Mỗi mạng máy tính bao gồm các máy tính, thiết bị mạng, máy in, chúng được gọi là các thành phần mạng (network component) bao gồm các thành phần chính sau
Máy chủ (server): Là máy tính có các tài nguyên, dịch vụ, ứng dụng chia sẻ để cho các máy tính khác truy nhập tới và sử dụng. Máy chủ chạy hệ điều hành máy chủ (Windows Server, Linux, Unix) và cài các phần mềm chuyên dụng dành cho máy chủ. Tuỳ thuộc vào chức năng và nhiệm vụ mà máy chủ có các tên gọi khác nhau như máy chủ dữ liệu (data server), máy chủ thư điện tử (mail server), máy chủ ứng dụng (application server),
Máy trạm (client): Là các máy tính trong mạng có thể kết nối đến các máy chủ để sử dụng các tài nguyên mà máy chủ chia sẻ. Máy trạm chạy hệ điều hành máy trạm và các phần mềm máy trạm.
Phương tiện truyền dẫn (media): Là các thành phần chuyền dẫn vật lý giữa các máy tính như dây cáp (cable), sóng radio,
Tài nguyên (resources): Là các ứng dụng, dữ liệu, các phần cứng chuyên dụng, được cung cấp bới các máy chủ trên mạng cho người dùng thông qua các máy trạm (files, máy in, )
Card mạng (network adapter): Là một thiết bị chuyên dụng giúp các máy tính có thể gửi dữ liệu tới các máy tính thông qua phương tiện truyền dẫn.
Các thiết bị kết nối như HUB, SWITCH, ROUTER
Giao thức mạng (network protocol): Là tập hợp các quy luật, quy định giúp các máy tính có thể giao tiếp với nhau (hiểu được nhau – giống như ngôn ngữ mà con người sử dụng).
Topo mạng (network topology): Là cấu trúc vật lý của mạng (bus, star, ring, ) nó được phân loại dựa vào loại phương tiện truyền dẫn (media type), giao thức mạng (protocol), card mạng, (Trong khuôn khổ đề tài này sẽ chỉ nghiên cứu về các thành phần quản lí và bảo mật mạng, các thiết bị ngoại vi hay các phần cứng về máy sẽ không được đề cập đến).
38 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2331 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Triển khai, quản trị, duy trì và nâng cấp hệ thống mạng doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Giới thiệu
Chương I : Triển khai hệ thống mạng
Các khái niệm cơ bản
Định nghĩa một mạng máy tính cơ bản
Các thành phần của mạng(Network Component)
Các loại mạng máy tính
Hệ thống domain quản lí mạng LAN- Local Area Network
Cơ sở lí thuyết
Dịch vụ DNS
Windows Internet Name Service
Dịch vụ DHCP
Active Directory
Hiện trạng hệ thống
Các công việc triển khai & kết quả
Các yêu cầu cấu trúc mạng mới
Công việc triển khai vào mạng công ty
Chương II: Quản lí và duy trì hệ thống mạng
Các khái niệm cơ bản
1.1 Một số khái niệm về kiến trúc Administrators
1.2 Khái niệm về backup và restore
Cơ sở lí thuyết
Thực hiện duy trì bảo mật Domain Controller và Active Directoryministrative Workstation
Thiết lập chiến lược sao lưu và khôi phục domain controller
Quản lý tài khoản Backup Operators
Hiện trạng hệ thống
Công việc triển khai và kết quả
Cấu hình backup cho domain
Quản trị hệ thống Active Directory
Chương III: Nâng cấp hệ thống với ISA Firewall 2004
Các khái niệm cơ bản
Các khái niệm cơ bản về ISA 2004
Cơ sở lí thuyết
Các Network Templates
Các cấu hình Network template
Cấu hình ISA Server 2004 SecureNat, FireWall và Web Proxy Clients
Cấu hình các chính sách truy cập trên ISA Server –ISA Server 2004 Access Policy
Hiện trạng hệ thống
Công việc triển khai và kết quả
Lựa chọn hệ thống Firewall(Proxy)
Cài đặt ISA Server 2004 trên Windows Server 2003
Mô hình cấu hình ISA vào mạng công ty
Kết Luận
Phụ lục 1: Tài liệu tham khảo
Phụ lục 2: Một số từ chuyên ngành
CHƯƠNG I TRIỂN KHAI HỆ THỐNG MẠNG
1 Các khái niệm cơ bản
1.1 Định nghĩa một mạng máy tính cơ bản
Mạng máy tính (computer network) là tập hợp của 2 hay nhiều máy tính kết nối với nhau thông qua các phương tiện kết nối (thiết bị kết nối – Switch, hub, dây cáp, sóng vô tuyến,…) để chia sẻ các tài nguyên. Việc kết nối giữa các máy tính tuân theo các chuẩn về mạng máy tính (network standard), các công nghệ mạng và các giao thức (Protocol). Các máy tính trong mạng có thể gọi là nút mạng.
Việc sử dụng mạng máy tính giúp các tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng trong việc chia sẻ các tài nguyên cho người dùng. Các tài nguyên chia sẻ bao gồm các file, thư mục, máy in, kết nối Internet, ứng dụng dùng chung.
1.2 Các thành phần mạng (Network Component)
Mỗi mạng máy tính bao gồm các máy tính, thiết bị mạng, máy in,… chúng được gọi là các thành phần mạng (network component) bao gồm các thành phần chính sau
Máy chủ (server): Là máy tính có các tài nguyên, dịch vụ, ứng dụng chia sẻ để cho các máy tính khác truy nhập tới và sử dụng. Máy chủ chạy hệ điều hành máy chủ (Windows Server, Linux, Unix) và cài các phần mềm chuyên dụng dành cho máy chủ. Tuỳ thuộc vào chức năng và nhiệm vụ mà máy chủ có các tên gọi khác nhau như máy chủ dữ liệu (data server), máy chủ thư điện tử (mail server), máy chủ ứng dụng (application server),…
Máy trạm (client): Là các máy tính trong mạng có thể kết nối đến các máy chủ để sử dụng các tài nguyên mà máy chủ chia sẻ. Máy trạm chạy hệ điều hành máy trạm và các phần mềm máy trạm.
Phương tiện truyền dẫn (media): Là các thành phần chuyền dẫn vật lý giữa các máy tính như dây cáp (cable), sóng radio,…
Tài nguyên (resources): Là các ứng dụng, dữ liệu, các phần cứng chuyên dụng,… được cung cấp bới các máy chủ trên mạng cho người dùng thông qua các máy trạm (files, máy in,…)
Card mạng (network adapter): Là một thiết bị chuyên dụng giúp các máy tính có thể gửi dữ liệu tới các máy tính thông qua phương tiện truyền dẫn.
Các thiết bị kết nối như HUB, SWITCH, ROUTER
Giao thức mạng (network protocol): Là tập hợp các quy luật, quy định giúp các máy tính có thể giao tiếp với nhau (hiểu được nhau – giống như ngôn ngữ mà con người sử dụng).
Topo mạng (network topology): Là cấu trúc vật lý của mạng (bus, star, ring,…) nó được phân loại dựa vào loại phương tiện truyền dẫn (media type), giao thức mạng (protocol), card mạng,…(Trong khuôn khổ đề tài này sẽ chỉ nghiên cứu về các thành phần quản lí và bảo mật mạng, các thiết bị ngoại vi hay các phần cứng về máy sẽ không được đề cập đến).
1.3 Các loại mạng máy tính
Mạng máy tính có thể được phân loại theo một số cách khác nhau: phân loại theo phạm vi (scope), theo kiến trúc (architecture), theo hệ điều hành dùng trong mạng,…
Phân loại theo phạm vi
Mạng nội bộ (LAN – local area network): Là mạng máy tính trong đó các máy tính kết nối trực tiếp với nhau, trong một phạm vi địa lý nhỏ (phòng, toà nhà,…). Việc giới hạn này phụ thuộc vào phương tiện truyền dẫn mà mạng nội bộ sử dụng.
