Đề tài Trái phiếu chuyển đổi

Từ năm 2008 cho đến đầu năm 2010 là năm các doanh nghiệp niêm yết đua nhau phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ thì trong năm 2010, việc phát hành trái phiếu chuyển đổi để huy động vốn lại được coi là một trào lưu mới. Điều này cũng xuất phát từ thực tế là một năm sau khủng hoảng, các doanh nghiệp cần vốn để khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh, trong khi đó chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đã chấm dứt vào tháng 12/2009, các doanh nghiệp buộc phải đối mặt với chi phí lãi suất cho vay cao hơn ngay từ đầu năm 2010. Đồng thời, việc huy động vốn thông qua phương án phát hành thêm cổ phiếu thường trở nên rủi ro hơn do hiệu ứng pha loãng ngay tức thì bởi doanh nghiệp chưa kịp có thời gian sử dụng nguồn vốn bổ sung mới có hiệu quả. Mặt khác, TPCĐ có khả năng bảo vệ nhà đầu tư trước rủi ro tăng/ giảm của Thị trường chứng khoán năm 2010. Trong bối cảnh này, việc phát hành TPCĐ của doanh nghiệp khá thích hợp, giúp nhà đầu tư vừa có lãi suất từ việc mua trái phiếu, vừa có cơ hội tăng số lượng cổ phiếu vào những năm sau với kỳ vọng thị trường sẽ có những đợt sóng mạnh mẽ và ổn định hơn. Tuy nhiên, đặc thù áp dụng vào Việt Nam của trái phiếu chuyển đổi đã và đang gây ra một số rắc rối cho nhà đầu tư. Trong bài biết này, nhóm 8 mong muốn trình bày một số vấn đề cơ bản về trái phiếu chuyển đổi để giúp nhà đầu tư hiểu thêm về công cụ tài chính này tại các thị trường phát triển.

pdf24 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1937 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trái phiếu chuyển đổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BỘ MÔN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ----ooOoo---- Đề tài: Trái phiếu chuyển đổi GVHD : TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA Lớp : Tài chính doanh nghiệp ngày 1 – K20 Nhóm : 8 1. Lê Thị Thanh Huyền (Nhóm trưởng) 2. Nguyễn Thị Quyên 3. Nguyễn Phạm Thuỳ Dương 4. Hoàng Trần Trâm Anh 5. Mai Thị Thanh Nga 6. Nguyễn Như Mai 7. Trần Thanh Long Trái phiếu chuyển đổi 2012 Nhóm 8 – Lớp Tài chính doanh nghiệp ngày 1 Page 2 LỜI MỞ ĐẦU Từ năm 2008 cho đến đầu năm 2010 là năm các doanh nghiệp niêm yết đua nhau phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ thì trong năm 2010, việc phát hành trái phiếu chuyển đổi để huy động vốn lại được coi là một trào lưu mới. Điều này cũng xuất phát từ thực tế là một năm sau khủng hoảng, các doanh nghiệp cần vốn để khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh, trong khi đó chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đã chấm dứt vào tháng 12/2009, các doanh nghiệp buộc phải đối mặt với chi phí lãi suất cho vay cao hơn ngay từ đầu năm 2010. Đồng thời, việc huy động vốn thông qua phương án phát hành thêm cổ phiếu thường trở nên rủi ro hơn do hiệu ứng pha loãng ngay tức thì bởi doanh nghiệp chưa kịp có thời gian sử dụng nguồn vốn bổ sung mới có hiệu quả. Mặt khác, TPCĐ có khả năng bảo vệ nhà đầu tư trước rủi ro tăng/ giảm của Thị trường chứng khoán năm 2010. Trong