Đề tài Trái gấc và hợp chất từ trái gấc

Trái gấc đã từ lâu được dùng rộng rãi ở nước ta, trong ẩm thực dân gian như xôi gấc, và trong y học. Ngày nay, qua nhiều cuộc nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra trong gấc có chứa một lượng lớn các chất có tính sinh học cao như β-Caroten , Lycopen, Vitamin E(Alphatocopherol), rất nhiều chất béo thực vật như Oleic , Linoleic; Stearic, Palmatic. có khả năng chống oxy hoá, phòng chống ung thư, làm đẹp, tăng cường sức đề kháng cũng như nhiều công dụng khác Đánh giá được các công dụng mà thành phần trái gấc mang lại, nhiều doanh nghiệp đã bắt ta vào việc khai thác các công dụng mà thành phần trong quả gấc có từ việc khai thác dầu từ gấc. Không ngoài những mục đích đó, ngành thực phẩm chức năng cũng đã đưa ra nhiều sản phẩm mang các tính năng tích cực từ dầu gấc, góp phần trong việc đẩy mạnh phát triển của ngành thực phẩm chức năng, cũng như tạo thêm thu nhập cho bà con nông dân. Để đánh giá về ý nghĩa của việc khai thác các tính năng mà dầu gấc mang lại, đặc biệt trong sản phẩm thực phẩm chức năng, nhóm xin làm rõ trong đề tài “TRÁI GẤC VÀ HỢP CHẤT TỪ TRÁI GẤC”, gồm các nội dung chính sau: 1. Sơ lược về cây gấc 2. Các hợp chất sinh học của trái gấc 3. Công dụng của quả gấc 4. Nguồn nguyên liệu được khai thác chủ yếu 5. Thực phẩm chức năng từ quả gấc

doc28 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7736 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trái gấc và hợp chất từ trái gấc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Sơ lược về cây gấc 2. Các hợp chất sinh học của trái gấc 2.1 Triglyceride 2.1.1 Axit stearic 2.1.2 Axit oleic (omega 9) 2.1.3 Axit linoleic (omega 6, vitamin F), axit linolenic (omega 3) 2.2 Các vitamin 2.3 Các chất màu tự nhiên 2.3.1 β-Caroten (tiền vitamin A) 2.3.2 Lycopen 3. Công dụng của quả gấc 3.1 Trong ẩm thực 3.2 Trong y học 3.2.1 Bổ sung Vitamin 3.2.2 Công dụng làm đẹp 3.2.3 Phòng chống ung thư 3.2.4 Tác dụng tốt cho tim mạch 3.2.5 Nhuận tràng tốt cho tiêu hoá 3.2.6 Nâng cao sức đề kháng của cơ thể 3.2.7 Các bài thuốc dân gian từ hạt gấc 4 Nguồn nguyên liệu được khai thác chủ yếu 5 Thực phẩm chức năng từ quả gấc 5.1 VIÊN DẦU GẤC PV (viêm nang mềm) 5.1.1 Thành phần cấu tạo: 5.1.2 Công dụng : 5.1.3 Hướng dẫn cách dùng : 5.1.4 Các thông tin khác 5.2 Dầu gấc VINAGA 5.2.1 Thành phần 5.2.2 Công dụng: 5.2.3 Hướng dẫn sử dụng: 5.2.4 Các thông tin khác 5.3.4 Liều dùng và cách dùng: 5.3.1 Thành phần: 5.3.2 Công dụng: 5.3 Dầu gấc Tuệ Linh TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU Trái gấc đã từ lâu được dùng rộng rãi ở nước ta, trong ẩm thực dân gian như xôi gấc, và trong y học. Ngày nay, qua nhiều cuộc nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra trong gấc có chứa một lượng lớn các chất có tính sinh học cao như β-Caroten , Lycopen, Vitamin E(Alphatocopherol), rất nhiều chất béo thực vật như Oleic , Linoleic; Stearic, Palmatic... có khả năng chống oxy hoá, phòng chống ung thư, làm đẹp, tăng cường sức đề kháng cũng như nhiều công dụng khác… Đánh giá được các công dụng mà thành phần trái gấc mang lại, nhiều