránh được những tác động của biến đổi khí hậu đang ngày một diễn ra phức tạp trên đất nước ta. Chính vì vậy mà nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “ Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. Thực trạng pháp luật và giải pháp” làm đề tài bài tập nhóm của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài: “ Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. Thực trạng pháp luật và giải pháp” là nhằm đưa đến cho người đọc có khái nhìn hách quan về thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong cả nước từ đó gắn chặt trách nhiệm của doanh nghiệp với việc bảo vệ môi trường thông qua những hành vi sản xuất, kinh doanh của mình. Đồng thời đề xuất và đưa ra những giải pháp trên tinh thần nhóm đã nghiên cứu để hoạt động trên được thực hiện một cách hiệu quả hơn. Để đạt được mục đích nêu trên, bài làm dựa trên sự tìm tòi, nghiên cứu trên tinh thần khách quan từ thực tế môi trường nước ta hiện nay và các quy định của pháp luật quy định chi tiết, cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. Dựa vào kết quả đó nhóm nghiên cứu đã đưa ra và giải quyết những vấn đề sau đây: + Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản để làm rõ bản chất của vấn đề nêu trên + Đánh giá đúng thực trạng hoạt động và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường + Đề xuất và đưa ra một số giải pháp nhằm năng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp: phân tích luật viết, phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách, báo cùng với phương pháp phân tích, tổng hợp. Đồng thời vận dụng những tư tưởng chỉ đạo của Đảng trên tinh thần các Nghị quyết qua các kỳ đại hội, cụ thể là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước để làm phương hướng đề xuất những kiến nghị phù hợp với tình hình xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường ở nước ta. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 5. Bố cục đề tài Ngoài ba phần là phần mở đầu, phần kết luận và phần danh mục tài liệu tham khảo thì trong phần nội dung của đề tài được phân thành ba chương như sau: - Chương I: Khái quát chung về môi trường và hoạt động của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. - Chương II: Thực trạng hoạt động và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. - Chương III: Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1.1. Khái quát chung về môi trường 1.1.1. Khái niệm môi trường Thuật ngữ “môi trường” có thể được dùng trong rất nhiều các trường hợp khác nhau như môi trường sư phạm, môi trường xã hội, môi trường pháp lý,…Tất cả các thuật ngữ trên đều có điểm chung là: “là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có một ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đó”. Môi trường theo nghĩa thông thường “là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ hay sinh vật ấy”, là “sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ”, là “nơi chốn trong các nơi chốn, nhưng có thể làm một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kỳ hay một xã hội”. Môi trường sử dụng trong lĩnh vực pháp lý là một khái niệm được hiểu như là như là mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường được hiểu như là những yếu tố, hoàn cảnh và tự nhiên bao quanh con người. Khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước cộng xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ hợp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 định nghĩa môi trường “bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Theo định nghĩa của Luật bảo vệ môi trường thì con người trở thành trung tâm trong mối quan hệ với tự nhiên và dĩ nhiên mối quan hệ giữa con người với nhau tạo thành trung tâm đó chứ không phải mối liên hệ giữa các thành phần khác của môi trường. Như vậy bất cứ một sự vật hiện tượng nào cũng tồn tại trong một môi trường của nó. Tuy nhiên môi trường, cái mà loài người hiện nay phải đối mặt và nghiên cứu bảo vệ nó là môi trường sống bao quanh con người. Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả không khí, động, thực vật, đất,nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ xã hội giữa người với người, đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định… Ở các cấp khác nhau như: Liên Hiệp Quốc, hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. 1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là một khái niệm được nhiều ngành khoa học định nghĩa. Dưới góc độ sinh học, khái niệm này chỉ tình trạng của môi trường trong đó những yếu tố hóa học, lý học của nó thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Dưới góc độ kinh tế học, ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có lợi cho môi trường sống về các tính chất vật lí, hóa học, sinh học mà qua đó có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khỏe của con người, các loài động thực vật và các điều kiện sống khác. Dưới góc độ pháp lý. ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (khoản 6 điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005). Có thể thấy điểm chung nhất giữa các định nghĩa nêu trên về ô nhiễm môi trường là chúng đều đề cập đến sự biến đổi các thành phần môi trường theo hướng xấu, gây bất lợi cho con người và sinh vật. Sự biến đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. Điều này có nghĩa là những nguyên tố tự nhiên nào đó do sự tác động của con người dẫn đến nó bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi không còn phù hợp với những tiêu chuẩn môi trường. Ví dụ như: Tại khu dân cư người ta tiến hành đo đạc và phân tích hàm lượng khí SO2 trong không khí thấy giá trị của nó là 0,5 mg/m3. Theo quy chuẩn Việt Nam (QCVN) 05:2009 của Bộ tài nguyên môi trường thì giới hạn cho phép của thông số này là 0,3 mg/m3. Như vậy không khí khu dân cư đó đã bị ô nhiễm khí SO2. 