Với nền kinh tế thị trường đang phát triển như ở Việt Nam hiện nay, các hoạt động thương mại đang ngày càng được đẩy mạnh, hợp tác bền vững lâu dài không chỉ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn vươn xa ra thương trường quốc tế. Hoạt động thương mại tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư, nhưng bên cạnh đó cũng không thể né tránh các yếu tố rủi ro phát sinh trong quá trình hợp tác, trao đổi buôn bán.
Khi quyền lợi của các bên không được cân bằng trong mối quan hệ này tất yếu sẽ dẫn đến những xung đột, mâu thuẫn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nội dung các tranh chấp thương mại ngày càng đa dạng, phức tạp khiến các bên tham gia giải quyết tranh chấp cần cân nhắc kĩ các hình thức giải quyết cho phù hợp.
Theo điều 317 Luật thương mại 2005 có các hình thức chủ yếu sau đây
- Thương lượng giữa các bên
- Hoà giải giữa các bên do một cơ quan. tổ chức hoặc cá nhân được các bên thoả thuận chọn làm trung gian hoà giải
- Trọng tài thương mại hoặc toà án
Trong phạm vi nghiên cứu tiểu luận này, chúng tôi xin trình bày ba phần
- Phần thức nhất là các lý luận cơ bản về tranh chấp thương mại
- Phần thứ hai bao gồm các hình thức giải quyết tranh chấp theo pháp luật hiện hành
- Phần thứ ba nêu lên vấn đề thực trạng về vấn đề tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam
Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu, tổng hợp phân tích và trình bày quan điểm của nhóm, chúng tôi mong muốn mang lại một các nhìn tổng thể về vấn đề này, phục vụ tốt hơn cho môn học Pháp luật thương mại về hàng hoá và dịch vụ.
45 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3059 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Table of Contents
Lời nói đầu
Với nền kinh tế thị trường đang phát triển như ở Việt Nam hiện nay, các hoạt động thương mại đang ngày càng được đẩy mạnh, hợp tác bền vững lâu dài không chỉ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn vươn xa ra thương trường quốc tế. Hoạt động thương mại tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư, nhưng bên cạnh đó cũng không thể né tránh các yếu tố rủi ro phát sinh trong quá trình hợp tác, trao đổi buôn bán.
Khi quyền lợi của các bên không được cân bằng trong mối quan hệ này tất yếu sẽ dẫn đến những xung đột, mâu thuẫn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nội dung các tranh chấp thương mại ngày càng đa dạng, phức tạp khiến các bên tham gia giải quyết tranh chấp cần cân nhắc kĩ các hình thức giải quyết cho phù hợp.
Theo điều 317 Luật thương mại 2005 có các hình thức chủ yếu sau đây
Thương lượng giữa các bên
Hoà giải giữa các bên do một cơ quan. tổ chức hoặc cá nhân được các bên thoả thuận chọn làm trung gian hoà giải
Trọng tài thương mại hoặc toà án
Trong phạm vi nghiên cứu tiểu luận này, chúng tôi xin trình bày ba phần
Phần thức nhất là các lý luận cơ bản về tranh chấp thương mại
Phần thứ hai bao gồm các hình thức giải quyết tranh chấp theo pháp luật hiện hành
Phần thứ ba nêu lên vấn đề thực trạng về vấn đề tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam
Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu, tổng hợp phân tích và trình bày quan điểm của nhóm, chúng tôi mong muốn mang lại một các nhìn tổng thể về vấn đề này, phục vụ tốt hơn cho môn học Pháp luật thương mại về hàng hoá và dịch vụ.
Chương 1: Những lí luận cơ bản về tranh chấp thương mại
Khái niệm
Tranh chấp theo nghĩa chung là "đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa các bên” Từ điển tiếng Việt- tr 1233 - NXB Thanh Hoá năm 1999
.
Tranh chấp thương mại là các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Tranh chấp thương mại thể hiện ở các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại:
- Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; giấy phép kinh doanh của thương nhân; thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam và của thương nhân nước ngoài;
- Vi phạm quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh;
- Vi phạm chế độ thuế, hóa đơn, chứng từ, sổ và báo cáo kế toán;
- Vi phạm quy định về giá hàng hóa, dịch vụ;
- Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả hoặc nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng giả, kinh doanh trái phép;
- Vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
- Gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu;
- Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa;
- Các vi phạm khác trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm của tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại trước hết là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh trực tiếp từ các quan hệ kinh doanh và luôn gắn liền với hoạt động kinh doanhCác bên tranh chấp thương mại thường là chủ thể kinh doanh có tư cách thương nhân hoặc tư cách nhà kinh doanh
Việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại là các vấn đề do các bên tranh chấp tự định đoạt.
Tranh chấp kinh doanh thương mại là những tranh chấp mang yếu tố vật chất và thường có giá trị lớn
Phân loại tranh chấp thương mại
Căn cứ vào Điều 29 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2004, có thể phân chia như sau:
Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm
a) Mua bán hàng hoá;
b) Cung ứng dịch vụ;
c) Phân phối;
d) Đại diện, đại lý;
đ) Ký gửi;
e) Thuê, cho thuê, thuê mua;
g) Xây dựng;
h) Tư vấn, kỹ thuật;
i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;
l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng;
n) Bảo hiểm;
o) Thăm dò, khai thác.
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
Hình thức giải quyết giải quyết tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại có thể giải quyết bằng một trong hai cách, phương thức mang tính tài phán hoặc không mang tính tài phán.
Các hình thức mang tính tài phán
Tài phán là quyền của các cơ quan hành chính và tư pháp của quốc gia thực hiện giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật theo thẩm quyền của họ. Theo nghĩa thông thường, quyền tài phán là quyền xử lý, xét xử đối với các hành vi vi phạm.
Trong giải quyết tranh chấp thương mại, hình thức này bao gồm trọng tài thương mại và toà án. Những quyết định của toà án hay trọng tài không chỉ mang giá trị ràng buộc phải thực hiện mà buộc bên thua kiện phải thi hành các quyết định đó.
Các hình thức không mang tính tài phán
Bao gồm phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR - alternative dispute resolution) bao gồm hoà giải và thương lượng.
Khác với các hình thức mang tính tài phán, ADR đề cao sự tự nguyện, tinh thần thiện chí của các bên. Quyết định trong hoà giải và thương lượng không mang tính bắt buộc thi hành. Các bên có thể tự do áp dụng hoặc khước từ. Trong trường hợp không đạt được thoả thuận hay sự nhất trí thì họ có thể tiếp tục lựa chọn phương thức giải quyết mang tính tài phán.
Chương 2: Những phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại
Thương lượng
Khái niệm
Thương lượng nghĩa là "bàn bạc nhằm đi đến sự thoả thuận giải quyết một vấn đề nào đó giữa hai bên.” Từ điển tiếng Việt- tr1174 - NXB Thanh Hoá năm 1999
Thương lượng trong hoạt động thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thức ba nào.
Theo đó, muốn tiến hành thương lượng trước hết đòi hỏi sự đồng thuận tự nguyện của cả hai bên. cụ thể đó là thiện chí hợp tác, nhận thức về quá trình giải quyết mâu thuẫn một cách êm đẹp nhất.
Đây được xem như là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất, thông dụng và phổ biến nhất được các bên áp dụng rộng rãi nhằm giải quyết mâu thuẫn trong tất cả mọi vấn đề, nhất là hoạt động thương mại. Bởi vì đơn giản nếu không thương lượng chúng ta sẽ không đạt được những thỏa thuận tốt nhất cho mình. Nhà nước khuyến khích áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.
Đặc trưng
Phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện bởi các cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh thấp gặp nhau bàn bạc, thoả thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba trợ giúp hay ra phán quyết.
Quá trình thương lượng giữa các bên cũng không chịu sự ràng buộc của bất kì nguyên tắc pháp luật hay những qui định mang tính khuôn mẫu nào của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp nào. Việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên.