doanh nghiệp đã bắt ta vào việc khai thác các công dụng mà thành phần trong quả gấc có từ việc khai thác dầu từ gấc. Không ngoài những mục đích đó, ngành thực phẩm chức năng cũng đã đưa ra nhiều sản phẩm mang các tính năng tích cực từ dầu gấc, góp phần trong việc đẩy mạnh phát triển của ngành thực phẩm chức năng, cũng như tạo thêm thu nhập cho bà con nông dân. Để đánh giá về ý nghĩa của việc khai thác các tính năng mà dầu gấc mang lại, đặc biệt trong sản phẩm thực phẩm chức năng, nhóm xin làm rõ trong đề tài “TRÁI GẤC VÀ HỢP CHẤT TỪ TRÁI GẤC”, gồm các nội dung chính sau: 1. Sơ lược về cây gấc 2. Các hợp chất sinh học của trái gấc 3. Công dụng của quả gấc 4. Nguồn nguyên liệu được khai thác chủ yếu 5. Thực phẩm chức năng từ quả gấc Bài tiểu luận do nhóm sinh viên thực hiện, do đó không tránh khỏi sai sót hoặc chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. Nhóm thực hiện rất biết ơn với những đóng góp chân thành. Sơ lược về cây gấc 1.1 Về đặc điểm sinh học Gấc là loài cây thân thảo dây leo thuộc chi Mướp đắng. Đây là một loại cây đơn tính khác gốc, tức là có cây cái và cây đực riêng biệt. Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể mọc đến 15 mét. Thân dây có tiết diện góc. Lá gấc nhẵn, mọc so le , thùy hình chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ, dài 8-18cm, mặt trên màu xanh lục thẫm, mặt dưới màu xanh nhạt. Hoa có hai loại: hoa cái và hoa đực. Cả hai có cánh hoa sắc vàng nhạt. Quả hình tròn, màu lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam, đường kính 15–20 cm. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi quả thường có sáu múi. Thịt gấc màu đỏ cam. Hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía. Nghiên cứu hiện đại cho biết trong nhân hạt gấc có 55,3% chất lipít (béo), 16,6% chất protit (đạm), 1,8% tanin, 2,8% xenluloza, 6% nước, 2,9% chất vô cơ, 2,9% đường, 11,7% chất khoáng… Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các men photphotoba, invedaxa… Hình Hoa gấc Hình Quả gấc Gấc không kén đất và chỉ cần một khoảng đất nhỏ đã có thể trồng được một gốc, một gốc có tuổi thọ 15 – 20 năm, đầu tư rất thấp, nhưng hiệu quả cao. Một số vùng trồng gấc xen vải, trồng tận dụng, hoặc trồng ở ruộng cao, bạc màu, làm cọc tre, chăng dây thép cho dây gấc leo, thu nhập cao gấp 2 –3 lần trồng lúa. Gấc trồng từ dây là chủ yếu, nếu trồng từ hạt hạt phải được đồ chín. Gấc trổ hoa mùa hè sang mùa thu, đến mùa đông mới chín. Một cây có thể cho 30- 60 quả trong một năm. Trung bình cần 18- 20 ngày để quả có thể chín từ khi nụ hoa cái xuất hiện. Mỗi năm gấc chỉ thu hoạch được một mùa. Do vụ thu hoạch tương đối ngắn (vào khoảng tháng 12 hay tháng 1), nên gấc ít phổ biến hơn các loại quả khác. Ở Việt Nam, trọng lượng quả khoảng 500- 1600g, một kg gấc bao gồm 190g màng và 130 g hạt, màng hạt khi chín có mùi thơm dễ chịu hoặc không có mùi. Có 2 loại gấc được trồng phổ biến ở Việt Nam: Gấc nếp: Trái to, nhiều hạt, gai to và ít. Khi chín chuyển sang màu đỏ cam rất đẹp. Bổ trái ra bên trong cơm vàng tươi, màng bao bọc hạt có màng đỏ tươi Gấc tẻ: trái nhỏ, có ít hạt, gai nhọn. Trái chín bổ ra bên trong cơm có màu vàng, và màng bao bọc hạt thường có màu đỏ nhạt hoặc không được đỏ như gấc nếp. Vì thế ta thường chọn gấc nếp để chế biến thực phẩm Hình Gấc nếp Hình Gấc tẻ Về đặc điểm kinh tế Ở Việt Nam trước đây gấc mọc hoang, được trồng ở hộ gia đình để nấu xôi sử dụng trong ẩm thực, hay y học cổ truyền. Hiện nay, gấc được trồng ở quy mô công nghiệp để thu lấy dầu từ màng gấc, màu và dầu từ hạt gấc chế biến các thức uống dinh dưỡng cũng như các sản phẩm khác Gấc được trồng nhiều ở Trung du và Đồng bằng Bắc bộ. Dọc theo sông Tiền trồng gấc rất tốt, có dãy gấc rất to, đường kính từ 15-20 cm, trên diện tích 5m2 dây gấc có thể cho 100-200 quả/năm Trên thị trường giá gấc tươi khoảng 6000-10 000VND/kg có khi lên đến 25000 VND/kg Các hợp chất sinh học của trái gấc Bảng Các thành phần trong màng tươi của quả gấc chín 2.1 Triglyceride Là thành phần chủ yếu của dầu mỡ chứa 95-98% hạt dầu. Dưới tác dụng của enzyme thủy phân triglyceride sẽ bị phân cắt ở mối liên kết este và bị thủy phân tạo thành axit béo tự do. Do vậy axit béo tự do bao giờ cũng có trong dầu thực vật Bảng Một số acid béo quan trọng có trong dầu gấc 2.1.1 Axit stearic Là loại axit cacboxylic béo no. Chiếm tỷ lệ lớn trong các chất béo có điểm nóng chảy cao. Axit stearic khi vào cơ thể dễ chuyển hóa thành axit oleic rất có lợi cho sức khỏe, làm giảm cholesterol toàn phần. 2.1.2 Axit oleic (omega 9) Là một axit béo có một nối đôi Có tác dụng đáng kể trong việc ngăn chặn sự hoạt hóa màng trong của tế bào, giảm bớt sự phân hủy của quá trình oxy hóa trên các tế bào màng trong, ngăn chặn sự sản sinh các hợp chất gây viêm trong cơ thể, loại bỏ các chất béo bão hòa khỏi màng trong của tế bào 2.1.3 Axit linoleic (omega 6, vitamin F), axit linolenic (omega 3) Là những chất béo thiết yếu cho hoạt động của cơ thể nhưng cơ thể không tự sản xuất được nó Giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực, đặc biệt đối với trẻ em. Acid Omega 6 là thành phần quan trọng cấu tạo nên tế bào võng mạc mắt. Dầu gấc rất hiệu quả trong các trường hợp nhức mỏi mắt do làm việc nhiều, thưc khuya, xem tivi, chơi máy tính, học nhiều. Các trường hợp giảm thị lực sau phẩu thuật ở mắt, cận thị tiến triển dùng cũng rất tốt. Dầu gấc rất cần thiết đối với người thường xuyên làm việc với máy tính. Đề phòng bệnh tim mạch, huyết áp, xơ vữa động mạch do điều hòa chuyển hóa, giảm cholesterol trong cơ thể, bệnh ngoài da, các rối loạn, thoái hóa thần kinh trung ương 2.2 Các vitamin Đa số là các vitamin A, D, E, K. 1ml dầu gấc có 30mg caroten tương ứng với 50 000 đơn vị quốc tế về vitamin A. Trong dầu gấc vitamin A cao gấp 1.8 lần so với dầu gan cá thu, gấp 15 lần so với củ cà rốt và gấp 68 lần so với cà chua. Gấc chứa tocopherol (250mg) có hoạt tính Vitamin E có tác dụng chống oxy hoá cho dầu rất tốt, dầu có hàm lượng tocopherol cao dễ bảo quản hơn khi có hàm lượng tocopherol thấp. 2.3 Các chất màu tự nhiên Dầu gấc có màu sắc là do sự tồn tại một số chất có tính tan trong dầu Carotenoit là những sắc tố tự nhiên và là nguồn gốc của các màu chói sáng 2.3.1 β-Caroten (tiền vitamin A) Màng hạt gấc chứa