bối cảnh này, việc phát hành TPCĐ của doanh nghiệp khá thích hợp, giúp nhà đầu tư vừa có lãi suất từ việc mua trái phiếu, vừa có cơ hội tăng số lượng cổ phiếu vào những năm sau với kỳ vọng thị trường sẽ có những đợt sóng mạnh mẽ và ổn định hơn. Tuy nhiên, đặc thù áp dụng vào Việt Nam của trái phiếu chuyển đổi đã và đang gây ra một số rắc rối cho nhà đầu tư. Trong bài biết này, nhóm 8 mong muốn trình bày một số vấn đề cơ bản về trái phiếu chuyển đổi để giúp nhà đầu tư hiểu thêm về công cụ tài chính này tại các thị trường phát triển. Trái phiếu chuyển đổi 2012 Nhóm 8 – Lớp Tài chính doanh nghiệp ngày 1 Page 3 Chương I: TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI I. KHÁI NIỆM VỀ TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI: 1. Trái phiếu chuyển đổi và những khái niệm liên quan: a/Trái phiếu chyển đổi: Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là lãi suất cố định và tương đối thấp so với các loại trái phiếu khác, song trái phiếu chuyển đổi hứa hẹn đem lại cho nhà đầu tư lợi nhuận lớn hơn khi chuyển đổi thành loại cổ phiếu thường của công ty và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi. Về bản chất kinh tế, trái phiếu chuyển đổi được coi là một sản phẩm lồng ghép giữa trái phiếu doanh nghiệp và quyền mua cổ phiếu do chính doanh nghiệp phát hành. Quyền mua cổ phiếu cho phép người nắm giữ có quyền, mà không có nghĩa vụ mua cổ phiếu tại một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định trước. Theo Nghị Định số 90/2011/NĐ – CP ngày 14/10/2011 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp định nghĩa trái phiếu chính chuyển đổi là: “loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành trái phiếu”. Sự khác biệt của trái phiếu chuyển đổi so với trái phiếu thường đó là quyền chuyển đổi sang cổ phiếu theo một tỷ lệ cố định, được gọi là tỷ lệ chuyển đổi, trong tương lai của trái chủ. Do đó, trái phiếu chuyển đổi thường có giá trị hơn trái phiếu thông thường. b/ Tỷ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ chuyển đổi cho biết mỗi trái phiếu có thể chuyển đổi được thành bao nhiêu cổ phiếu. Tỷ lệ chuyển đổi được thể hiện dưới dạng tỷ số hoặc là mức giá chuyển đổi, và nó được xác định trong các hợp đồng mua trái phiếu cùng với các điều kiện và điều khoản khác. Ví dụ: Tỷ lệ chuyển đổi 45:1 có nghĩa là mỗi trái phiếu sẽ đổi được 45 cổ phiếu. Hoặc nó cũng được ấn định ở mức 50% lãi có nghĩa là nếu một nhà đầu tư lựa chọn chuyển đổi cổ phiếu, họ sẽ phải mua cổ phiếu thường vào thời điểm phát hành với mức giá là 150%. Nói chung cả hai cách này đều không khác nhau nhiều về bản chất. Trái phiếu chuyển đổi 2012 Nhóm 8 – Lớp Tài chính doanh nghiệp ngày 1 Page 4 c/ Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi hoặc giá chuyển đổi: − Giá CP tại thời điểm TP được phát hành. − Thu nhập dự tính của tổ chức phát hành và ảnh hưởng của nó trên giá CP. − Xu hướng thị trường (TP chuyển đổi sẽ trở nên ưa chuộng đối với các nhà đầu tư trong một thị trường CP đang lên). − Thời gian chuyển đổi (thời gian càng dài, tỷ lệ chuyển đổi ban