Nguyên tắc khi tiến hành thương lượng
Nguyên tắc trọng yếu trong việc tiến hành thương lượng chính là đôi bên cùng có lợi. Dân tộc ta có câu "dĩ hoà vi quý" - tức là lấy sự hoà hợp với nhau làm trọng. Quan điểm thiện chí góp phần giúp các bên cùng đạt được lợi ích tốt nhất. Thương lượng hiểu quả không phải là đạt được lợi ích cho một bên mà phải là sự cân bằng lợi ích của các bên liên quan.
Thương lượng không phải là chấp nhận thua hay thắng, nhượng bộ hay chèn ép. Khi tiến hành thương lượng các bên có quyền lợi ngang nhau. Đó được xem như là một giao dịch mà cả hai bên đều có quyền bác bỏ kết quả cuối cùng.Thương lượng cũng không phải là cố chấp không khoan nhượng, vì như vậy sẽ làm mâu thuẫn tăng cao. Việc thể hiện điểm mạnh và tỏ ra cứng rắn đi ngược lại với tinh thần tự nguyện, thiện chí cùng hợp tác, và như vậy càng đến tình trạng bế tắc.
Cách thức thương lượng
Thương lượng trực tiếp: là cách thức mà các bên tranh chấp trực tiếp gặp nhau bàn bạc, trao đổi và đề xuất ý kiến của mỗi nên nhằm tìm kiếm giải pháp loại trừ tranh chấp
Thương lượng gián tiếp: là cách thức các bên tranh chấp gửi cho nhau tài liệu giao dịch thể hiện quan điểm và yêu cầu của mình nhằm tìm kiếm giải pháp loại trừ tranh chấp.
Thực tế khi tự thương lượng thì có nhiều trường hợp không thành công. Đó là do xung đột lợi ích của các bên. Bên nào cũng muốn bảo vệ lợi ích của mình và cũng bảo vệ quan điểm và cách xử lý của mình cho nên thương lượng trực tiếp với nhau khó đạt kết quả. Vì vậy họ dùng cách giải quyết thứ hai là trung gian hoà giải.
Hòa giải
Khái niệm
Hòa giải “là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thoả.” Từ điển tiếng Việt - tr528 - NXB Thanh Hoá năm 1999
Hòa giải cũng là giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên tranh chấp).
Hòa giải còn được hiểu ở góc độ rộng hơn là một quá trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề của họ. Hòa giải cũng được coi là sự tiếp nối của quá trình thương lượng, trong đó các bên cố gắng làm điều hoà những ý kiến bất đồng.
Bên thứ ba đóng vai trò trung gian, hoà toàn độc lập với hai bên, không có quyền áp đặt, thiên vị, hay hành động như một người môi giới, giúp hai bên ngồi lại với nhau và tìm cách đưa các bên tranh chấp tới những điểm mà họ có thể thoã thuận được.
Phân loại
Có hai loại hoà giải là hòa giải trong tố tụng và hòa giải ngoài tố tụng.
Hòa giải trong tố tụng được hiểu là việc hòa giải được tiến hành khi vụ án đã nằm trong vòng tố tụng, tức là khi Tòa án đã thụ lý đơn khởi kiện. Thông thường, việc hòa giải trong tố tụng sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng đứng ra thực hiện.
Hòa giải ngoài tố tụng là việc các bên trong vụ việc tự thương lượng hòa giả với nhau hoặc thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ví dụ như cơ quan hòa giải của UBND cấp xã. Thông thường, hòa giải ngoài tố tụng được tiến hành trước khi vụ việc được đưa đến tòa án. Phần trình bày sau đây chủ yếu tập trung bàn về hoà giải ngoài tố tụng.
Ở Việt Nam, chế định hòa giải đã được quy định trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh Giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996. Chế định hòa giải ra đời có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong lịch sử hình thành và tồn tại của chế định hòa giải trong tố tụng tư pháp nói chung.
