Đề tài Trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ chuyên dùng cho sinh viên ngành công tác xã hội

Với cuộc sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá như ngày nay chúng ta vui mừng trước những bước phát triển về kinh tế mà đặc biệt hơn cả là sự phát triển như “vũ bão” của Công nghệ thông tin. Nhưng bên cạnh đó các tệ nạn, vấn đề về xã hội ngày càng gia tăng, đạo đức và phẩm chất con người bị “tha hoá” bởi nền cơ chế kinh tế thị trường đầy những cạnh tranh khốc liệt “mạnh được yếu thua”. Người ta chạy theo nhịp sống hối hả hiện đại mà quên đi mất những giá trị đạo đức truyền thống mà từ lúc tấm bé đã được dạy dỗ: “Lá lành đùm lá rách”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” Chúng ta ngủ vùi trong “niềm vui của riêng bản thân” mà thờ ơ trước nước mắt và nỗi khổ của người khác. Đâu phải ai cũng được thông minh, khoẻ mạnh và gặp nhiều niềm vui trong cuộc sống đôi khi ta rơi vào bế tắc hay khi sinh ra ta đã là người khuyết tật Lúc ấy cần lắm một vòng tay che chở, một trái tim yêu thương giúp đỡ chúng ta. Vì thế ngành CTXH ra đời như một ngành khoa học giúp duy trì sự cân bằng và đảm bảo sự phát triển của xã hội. Cán sự CTXH có nhiệm vụ giúp đỡ thân chủ vủa mình vượt qua mọi khó khăn và tái hoà nhập cuộc sống bình thường như mọi người . Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì cán sự CTXH cần có sự nhiệt huyết, tấm lòng đồng cảm và một kỹ năng chuyên môn tốt. Bên cạnh đó một yếu tố khá quan trọng mang tính quyết định hiệu quả cho các hoạt động xã hội của cán sự CTXH là vấn đề tài chính. Trước hoàn cảnh thực tế như vậy chúng ta thiết nghĩ cần lập một nguồn tài chính sử dụng cho các hoạt động xã hội được gọi là Quỹ chuyên dùng. Làm sao để có trong tay một nguồn Quỹ chuyên dùng phục vụ tốt cho những hoạt động giúp đỡ những người khó khăn trong xã hội đó nếu không được trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng, ngay từ khi còn là một sinh viên ngành CTXH? Làm sao các cán sự CTXH ngày mai có thể nắm vững và vận dụng thành thạo những kỹ năng ấy nếu từ hôm nay các bạn không dám mạo hiểm tạo lập một nguồn quỹ thực sự để phục vụ cho các nhu cầu công tác đặc thù của tập thể mình? Đó là những thao thức không của riêng chúng tôi, những người nghiên cứu cũng là những sinh viên CTXH năm thứ I của trường ĐHKHXH & NV, mà còn của hầu hết các bạn bè đồng hành với chúng tôi trong ngành học này. Chúng tôi hy vọng qua nỗ lực làm việc với đề tài: “Trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ chuyên dùng cho sinh viên ngành CTXH”, chúng tôi sẽ thu hoạch được những kiến thức cần thiết cho việc học hành, thực tập và công tác của chúng tôi sau này, cũng như đóng góp một phần cho chương trình đào tạo của ngành CTXH hiện tại.

doc32 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2041 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ chuyên dùng cho sinh viên ngành công tác xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KH XH & NV Tp HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI Nội dung báo cáo đề tài: TRANG BỊ KỸ NĂNG TẠO LẬP VÀ QUẢN LÝ QUỸ CHUYÊN DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Giáo viên hướng dẫn: Cô Phạm Thị Tâm Sinh viên thực hiện : Trần Thị Mỵ Tăng Kim Ngọc Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 5 năm 2008 DẪN NHẬP Với cuộc sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá như ngày nay chúng ta vui mừng trước những bước phát triển về kinh tế mà đặc biệt hơn cả là sự phát triển như “vũ bão” của Công nghệ thông tin. Nhưng bên cạnh đó các tệ nạn, vấn đề về xã hội ngày càng gia tăng, đạo đức và phẩm chất con người bị “tha hoá” bởi nền cơ chế kinh tế thị trường đầy những cạnh tranh khốc liệt “mạnh được yếu thua”. Người ta chạy theo nhịp sống hối hả hiện đại mà quên đi mất những giá trị đạo đức truyền thống mà từ lúc tấm bé đã được dạy dỗ: “Lá lành đùm lá rách”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”… Chúng ta ngủ vùi trong “niềm vui của riêng bản thân” mà thờ ơ trước nước mắt và nỗi khổ của người khác. Đâu phải ai cũng được thông minh, khoẻ mạnh và gặp nhiều niềm vui trong cuộc sống đôi khi ta rơi vào bế tắc hay khi sinh ra ta đã là người khuyết tật… Lúc ấy cần lắm một vòng tay che chở, một trái tim yêu thương giúp đỡ chúng ta. Vì thế ngành CTXH ra đời như một ngành khoa học giúp duy trì sự cân bằng và đảm bảo sự phát triển của xã hội. Cán sự CTXH có nhiệm vụ giúp đỡ thân chủ vủa mình vượt qua mọi khó khăn và tái hoà nhập cuộc sống bình thường như mọi người . Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì cán sự CTXH cần có sự nhiệt huyết, tấm lòng đồng cảm và một kỹ năng chuyên môn tốt. Bên cạnh đó một yếu tố khá quan trọng mang tính quyết định hiệu quả cho các hoạt động xã hội của cán sự CTXH là vấn đề tài chính. Trước hoàn cảnh thực tế như vậy chúng ta thiết nghĩ cần lập một nguồn tài chính sử dụng cho các hoạt động xã hội được gọi là Quỹ chuyên dùng. Làm sao để có trong tay một nguồn Quỹ chuyên dùng phục vụ tốt cho những hoạt động giúp đỡ những người khó khăn trong xã hội đó nếu không được trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng, ngay từ khi còn là một sinh viên ngành CTXH? Làm sao các cán sự CTXH ngày mai có thể nắm vững và vận dụng thành thạo những kỹ năng ấy nếu từ hôm nay các bạn không dám mạo hiểm tạo lập một nguồn quỹ thực sự để phục vụ cho các nhu cầu công tác đặc thù của tập thể mình? Đó là những thao thức không của riêng chúng tôi, những người nghiên cứu cũng là những sinh viên CTXH năm thứ I của trường ĐHKHXH & NV, mà còn của hầu hết các bạn bè đồng hành với chúng tôi trong ngành học này. Chúng tôi hy vọng qua nỗ lực làm việc với đề tài: “Trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ chuyên dùng cho sinh viên ngành CTXH”, chúng tôi sẽ thu hoạch được những kiến thức cần thiết cho việc học hành, thực tập và công tác của chúng tôi sau này, cũng như đóng góp một phần cho chương trình đào tạo của ngành CTXH hiện tại. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài : Chuyên ngành CTXH có một câu châm ngôn rất sâu sắc: “Công tác xã hội khởi đầu từ con người và kết thúc cũng chính nơi con người”, bởi vì những cán sự CTXH có nhiệm vụ giúp đỡ những trường hợp thân chủ gặp khó khăn bằng các phương pháp như: dự phòng, điều trị, phục hồi và phát triển để thân chủ có thể tái hoà nhập cuộc sống bình thường như mọi người. Công việc này đòi hỏi cán sự CTXH phải có một tấm lòng đồng cảm trước những khó khăn của thân chủ, một sự tâm huyết, nhiệt tình hết lòng giúp đỡ thân chủ và một kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, một trong những yếu tố có tính chất quyết định để đảm bảo hoạt động có hiệu quả của chế độ phúc lợi xã hội và các hoạt động của CTXH đó chính là vấn đề tài chính. Vì