đầu càng ít thích hợp). Tuy nhiên nhà đầu tư cần lưu ý một điều là, nếu công ty phải ngưng hoạt động bởi những tình huống như sát nhập, hợp nhất hay giải thể thì những người nắm giữ TP chuyển đổi sẽ bị mất đặc quyền chuyển đổi này. 2. Tính chất: Trái phiếu chuyển đổi có thể được coi là sự kết hợp giữa một trái phiếu thường với một quyền chuyển đổi sang cổ phần. Thông thường, trái phiếu loại này có tỷ suất sinh lợi tương đối thấp so với các loại trái phiếu khác song bù lại, nó hứa hẹn đem lại cho nhà đầu tư lợi nhuận lớn hơn từ việc chuyển đổi sang cổ phần với giá ưu đãi trong tương lai, nếu công ty làm ăn tốt. Quyền chuyển đổi sang cổ phiếu chính là giá trị gia tăng của loại trái phiếu này, khiến nó trở thành một mặt hàng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Nhiều khi, công ty chưa phát hành cổ phiếu, nhưng trái phiếu chuyển đổi của nó đã trở thành một mặt hàng được cá nhà đầu tư săn lùng gắt gao, đặc biệt trong trường hợp các “bluechip” tương lai. 3. Các dạng trái phiếu chuyển đổi: a/ Phân loại: Trái phiếu chuyển đổi được phát hành gồm có các loại sau: − Trái phiếu chuyển đổi có thể thu hồi trước hạn (callabe convertible bonds). − Trái phiếu chuyển đổi theo điều khoản của quỹ thanh toán nợ (convertible bonds with a sinking fund provision). Điều khoản này cho phép công ty phát hành trái phiếu thu hồi trước hạn một số trái phiếu nhất định mỗi năm. − Trái phiếu chuyển đổi có tỷ lệ chuyển đổi khác nhau (convertible bonds with a variable conversion ratio). Đối với trái phiếu này số cổ phần thường mà trái phiếu có thể đổi được khác nhau theo từng thời điểm trong thời hạn trái phiếu. − Trái phiếu chuyển đổi có lãi suất liên quan với lợi tức cổ phần thường (convertible bonds with an interest rate linked to the dividend rate on the common). Khi lãi suất được điều chỉnh, lãi suất trái phiếu tính trung bình hàng năm sẽ luôn cao hơn lợi tức cổ phần thường. Trái phiếu chuyển đổi 2012 Nhóm 8 – Lớp Tài chính doanh nghiệp ngày 1 Page 5 b/ Các dạng trái phiếu chuyển đổi đặc biệt:  LYON (liquid yield option note) hay trái phiếu quyền chọn lãi suất dễ thanh tiêu: Đây là một trái phiếu có thể mua và bán, có lãi suất coupon bằng 0, là một trong các loại chuyển đổi bất thường nhất. LYON là một trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông và có thể được mua bán như là một quyền chọn, nhưng không trả lãi. Bởi vì không phải trả lãi, nó được phát hành với giá giảm đáng kể so với trái phiếu doanh nghiệp. Điều này đảm bảo sự quay trở lại tích cực cho nhà đầu tư, ít nhất cho đến khi nó sinh lời cho nhà đầu tư và được thu hồi lại bởi công ty phát hành với giá cao hơn giá phát hành. Nói chung, tổng lợi nhuận trên một LYON là ít hơn so với cổ phiếu phổ thông của công ty, trong trường hợp công ty làm ăn tốt.  