Đề tài Trình bày một ví dụ về quy trình đánh giá cảm quan cho sản phẩm nước giải khát (phép thử 2 - AFC) và tiến hành điều tra thị hiếu người tiêu dùng về sản phẩm nước ngọt có gas

- Coca cola ( gọi tắc là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký tại Mỹ năm 1983. Coca Cola xuất phát từ tên lá của coca tên quả của cola hai thành phần sản phẩm của coca-cola. Thương hiệu Coca-Cola là đại diện cho sản phẩm thành công nhất trong lịch sử thương mại . Qua hơn một thế kỉ với nhiều thay đổi và một thời đại mới đang mở ra cũng đang đổi thay không ngừng, Coca-Cola vẫn giữ vững biểu tượng của sự tin cậy, sự độc đáo vốn có và sự sảng khoái tuyệt vời. Coca-cola đã luôn là một phần không thể thiếu được trong các sự kiện lớn ở Mỹ và khắp trên toàn thế giới. Khi nhắc đến loại nước uống giải khát có ga thì coca cola là một trong những sản phẩm được tin dùng nhiều. - Ngoài Coca-Cola thì một sản phẩm nước có ga cũng không kém phần phổ biến và được nhiều người tin dùng là pepsi. Công ty Pepsi-Cola với trụ sở chính ở Purchase, New York, là một phần của tập đoàn nước giải khát toàn cầu PepsiCo,Inc. Ngày nay, Pepsi đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Theo khảo sát thì cứ trong 4 sản phẩm nước uống có gas được bán trên thế giới thì có một sản phẩm của Pepsi. Pepsi thể hiện tất cả mọi thứ có được từ nước giải khát có gas, từ mùi vị, sự lựa chọn tới cảm giác sảng khoải, vui vẻ và trẻ trung. Tất cả những điều đó đều đến từ các quảng cáo của Pepsi và dẫn tới việc phát triển các khẩu hiệu của Pepsi “Sôi động vơi Pepsi” ở Mỹ và “Ask for More”- “Khát khao hơn” ở các nước khác. - Các sản phẩm của Pepsi-Cola đều có chất lượng và giá trị tuyệt hảo. Làm sao mà mọi người có thể chọn sản phẩm pepsi hay coca sản phẩm nào có mùi vị tuỵệt vời và sảng khoái?

docx18 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Trình bày một ví dụ về quy trình đánh giá cảm quan cho sản phẩm nước giải khát (phép thử 2 - AFC) và tiến hành điều tra thị hiếu người tiêu dùng về sản phẩm nước ngọt có gas, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Bộ môn quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm BÀI TIỂU LUẬN MÔN: ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN ĐỀ BÀI: Trình bày một ví dụ về quy trình đánh giá cảm quan cho sản phẩm nước giải khát( phép thử 2-AFC) và tiến hành điều tra thị hiếu người tiêu dùng về sản phẩm nước ngọt có gas GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang SVTH: Nhóm 4 Thứ 7, tiết 3 4_ AB-01 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2016 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn khi quyết định mua một sản phẩm nào đó. Bởi trên thị trường ngày nay, có rất nhiều sản phẩm giống nhau được cung cấp bởi những công ty khác nhau. Vì thế, nếu không nắm bắt được những suy nghĩ của khách hàng về sản phẩm của công ty mình thì bạn sẽ đánh mất đi cơ hội kinh doanh, thị phần về tay một trong những công ty đối thủ của bạn. Đối thủ của bạn sẽ vượt qua và tranh thủ lấy đi tình yêu của khách hàng dành cho bạn. Đối với sản phẩm nước ngọt có ga, trên thị trường có rất nhiều : Pepsi, Coca Cola, Chương Dương, Tribeco, Bidrico, . Chính vì những điều đó mà việc nghiên cứu sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm nước ngọt có ga Pepsi- Cola là điều vô cùng cần thiết. DANH SÁCH NHÓM Nguyễn Thị