thế việc xây dựng tài chính thông qua hình thức Quỹ chuyên dùng cho CTXH là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm hỗ trợ cho công việc của cán sự CTXH đảm bảo được tính liên tục và hiệu quả khi giúp đỡ thân chủ. Có nhiều loại quỹ khác nhau như quỹ đoàn phí, hội phí, quỹ lớp, quỹ hoạt động tổng hợp… Nhưng Quỹ chuyên dùng là loại quỹ các tổ chức xã hội mang tính từ thiện, CTXH hay sử dụng nhất vì tính chất đặc trung của nó là chuyên sử dụng cho một hoạt động như quỹ học bổng, quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ vì tuổi thơ, quỹ bảo trợ tài năng trẻ, quỹ từ các cuộc quyên góp từ thiện dùng cho một hoạt động đột xuất. Sinh viên CTXH hiểu biết về Quỹ chuyên dùng ở mức độ nào? Họ đã được trang bị những kỹ năng để tạo lập và quản lý Quỹ này chưa? Cách thức để tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng một cách hiệu quả là như thế nào? Đó là những vấn đề chúng tôi quan tâm trong bài báo cáo này với mục đích thiết thực là trang bị cho Sinh viên ngành CTXH một kỹ năng quan trọng trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình – kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng. 2. Sơ lược về tình hình nghiên cứu đề tài: Việc tạo lập một khoản quỹ cho một hoạt động chuyên biệt, đặc biệt là hoạt động thuộc phạm vi công tác xã hội là một việc làm có ý nghĩa và được nhiều người ủng hộ. Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức quỹ phát triển rất mạnh và mở rộng phạm vi hoạt động tới tầm cỡ quốc tế. Tác giả bài viết “Endowed funds and program support” thuộc đại học CTXH (College of social work), bang Ohio trình bày ý nghĩa của quỹ chuyên dùng trong các hoạt động xã hội khác nhau của trường. Bài viết cũng giới thiệu rất nhiều loại quỹ chuyên dùng khác nhau của trường. Nguồn thu ban đầu của các loại quỹ này thường do sự dâng tặng của một cá nhân hay một tổ chức. Sau đó ban điều hành quỹ có những hình thức khác nhau để quản lý và làm phát triển quỹ như gởi ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh nhà đất; đồng thời không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động của quỹ. Ở Việt Nam, để hàn gắn các viết thương do chiến tranh cũng như khắc phục những hậu quả của thiên tai nghèo đói, hoặc nhằm hỗ trợ nguồn nhân tài cho đất nước, nhiều tổ chức quỹ đã ra đời với những mục đích khác nhau và phát triển hoạt động trên những phạm vi nhất định. Tác giả Thuận Cơ trong bài “Quỹ tiết kiệm mùa xuân”, đăng trên báo Phụ nữ, ngày 13.7.1994, cũng chia sẻ một kinh nghiệm tạo lập quỹ trong một cộng đồng nghèo của hội Phụ nữ phường 3, thành phố Mỹ Tho. Quỹ được tạo lập trên cơ sở đóng góp đều đặn một số tiền nhỏ của nhiều phụ nữ trong phường để dồn vốn cho một vài người làm ăn trong một thời hạn nhất định, sau đó lại hoàn vốn và cho người khác vay (lãi thấp hoặc không lãi đối với phụ nữ nghèo, đặc biệt với các cô gái hoàn lương và người bệnh nạn cơ nhỡ). Quỹ đã đạt được những thành tựu đáng kể trên phương diện xóa bỏ đói nghèo trong phạm vi phường và mô hình tạo lập, duy trì quỹ này đã được nhân rộng ở nhiều địa phương khác. (x. Nguyễn Thị Oanh. Phát triển cộng đồng. ĐH Mở Bán Công Tp. HCM, 2000, tr. 214-216). Công đoàn Bưu điện Việt Nam với quyết định số 136/2002/QĐ – LT, ngày 18/3/2002, cũng đã ban hành “Quy định tạo lập và sử dụng quỹ Chính sách Xã hội của cán bộ công nhân viên chức Tổng cục bưu