Mạng diện rộng (WAN – wide area network): Là mạng có thể trải trên các phạm vi địa lý rộng lớn, nối các khu vực trong một quốc gia hoặc các vị trí ở các quốc gia khác nhau với nhau. Các phương tiện kết nối có thể sử dụng nhứ cáp quang (fiber optic cable), qua vệ tinh (sateline), giây điện thoại (telephone line), các kết nối dành riêng (lease line). Tuy nhiên giá thànhh của các kết nối này tương đối cao.
Mạng Internet: Là một loại hình mạng đặc thù của mạng diện rộng, ngày này mạng Internet đã trở thành một loại hình mạng phổ biến nhất. Mục đích của mạng Internet là đáp ứng lại các kết nối của người dùng ở bất kỳ đâu trên thế giới, giúp các tổ chức, doanh nghiệp có thể dễ dàng quảng bá các thông tin, cung cấp các dịch vụ chia sẻ dễ dàng với giá thành hợp lý.
Một số loại mạng khác: Mạng nội đô (MAN – metropolitan area network), Mạng lưu trữ dữ liệu (SAN – storage area network), mạng riêng ảo (VPN – virtual private network), mạng không giây (wireless network),…
Trong phạm vi của đề tài, với một công ty cỡ vừa và nhỏ bao gồm các máy chủ quản trị sử dụng Windows Server 2003 và một số máy client(50-100 máy) ta chỉ xét phạm vi máy tính dạng Local Area Network (LAN).
1.4 Hệ thống domain quản lí mạng LAN
Cấu trúc tổ chức cơ bản của mô hình mạng Windows Server 2003 là domain. Một domain đại diện cho một đường biên quản trị. Các máy tính, người dùng, và các đối tượng khác trong một domain chia sẻ một cơ sở dữ liệu bảo mật chung.
Sử dụng domain cho phép các nhà quản trị phân chia mạng thành các ranh giới bảo mật khác nhau. Thêm vào đó, các nhà quản trị từ các domain khác nhau có thể thiết lập các mô hình bảo mật riêng của họ; bảo mật trong một domain là riêng biệt để không ảnh hưởng đến các mô hình bảo mật của các domain khác. Chủ yếu domain cung cấp một phương pháp để phân chia mạng một cách logic theo tổ chức. Các tổ chức đủ lớn có hơn một domain luôn luôn được phân chia để chịu trách nhiệm duy trì và bảo mật các nguồn riêng của họ.
Một domain Windows Server 2003 cũng đại diện cho một không gian tên tương ứng với một cấu trúc tên. Một domain khi tạo, nó sẽ cung cấp một số dịch vụ cơ bản cho hệ thống mạng như:
DNS(Domain Name System): đây là Dịch vụ phân giải tên miền được sử dụng để phân giải các tên host tuân theo chuẩn đặt tên FQDN thành các địa chỉ IP tương ứng.
DHCP(Dynamic Host Configuration Protoco –Giao thức cấu hình địa chỉ động ): đây là dịch vụ quản lý và cấp địa chỉ IP cho các máy trạm. Nhờ dịch vụ này địa chỉ IP của các máy trong công ty trở lên dễ quản lí hơn.
Windows: Cấu hình hệ điều hành và quản lý server có cài đặt các dịch vụ hệ thống
Active Directory: Quản lý và điều hành hoạt động của domain controller cung cấp dịch vụ Active Directory
Windows Internet Name Service(WINS):cung cấp khả năng phân giải tên máy tính bằng cách phân giải tên NetBIOS sang địa chỉ IP
Ngoài ra Windows Server 2003 còn cung cấp rất nhiều tính năng dạng máy chủ hỗ trợ khác như: máy chủ in ấn(print server), máy chủ File, máy chủ ứng dụng(ISS, ASP.NET), máy chủ thư điện tử(POP3, MSTP), máy chủ đầu cuối(Termilal ), máy chủ VPN, máy chủ WINS
Cơ sở lí thuyết.