Chứng khoán chuyển đổi bắt buộc: Việc chuyển đổi bắt buộc thường xảy ra khi giá cổ phiếu lên cao hơn giá trị mà nó có thể đạt được vào thời điểm trái phiếu được mua lại hoặc bị thu hồi. Đặc tính này làm hạn chế khả năng tăng giá của trái phiếu chuyển đổi. Giả định rằng công ty TSJ Sports phát hành một lượng trái phiếu chuyển đổi có trị giá 10 triệu đôla, thời hạn 3 năm, lãi suất là 5% và tỷ lệ chuyển đổi là 25%lãi. Điều đó có nghĩa là TSJ sẽ phải trả lãi trái phiếu là 500.000 đôla một năm, hoặc trả tổng cộng là 1,5 triệu đôla khi trái phiếu đáo hạn. Nếu như cổ phiếu của TSJ được mua bán với mức giá là 40 đôla/cp vào thời điểm phát hành trái phiếu chuyển đổi thì các nhà đầu tư sẽ có thể chuyển đổi lượng trái phiếu này sang cổ phiếu với mức giá $40x1,25 = $50/CP . Do đó nếu cổ phiếu được mua bán ở mức giá $55 vào ngày đáo hạn trái phiếu, thì nhà đẩu tư sẽ nhận được 5 đôla tiền lãi trên mỗi cổ phiếu. Tuy nhiên việc tăng giá cổ phiếu luôn bị giới hạn bởi điều khoản thu hồi lại trái phiếu của công ty phát hành như đã nói ở trên. Ví dụ: nếu công ty TSJ không muốn cho cổ phiếu vuợt ngưỡng 100 đôla, họ sẽ tiến hành thu hồi lại trái phiếu khi nào giá cổ phiếu có xu hướng tăng vượt mức 100 đôla. Mặt khác nếu giá cổ phiếu giảm chỉ còn 25 đôla, người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi vẫn được trả lại số tiền đúng với mệnh giá của trái phiếu vào ngày đáo hạn. Như vậy trái phiếu chuyển đổi có thể hạn chế rủi ro khi cổ phiếu bị sụt giá và ngăn ngừa không cho giá cổ phiếu tăng quá mức. Đồ thị sau sẽ cho ta thấy những biến động của trái phiếu chuyển đổi khi giá cổ phiếu tăng. Cần chú ý rằng giá của trái phiếu bắt đầu tăng khi giá cổ phiếu tiến tới mức giá chyển đổi. Lúc này thì trái phiếu chuyển đổi cũng tương tự như một quyền chọn cổ phiếu vậy. Khi Trái phiếu chuyển đổi 2012 Nhóm 8 – Lớp Tài chính doanh nghiệp ngày 1 Page 6 giá cổ phiếu lên cao hoặc biến động mạnh thì trái phiếu của bạn cũng sẽ biến đổi theo chiều tương tự II. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI: 1. Giá trị trái phiếu chuyển đổi: Trái phiếu chuyển đổi có hai giá trị tối thiểu, bao gồm: − Giá trị trái phiếu là giá trị mà mỗi trái phiếu sẽ bán được nếu không chuyển đổi. − Giá trị chuyển đổi là giá trị mà trái phiếu sẽ bán được nếu nó phải chuyển đổi ngay lập tức.  Giá trị chuyển đổi = số lượng cổ phần phổ thông sẽ được nhận khi trái phiếu được chuyển đổi x giá hiện hành của cổ phiếu phổ thông đó.  Giá trị chuyển đổi = tỷ lệ chuyển đổi x thị giá cổ phần.  Tỷ lệ chuyển đổi = số cổ phiếu / 01 trái phiếu được chuyển đổi.  Giá chuyển đổi = mệnh giá TP / tỷ lệ chuyển đổi.  Tỷ lệ chênh lệch chuyển đổi = (thị giá - giá chuyển đổi)/ giá trị chuyển đổi Giá trị của trái phiếu chuyển đổi = Giá trị của trái phiếu + Giá trị của quyền chuyển đổi (quyền mua CP). Giá trị của trái phiếu là giá trị mỗi trái phiếu sẽ bán được nếu không thể chuyển đổi, nó được hiểu là giá trị hiện tại của các dòng tiền thanh toán gốc và lãi trái phiếu trong suốt kỳ hạn của trái phiếu, thông qua một lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu này được quyết định dựa vào lãi suất chung trên thị trường và biên độ rủi ro tín dụng của chủ thể phát hành cũng như các tài sản đảm bảo của trái phiếu (nếu có). Lãi suất thị trường hay biên độ rủi ro tín dụng tăng đều làm tăng tỷ lệ chiết khấu và do đó làm giảm