lượng β-Caroten rất cao. Dưới tác dụng của men carotenase có trong gan và ruột, sẽ được chuyển hóa thành vitamin A β-Caroten có tác dụng dọn sạch các gốc tự do và các sản phẩm oxy hóa độc hại giúp cơ thể khỏe mạnh kéo dài tuổi thanh xuân và tuổi thọ Bảng Hàm lượng Beta-caroten trong 100g thực phẩm ăn được) Tên thực phẩm Beta-caroten (mcg) Tên thực phẩm Beta-caroten (mcg)  1. Gấc 52520  18. Cải trắng 2365  2. Rau ngót 6650  19. Rau om 2325  3. Ớt vàng to 5790  20. Rau muống 2280  4. Rau húng 5550  21. Đu đủ chín 2100  5. Tía tô 5520  22. Cần ta 2045  6. Rau dền cơm 5300  23. Rau bí 1940  7. Cà rốt 5040  24. Rau mồng tơi 1920  8. Cần tây 5000  25. Trái hồng đỏ 1900  9. Rau đay 4560  26. Cải xanh 1855  10. Rau kinh giới 4360  27. Rau lang 1830  11. Dưa hấu 4200  28. Xà lách xoong 1820  12. Rau dền đỏ 4080  29. Hẹ lá 1745  13. Lá lốt 4050  30. Dưa bở 1750  14. Ngò 3980  31. Rau tàu bay 1700  15. Rau thơm 3560  32. Quýt 1625  16. Rau dền trắng 2855  33. Hồng ngâm 1615  17. Thìa là 2850  34. Khoai lang bí 1470 2.3.2 Lycopen Gấc là loại quả giàu lycopen. Theo phân tích của Vương Thuý Lệ trong 100g màng gấc tươi chứa 80.2 mg lycopen, so với hàm lượng lycopen ở một số loại quả như cà chua dưa hấu và các loại thực phẩm trong bảng dưới đây thì hàm lượng lyocpen trong gấc cao hơn rất nhiều, do đó màng đỏ gấc là một loại thực phẩm tự nhiên quý. Bảng Hàm lượng Lycopen trong một số loại quả Thực phẩm Hàm lượng Lycopen (μg/100g khối lượng tươi) Nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu ở Việt Nam Gấc (màng đỏ) 80 200a 59 400c Cà chua 3 100 – 7 740b 2 750d Dưa hấu 4100b 2000d Đu đủ 2000 – 5300b 9.5d Lycoben là một chuỗi cấu trúc phân tử, gồm 13 nối đôi, nhiều hơn tất cả các carotenoids nào khác. Là một chất màu đỏ của trái cây chín, cơ thể không tự tổng hợp được Là chất rất hữu hiệu trong việc ngăn chặn các gốc tự do trong cơ thể con người, có khả năng chống lão hóa rất mạnh và vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, nhất là ung thư vú.có khả năng ngăn ngừa được chứng nhồi máu cơ tim, bảo vệ gen khỏi bị tổn thương Lycopen thực vật trong gấc có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sẩn … có các dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da luôn hồng hào tươi trẻ và mịn màng. 3. Công dụng của quả gấc 3.1 Trong ẩm thực Tại Việt Nam, thịt gấc được sử dụng chủ yếu để nhuộm màu các loại xôi, gọi là xôi gấc. Vì sắc đỏ nên xôi gấc được chuộng trong những việc khao vọng, đình đám trong các dịp lễ tết hay cưới hỏi. Người ta dùng áo hạt (màng hạt) và hạt của nó đánh với một ít rượu để trộn lẫn với gạo nếp sau đó đem thổi thành xôi, giúp cho món xôi có màu đỏ và thay đổi hương vị. Lá gấc non thái chỉ còn được dùng như một loại gia vị không thể thiếu trong món củ niễng xào rươi, một món ăn đặc biệt ở miền Bắc. Gần đây, quả gấc đã bắt đầu được tiếp thị ra ngoài khu vực châu Á trong dạng nước ép trái cây bổ dưỡng, dầu gấc do nó có chứa hàm lượng tương đối cao các dinh dưỡng thực vật. 3.2 Trong y học 3.2.1 Bổ sung Vitamin Giúp đôi mắt sáng đẹp Trong dầu gấc chứa khá nhiều hàm lượng Beta carotene. Lượng beta