điện, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Công đoàn Bưu điện Việt Nam”. Theo đó quỹ được tạo lập từ một phần thu nhập của cán bộ công nhân viên chức Tổng cục Bưu điện tự nguyện tham gia đóng góp (0,5% tiền lương sau khi đã trừ thuế thu nhập), và trích từ nguồn phúc lợi tập trung của Tổng công ty Bưu Chính Viễn thông Việt Nam (20%), phúc lợi của các đơn vị tài trợ, ủng hộ khác. Mục đích: nhằm giúp đỡ các cán bộ công nhân viên chức đã tham gia ngành Bưu điện, các đối tượng chính sách xã hội ngành và tham gia các hoạt động từ thiện khác. Tài liệu cũng đưa ra nội dung chi tiết quy định các hoạt động tạo lập, sử dụng và tổ chức quản lý nguồn quỹ này. Tập sách “Kỹ năng công tác thanh niên” dành một chương trình bày về việc tạo lập và quản lý Quỹ hcuyên dùng như một kỹ năng cần thiết cho các cán bộ tham gia các hoạt động Đoàn/ Hội thanh niên. Về phương cách tạo lập quỹ, tài liệu đưa ra hai bước quan trọng: 1/ Xác định rõ mục đích và các nguồn lực của quỹ; 2/ Hình thành Ban vận động quỹ. Đây được xem là hai bước quan trọng không thể thiếu cho một cá nhân hoặc tập thể muốn tạo lập quỹ. Sau đó ban vận động quỹ tiến hành việc dự thảo điều lệ hoạt động của quỹ (gồm tên quỹ, nhiệm vụ và nội dung hoạt động, tổ chức sử dụng quỹ) và bầu ra Ban điều hành quỹ. Nếu là quỹ lớn với phạm vi hoạt động lớn cần lập ban kiểm tra việc sử dụng quỹ. Những việc cần làm tiếp theo là quảng bá mục đích thành lập và nội dung hoạt động quỹ trên các phương tiện thông tin đại chúng, xin phép đăng ký hoạt động với cơ quan liên hệ, lập chương trình hoạt động, tổ chức lễ công bố việc thành lập quỹ và ra mắt Ban điều hành. Tài liệu cũng định hướng việc quản lý quỹ bao gồm việc khai thác các nguồn thu và chi cho các hoạt động theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ và các quyết định của điều lệ. Nên quy định rõ trách nhiệm quyết định thu chi, quyền hạn cụ thể của những người phụ trách; cử thủ quỹ quản lý quỹ, lập sổ chi thu rõ ràng và cần công khai trong Ban điều hành và các nguồn thu chi. Nếu số tiền lớn, cần mở tài khoản tại ngân hàng và tuyệt đối không được sử dụng quỹ cho cá nhân vay hoặc làm bất kỳ việc gì khác ngoài mục tiêu của quỹ. Nhìn chung nguồn tài liệu về Quỹ chuyên dùng tuy còn hạn chế, nhưng cũng đã cung cấp một lượng thông tin cơ bản về kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng nói chung; Còn việc trang bị kỹ năng này một cách đặc thù cho sinh viên ngành CTXH thì chưa có tài liệu nào đề cập đến. Và đây cũng chính là lãnh vực mà đề tài này muốn đào sâu hơn. 3. Mục tiêu của đề tài : 3.1. Mục tiêu chung : Nghiên cứu về Quỹ chuyên dùng trang bị cho sinh viên ngành CTXH kỹ năng tạo lập quỹ được nhanh, nhiều và quản lý, sử dụng quỹ một cách có hiệu qủa cho các hoạt động CTXH. 3.2. Mục tiêu cụ thể : - Tìm hiểu thực trạng hiểu biết của sinh viên ngành CTXH về Quỹ chuyên dùng hiện nay như thế nào. - Tìm hiểu nhu cầu cần trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ chuyên dùng của sinh viên ngành CTXH hiện nay. - Trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ cho cán sự CTXH khi tham gia các hoạt động xã hội sử dụng Quỹ chuyên dùng 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Do khả năng và thời gian có hạn, nhóm nghiên cứu giới hạn khách thể nghiên cứu là sinh viên ngành CTXH, trường ĐH KHXH&NV. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Như mục tiêu đề ra, chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là: Trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên cùng cho sinh viên CTXH hiện nay. 4.3. Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên ngành CTXH trường ĐH KHXH&NV 5. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học : 5.1. Ý nghĩa khoa học: Thực hiện đề tài này, nhóm mong muốn rằng những kết quả thu được có thể bổ sung một phần nhất định cho hệ thống kiến thức khoa học của ngành CTXH, đặc biệt trong lãnh vực trang bị kỹ năng chuyên ngành cho cán sự CTHX – kỹ năng xây dựng và quản lý Quỹ hiệu quả. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Nắm bắt được nhu cầu thực tế của sinh viên ngành CTXH hiện tại – những cán sự xã hội trong tương lai là cần trang bị kiến thức về xây dựng và quản lý Quỹ để hoạt động giúp đỡ thân chủ đạt hiệu quả, chúng tôi chọn đề tài này nghiên cứu nhằm cung cấp một số kiến thức nhất định về Quỹ chuyên dùng cũng như trang bị cho cán sự CTXH kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng cho hoạt động của mình trong thực tế đạt hiệu quả hơn. 6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài : Nhóm nghiên cứu chọn Phương pháp tổng hợp giữa việc khảo sát thực tế và nghiên cứu một số tư liệu liên quan đến đề tài. Từ việc khảo sát đối tượng chính là các sinh viên bộ môn CTXH trường ĐH KHXH & NV, chúng tôi nắm bắt được tình trạng thực tế của sự hiểu biết của đối tượng trên về Quỹ chuyên dùng, lắng nghe chính đối tượng bày tỏ nhu cầu của mình về kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ. Đồng thời qua tìm hiểu một số tư liệu có trong tay, chúng tôi tìm hiểu sâu sắc về vấn đề này dưới lăng kính của nhiều tác giả khác nhau tại Việt Nam và trên thế giới. Từ hai nguồn tài liệu trên, chúng tôi làm công tác đối chiếu và so sánh, phân tích thực trạng, nhu cầu để từ đó xây dựng nên mô hình kiến thức căn bản, thiết thực nhằm trang bị cho bản thân và các bạn sinh viên CTXH kỹ năng tạo lập và quản lý QUỸ CHUYÊN DÙNG, một kỹ năng rất cần thiết cho chúng tôi hiện tại và nhất là sau này. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Với mục tiêu và phương pháp đã trình bày ở trên, chúng tôi đã tiến hành một cuộc điều tra khảo sát bằng bảng hỏi cho các sinh viên CTXH nhằm thu thập dữ liệu thực tế cho đề tài. Các sinh viên của ngành gồm 85 bạn, là sinh viên năm thứ nhất, đến từ mọi vùng miền của Đất nước với nguồn gốc văn hoá, phong tục và tập quán cũng như đời sống xã hội khác nhau. Nhưng các bạn có một điểm chung đặc biệt là các bạn đã chọn CTXH là nghề nghiệp tương lai của mình. Sự đa dạng và thống nhất ấy đã đem lại một ý nghĩa tích cực cho kết quả khảo sát của chúng tôi. Nó vừa khách quan, phong phú, lại vừa là tiếng nói mang tính đại diện cho các quan điểm sinh viên của ngành chứ không phải là ý kiến cá nhân riêng lẻ hay nhóm nào đó. Kết quả khảo sát giúp chúng tôi hiểu sự tác động và mối quan hệ của Quỹ chuyên dùng đối với các sinh viên như thế nào. Qua đó, ta hiểu rõ hơn quan điểm cũng như ước muốn, nhu cầu xây dựng quỹ của sinh viên CTXH. Sau khi khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy có hai vấn đề quan trọng cần tìm hiểu: Sự hiểu biết các sinh viên về Quỹ chuyên dùng và Nhu cầu trang bị kỹ năng tạo lập, sử dụng và quản lý quỹ. 1. Thực trạng hiểu biết về quỹ chuyên dùng của sinh viên ngành CTXH trường ĐH KHXH&NV Với nhiệm