Các nguyên tắc của hòa giải
Nguyên tắc hoà giải là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo mà khi tiến hành hoạt động hoà giải phải tuân thủ một cách đầy đủ, toàn diện và nghiêm túc. dựa vào Điều 4 Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở, hoạt động hoà giải trong tranh chấp thương mại cần bảo đảm các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, tôn trọng sự tự nguyện, quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoà giải. Vì bản chất của hoà giải là việc giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thoả thuận trên cơ sở tự nguyện. Nguyên tắc này nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên có tranh chấp trong việc giải quyết các vi phạm pháp luật.
Người làm công tác hoà giải phải hiểu được tâm lý của những người đang có mâu thuẫn, tranh chấp, giữa họ ai cũng có những lý lẽ cho rằng mình đúng và không chấp nhận lý lẽ của bên kia. Do đó, khi hoà giải, hoà giải viêm phải giúp họ bình tĩnh, tỉnh táo để nhìn nhận ra sự thật, thấy rõ cái đúng, cái sai của cả hai bên. Chỉ khi nào họ hiểu đúng đắn và thông cảm với nhau thì họ mới tự nguyện cùng nhau giải quyết mọi mâu thuẫn.
Thứ hai,việc hòa giải các tranh chấp kinh tế phải bảo đảm tính khách quan, công bằng, hợp lý, không trái pháp luật và không trái các tập quán thương mại quốc tế,phù hợp với đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân
Hoà giải viên trước tiên phải có trình độ chuyên môn nhất định hiểu biết rõ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bên cạnh đó cần phải kết hợp với các quy phạm đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân.
Thông thường khi mâu thuẫn xảy ra, mỗi bên tranh chấp đều đưa ra lý lẽ để tự bảo vệ mình cho mình là đúng, không nhìn nhận được cái sai của mình đã gây ra cho người khác. Do đó người hoà giải phải thực sự khách quan, vô tư, công minh, đề cao lẽ phải, tìm cách thuyết phục để mỗi bên hiểu rõ sai trái, không xuề xòa “dĩ hoà vi quý” cho xong việc. Hơn nữa sự công minh, khách quan, vô tư của người hoà giải sẽ là yếu tố để hai bên đặt lòng tin và cùng nhau giải quyết vụ việc.
Thứ ba, bảo vệ uy tín của các bên tranh chấp trên thương trường, bảo toàn các yếu tố bí mật, bí quyết kinh doanh trong quá trình hòa giải;tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Trong quá trình thực hiện hoà giải, tổ viên Tổ hoà giải phải giữ bí mật yếu tố bí mật, bí quyết kinh doanh trong quá trình hòa giải của các bên tranh chấp. Khi đã được các bên tranh chấp tin tưởng và thổ lộ thông tin bí mật của mình cho hoà giải viên, thì hoà giải viên không được phép tiết lộ thông tin đó cho người khác.
Bên cạnh đó, hoà giải phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Nguyên tắc này mang tính pháp lý cao và thường được áp dụng cho mọi loại hình hoà giải các tranh chấp kể cả việc hoà giải được thực hiện bởi Toà án và tổ chức trọng tài.
Thứ tư, kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hoà giải.
Tiến trình hòa giải
Hòa giải là một quá trình linh hoạt được sử dụng trong một số tình huống khác nhau.
Có thể được trực tiếp hoặc gián tiếp có nghĩa là những người tham gia gặp mặt trực tiếp hoặc khi đó là không thích hợp, những hòa giải trung gian có thể có ích.
Ban đầu, các bên đang viếng thăm cá nhân của các hòa giải viên. Các hòa giải viên sẽ yêu cầu mỗi người trong số họ để giải thích làm thế nào họ thấy tình hình hiện nay, và làm thế nào họ muốn nó được sau khi hòa giải.
Họ cũng sẽ hỏi ý kiến các bên có để sắp xếp các bất đồng.Thông tin được chia sẻ trong buổi hòa giải là riêng tư và bảo mật (trừ công bố lạm dụng nghiêm trọng), hoặc trừ khi có thoả thuận khác.