giá trị của trái phiếu, và Trái phiếu chuyển đổi 2012 Nhóm 8 – Lớp Tài chính doanh nghiệp ngày 1 Page 7 ngược lại. Do đó, trên thị trường thứ cấp, giá trị của trái phiếu biến động phụ thuộc vào các nhân tố này cũng như quan hệ cung cầu. Giá trị quyền chuyển đổi phụ thuộc trước hết vào giá cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu tăng thì quyền mua càng có giá trị và ngược lại. Phần chênh lệch giữa giá cổ phiếu hiện hành và giá chuyển đổi được gọi là giá trị nội tại của quyền mua. Khi giá trị nội tại này > 0 thì lúc đó quyền mua đang có lãi và ngược lại, giá trị nội tại < 0 thì lúc đó quyền mua không có giá trị. Giá trị của quyền mua còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:  Thời hạn thực hiện quyền: Thời hạn này càng dài thì quyền càng có giá trị và ngược lại. Điều này là do khi thời hạn còn dài thì cơ hội tăng giá cổ phiếu cao hơn, làm tăng giá trị nội tại của quyền mua.  Mức độ biến động thường xuyên của giá cổ phiếu: Giá cổ phiếu có mức độ biến động mạnh thì cơ hội tăng giá (và giảm giá) càng cao, do đó giá trị quyền mua càng cao và ngược lại.  Lãi suất trên thị trường: Lãi suất càng giảm thì giá trị quyền mua càng cao và ngược lại, do tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại của giá trị nội tại sẽ tăng. Trái phiếu chuyển đổi không bao giờ được bán với giá thấp hơn giá trị chuyển đổi của nó. Nếu làm như vậy, các nhà đầu tư khôn ngoan sẽ mua trái phiếu chuyển đổi, nhanh chóng đổi nó lấy cổ phần thường và bán cổ phần thường. Lợi nhuận sẽ bằng chênh lệch giữa giá chuyển đổi và giá của trái phiếu chuyển đổi. Ví dụ: một trái phiếu chuyển đổi có mệnh giá 1.000 USD có thể được chuyển thành cổ phần thường tại giá 25 USD (tỷ lệ chuyển đổi là 40CP đổi 1TP) và TP này được mua lại ở mức giá 1.050 USD. CP thường trên thị trường hiện đang được giao dịch ở mức giá 30 USD, bằng việc chuyển đổi một TP mà nhà đầu tư có thể trở thành chủ sở hữu 40 CP thường với tổng giá trị là 1.200 USD. Như vậy, trái chủ chuyển đổi chúng thành 40 CP thường rồi bán chúng để có 1.200 USD hơn là bán lại TP chuyển đổi này ở mức giá 1.050 USD. 2. Xác định giá trị trái phiếu chuyển đổi trong một số trường hợp: a. Giá trị đáo hạn: Khi giá trị trái phiếu đảm bảo bằng tài sản của công ty thì trái phiếu sẽ được chi trả đủ. Nếu giá trị tài sản công ty nhỏ hơn giá trị trái phiếu thì công ty không có đủ tiền trả cho các trái chủ. Trong trường hợp xấu nhất các tài sản công ty không còn giá trị thì trái chủ sẽ không nhận được gì cả. Gía trị trái phiếu như một giới hạn dưới hay “sàn” của giá chuyển đổi của trái phiếu. Trái phiếu chuyển đổi 2012 Nhóm 8 – Lớp Tài chính doanh nghiệp ngày 1 Page 8 Giả sử là Eastman Kojak đã phát hành các trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnh giá 1 triệu USD và các trái phiếu này có thể chuyển đổi bất kỳ thời điểm nào thành 1 triệu cổ phần thường. Hình trên cho thấy các giá trị trái phiếu có thể có khi các trái phiếu chuyển đổi của Kojak đáo hạn. Khi giá trị của các tài sản doanh nghiệp lớn hơn hoặc bằng 1 triệu USD thì trái phiếu sẽ được chi trả đầy đủ. Nhưng nếu giá trị doanh nghiệp ít hơn 1 triệu USD thì doanh nghiệp không đủ tiền để trả cho các trái chủ. Trong trường hợp xấu nhất là các tài sản của doanh nghiệp không còn giá trị thì các trái chủ sẽ không nhận được gì cả. Như vậy, những đường nằm ngang trong Hình cho thấy trái chủ sẽ được chi trả đủ còn đường dốc xuống cho thấy trái chủ sẽ không nhận đủ tiền. Giá trị chuyển đổi có thể có khi đáo hạn: nếu giá trị doanh nghiệp tăng thì giá trái phiếu cũng tăng tương ứng nếu chuyển đổi. Hình trên biểu diễn các giá trị chuyển đổi có thể có khi đáo hạn. Vào lúc đáo hạn, nếu thực hiện chuyển đổi thì giá trị của trái phiếu chuyển đổi tăng tương ứng với giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra, trái phiếu chuyển đổi của Kojak không thể bán với giá thấp hơn giá trị chuyển đổi của nó. Nếu làm như vậy, các nhà đầu tư khôn ngoan sẽ mua trái phiếu chuyển đổi, nhanh chóng đổi nó lấy cổ phần thường và bán cổ phần thường. Lợi nhuận của họ sẽ bằng với chênh lệch giữa giá trị chuyển đổi và giá của trái phiếu chuyển đổi. Trái phiếu chuyển đổi 2012 Nhóm 8 – Lớp Tài chính doanh nghiệp ngày 1 Page 9 Khi đáo hạn các trái chủ có thể chọn để nhận chi trả phần vốn của trái phiếu hay chuyển đổi thành cổ phiếu thường. Tức khi giá trị trái phiếu cao hơn giá trị chuyển đổi thì các trái chủ sẽ không chuyển đổi sang cổ phiếu thường mà chọn nhận chi trả bằng tiền mặt. Nếu giá trị trái phiếu thấp hơn giá trị chuyển đổi thì các trái chủ sẽ chuyển đổi sang cổ phiếu thường. Giá trị trái phiếu và giá trị chuyển đổi được gọi là hai giới hạn dưới của giá trái phiếu chuyển đổi. Như vậy, giá trị của trái phiếu chuyển đổi là giá trị cao hơn của giá trị trái phiếu và giá trị chuyển đổi của nó. Do các nhà đầu tư sẽ không chuyển đổi nếu giá trị trái phiếu cao hơn giá chuyển đổi, ngược lại, sẽ chuyển đổi khi giá trị chuyển đổi cao hơn giá trị trái phiếu. Nói cách khác, giá của trái phiếu chuyển đổi lúc đáo hạn được biểu diễn bởi đường nào cao hơn trong hai đường trên, được biểu diễn như sau: b. Giá trị trước khi đáo hạn: Giá trị của trái phiếu chuyển đổi trước khi đáo hạn cũng giống như lúc đáo hạn nhưng vì các công ty dù có khoẻ mạnh đến đâu cũng có thể bị ốm và không có khả năng thanh toán cho các trái phiếu của mình. Nếu các điều kiện giống nhau thì giá trị trái phiếu sẽ thấp hơn khi trái phiếu còn có một khoảng thời gian nào đó trước đáo hạn. Do đó, giá trị trái phiếu trước đáo hạn được biểu diễn bởi hình sau: Trái phiếu chuyển đổi 2012 Nhóm 8 – Lớp Tài chính doanh nghiệp ngày 1 Page 10 Giới hạn dưới của giá trái phiếu chuyển đổi trước khi đáo hạn cũng là giá trị nào cao hơn của giá trị trái phiếu và giá trị chuyển đổi. Tuy nhiên, trước khi đáo hạn những người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi không cần phải thực hiện một lựa chọn bây giờ hoặc không bao giờ đối với việc chuyển đổi hay không. Nếu các nhà đầu tư bị buộc phải thực hiện một quyết định chuyển đổi hay không chuyển đổi thì giá trị trái phiếu chuyển đổi sẽ bằng với giá trị nào cao hơn của giá trị trái phiếu