Pháp luật với tư cách là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nó luôn tác động và ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các quan hệ xã hội nói chung và tới các đối tượng mà nó điều chỉnh nói riêng, vì vậy để pháp luật phát huy được vai trò, tác dụng và giá trị to lớn của nó thì cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật có tính khoa học, đảm bảo tác động có hiệu quả đến các đối tượng mà pháp luật cần điều chỉnh.
Trong những năm gần đây, tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến, điều cần lưu ý là hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên ngày cành gia tăng. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội là một việc khá phức tạp bởi người chưa thành niên còn yếu về nhận thức, hành vi của họ thường mang tính bột phát do bị lôi kéo hoặc kích động, họ chưa đủ khả năng làm chủ hành động của mình hơn nữa họ còn có một tương lai dài phía trước. Do đó, không thể áp dụng các biện pháp xử lý người chưa thành niên phạm tội giống với những người đã thành niên.
Hiện nay, trong hệ thống pháp luật của nước ta đã có những quy định xử lý riêng đối với người chưa thành niên phạm tội, những quy định này đã đem lại lợi ích cho những người chưa thành niên phạm tội nhưng trong những năm gần đây số lượng người chưa thành niên vi phạm hình sự không có dấu hiệu giảm đi, vì thế cần nghiên cứu, đánh giá chính xác hiệu quả của pháp luật trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên để đề ra những quy định phù hợp vừa giúp nâng cao hiệu quả của pháp luật, vừa làm giảm được vi phạm của người chưa thành niên.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên. Cơ sở pháp lý – thực trạng – giải pháp” là vấn đề mangh tính thời sự và cấp thiết.
45 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8686 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên - Cơ sở pháp lý, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
CƠ SỞ PHÁP LÝ-THỰC TRẠNG-GIẢI PHÁP
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
1.2 Những vấn đề được xác lập và tuyên bố trong đề tài
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.4 Những câu hỏi đặt ra khi nghiên cứu
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.6 Phạm vi nghiên cứu
1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu
1.8 Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên.
2.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên.
2.1.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự.
2.1.2 Khái niệm người chưa thành niên?
2.1.3 Khái niệm trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
2.2 Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Chương 3: Thực trạng về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
3.1 Một số quy định pháp luật về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
3.2 Thực trạng tình hình truy tố trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở nước ta.
3.3 Một số nhận xét về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở nước ta
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội
4.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tôi
4.2 Một số giải pháp nhằm giảm việc vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên.
Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Pháp luật với tư cách là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nó luôn tác động và ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các quan hệ xã hội nói chung và tới các đối tượng mà nó điều chỉnh nói riêng, vì vậy để pháp luật phát huy được vai trò, tác dụng và giá trị to lớn của nó thì cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật có tính khoa học, đảm bảo tác động có hiệu quả đến các đối tượng mà pháp luật cần điều chỉnh.
Trong những năm gần đây, tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến, điều cần lưu ý là hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên ngày cành gia tăng. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội là một việc khá phức tạp bởi người chưa thành niên còn yếu về nhận thức, hành vi của họ thường mang tính bột phát do bị lôi kéo hoặc kích động, họ chưa đủ khả năng làm chủ hành động của mình hơn nữa họ còn có một tương lai dài phía trước. Do đó, không thể áp dụng các biện pháp xử lý người chưa thành niên phạm tội giống với những người đã thành niên.
Hiện nay, trong hệ thống pháp luật của nước ta đã có những quy định xử lý riêng đối với người chưa thành niên phạm tội, những quy định này đã đem lại lợi ích cho những người chưa thành niên phạm tội nhưng trong những năm gần đây số lượng người chưa thành niên vi phạm hình sự không có dấu hiệu giảm đi, vì thế cần nghiên cứu, đánh giá chính xác hiệu quả của pháp luật trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên để đề ra những quy định phù hợp vừa giúp nâng cao hiệu quả của pháp luật, vừa làm giảm được vi phạm của người chưa thành niên.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên. Cơ sở pháp lý – thực trạng – giải pháp” là vấn đề mangh tính thời sự và cấp thiết.