1.1.3. Khái niệm bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường được hiểu là những hoạt động nhằm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo môi trường sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Theo khoản 3 điều 6 của Luật Bảo vệ môi trường 2005 có quy định: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thối, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”. Thế giới ngày càng phát triển đã gây nên tác động xấu đến môi trường, làm cho môi trường ngày càng biến đổi sâu sắc, rộng lớn, bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa sự sống còn của hành tinh chúng ta. Vì vậy vấn đề môi trường và phát triển đã trở thành vấn đề hết sức cấp bách của chúng ta. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã sớm nhận rõ tầm quan trọng và mối quan hệ gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội và công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị 36-CT/TW, ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam “Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước” đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đối giảm nghèo của mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới”. Mục tiêu của công tác bảo vệ môi trường là “ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường ở các nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. 1.1.4. Chức năng và vai trò của môi trường Chức năng của môi trường Môi trường là cái nôi sinh thành và phát triển của con người. Những yếu tố cấu thành môi trường như không khí, nước, ánh sáng đều rất quan trọng đối với con người. Không khí để thở, nước để ăn uống và sinh hoạt, không gian là nơi để con người sinh sống… tất cả đều là những thành phần của môi trường có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của con người. Sống trong môi trường, con người một mặt chịu ảnh hưởng của nhân tố môi trường, mặt khác con người lại tác động vào môi trường và làm cho môi trương biến đổi, sự ảnh hưởng của môi trường lại ảnh hưởng trở lại con người. Sự phát triển kinh tế - xã hội, hay nói cách khác sự phát triển là một quá trình sử dụng các tài nguyên sống và không sống để sản xuất ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống con người. Môi trường tự nhiên trong quan hệ với đời sống của con người và sự phát triển của xã hội loài người là một hệ thống tự nhiên có các chức năng sau: Thứ nhất: Môi trường là sinh quyển, sinh thái cần thiết cho sự sống tự nhiên của con người. Chức năng đầu tiên của môi trường là nơi sinh sống và phát triển của xã hội loài người. Với chức năng này môi trường là nơi cung cấp hệ sinh thái như yếu tố vật chất cơ bản giúp sự tồn tại và phát triển của con người bao gồm không khí, nguồn nước, đất, cây cối, rừng và sinh vật. Những yếu tố này bị tổn hại đến một mức độ nhất định thì hậu quả của nó đe dọa đến sự sống của con người. Môi trường là không gian sống, là khung cảnh lao động, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của con người. Thứ hai: Môi trường là nơi chứa đựng những nguồn tài nguyên làm thành đối tượng lao động sản xuất và hình thành các nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất ra của cải vật chất của loài người. Trong số này một số có thể tái tạo được, một số khác không thể tái tạo được. Trong quá trình khai thác, nếu mức độ khai thác nhanh hơn mức độ tái tạo thì gây ra tình trạng khan hiếm, suy kiệt hoặc khủng hoảng đối với môi trường. Với chức năng thứ hai này môi trường là nơi cung cấp nguyên liệu và năng lượng phục vụ hoạt động sản xuất kinh tế và đời sống của con người. Để tồn tại và phát triển, con người phải dựa vào các tài nguyên sẵn có trong tự nhiên và môi trường là nơi cung cấp các yếu tố đó. Thứ ba: Môi trường là nơi chứa đựng chất thải của quá trình sinh hoạt trong cuộc sống của con người và của quá trình sản xuất. Trong quá trình sinh sống và phát triển xã hội, con người một mặt khai thác các nguồn tài nguyên để sinh hoạt và sản xuất các loại hàng hóa khác nhau nhưng lại thải vào môi trường các chất thải trong quá trình sinh hoạt và sản xuất. Vai trò của môi trường đối với đời sống xã hội Từ việc nhận thức chức năng của môi trường cho thấy môi trường có vai trò đặc biệt đối với đời sống kinh tế - xã hội. Môi trường là không gian chứa đựng các cơ thể sống bao hàm xã hội loài người, giới sinh vật (động vật và thực vật). Mỗi cơ thể sống không thể tồn tại ở ngoài môi trường được. Vì vậy nói tới vai trò của môi trường đối với đời sống xã hội điều đầu tiên cần phải nhấn mạnh: Môi trường là không gian sống của mọi loài sinh vật (kể cả con người),các loài sinh vật sinh ra, lớn lên, trưởng thành và tiêu vong đều ở trong môi trường. Nếu không gian môi trường trong sạch sẽ làm cho chất lượng cuộc sống được nâng cao, mọi loài sinh vật sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển tốt, ngược lại nếu không gian môi trường bị ô nhiễm, môi trường bị suy thoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cuộc sống và như vậy sẽ cản trở sự phát triển bình thường của mọi loài sinh vật, trong đó có xã hội loài người. Do đó bảo vệ môi trường, giữ cho môi trường trong sạch có tác dụng trực tiếp đến việc bảo tồn và duy trì sự sống của mọi sinh vật ở trong môi trường. Môi trường là
Luận văn liên quan