Để xây đựng một mạng máy tính sử dụng Microsoft Windows Server 2003 ta cần nắm rõ về các dịch vụ của nó cung cấp, điều này sẽ giúp cho việc cấu hình mạng trở nên dễ dàng và khoa học hơn. Khi đó các công việc sử dụng cũng như nâng cấp sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Một số công cụ quản trị hệ thống mạng.
2.1 Dịch vụ DNS –Không gian tên nội bộ (sử dụng trong hệ thống Intranet Local) và không gian tên Internet được thiết kế như sau:
Không gian tên DNS nội bộ: Local.Vinapay.com.vn
Không gian tên DNS Internet: Vinapay.com.vn
Dịch vụ DNS trên Windows Server 2003 là một dịch vụ DNS động (Dynamic DNS). Nó cho phép các máy trạm xác thực tự động đăng ký bản ghi với dịch vụ DNS. Tất cả các tài khoản máy tính sẽ có các bản ghi tương ứng đăng ký trong phạm vi miền DNS tích hợp dịch vụ Active Directory mà nó trực thuộc. Điều này cho phép các yêu cầu nội bộ đối với các đối tượng này được các máy chủ DNS nội bộ phục vụ.
Với hệ thống Intranet Vinapay, dữ liệu DNS cho mỗi domain con chỉ được nhân bản đến các DC trong domain đó chứ không phải toàn bộ forest. Máy chủ DC tại các tỉnh miền Bắc (Hanoi.Vinapay.com.vn) hoặc miền Nam (HCM.Vinapay.com.vn) sẽ nắm giữ domain Active Directory của từng miền đồng thời cũng nắm giữ miền DNS của chính domain đó. Do các hoạt động mạng 2 miền là độc lập do đó không cần thiết sử dụng thêm một máy chủ DNS trung tâm để kết nối 2 mạng.
Hệ thống máy chủ DNS như ở trên đã nói có vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thống mạng. Chính bởi vai trò quan trọng này mà ta cần phải có chính sách quản trị một cách thích hợp để đảm bảo cho dịch vụ DNS luôn có tính sẵn sàng cao, sao lưu phục hồi tốt.
Cũng do tính chất quan trọng của hệ thống máy chủ DNS mà trong chính sách quản trị đối với máy chủ này, chúng ta nên hạn chế đến mức tối thiểu số người được phép đăng nhập và vận hành thao tác trên các máy chủ này, bởi chỉ cần một thao tác chỉnh sửa sai hoặc tắt đột ngột máy chủ sẽ dẫn tới việc hệ thống Intranet không thể hoạt động được.
2.2 Windows Internet Name Service (WINS) Bằng việc triển khai WINS, người quản trị cung cấp việc phân giải tên NetBIOS cho các client trên hệ thống mạng Intranet. WINS thực hiện một cơ sở dữ liệu phân tán cho các tên NetBIOS và các địa chỉ tương ứng của chúng. Các WINS client đăng ký tên của chúng tại một local WINS server và WINS server đó sẽ trao đổi các mục đó với các WINS server khác. Nó đảm bảo tính duy nhất của tên NetBIOS.
Microsoft đã sử dụng giao tiếp NetBIOS để thiết kế các thành phần mạng của mình vì thế có nhiều dịch vụ mạng và ứng dụng phụ thuộc vào NetBIOS.
Hệ thống mạng cũ của VINAPAY vẫn còn đang sử dụng các hệ điều hành như Windows 98, Win NT, Microsoft® Windows® 2000 do đó cần thiết triển khai WINS trên Windows Server 2003 để phân giải tên NetBIOS tự động. Thậm chí khi hệ thống Intranet của VINAPAY đã năng cấp tất cả các máy tính lên các hệ điều hành Windows XP1 , Windows XP2 thì hệ thống vẫn yêu cầu phân giải tên NetBIOS cho các ứng dụng đang chạy trên hệ thống.