Những vấn đề được xác lập và tuyên bố trong đề tài
Nghiên cứu tập trung làm sang tỏ những vấn đề cơ bản sau đây:
Những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
Pháp luật hiện hành về việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
Thực trạng về việc vi phạm hình sự của người chưa thành niên
Thực trạng về việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Một số giải pháp nhằm làm giảm vi phạm hình sự của người chưa thành niên
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu có một số mục tiêu sau đây:
Nắm được và hiểu rõ được một số vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
Hiểu rõ một số quy định của pháp luật về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người chưa thành niên
Nắm được thực trạng về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Giúp sinh viên có tài liệu để tìm hiểu về lý luận và thực tiễn về việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
Đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về việc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Đề xuất những giải pháp làm giảm vi phạm hình sự của người chưa thành niên
Những câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu
Để có thể đạt được những mục tiêu nêu trên, nghiên cứu cần làm sang tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn, để làm sáng tỏ những câu hỏi sau đây:
Thế nào là người chưa thành niên?
Hành vi như thế nào là vi phạm hình sự?
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng vi phạm hình sự của người chưa thành niên ngày càng gia tăng
Tình hình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở nước ta trong thời gian qua như thế nào?
Các biện pháp xử lý hình sự đối với người chưa thành niên trong hệ thống pháp luật nước ta có phù hợp và hiệu quả không?
Để làm giảm hành vi vi phạm hình sự của người chưa thành niên, cần tiến hành những giải pháp nào?
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, điều tra xã hội học; bằng phương pháp đánh giá thực trạng nghiên cứu, khảo cứu các tài liệu có lien quan đến việc nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu
Do việc nghiên cứu trách nhiệm hình sự của người chưa thành là vấn đề được đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây, nên để phục vụ cho mục tiêu đã đạt ra, nghiên cứu được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2005 tới nay.
Mặt khác số vụ án vi phạm hình sự của người chưa thành niên ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ cao nên để thuận tiện cho nghiên cứu, khảo sát sẽ được tiến hành trên địa bàn Hà Nội cũ.
Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu đã góp phần làm hoàn thiện một số vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên, từ đó tạo cơ sở cho việc nhận thức một cách đúng đắn nhất về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên và việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên, góp phần nâng cao trách nhiệm của người chưa thành niên vi phạm hình sự, áp dụng những vấn đề lý luận cơ bản này nhằm nâng cao tính khả thi, hiệu quả của pháp luật, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của các cán bộ thuộc các cơ quan chức năng, đặc biệt là của những người chưa thành niên, nâng cao năng lực quản lý của nhà nước.
Kết quả của nghiên cứu có thể được sử dụng trong các đề tài nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan tới trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên.
Kết quả của quá trình nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu trong các buổi tuyên truyền, tư vấn nhằm nâng cao nhận thức cho người chưa thành niên, qua đó góp phần làm giảm số lượng vụ án vi phạm hình sự do lứa tuổi này gây ra.
Nghiên cứu giúp cơ quan chức năng có cái nhìn chính xác, sâu sắc về động cơ dẫn tới hành vi vi pham hình sự của người chưa thành niên từ đó đưa ra hướng giải quyết nhanh, hợp lý và hiệu quả.
Kết cấu báo cáo của nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục và phụ lục nghiên cứu còn có cấu trúc 4 chương.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
2.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
2.1.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự
2.1.1.1 Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự (TNHS) là một trong những vấn đề lý luận phức tạp, là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự ( PLHS). Từ trước đến nay xung quanh khái niệm TNHS vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Hiện nay, trong khoa học Luật hình sự Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, ví dụ như:
PGS.TSKH. Lê Cảm định nghĩa : “TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do Luật hình sự quy định” [5, tr.122];
GS.TSKH. Đào Trí Úc viết: “TNHS là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người đã gây ra tội phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước” [6, tr.41];
GS.TS. Đỗ Ngọc Quang quan niệm: “TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong PLHS bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiệm” [7 tr.14];
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và PGS.TS. Lê Thị Sơn cho rằng: “TNHS là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả bất lợi về hành vi của mình. TNHS là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu TNHS, chịu vị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của TNHS (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích”[8, tr.281-282]…
Như vậy, dưới góc độ khái quát và chung nhất, trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý và là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do Luật hình sự quy định đối với người phạm tội. Là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, TNHS chỉ phát sinh (xuất hiện) khi có sự việc phạm tội. Cho nên, TNHS là dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất so với bất kỳ dạng trách nhiệm pháp lý nào khác. Nó chỉ được thực hiện trong phạm vi của quan hệ PLHS giữa hai bên với tính chất là hai chủ thể có các quyền và nghĩa vụ nhất định- một bên là Nhà nước còn bên kia là người phạm tội. Cụ thể, Nhà nước (mà đại diện là cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền) thì có quyền truy cứu người phạm tội, nhưng phải có nghĩa vụ chỉ được xử lý dựa trên các căn cứ và trong các giới hạn xê dịch do pháp luật quy định, còn người phạm tội thì có nghĩa vụ phải chịu tước bỏ hoặc hạn chế quyền, tự do nhất định, nhưng đồng thời cũng có quyền yêu cầu sự tuân thủ từ phía Nhà nước (các cơ quan tư pháp hình sự đã nêu) đối với các quyền và lợi ích của con người và công dân theo đúng hành lang pháp lý mà pháp luật cho phép.