hay giá trị chuyển đổi. Như vậy, đường giới hạn dưới của giá trị trái phiếu chuyển đổi được thể hiện là giá trị cao hơn của giá trị trái phiếu và giá trị chuyển đổi của nó. Trong thời gian chờ đợi, trái chủ chọn hướng hành động nào sẽ đem đến thành quả cao nhất cho họ. Như vậy, trước khi đáo hạn một trái phiếu chuyển đổi luôn luôn có giá trị cao hơn giá trị giới hạn dưới của nó và được thể hiện như sau: Trái phiếu chuyển đổi 2012 Nhóm 8 – Lớp Tài chính doanh nghiệp ngày 1 Page 11 2. Trường hợp chuyển đổi bắt buộc: Các công ty phát hành thường giữ lại một quyền chọn để mua lại hay “thu hồi theo lệnh gọi” (tức thu hồi trước khi đáo hạn) trái phiếu chuyển đổi với một giá ấn định trước. Nếu công ty thu hồi trái phiếu, chủ sở hữu có một thời gian ngắn, thường khoảng 30 ngày, để chuyển đổi trái phiếu hay bán lại cho công ty. Nếu một trái phiếu được hoàn trả, nhà đầu tư sẽ nhận được giá thu hồi bằng tiền mặt. Nhưng nếu giá cổ phần cao hơn giá thu hồi, nhà đầu tư sẽ chuyển đổi trái phiếu thay vì hoàn trả nó. Như vậy, một thu hồi theo lệnh gọi có thể bắt buộc chuyển đổi nếu giá cổ phần đủ cao. Hầu hết các trái phiếu chuyển đổi đều cung cấp khoảng thời gian không thu hồi trong 2 hay nhiều năm. Trong thời gian này, công ty không được phép thu hồi trái phiếu. Tuy nhiên, nhiều trái phiếu chuyển đổi có thể được thu hồi sớm, trước khi chấm dứt khoảng thời gian không có thu hồi, nếu giá cổ phần tăng đủ cao để cung cấp một lợi nhuận chuyển đổi khá cao. Ví dụ, một trái phiếu chuyển đổi với một giá thu hồi theo lệnh gọi 40$ có thể được thu hồi sớm nếu giá cổ phần giao dịch cao hơn 65$ trong ít nhất là 2 tuần. Thu hồi trái phiếu chuyển đổi trước hạn rõ ràng không tác động đến tổng giá trị của các tài sản của công ty, nhưng có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản của các cổ đông. Vì vậy, nếu muốn tối đa hoá giá trị của cổ đông thì phải tối thiểu hoá giá trị của những người chủ sở hữu trái phiếu chuyển đổi. Điều này có nghĩa là công ty không được thu hồi trái phiếu trước thời hạn nếu chúng có giá trị thấp hơn giá thu hồi, vì điều này sẽ cho những người nắm giữ trái phiếu một món quà không cần thiết bằng với chênh lệch giữa giá thu hồi và giá trị trái phiếu chuyển đổi. Tương tự, nếu giá trị của trái phiếu chuyển đổi cao hơn giá trị thu hồi thì doanh nghiệp nên phát lệnh gọi thu hồi trái phiếu, vì điều này sẽ tối thiểu hoá giá trị của trái chủ, đồng nghĩa với tối đa hoá giá trị của cổ đông. Trái phiếu chuyển đổi 2012 Nhóm 8 – Lớp Tài chính doanh nghiệp ngày 1 Page 12 Hình trên thể hiện quyết định thu hồi trái phiếu chuyển đổi theo lệnh gọi. Giá thu hồi được biểu diễn bằng một đường thẳng nằm ngang và xem giá trị doanh nghiệp tương ứng với 3 mức giá cổ phần khác nhau (được đánh dấu A, B, C) để minh hoạ cho trường hợp chuyển đổi bắt buộc của trái phíếu chuyển đổi.  Cổ phần ở mức giá A, trái phiếu chuyển đổi thấp hơn giá thu hồi. Nếu thu hồi trái phiếu trước thời hạn dẫn đến việc trao cho trái chủ một món quà.  Nếu mức cổ phần ở mức giá C, giám đốc tài chính nên thu hồi ngay lập tức vì điều nà