2.3 Dịch vụ DHCP: Việc quản lý và cấp địa chỉ IP cho các máy trạm yêu cầu khối lượng thời gian và mất rất nhiều công sức nếu không có dịch vụ DHCP. Với mạng Microsoft Windows 2003, bạn có thể đánh địa chỉ IP động sử dụng Giao thức cấu hình máy chủ động Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP) để tự động cấp và quản lý các địa chỉ IP mạng. Ngoài ra thì dịch vụ DHCP còn cung cấp cho các máy trạm các thông tin về hệ thống như subnet mask, Gateway. Nhờ đó các máy trạm có thể tránh được việc xung đột địa chỉ IP; tránh được các lỗi có thể xảy ra khi thiết lập thủ công các thông số liên quan TCP/IP như đánh địa chỉ Subnet mask sai.
Lợi ích lớn nhất đối với hệ thống Intranet VINAPAY khi triển khai dịch vụ DHCP chính là việc giảm chi phí cho việc quản trị IP và đảm bảo các máy trạm luôn nhận được địa chỉ IP đúng.
Để quản trị dịch vụ DHCP trên hệ thống mạng Intranet VINAPAY cần áp dụng các chính sách quản lý trên cả máy chủ DHCP và máy trạm DHCP. Các chính sách này được thực hiện thông qua việc phân quyền quản trị và giám sát các tài khoản thuộc nhóm quản trị DHCP.
Theo chính sách quản trị chung cho các dịch vụ hệ thống, cần hạn chế số lượng các thành viên của nhóm DHCP Administrator. Bởi vì các thành viên của nhóm này được phân quyền để cấu hình một DHCP Server, xác định các lựa chọn cấu hình DHCP, và tạo ra các DHCP reservation. Bất kỳ sự thay đổi nào của dịch vụ DHCP có thể khiến các máy trạm không thể nhận được địa chỉ IP từ các máy chủ DHCP. Đồng thời nó có thể tạo ra lỗ hổng bảo mật với hệ thống Intranet.
Việc giám sát các thành viên trong nhóm DHCP Administrator như là thành viên trong nhóm local administrator, các nhóm Domain Admin và các nhóm Enterprise Admin – để xác định những người cần có quyền quản lý các dịch vụ DHCP. Các thành viên trong các nhóm này cho phép quản lý tất cả các DHCP Server trong domain.
Chú ý: Thành viên của nhóm DHCP Administrator không thể cấp phép cho một DHCP Server trong một Active Directory. Chỉ các thành viên của nhóm Enterprice Admin có thể thực hiện nhiệm vụ này.
Tuy nhiên đối với các máy chủ trong hệ thống Intranet, cần được gán địa chỉ IP tĩnh để đảm bảo chúng không nhận các thông tin cấu hình TCP/IP không chính xác từ một DHCP server trái phép. Ngoài ra, một số máy trạm có vai trò quan trọng cùng nên được sử dụng địa chỉ IP tĩnh. Việc đánh địa chỉ tĩnh cho các máy chủ và một số máy trạm sẽ giúp cho hệ thống Intranet VINAPAY vẫn hoạt động khi dịch vụ DHCP có lỗi.
2.4 Dịch vụ Domain controller(Active Directory )
Môi trường forest cho VINAPAY sẽ chứa một forest đơn. Tên domain gốc của forest là VINAPAY.COM.VN.
Một forest đơn có thể chứa tới hàng triệu các đối tượng khác nhau (tài khoản người sử dụng, các nhóm, tài khoản máy tính,…..) và được thiết kế đảm bảo việc quản trị dễ dàng nhất.
Trên hệ thống Intranet VINAPAY, nhóm người quản trị mức forest sẽ khác nhóm người quản trị tất cả các hoạt động khác thông thường trên dịch vụ thư mục Active Directory. Chính vì thế, phương pháp tốt nhất là tạo ra một domain gốc của forest và các chính sách quản trị phải tuân theo yêu cầu này. Domain này sẽ nắm giữ hai vai trò FSMO mức forest đó là: Schema Master và Domain Naming Master. Đây là hai vai trò rất quan trọng trong hoạt động chung tổng thể của dịch vụ Active Directory trên toàn hệ thống. Các tài khoản quản trị domain này sẽ rất hạn chế nhằm đảm bảo tính bảo mật cũng như tính ổn định của hệ thống. Vì vậy, domain này sẽ nắm giữ các tài khoản mức toàn hệ thống như Enterprise Admins và Schema Admins chẳng hạn.