vụ, đặc trưng của ngành là giúp đỡ thân chủ vượt qua những khó khăn họ gặp phải, cán sự CTXH cần trau dồi và rèn luyện cho mình rất nhiều về lòng nhiệt thành, đạo đức, phẩm chất và kỹ năng chuyên môn tốt. Hơn ai hết cán sự CTXH hiểu rằng nếu mình không có một phẩm chất đạo đức tốt thì rất khó để đồng cảm trước nỗi đau của thân chủ và khó lòng nhận được sự tin tưởng, đồng tham gia của thân chủ. Vững vàng và thành thạo với những kỹ năng chuyên môn giúp cán sự CTXH có thể đề ra những kế hoạch hay hành động cụ thể, khoa học và thích hợp để giúp cho thân chủ của mình thoát khỏi khó khăn. Nhưng thực tế cho thấy, có rất nhiều chương trình lớn được thiết kế, nhưng không thể thực hiện được vì thiếu tiềm lực về tài chính. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng có 93,8 % ý kiến đồng ý ngoài hai yếu tố quan trọng đã nêu trên (lòng nhiệt tình, kỹ năng chuyên môn) thì vấn đề nguồn tài chính đối với các bạn sinh viên khi tham gia hoạt động xã hội là hết sức quan trọng. Khi phát ra 85 bảng hỏi, có 64 bảng trả lời hợp lệ. Trả lời cho câu hỏi : “Theo bạn khi nhân viên CTXH tham gia hoạt động xã hội thì nguồn tài chính có quan trọng, cần thiết với họ không? ” có 53 ngừơi chọn phương án “Rất cần thiết” chiếm 82,9% , có 14 % cho rằng “Yếu tố thứ yếu” và chỉ có 2 người trả lời là “Không cần thiết” chiếm 3,1 %. Biểu đồ thể hiện các yếu tố cần thiết của nhân viên Công tác xã hội Từ kết quả trên ta thấy phần lớn các bạn sinh viên ngành CTXH đều cho Quỹ chuyên dùng rất quan trọng cùng hỗ trợ với sự nhiệt thành và kỹ năng chuyên môn. Vấn đề tài chính không phải yếu tố tiên quyết đầu tiên đối với cán sự CTXH nhưng ta không thể phủ nhận nguồn tài chính đảm bảo sự hiệu quả trong các hoạt động, nói cách khác nó có thể biến những “giấc mơ, ước muốn” của những người gặp khó khăn trở thành sự thật, và là điều kiện cần để cán sự CTXH áp dụng vào thực tế những chương trình, dự án đã đề ra, nếu không, nó chỉ đơn giản là những kế hoạch vô nghĩa nằm trên trang giấy. Các sinh viên đều biết được vai trò quan trọng của quỹ nhưng kiến thức về quỹ thì còn rất mơ hồ. Họ mới chỉ hiểu biết chung chung, không rõ ràng qua nguồn chủ yếu là các phương tiện thông tin đại chúng: tỷ lệ “Biết sơ sơ” và “Chưa bao giờ nghe nói tới Quỹ chuyên dùng” là ngang nhau và chiếm khá cao (48,4 % và 50%), trong khi tỷ lệ trả lời “Biết về Quỹ chuyên dùng rất rõ” thì rất ít (1,6 %) . Điều đó chứng tỏ khái niệm Quỹ chuyên dùng chưa được phổ biến trong các bạn sinh viên. Điều đó cũng dễ hiểu, thực tế chương trình trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng chưa được đưa vào chương trình đào tạo của ngành. Vì thế, ai không có cơ hội bắt gặp chúng đó đây trên các phương tiện truyền thông thì xem như không biết gì hết. Về dữ kiện này, kết quả điều tra cũng cho thấy rất rõ. Khi tham gia trả lời câu hỏi “Qua thời gian học tập trên giảng đường, bạn đã được trang bị kỹ năng tạo lập và quản lý Quỹ chuyên dùng chưa?” Tỷ lệ trả lời “Chưa được trang bị” rất cao là 90,6 % và điều này sát với thực tế nêu trên; Tỷ lệ “Đã được trang bị” chiếm rất ít (9,4 %), mà nguồn cung cấp này lại nằm ngoài giảng đường. Biểu đồ thể hiện thực trạng về Quỹ chuyên dùng trong sinh viên ngành CTXH Khi tham gia trả lời câu hỏi về kiến thức quỹ thì chỉ có 53,1 % cho rằng quỹ được sử dụng cho những hoạt động chuyên biệt nào đó và sử dụng cho các hoạt động xã hội nói chung còn lại số sinh viên chưa biết cũng khá cao. Điều đó cho hay ngay cả với những sinh viên biết rõ về Quỹ chuyên dùng, hiểu biết của họ cũng chưa sâu sắc, thấu đáo. Hiểu biết mơ hồ về Quỹ chuyên dùng trong sinh viên và cán sự CTXH có nguy cơ dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng là sử dụng sai mục đích của quỹ. Mặc dù sinh viên không có kiến thức rõ ràng về Qũy chuyên dùng, nhưng đều có những hiểu biết đáng kể về các hình thức gây quỹ hiện nay với tỷ lệ trả lời là 78,2 % gồm có các biện pháp như: Trích một phần nhỏ từ ngân sách nhà nước, quyên góp tại gia đình hoặc nơi công cộng, tổ chức kinh doanh gây quỹ, đi bộ gây quỹ, tổ chức các show văn nghệ gây quỹ, vận động các nhà tài trợ ủng hộ quỹ trong các ngày lễ lớn hay dịp đặc biệt … Hơn nữa, số đông các bạn đã từng tham gia một số hình thức ủng hộ quỹ: quyên góp tại gia đình và những nơi công cộng (64,1%), đi bộ đồng hành gây quỹ (11%). Các hình thức khác có tỉ lệ tham gia thấp hơn: vận động các nhà tài trợ lớn và các nhà kinh doanh góp quỹ chỉ có 4,7%, tổ chức show văn nghệ chiếm chỉ 1,6%. Kết quả này cho ta thấy một số hình thức gây quỹ này đang được xã hội vận dụng rất phổ biến. Chúng ta cũng thấy các bạn sinh viên CTXH rất nhiệt tình tham gia vào các chương trình lập quỹ. Các bạn đã và đang đóng góp hết sức mình vào các hoạt động giúp ích cho xã hội; các bạn mang một ước mơ, hoài bão xây dựng một xã hội ấm no, giàu đẹp hạnh phúc. Phần lớn các bạn cũng đồng ý rằng các cán sự CTXH cần là người tiên phong cho mọi hoạt động đóng góp quỹ (62,5% phiếu). Nhưng cũng cần nói thêm rằng hầu hết các hình thức gây quỹ các bạn tham gia vẫn chỉ là những hình thức mang tính tạm thời, không ổn định, chủ yếu còn ở cấp độ nhỏ, ở mức lớn còn rất ít. Có lẽ do kiến thức về quỹ cũng như kỹ năng tạo lập và quản lý quỹ còn yếu nên các bạn chưa đủ tự tin để tham gia và càng không đủ tự tin để đứng ra tổ chức những chương trình gây quỹ quy mô lớn. Và điều này đặt ra cho chúng ta một suy nghĩ rằng nếu như chúng ta đặt qúa nhiều mong đợi rằng sinh viên ngành CTXH cần thể hiện tính năng động của mình trước những vấn đề xã hội hơn những sinh viên ngành khác trong khi những kiến thức về xây dựng và quản lý Quỹ thì chưa biết nhiều, liệu những mong đợi ấy có dễ thành hiện thực? Cùng với sự hiểu biết về các hình thức gây quỹ, mục đích hoạt động Quỹ chuyên dùng cũng được các bạn nắm khá rõ. Hầu hết các bạn cho rằng Quỹ chuyên dùng phải được dùng vào những mục đích sẵn sàng đáp ứng, cứu trợ cho những nhu cầu trước mắt (ăn, mặc, ở, chữa bệnh tâm sinh lý ..) cho người nghèo, người rơi vào hoàn cảnh có vấn đề hay chuyên dùng để cứu trợ những trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ và dùng cho những dự án phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân như xoá đói giảm nghèo, xoá mù chữ … Như vậy qua khảo sát, chúng ta có thể thấy rằng thực trạng hiểu biết về Quỹ chuyên dùng của Sinh viên ngành CTXH là chưa đồng bộ, chưa sâu sắc và điều này dĩ nhiên dẫn tới một nhu cầu rất thực tế, đó là nhu cầu trang bị những kỹ năng cần thiết cho việc xây dựng, sử dụng và quản lý quỹ hiện nay. Phần tiếp theo đây sẽ trình bày rõ hơn vấn đề này. 2. Nhu cầu trang bị kỹ năng tạo lập, sử dụng và quản lý Quỹ chuyên dùng của sinh viên CTXH trường ĐH KHXH&NV Đây là phần nội dung hết sức quan trọng trong đề tài của chúng t
Luận văn liên quan