Nếu cả hai bên đồng ý đi đến một cuộc họp chung, các bước sau đâysẽ diễn ra. Hòa giải viên sẽ giải thích cấu trúc của các cuộc họp và yêu cầu mọi người phải đồng ý với một số nguyên tắc cơ bản như nghe mà không ngắt lời và không sử dụng lời nhận xét xúc phạm. Mỗi người sau đó sẽ có cơ hội để nói về vấn đề này vì nó ảnh hưởng đến anh ta hay mình. Các hòa giải viên sẽ cố gắng để đảm bảo rằng mọi người đều hiểu những gì mỗi người nói và cho phép họ trả lời. Họ sau đó sẽ giúp cả hai bên xác định các vấn đề cần được giải quyết.
Rất thường này dẫn đến các giải pháp mà không ai nghĩ đến trước đó, giúp các bên đạt được thỏa thuận. Thỏa thuận này được viết ra và được ký bởi cả hai bên và các hòa giải viên chứng thực và đồng thời cũng là biên bàn thỏa thuận chung.
Trọng tài
Khái niệm
Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo thủ tục Trọng tài là trình tự áp dụng tại cơ quan Trọng tài do các bên lựa chọn để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý thương mại; ký gởi, thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò; khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác. Theo Luật trọng tài thương mại thương mại (có hiệu lực từ 01/1/2011), thủ tục này gồm 2 loại : giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài do Trung tâm trọng tài tổ chức hoặc tại Hội đồng trọng tài do các bên thành lập (gồm 3 Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất do các bên thỏa thuận).
Trọng tài viên :
Để trở thành Trọng tài viên phải hội đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vô tư, khách quan.
- Có bằng đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ năm năm trở lên.
- Người đang bị quản chế hành chính, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
đã bị kết án mà chưa được xoá án tích không được làm Trọng tài viên.
- Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức đang công
tác tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án không được làm Trọng tài viên.
Trung tâm Trọng tài :
Trung tâm Trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Muốn thành lập Trung tâm Trọng tài phải có đề nghị của ít nhất 5 sáng lập viên có đủ điều kiện làm Trọng tài viên và được Hội Luật gia Việt Nam giới thiệu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định cấp Giấy phép thành lập Trung tâmTrọng tài.
Sau khi được cấp giấy phép thành lập, Trung tâmTrọng tài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở đăng báo trong ba số liên tiếp về nhưng nội dung chủ yếu của trung tâm.
Trung tâm Trọng tài có Ban điều hành và các Trọng tài viên. Ban điều hành Trung tâm Trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó chủ tịch, có thể có Tổng Thư ký do Chủ tịch Trung tâm Trọng tài cử. Những người được Trung tâm Trọng tài mời làm Trọng tài viên phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của luật này.
Điều kiện giải quyết bằng hình thức trọng tài
Để giải quyết theo thủ tục trọng tài, trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, phải có thỏa thuận về việc nhờ cơ quan trọng tài giải quyết. Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Các hình thức khác như thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài cũng được cvoi là thỏa thuận bằng văn bản. Thỏa thuận này có thể ghi hẳn trong hợp đồng hoặc ghi riêng. Trường hợp đã có sự thỏa thuận của hai bên về việc chọn trọng tài mà sau đó một trong hai bên đưa ra Tòa án để giải quyết thì Tòa án phải từ chối thụ lý trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
Thời hiệu khởi kiện
Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật có quy định thời hiệu khởi kiện thì thựchiện theo quy định đó của pháp luật.
Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài là hai năm, kể từ ngày xảy ra tranh chấp, trừ trường hợp bất khả kháng.Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày xảy ra sự kiện cho đến khi không còn sự kiện bất khả kháng.
Trình tự giải quyết
Đơn kiện
Để giải quyết vụ tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi Trung tâm Trọng tài. Kèm theo đơn kiện, nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu, chứng cứ. Bản sao phải có chứng thực hợp lệ. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn