Bò thịt hay bò lấy thịt, bò nuôi lấy thịt những giống bò nhà được chăn nuôi chủ yếu phục phụ cho mục đích lấy thịt bò. Đây là những giống bò cao sản, được chăn nuôi theo kiểu tăng trọng thể hiện qua giai đoạn vỗ béo. Việc chọn các giống bò thịt được thực hiện công phu để chọn ra những giống bò nhiều thịt với tỷ lệ xẻ thịt và thịt lọc cao, nhiều thịt nạc, có khả năng chống chịu với bệnh tật, thích nghi tốt, và có khả năng lai tạo để cải tạo các đàn bò bản địa. Có những giống bò thịt có thể lên đến 1 tấn. Trung bình một con bò thịt có trọng lượng 450 kg khi còn sống sẽ cho một lượng thịt nặng khoảng 280 kg sau khi máu, đầu, sừng, chân, da, móng, nội tạng và ruột đã được tách bỏ (gọi là khối lượng thịt xẻ). Nếu thực hiện theo quy trình giết mổ, được treo trong một căn phòng lạnh cho từ một đến bốn tuần, trong thời gian đó nó sẽ mất đi một số cân nặng như nước bị khô từ thịt. Khi xương được chặt thì khúc thịt bò này sẽ còn khoảng 200 kg.
Thịt bò là thực phẩm gia súc phổ biến trên thế giới, cùng với thịt lợn, được chế biến và sử dụng theo nhiều cách, trong nhiều nền văn hoá và tôn giáo khác nhau, cùng với thịt lợn và thịt gà, thịt bò là một trong những loại thịt được con người sử dụng nhiều nhất. Bò thịt được chăn nuôi để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ thịt bò ngày càng tăng trên thế giới. Theo một thống kê, bình quân nhu cầu tiêu thụ thịt bò/người/năm của thế giới là 9 kg/người/năm, các nước phát triển tỷ lệ thịt bò chiếm 25-30% tổng lượng thịt tiêu thụ bình quân đầu người, riêng ở Việt Nam tỷ lệ thịt bò/tổng lượng thịt hơi tiêu thụ là 5,19% (tương đương 0,85 kg thịt xẻ/người/năm).
Bò thịt có đặc điểm chung là giống bò cao sản, ngoại hình, khối lượng lớn, cơ bắp, nhiều thịt, tỷ lệ xẻ thịt cao và nhiều thịt lọc (thịt tinh). Đặc điểm nổi bật của giống bò chuyên dụng thịt là to con, con cái trưởng thành nặng từ 500–800 kg, con đực trưởng thành nặng từ 900-1.400 kg. Tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 60-65%, thích nghi với nuôi chăn thả và vỗ béo. Về ngoại hình, chọn con có thân hình vạm vỡ, mình tròn, mông và vai phát triển như nhau, nhìn tổng thể bò có hình chữ nhật. Trọng lượng phổ biến của bò thịt dao động từ 250 kg đến 350 kg/con và cao hơn, từ 400 kg đến nửa tấn/con.
Thớ thịt bò cái nhỏ hơn bò đực, mô giữa các cơ ít, thịt vị đậm, vỗ béo nhanh hơn bò đực. Ngược lại, bò đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò cái cùng độ tuổi. Bò nuôi từ 16-24 tháng tuổi có thể giết mổ. Tuy nhiên, tuổi giết mổ khác nhau thì chất lượng thịt cũng khác nhau. Thịt bê và bò tơ có màu nhạt, ít mỡ, mềm và thơm ngon. Thịt bò lớn tuổi màu đỏ đậm, nhiều mỡ, dai hơn và không thơm ngon bằng thịt bê tơ. Trong quy trình vỗ béo, có thể thiến bò đực khi nuôi được 7-12 tháng tuổi, bò thiến sớm sẽ béo nhanh hơn và thịt cũng mềm hơn.