carotene của gấc cao gấp đôi cà rốt. Là tiền sinh tố của Vitamin A. Chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, loại vitamin tuyệt vời đối với mắt. Nếu hay thức khuya, hoặc làm việc lâu trước máy vi tính, mỏi mắt, nhức mắt… nên bổ sung dầu gấc thường xuyên để có một thị lực tốt hơn. Tiền chất Vitamin A (Beta-caroten) có tác dụng phòng ngừa và chữa bệnh khô giác mạc mắt, bệnh quáng gà, suy dinh dưỡng và chậm lớn ở trẻ em. Dùng dầu gấc an toàn hơn và tốt hơn dùng Vitamin A tổng hợp, vì thế uống Vitamin A tổng hợp quá liều sẽ có hại, đặc biệt là gây nguy cơ gãy xương háng ở phụ nữ, sảy thai, quái thai, phông thấp, biến dạng xương, và gây nôn ở trẻ nhỏ. Vì vậy đối với trẻ em và phụ phụ nữ mang thai thì không nên dùng các thuốc có Vitamin A tổng hợp mà nên dùng thay thế bằng Beta-caroten thiên thiên nhiên. Ngoài ra, trong tinh dầu gấc hàm lượng vitamin E cũng rất cao. 3.2.2 Công dụng làm đẹp Trái gấc mọng đỏ tươi thân leo mảnh mai nhưng lại ẩn chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng đáng khâm phục. Trong dầu gấc màu đỏ sánh, ngọt béo chứa rất nhiều vitamin. Trong đó hàm lượng Lycopen, beta carotene, Alphatocopherol … cao gấp 68 lần cà chua. Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc còn chứa rất nhiều vitamin E chất chống oxi hóa, chống lão hóa tế bào. Các chất thiên nhiên này góp phần giữ gìn thanh xuân, chống sạm da, khô da, rụng tóc,… Không chỉ vậy hiện nay dầu gấc còn được chiết suất để chữa các loại mụn trứng cá có nhân. Vì vậy, gấc trở thành loại quả dùng trong công nghiệp mỹ phẩm. Trong 100g thịt gấc (màng đỏ) chứa 15 mg- carotene và 16 mg- lycopen. Alphatocopherol trong dầu gấc chính là một nguồn vitamin E thiên nhiên, giúp làm da mềm mại, chống sạm da, chống khô, xơ tóc… Có thể nói chất Caroten như cái chổi quét rác trong cơ thể, có nhiệm vụ “quét dọn” thường xuyên các sản phẩm oxy hóa vốn không những làm cho cơ thể bị già nhanh mà còn gây nhiều bệnh hiểm nghèo như xơ vữa động mạch, thoái hóa thần kinh, đục thủy tinh thể mắt, bệnh Alzheimer, viêm nhiễm, ung thư. Màng của hạt gấc có hàm lượng lycopen 380 mg/g, gấp 10 lần so với trái cây giàu lycopen đã được biết đến như trái ổi ( Lycopen có tác dụng phòng chống ung thư, các bệnh tim mạch, và lão hóa). Hàm lượng Lycopen trong thịt gấc là 2,227 mg/g gấc tươi. Phần thịt gấc cũng có hàm lượng fatty acid rất cao, từ 17- 22% (trọng lượng). Tinh dầu gấc có chứa nồng độ carotenoids là 5.700 mg/ml với 2,710 mg/ml là beta- carotene. Trong tinh dầu gấc hàm lượng vitamin E cũng rất cao. Vì vậy, gấc là nguồn thực phẩm cung cấp các chất chống oxy hóa có giá trị sinh học cao. 3.2.3 Phòng chống ung thư Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chất Lycopen trong cà chua có khả năng phòng chống ung thư, hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học Califonia thì hàm lượng Lycopen trong gấc còn cao gấp 70 lần. Gần đây, các nghiên cứu nhận thấy rằng, tinh dầu của quả gấc Việt Nam còn có những đặc tính sinh học giúp ngăn ngừa ung thư tốt hơn cà chua và có những ưu điểm nổi trội. Lycopen, giống như những carotenoid khác, là một sắc tố hòa