Từ các khái niệm và phân tích khái niệm TNHS ở trên ta có thể rút ra một số đặc điểm của TNHS:
TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi phạm tội. Hậu quả này chỉ phát sinh khi có người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm hoặc không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật hình sự yêu cầu phải thực hiện.
TNHS chỉ có thể được xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện.
TNHS được biểu hiện cụ thể ở việc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt, biện pháp tước bỏ hoặc hạn chế ở họ một số quyền hoặc lợi ích hợp pháp.
TNHS mà người phạm tội phải gánh chịu là trách nhiệm đối với Nhà nước chứ không phải đối với người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại
TNHS phải được phản ánh trong bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án
2.1.1.2 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Không phải từ khi sinh ra con người đã có năng lực TNHS. Năng lực TNHS là năng lực của tự ý thức được hình thành trong quá trình phát triển của cá thể về mặt tự nhiên và mặt xã hội. “Chỉ trong tự ý thức, con người (mới) tách mình và độc lập với thế giới xung quanh, xác định vị trí của mình trong những quan hệ tự nhiên và xã hội. Từ đó hình thành nên những cá nhân, những chủ thể có ý thức đầy đủ về hoạt động của mình, chịu trách nhiệm về hành vi của mình.”
Ở mỗi con người bình thường đều có khả năng hình thành và phát triển ý thức và tự ý thức. Nhưng phải qua quá trình hoạt động và giáo dục trong điều kiện xã hội, khả năng đó mới có thể trở thành hiện thực. “Ý thức ngay từ đầu đã là một sản phẩm xã hội và vẫn là một sản phẩm xã hội chừng nào nói chung con người vẫn tồn tại”.
Như vậy năng lực TNHS chỉ hình thành khi con người đã đạt đến một độ tuổi nhất định và năng lực đó sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển trong những giai đoạn nhất định tiếp theo. Khi đạt độ tuổi đó, con người nói chung sẽ có năng lực TNHS, trừ những trường hợp cá biệt – những trường hợp mà luật hình sự coi là trong tình trạng không có năng lực TNHS (Điều 13 BLHS)
Luật hình sự các nước dựa trên cơ sở kết quả các công trình nghiên cứu, khảo sát về tâm lí cũng như căn cứ vào chính sách hình sự của mình mà đã quy định tuổi bắt đầu có năng lực TNHS và tuổi có năng lực TNHS đầy đủ. Mức tuổi cụ thể của tuổi bắt đầu có năng lực TNHS và tuổi có năng lực TNHS đầy đủ được xác định ở mỗi nước và có thể ở mỗi thời gian nhất định trong mỗi nước không hoàn toàn giống nhau.
Theo quy định này, người chưa đạt độ tuổi bắt đầu có năng lực TNHS sẽ luôn luôn được coi là không có lỗi. Trong độ tuổi từ bắt đầu có năng lực TNHS đến độ tuổi có năng lực TNHS đầy đủ, năng lực TNHS còn hạn chế, do vậy người trong độ tuổi này chỉ bị coi là có năng lực TNHS trong những trường hợp nhất định. Ở Việt Nam, căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm các nước khác, Nhà nước ta đã xác định trong BLHS tuổi 14 là tuổi bắt đầu có năng lực TNHS và tuổi 16 là tuổi năng lực TNHS đầy đủ.
Điều 12 BLHS quy định:
“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm . Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”
Quy định trên đây là xuất phát từ đường lối của Nhà nước ta về xử lí đối với người chưa thành niên phạm tội cũng như xuất phát từ cơ sở cho rằng người trong độ tuổi năng lực TNHS chưa đầy đủ luôn luôn có thể nhận thức được tính chất xã hội của một số hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất định.