75 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trang trại VAC Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
----------- µ ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN
TRANG TRẠI VAC HẬU GIANG
ĐỊA ĐIỂM :
CHỦ ĐẦU TƯ :
Hậu Giang - Tháng 10 năm 2015
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
----------- µ ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN
TRANG TRẠI VAC HẬU GIANG
CHỦ ĐẦU TƯ
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
NGUYỄN VĂN MAI
Hậu Giang – Tháng 10 năm 2015
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
Chủ đầu tư :
Giấy phép ĐKKD :
Ngày đăng ký lần 1 :
Ngày đăng ký lần 3 :
Đại diện pháp luật : Chức vụ :
Địa chỉ trụ sở :
Ngành nghề chính :
- Trồng rừng, chăm sóc rừng
- Chăn nuôi
Vốn điều lệ : VNĐ (triệu đồng)
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án : Trang trại VAC Hậu Giang
Địa điểm xây dựng : Huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang
Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.
I.3. Cơ sở pháp lý
Văn bản pháp lý
Luật Đầu Tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm2006;
Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, và luật số 32/2013/QH 13 ngày 19 tháng 06 năm 2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Thuế thu nhập doanhnghiệp;
Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2014 về việc hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008, sửa đổi số31/2013/QH13 ngày 19/06/2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ về Hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng;
Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng;
Nghị Định số 108/2006/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ĐầuTư;
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg, ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
Công văn số 615/TY-KD ngày 20/04/2009 của Cục Thú Y hướng dẫn về thủ tục kiểm dịch nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh động vật sống, sản phẩm độngvật;
Quyết định số 2194/QĐ-TTg, ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;
Thông tư 44/TT-BTC ngày 16/03/2012 của Bộ tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Khu vực Thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di-lân giai đoạn2012-2014;
Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Thông tư số84/2011/TT-BTC ngày 16/06/2011, của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/06/2010 của chính phủ;
Thông tư 164/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài Chính Ban hành biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;
Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính Phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thông;
Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 693/QĐ-UBND ngày 29/3/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận; Quyết định số 318/BC-SNNPTNT ngày 18/8/2014Quy hoạch, tái cơ cấu ngành chăn nuôi tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;
Văn bản số 2294/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Thuận ngày 12/11/2012 về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bác Ái đến năm 2020;
Báo cáo kết quả nghiên cứu, phân tích thực trạng, tài chính, hiệu quả kinh tế và tác động về thu nhập tới các tác nhân tham gia 8 chuổi giá trị, của Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD), công bố tháng 8 năm 2014.
Các tiêu chuẩn Việt Nam
Dự án đầu tư được thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thú y;
Thông tư số 43/2011/TT-BNNPTNT, ngày 07 tháng 6 năm 2011, về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi;
QCVN 01 - 13: 2009/BNNPTNT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thức ăn chăn nuôi hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn cho bê và bò thịt;
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 548-2002: Thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp – Đầu tưới - Đặc điểm kỹ thuật và phương pháp thử;
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 547-2002: Thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp – Vòi phun – Yêu cầu chung và phương pháp thử;
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 546-2002: Thiết bị tƣới dùng trong nông nghiệp – Hệ thống ống tưới - Đặc điểm kỹ thuật và phương pháp thử;
Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, thành phần và yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa (Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm – Hội chăn nuôi Việt Nam – Nhà xuất bản Nông nghiệp)
TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;
TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 5687-1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;
11TCN 19-84 :Đường dây điện;
Căn cứ lựa chọn dự án
Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2015/NĐ-CP.
Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư.
Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chuẩn bị đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Có tổng vốn đầu tư 46 tỷ đồng.
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
II.1 Hiện trạng ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam
II.1.1 Tổng quan về phát triển bò thịt.
1. Đặc điểm của Bò thịt
Bò thịt hay bò lấy thịt, bò nuôi lấy thịt những giống bò nhà được chăn nuôi chủ yếu phục phụ cho mục đích lấy thịt bò. Đây là những giống bò cao sản, được chăn nuôi theo kiểu tăng trọng thể hiện qua giai đoạn vỗ béo. Việc chọn các giống bò thịt được thực hiện công phu để chọn ra những giống bò nhiều thịt với tỷ lệ xẻ thịt và thịt lọc cao, nhiều thịt nạc, có khả năng chống chịu với bệnh tật, thích nghi tốt, và có khả năng lai tạo để cải tạo các đàn bò bản địa. Có những giống bò thịt có thể lên đến 1 tấn. Trung bình một con bò thịt có trọng lượng 450 kg khi còn sống sẽ cho một lượng thịt nặng khoảng 280 kg sau khi máu, đầu, sừng, chân, da, móng, nội tạng và ruột đã được tách bỏ (gọi là khối lượng thịt xẻ). Nếu thực hiện theo quy trình giết mổ, được treo trong một căn phòng lạnh cho từ một đến bốn tuần, trong thời gian đó nó sẽ mất đi một số cân nặng như nước bị khô từ thịt. Khi xương được chặt thì khúc thịt bò này sẽ còn khoảng 200 kg.