Các nhóm người quản trị các hoạt động trên Active Directory được gán cho một hoặc nhiều các domain con. Điều đó cho phép các nhóm quản trị IT này có thể quản lý các dịch vụ trên domain của họ một cách độc lập nhưng không thể điều khiển được các thành viên của các nhóm Enterprise Admins và Schema Admins trong domain gốc của forest.
Như vậy domain gốc sẽ nắm giữ tất cả các tài khoản có quyền trên toàn forest với quyền hạn có thể thực hiện thay đổi dữ liệu mức forest như: thay đổi schema, cấu hình site, xác thực dịch vụ hệ thống,… nhóm quản trị hệ thống VINAPAY hoàn toàn có thể kiểm soát được vấn đề này. Ví dụ: để có thể cài đặt được phần mềm Exchange Server 2003 cần phải có sự chấp thuận của nhóm quản trị cấp cao nhất do phần mềm này phải mở rộng schema của forest trước khi cài đặt.
Trong các domain con, nhóm quản trị domain admin sẽ chịu trách nhiệm quản trị toàn bộ các máy chủ Active Directory trong phạm vi domain đó. Đồng thời những người quản trị cấp trung ương ( những người thuộc nhóm Enterprise Admins) cũng có quyền quản trị và giám sát các hoạt động và chính sách trên các máy chủ này.
3. Hiện trạng hệ thống mạng
Cấu trúc
Router/modem:192.168.2.1 có vai trò là gateway của hệ thống
Máy chủ DCserverIP:192.168.2.2 có vai trò:
DHCP server:
Cấp dải địa chỉ từ :192.168.2.5à192.168.2.100 cho client trong công ty
Đóng vai trò là DNS server : LangHa.Vinapay.com.vn
FTP server: IP 222.252.28.10
Các máy client chưa cùng một domain, địa chỉ IP do modem cung cấp
Chưa có máy chủ in ấn, máy DHCP, DNS riêng biệt.
4. Các công việc triển khai & kết quả
4.1 Các yêu cầu cấu trúc mạng mới
Router/modem:192.168.2.1 có vai trò là gateway của hệ thống
Máy chủ DCserverIP: 192.168.2.2
DHCP server :
Cấp dải :192.168.2.100-192.168.2.150 cấp động cho client trong công ty.
Dành dải 192.168.2.5-192.168.2.49 để cấp tính cho một số máy cố định.
Modem cấp tĩnh địa chỉ 10.0.0.3 cho mạng Lan có dây trong công ty. Cấp động dải 10.0.0.5-10.0.0.25 cho các máy Laptop truy cập vào nhờ access point của công ty.
FPT Server có địa chỉ: 222.252.28.10
Thiết lập tĩnh địa chỉ của máy chủ DHCP, DNS, Printting server, máy chủ backup. Tiến hành cài đặt các máy chủ này.
Thiết lập hệ thống Active Directory, đưa các máy client vào domain.
4.2 Công việc cần triển khai
Triển khai các công việc theo cấu trúc mạng mới. Được bắt đầu từ việc cài đặt server và nâng cấp các thành phần của server theo yêu cầu được đề ra:
Cài đặt Windows Server 2003
Cách thức cài đặt một server tương tự với cách cài đặt các phiên bản Windows thường dùng(XP1, XP2, Windows 2000). Nhưng có một số điểm cần lưu ý sau:
Khi cài đặt cần lưu ý các CD key dành cho các phiên bản. Bởi vì một số phần cứng máy cao cấp thuộc dòng Intel Itanium hỗ trợ việc đánh địa chỉ 64 bit, trong khi hầu hết các dòng còn lại chỉ hỗ trợ việc đánh địa chỉ 32 bit. (Đối với một doanh nghiệp vừa thì thường gặp các máy chủ hỗ trợ 32 bit)
Cần chú ý đến các thông số, ở mục listensing modes trong quá trình cài đặt, số lương kết nối được khai báo chính là số lượng giấy phép bản quyền mà ta có khi sử dụng server.