tan trong mỡ có thể tìm thấy trong thực vật nhất định. Nó tạo ra màu đỏ của quả gấc và cà chua. Gấc có thể là nguồn giàu nhất chất lycopen đặc biệt có lợi này. Các nghiên cứu cho thấy lycopen có thể kích thích sự liên lạc giữa các tế bào, ngăn ảnh hưởng của những chất sinh ung thư nhất định, ngăn hủy hoại tế bào, và ngăn sự phân chia tế bào không kiểm soát được… Tính chất chống ung thư của lycopen bao gồm tế bào không thông tin được cho nhau. Những nghiên cứu cho thấy sự liên lạc của tế bào không thực hiện được có thể là nguyên nhân gây ra sự phát triển quá nhanh của tế bào và cuối cùng gây ra ung thư. Các nghiên cứu cho thấy lycopen có thể kích thích sự liên lạc giữa các tế bào. Mặt khác, những nghiên cứu khác cũng chỉ ra lycopen có thể ngăn ảnh hưởng của những chất sinh ung thư nhất định, ngăn hủy hoại tế bào, và ngăn sự phân chia tế bào không kiểm soát được trước khi nó bắt đầu. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều các chất khác như Vitamin E, carotene… làm vô hiệu hóa 75% các chất ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…Nghiên cứu cho thấy những người đàn ông có lượng beta- caroten thấp hơn trong máu có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng. Do đó, người Mỹ gọi gấc là loại quả đến từ thiên đường (fruit from heaven). Với cơ chế sinh học, người ta thấy rằng chất Lyopen phải được hòa trộn với dầu mỡ (chất béo) mới có tác dụng tới sức khỏe. Vì vậy, nên dùng cà chua chiên với dầu mỡ để tạo thành nước sốt cà chua. Ăn uống nước sốt cà chua mỗi ngày sẽ phòng bệnh tốt hơn là ăn cà chua sống. Cũng trên cơ sở đó, người ta phát hiện ra rằng chất Lycopen có trong trái gấc đã được hòa trộn với 4 chất béo thực vật có sẵn trong trái gấc và sự hòa trộn tự nhiên này đã tạo nên hiệu quả phòng chữa bệnh tuyệt vời của trái gấc. Mặc dù vậy, y học khuyến cáo mỗi ngày người lớn chỉ nên sử dụng 20- 25 giọt dầu gấc và 5- 10 giọt đối với trẻ em. 3.2.4 Tác dụng tốt với tim mạch Dầu gấc cung cấp 15% acid Omega 6, đây chính là vitamin F rất tốt cho tim, giúp ngăn ngừa xơ vữa mạch, tăng cường chuyển hóa phospholipid làm hạ mỡ máu, giảm béo. Lycopen là caroten duy nhất có tác dụng bảo vệ tim mạch, làm giảm các cơn đau tim. Dầu gấc có tác dụng làm giảm LDL cholesterrol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến. Mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim, người bị mắc bệnh tiểu dường. Chống các bệnh tim mạch, góp phần chống tai biến, tăng cường tuổi thọ. 3.2.5 Nhuận tràng tốt cho tiêu hóa Các món ăn làm từ gấc không chỉ ngon, đầy màu sắc mà còn nhuận tràng chống táo bón tốt cho hệ tiêu hóa. 3.2.6 Nâng cao sức đề kháng cơ thể Curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Đồng thời nâng cao sức đề kháng, thể lực. Bên cạnh tinh chất Curcumin được coi là quý giá còn có Beta caroten chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống oxi hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể. Dầu gấc ngoài chức năng phòng chông thiếu vitamin, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống oxi hóa, chống lão hóa tế bào còn phòng chữa bệnh tật, loại bỏ các tác động có hại của môi trường như hóa chất độc, tia xạ… giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Dầu gấc có nhiều lycopen, vitamin E giúp bảo vệ thai nhi khỏi sự tấn công của các chất độc trong thực phẩm do người mẹ ăn vào như thuốc trừ sâu, dioxin, thuốc tăng trọng. Các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, coban, selen trong dầu gấc giúp trẻ tăng hồng cầu, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa nhiễm virut và phát triển cơ quan sinh sản. Phụ nữ mang thai dùng dầu gấc cũng tăng hồng cầu giúp nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn. Các nhà khoa học Việt Nam phát hiện ra dầu gâc chứa nhiều vi chất và những đặc tính sinh học đặc biệt, nên khi bệnh nhân uống dầu gấc, da dẻ hồng hào và sức khỏe hồi phục rất nhanh chóng. Dầu gấc được dùng để điều trị những bệnh nhân bị nhiễm chất độc dioxin và ung thư gan rất hiệu quả. Những người khỏe mạnh uống dầu gấc sẽ phòng ngừa và ngăn chặn được nhiều nguy cơ gây bệnh do nhiễm hóa chất, do tia xạ, do ánh sáng mặt trời và khói bụi… Những bệnh nhân ung thư sau điều trị bằng phẫu thuật hoặc tiêm truyền hóa chất, hoặc chạy tia xạ… Nếu được dùng dầu gấc sẽ giúp hạn chế các tác hại của việc dùng hóa dược và cung cấp chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe nhanh. 3.2.7 Các bài thuốc dân gian từ hạt gấc Thứ hạt đen xù xì, xấu xí thường bỏ đi su mỗi khi chế biến thức ăn cũng là loại thuốc dân gian vẫn thường dùng. Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" (con ba ba gỗ) vì nó dẹt, hình gần như tròn, vỏ cứng, mép có răng cưa, hai mặt có những đường vân lõm xuống, trông tựa như con ba ba nhỏ. Theo các sách cổ, nhân hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào 2 kinh can và đại tràng, có tác dụng chữa mụn nhọt, tiêu thũng.Nhân hạt gấc chứa chất dầu màu vàng, các chất dinh dưỡng như chất béo, đạm, chất xơ, phosphtase… thường dùng trị mụn nhọt, quai bị, sưng tấy, lở loét, tắc tia sữa… Nhân hạt gấc còn là 1 vị thuốc quý có tác dụng làm tan các vết bầm do chấn thương, làm mau lành những nơi bị nhiễm khuẩn, cầm máu, làm vết thương mau lành… Trong nhân dân, nhiều gia đình có thói quen để dành hạt gấc sống hoặc đã qua đồ xôi. Khi cần đến thì chặt đôi đem mài với ít rượu hoặc giấm thanh để bôi chỗ sưng tấy do mụn nhọt, sưng quai bị; bôi nhiều lần trong ngày, cứ khô lại bôi; rất mau khỏi. Có người giã nhân hạt gấc với một ít rượu, đắp lên chỗ vú sưng, đắp liên tục, ngày thay thuốc 1 lần, rất chóng khỏi. Chữa chai chân (thường do dị vật găm vào da, gây sừng hóa các tế bào biểu bì ở một vùng của gan bàn chân, ảnh hưởng tới việc đi lại): Lấy nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, giã nát, thêm một ít rượu trắng 35-40 độ, bọc trong một cái túi nylon. Dán kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thay thuốc một lần. Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra (khoảng 5-7 ngày sẽ có kết quả). Chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu: Dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng, chưa cháy), cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-5
Luận văn liên quan