Thịt bò là thực phẩm gia súc phổ biến trên thế giới, cùng với thịt lợn, được chế biến và sử dụng theo nhiều cách, trong nhiều nền văn hoá và tôn giáo khác nhau, cùng với thịt lợn và thịt gà, thịt bò là một trong những loại thịt được con người sử dụng nhiều nhất. Bò thịt được chăn nuôi để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ thịt bò ngày càng tăng trên thế giới. Theo một thống kê, bình quân nhu cầu tiêu thụ thịt bò/người/năm của thế giới là 9 kg/người/năm, các nước phát triển tỷ lệ thịt bò chiếm 25-30% tổng lượng thịt tiêu thụ bình quân đầu người, riêng ở Việt Nam tỷ lệ thịt bò/tổng lượng thịt hơi tiêu thụ là 5,19% (tương đương 0,85 kg thịt xẻ/người/năm).
Bò thịt có đặc điểm chung là giống bò cao sản, ngoại hình, khối lượng lớn, cơ bắp, nhiều thịt, tỷ lệ xẻ thịt cao và nhiều thịt lọc (thịt tinh). Đặc điểm nổi bật của giống bò chuyên dụng thịt là to con, con cái trưởng thành nặng từ 500–800 kg, con đực trưởng thành nặng từ 900-1.400 kg. Tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 60-65%, thích nghi với nuôi chăn thả và vỗ béo. Về ngoại hình, chọn con có thân hình vạm vỡ, mình tròn, mông và vai phát triển như nhau, nhìn tổng thể bò có hình chữ nhật. Trọng lượng phổ biến của bò thịt dao động từ 250 kg đến 350 kg/con và cao hơn, từ 400 kg đến nửa tấn/con.
Thớ thịt bò cái nhỏ hơn bò đực, mô giữa các cơ ít, thịt vị đậm, vỗ béo nhanh hơn bò đực. Ngược lại, bò đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò cái cùng độ tuổi. Bò nuôi từ 16-24 tháng tuổi có thể giết mổ. Tuy nhiên, tuổi giết mổ khác nhau thì chất lượng thịt cũng khác nhau. Thịt bê và bò tơ có màu nhạt, ít mỡ, mềm và thơm ngon. Thịt bò lớn tuổi màu đỏ đậm, nhiều mỡ, dai hơn và không thơm ngon bằng thịt bê tơ. Trong quy trình vỗ béo, có thể thiến bò đực khi nuôi được 7-12 tháng tuổi, bò thiến sớm sẽ béo nhanh hơn và thịt cũng mềm hơn.
Khác với bò sữa chuyên phục phụ cho mục đích lấy sữa hoặc các giống bò nhà khác phục vụ cho mục đích cày kéo, vận chuyển.... Con giống bò thịt khác nhau cũng khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khả năng tích lũy thịt, mỡ. Con lai của bò Charolais có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn con lai của bò Hereford, lượng mỡ của thịt bò Charolais thấp hơn thịt bò Hereford. Bò thịt Charolais có tỷ lệ thịt xẻ là 60% và thịt tinh là 45%. Hiện nay để sản xuất bò thịt nhiều nới trên thế giới đã lai tạo được nhiều giống bò có tỷ lệ thịt xẻ lên tới 70%, thịt tinh trên 50%, thịt thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng rất cao. Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là giống bò vàng (bò cỏ, bò cóc) có tỷ lệ thịt xẻ là 42%, thịt tinh là 31%, do vậy khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế không cao.
Giống bò lai hướng thịt chất lượng cao là những con được sinh ra từ bò cái có 1/2, 1/3 hoặc 3/4 máu các giống bò lai trong nhóm Zêbu như Sind, Bò Shahiwal, Brahman, có trọng lượng từ 220 kg trở lên, khỏe mạnh, không bệnh tật, khả năng sinh sản tốt cho phối giống với bò trong nhóm Zêbu hoặc các giống bò chuyên thịt như Smemtal, Charolais, Limouse, Droumaster Thời gian gần đâu ở Việt Nam đang triển khai mô hình nuôi bò lai Zêbu chất lượng cao và bò 3/4 máu ngoại nhằm cải tạo chất lượng con giống và thay đổi phương pháp chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi thâm canh.
2. Các giống Bò thịt
Bò thịt được chọn giống, lai tạo nên có rất đa giạng các loại giống bò, trong đó có một số giống có thể kể đến như: Bò Zêbu là tên gọi chung một nhóm các giống bò u nhiệt đới (Bos indicus), có nguồn gốc ở Ấn Độ, Pakistan, Châu Phi. Hiện có trên 30 giống bò Zêbu, tập trung chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong thời gian vỗ béo (2-2,5 tháng trước khi xuất chuồng), bò lai Zêbu, sẽ tăng trọng rất nhanh, mỗi con có trọng lượng 140-170 kg thịt. Nhóm gốc bò thịt cao sản ôn đới, là những giống bò có nguồn gốc Anh hoặc Pháp như các giống Bò: Charolais (Pháp), Sumental (ThụySĩ), Limousin (Pháp), Hereford (Anh), Aberdin Angus (Anh, Mỹ)....
Nhóm giống bò thịt cao sản nhiệt đới, là những giống bò thịt được lai tạo giữa bò thịt ôn đới Châu Âu với một số giống bò Zêbu, trong đó có một tỷ lệ nhất định máu bò Zêbu như các giống: Bò Santagertrudis(Mỹ), Bò Red Beltmon, Bò Drought Master (Úc). Ví dụ: Bò Drought Master có 50% máu bò Indian (Zêbu) và 50% máu bò Shorthorn (Châu Âu), hoặc bò Santa Gertrudis có 3/8 máu bò Grahman (Zêbu) và 5/8 bò Shorthorn (Châu Âu). Giống bò Droughmaster (có nghĩa là Bậc thầy về chịu hạn hay Thần chịu hạn). Bò được lai tạo ở ÚC, có 50% máu bò giống ShortHorn (Anh) và 50% máu giống Brahman. Đây là giống bò có nguồn gốc từ Australia. Chúng kháng ve và các bệnh ký sinh trùng đường máu tốt, thích ứng với điều kiện chăn thả ở vùng nóng ẩm hoặc khô hạn. Con trưởng thành có thể tới 700–800 kg. Khả năng tăng trọng và phẩm chất thịt tốt, tỷ lệ thịt xẻ cao.
Giống Bò bò lang trắng xanh Bỉ hay còn gọi là BBB (Blanc-Blue-Belgium) là giống bò chuyên dụng thịt của Bỉ. Bò có màu lông trắng, xanh lốm đốm hoặc trắng lốm đốm và cơ bắp rất phát triển. Bê sơ sinh có khối lượng 45,5 kg. Bê 6-12 tháng tăng trọng bình quân 1.300 gram/ngày. Khi 1 năm tuổi, bê đực nặng 470–490 kg; bê cái 370–380 kg. Trưởng thành bò đực nặng 1.100-1.200 kg, bò cái 710–720 kg. Ở tuổi giết thịt, bê đực 14-16 tháng có tỷ lệ thịt xẻ 66%. Bê F1 BBB sinh ra khỏe mạnh, thích nghi với điều kiện, môi trường sống. Kết hợp được cả tốc độ phát triển, tăng trọng nhanh, chất lượng thịt tốt của con bố (bò siêu thịt BBB) và sự thích nghi với môi trường sống của con bò mẹ (bò lai Sind tại Việt Nam). Bê tăng trọng bình quân 25 kg/tháng, cá biệt có con tăng trọng 30 kg/tháng. Dễ nuôi, phàm ăn, lớn nhanh.
Bò Nhật Bản hay còn gọi là Bò Kobe (chữ Nhật: 和牛; phiên âm: Wagyu/Hòa ngưu) là một giống bò thịt của Nhật Bản chuyên dùng để lấy thịt bò với món ẩm thực nổi tiếng là thịt bò Kobe. Bò Kobe thuộc giống bò Tajima-ushi, một giống bò độc đáo của vùng Kobe. Bò Kobe là một trong 3 giống bò cho thịt ngon nhất. Hương thơm nhẹ, vị béo quyện cùng với những thớ thịt mượt làm cho thịt bò Kobe được xếp vào hàng "cực phẩm". Bò Kobe có thể được chế biến thành bít tết, sukiyaki, shabu shabu,sashimi, teppanyaki và nhiều loại khác.
Tại Việt Nam hiện phổ biến là giống Bò vàng Việt Nam là giống bò địa phương, có khối lượng trung bình từ 150–200 kg/con. Do vóc dáng nhỏ bé nên người ta hay gọi nó là loài bò cóc, bò cỏ. Bò dễ nuôi, thích nghi rộng, chống chịu bệnh tốt, thành thục sinh dục sớm và mắn đẻ. Tuy nhiên, do tầm vóc nhỏ bé và tỷ lệ thịt xẻ thấp nên phải lai tạo đàn bò cóc với các giống khác (như bò Sind, bò Brahmau, bò Sahiwal...) để tạo ra những con lai có thể đạt tới 400–450 kg/con.
3. Tình hình phát triển đàn bò thịt trên thế giới:
a) Tổng quan về thị trường thịt bò năm 2014
* Sản xuất và tiêu thụ
Thị tbò hiện là một trong những mặt hàng thịt được tiêu thụ phổ biến trên thế giới, với 55-56 triệu tấn/năm, đứng sau thịt lợn (100-107 triệu tấn) và thịt gà (80–83 triệu tấn).
Theo USDA1, năm 2014 sản xuất và tiêu thụ thịt bò toàn thế giới chỉ gia tăng nhẹ so với năm 2013. Cụ thể, sản lượng đạt 59,6 triệu tấn, tăng 0,27%, tiêu thụ đạt 57,8 triệu tấn, tăng 0,24%. Sản lượng thịt bò tăng tại Ấn Độ (8%), Úc (6%) đủ bù đắp cho việc thuhẹptại quốc gia hàng đầu là Mỹ(-5,3%).
Biểu đồ 1:Sản xuất và tiêu thụ thịt bò toàn cầu 2010 –2014
Nguồn:USDA
Hiện nay, Mỹ là quốc gia có sản lượng thịt bò lớn nhất và cũng là quốc gia tiêu thụ thịt bò lớn nhất thế giới. Năm 2014, sản lượng thịt bò tại Mỹ ước tính đạt 11,1 triệu tấn, chiếm 19% tổng sản lượng thịt bò toàn cầu. Tiếp đến lần lượt là Braxin (9,9 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 17%), EU (7,5 triệu tấn, 12%), Trung Quốc (6,5 triệu tấn, 11%), Ấn Độ (4,1 triệu tấn, 7%)Về tiêu thụ, Mỹ đạt 11,2 triệu tấn (26% tổng tiêu thụ thế giới), tiếp đến là Braxin (8 triệu tấn, 18%), EU (7,6 triệu tấn, 17%), Trung Quốc (7 triệu tấn,13%)..
Biểu đồ 2: Các quốc gia/khu vực sản xuất thịt bò lớn trên thế giới
Biểu đồ 3: Các quốc gia/khu vực tiêu thụ thịt bò lớn trên thế giới
Nguông USAD
* Xuất khẩu và nhập khẩu
Mặc dù sản lượng ổn định nhưng xuất khẩu thịt bò toàn cầu đang có sự tăng trưởng nhanh do sự di chuyển nhướng mạnh của các quốc gia xuất khẩu như Ấn Độ, Úc, NewZealand tới các thị trường tiềm năng tại Châu Á. Năm 2014, xuất khẩu thịt bò toàn cầu đạt 9,8 triệu tấn, tăng 7,1% so với năm 2013.
Nguồn cung cấp thịt bò chính của thế giới tập trung vào 4 quốc gia là Braxin (21%), Ấn Độ (19%), Úc (18%), Mỹ (12%). Trong đó, Úc đã có sự vươn tới khu vực thị trường châu Á một cách mạnh mẽ. Tại Việt Nam, tiêu dùng thịt bò nhập khẩu Úc cũng đang trở thành xu hướng mới.
Về nhập khẩu, các thị trường lớn nhất là Mỹ (15%), Nga (10%), Nhật Bản (10%)
Biểu đồ 4: Các quốc gia/khu vực xuất khẩu thịt bò lớn trên thế giới
Biểu đồ 5: Các quốc gia/khu vực nhập khẩu thịt bò lớn trên thế giới
Nguồn:USDA
4. Thị trường thịt bò Việt Nam năm 2014
- Số lượng đàn gia súc năm 2014
Theo kết quả điều tra chăn nuôi của Tổng cục Thống kê tại thời điểm 01/10/2014 đàn bò thịt cả nước có 5,24 triệu con, tăng1,42%. Đáng chú ý, diện tích đồng cỏ chăn thả gia súc có xu hướng thu hẹp, hiệu quả vẫn chưa cao.
Chăn nuôi gia súc lấy thịt tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là bò thịt. Phân theo vùng sinh thái, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tập trung chủ yếu lượng đàn bò cản ước, chiếm tới hơn 40%.
Biểu đồ 6: Tỷ trọng số lượng bò cả nước phân theo vùng sinhthái
- Sản lượng thịt gia súc năm 2014
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2014, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt khoảng 86,9 nghìn tấn, tăng 1,6% so với năm 2013; sản lượng thịt bò xuất chuồng đạt khoảng 292,9 nghìn tấn, tăng 2,6%.
Bảng 1: Sản lượng thịt hơi năm 2007-2014 (nghìn tấn)
Nguồn: Tổng cục Thốngkê
* Diễn biến giá thịt bò năm 2014
Giá bò sống và giá thịt bò hơi nhìn chung không có sự đột biến trong suốt năm 2014. Tại Đông Nam Bộ, giá bò hơi duy trì ổn định ở mức 70.000 đồng/kg trong phần lớn thời gian của năm, ngoại trừ các dịp lễ lớn. Nguồn cung thịt bò trong năm 2014 nhìn chung đảm bảo, không bị thiếu hụt.
Trên kênh bán lẻ, các sản phẩm thịt bò năm 2014 nhìn chung vẫn giữ mức giá cao, đặc biệt trong giai đoạn đầu của năm. Theo tính toán dựa trên số liệu của AGROINFO, giá thịt bò đùi quý I/2014 trung bình ở mức 234.500 đồng/kg, mức giá ở quý II, III, IV cho thấy xu hướng tương đối ổn định.
Biểu đồ 7: Diễn biến giá thịt bò tại một số tỉnh thành, năm 2013 - 2014(đồng/kg)
Nguồn:AgroInfo
* Nhập khẩu thịt bò năm 2014
Theo Tổng cục Hải Quan, 11 tháng đầu năm 2014 các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu 24,8 nghìn tấn thịt trâu bò, trị giá 73,8 triệu USD. Nhập khẩu các loại thịt trên nhìn chung tăng khá cao so với cùng kỳ năm2013.
Bên cạnh đó, nhập khẩu trâu, bò sống Việt Nam trong 11 tháng đầu năm đạt 208,7 nghìn con, trị giá gần 187 triệu USD, tăng mạnh 46,2 % về số lượng và 164,8% về trị giá so với cùng kỳ.
Về thị trường, Mỹ vẫn là đối tác nhập khẩu thịt lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2014, với trị giá đạt 28,17 triệu USD, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là Ấn Độ, với trị giá đạt 26,8 triệu USD, tăng 58,3% so với cùng kỳ. Các thị trường cung cấp thịt đáng chú ý khác gồm: Braxin (10,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 12%), Úc (9,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 10%) và Hàn Quốc (3,96 triệu USD, chiếm tỷ trọng 4%).
5. Triển vọn