Hình I.4.1 Bước thêm thông số khi cài đặt Windows Server 2003
Đối với môi trường kinh doanh, ví dụ mạng doanh nghiệp vừa và lớn(có thể áp dụng vào Vinapay), người quản trị mạng ngoài việc cài đặt hệ điều hành cho server đồng thời còn thực hiện cài đặt rất nhiều máy client khác. Để giải quyết vấn đề này có thể thực hiện theo nhiều phương án, Windows Server 2003 cung cấp cho ta một số giải pháp sau:
File trả lời: Một file trả lời là một kịch bản (script), nó chứa tất cả thông tin các tùy chọn trong khi cài đặt Windows.
Nhân ảnh đĩa: khi triển khai một số lượng lớn các máy giống nhau ta có thể sử dụng phương pháp này. Một ảnh đĩa là một bản sao của một đĩa cứng đã được cài đặt hệ điều hành. Việc chuyển ảnh đĩa từ một máy tính này sang một máy tính khác có cấu hình phần cứng tương đương cho phép có thể sử dụng ngay hệ điều hành đã được chuyển mà không cần cài lại.
Khi áp dụng cần chú ý các thông số không thể trùng nhau là tên máy và địa chỉ IP của các máy trong cùng một mạng LAN.
Cấu hình Windows Server 2003
Để khởi tạo các cấu hình máy chủ mà Windows Server 2003 cung cấp ta có thể thực hiện theo các thao tác:
Vào Start > Manage Your Server >Add and Remove a role > Configure Your Server Winzard
Hoặc có thể dùng câu lệnh Run > dcpromo để trực tiếp vào cửa sổ Configure Your Server Winzard
Hình I.4.2 Cửa sổ Manage Your Server
Tạo máy chủ quản trị miền Active Directory
Từ cửa sổ Configure Your Server Winzard chọn Domain controller và tiếp tục điền các thông số tên domain.
Nếu là máy chủ gốc của domain ta chọn Domain Controller for a New Domain, sau đó theo tiến trình càu đặt tên domain (Vinapay.com.vn).
Tiếp theo là các yêu cầu đường dẫn và các yêu cầu cài thêm dịch vụ(DNS).
Hình I.4.1.3 Cài đặt Active Directory
Các tiến trình cài đặt được tiếp tục cho đến khi nhận được thông báo máy chủ đã trở thành Domain Controller.
Hình I.4.4 Thăng cấp Active Directory thành công
Chú ý: các trường trong địa chỉ IP của máy càn phải được điền đầy đủ
Tạo máy chủ DNS
Khi cài Active Directory sẽ nhận được thông báo cài cùng dịch vụ
DNS, nếu ta chưa tiến hành cài khi nâng cấp Active Directory hay muốn thêm chức năng này có thể tiến hành
Từ cửa sổ Configure Your Server Winzard chọn DNS Server và tiếp tục điền các thông số của máy chủ DNS như các Zone, các dải IP của máy chủ DNS…
Hình I.4.5 Cấu hình DNS khi cài domain
Máy chủ DNS được cấu hình :
Để bảo đảm an toàn dữ liệu của máy chủ DNS, ta cần phải đưa ra một chính sách sao lưu phục hồi thích hợp và xuyên suốt. Việc sao lưu dữ liệu quan trọng trên các máy chủ DNS có thể được thực hiện bằng cách sử dụng tính năng sao lưu của Windows Server 2003. Có nhiều phương án sao lưu phục hồi mà ta có thể chọn lựa như full backup, incremental backup, differential backup hay copy backup.
Không cho phép các máy tr