Một vấn đề khác cũng liên quan đên vấn đề tuổi chịu trách nhiệm hình sự đó là việc xác định tuổi của người phạm tội. Việc xác định chính xác tuổi của họ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tội phạm và TNHS của họ. Trong nhiều trường hợp nó có ý nghĩa quyết định trong việc khẳng định có phạm tội hay không phạm tội cũng như có phải chịu TNHS hay không phải chịu TNHS.
Để xác định tuổi của người phạm tội ta căn cứ vào ngày tháng năm sinh được ghi trên giấy khai sinh, tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều trường hợp không có căn cứ gì để ngày tháng năm sinh, xác định độ tuổi của người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
Để xác định được tuổi của người phạm tội trong mọi trường hợp và đảm bảo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội, tại công văn số 81 ngày 10 tháng 6 năm 2002, tòa án nhân dân tối cao cụ thể hóa cách xác định tuổi trong từng trường hợp cụ thể.
Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào trong tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo.
Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được cụ thể ngày nào, tháng nào của quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của quý đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo để xem xét TNHS đối với bị can, bị cáo.
Nếu xác định được cụ thể nửa đầu hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu hay nửa cuối năm thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo để xem xét TNHS đối với bị can, bị cáo.
Nếu không xác định được nửa năm nào, quý nào, tháng nào trong năm thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo để xem xét TNHS đối với bị can, bị cáo.
Trong văn bản này mới chỉ có cách tính tuổi khi không có đủ điều kiên xác định chính xác ngày tháng sinh. Nếu có sự tranh chấp về năm sinh thì văn bản trên chưa đưa ra cách thức để xác định. Trong trường hợp đó người ta thường căn cứ vào kết quả giám định.
Nhìn chung, các quy định của pháp luật nước ta trong việc xác định tuổi của người phạm tội đều mang tính có lợi cho bị cáo, điều đó thể hiện tinh thần nhân đạo của Nhà nước ta cũng như thái độ của Nhà nước đối với những người chưa thành niên phạm tội.
2.1.2 Khái niệm người chưa thành niên
2.1.2.1 Người chưa thành niên
Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về nhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên.
Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất trong Hiến Pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản pháp luật đó đều quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật đối với người chưa thành niên trong từng lĩnh vực cụ thể.
Khái niệm người chưa thành niên khác với khái niệm trẻ em. Theo Điều 1 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
Tóm lại, khái niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia. Theo đó, người ta quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người chưa thành niên.
Như vậy, có thể khái niệm: Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.
Tham khảo thêm các văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến người chưa thành niên gồm: Công ước về Quyền trẻ em (United Nations Convention on the Rights of the Child) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20-11-1989; Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với người chưa thành niên (United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice /Beijing Rules) ngày 29-11-1985; Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (United Nations Guidelines for the Prevention of Juvenile delinquency/ Riyadh Guidelines) ngày 14-12-1990. Theo quan niệm quốc tế thì trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, người chưa thành niên (Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là người từ 15 đến 24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên.
Ở Việt Nam, tuổi kết nạp Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là từ 10 đến 15 tuổi, tuổi kết nạp Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là từ 15 đến 30 tuổi. Trong tuổi Đoàn gọi là thanh niên, trong tuổi Đội là thiếu niên, dưới tuổi Đội gọi là nhi đồng. Ở mỗi lứa tuổi, người chưa thành niên được Nhà nước và xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục để phát triển tốt nhất về thể chất và nhân cách, trở thành người khỏe mạnh, có ích cho xã hội.
2.1.2.2 Đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên
Đặc trưng cơ bản của nhóm người chưa thành niên (vị thành niên) biểu hiện trước hết ở vị trí vai trò của nó trong đời sống xã hội cũng như trong chính cuộc đời của mỗi người. Nếu trong cuộc đời, tuổi vị thành niên là giai đoạn quan trọng, giai đoạn bản lề có thể quyết định toàn bộ cuộc sống sau này của mỗi người thì trong xã hội, thế hệ vị thành niên bao giờ cũng đại diện cho một sự chuyển tiếp vào các thế hệ mới, hướng tới tương lai. Nguồn nhân lực cho sự phát triển được nảy sinh, bảo vệ, nuôi dưỡng từ tuổi trẻ em, bổ sung và hoàn thiện dần về thể chất, tri thức và nhân cách từ vị thành niên và bắt đầu thực sự đóng góp cho xã hội ở những giai đoạn sau đó.
Thực tế cho thấy, lối sống, đạo đức và nhân cách của mỗi người được hình thành từ tuổi ấu thơ và định hình rõ nét từ tuổi vị thành niên. Tuổi vị thành niên hàm chứa trong mình nó rất nhiều những