Cẩm Nguyên 2005140359 Nguyễn Cẩm Tiên 2005140611 Nguyễn Lê Thảo Ngân 2005140325 Nguyễn Thị Kiều My 2005140312 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Stt Tên Nhiệm Vụ Đánh Giá 1 Cẩm Tiên Làm pp 100% 2 Cẩm Nguyên Làm word 100% 3 Thảo Ngân Làm word 100% 4 Kiều My Khảo sát 100% Tổng quan về sản phẩm Coca cola ( gọi tắc là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký tại Mỹ năm 1983. Coca Cola xuất phát từ tên lá của coca tên quả của cola hai thành phần sản phẩm của coca-cola. Thương hiệu Coca-Cola là đại diện cho sản phẩm thành công nhất trong lịch sử thương mại . Qua hơn một thế kỉ với nhiều thay đổi và một thời đại mới đang mở ra cũng đang đổi thay không ngừng, Coca-Cola vẫn giữ vững biểu tượng của sự tin cậy, sự độc đáo vốn có và sự sảng khoái tuyệt vời.  Coca-cola đã luôn là một  phần không thể thiếu được trong các sự kiện lớn ở Mỹ và khắp trên toàn thế giới. Khi nhắc đến loại nước uống giải khát có ga thì coca cola là một trong những sản phẩm được tin dùng nhiều. Ngoài Coca-Cola thì một sản phẩm nước có ga cũng không kém phần phổ biến và được nhiều người tin dùng là pepsi. Công ty Pepsi-Cola  với trụ sở chính ở Purchase, New York, là một phần của tập đoàn nước giải khát toàn cầu PepsiCo,Inc. Ngày nay, Pepsi đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Theo khảo sát thì cứ trong 4 sản phẩm nước uống có gas được bán trên thế giới thì có một sản phẩm của Pepsi. Pepsi thể hiện tất cả mọi thứ có được từ nước giải khát có gas, từ mùi vị, sự lựa chọn tới cảm giác sảng khoải, vui vẻ và trẻ trung. Tất cả những điều đó đều đến từ các quảng cáo của Pepsi và dẫn tới việc phát triển các khẩu hiệu của Pepsi “Sôi động vơi Pepsi” ở Mỹ và “Ask for More”- “Khát khao hơn” ở các nước khác.  Các sản phẩm của Pepsi-Cola đều có chất lượng và giá trị tuyệt hảo. Làm sao mà mọi người có thể chọn sản phẩm pepsi hay coca sản phẩm nào có mùi vị tuỵệt vời và sảng khoái? Mỗi sản phẩm thì có một đặc tính cảm quan khác nhau với các thành phần cũng như hương vị khác nhau tạo nên đặc tính riêng của mỗi sản phẩm.  Pepsi ngọt hơn Coca-cola, hương vị đặc trưng của Pepsi là sự bùng nổ của cam quýt, không giống như hương vị vani của Coca-Cola. Những ngụm đầu tiên của Pepsi sẽ ngọt mạnh hơn của Coca-Cola, nhưng vị ngọt Pepsi có xu hướng tiêu tán nhanh hơn còn Coca-cola lưu giữ vị ngọt lâu hơn khi uống hết phần còn lại.Với hàm lượng dinh dưỡng, Pepsi có nhiều đường, calo, và caffeine hơn một chút. Coca-Cola lại có muối Natri hơn. Mặc dù nhiều sự khác biệt, nhưng hầu hết khách hàng đều khó nhận ra. Qua khảo sát các khu vực khác nhau ở từng loại nước ngọt, kết quả cho thấy thói quen tiêu dùng ở mỗi nơi trên thế giới rất khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và vị trí địa lý. Nhìn chung, trên toàn thế giới, người trẻ tuổi tiêu thụ nhiều nước ngọt hơn người lớn tuổi. Xác định độ ngọt của hai sản phẩm Coca cola và Pepsi 2. Phép thử 2-AFC 2.1 Nguyên tắc thực hiện: người thử nhận được đồng thời hai mẫu nước ngọt của hai nhãn hiệu khác nhau được mã hóa bằng ba chữ số và được yêu cầu cho biết mẫu nào có cường độ ngọt mạnh hơn. 2.2 Thiết kế thí nghiệm: mẫu thử được trình bày thành cặp và có trật tự trình bày mẫu AB, BA. -Số lượng người thử: 30 người 2.3 Cách tiến hành: a/ Phân công công việc: - Số lượng người phục vụ thí nghiệm: 4 người. - Mã hóa mẫu: 1 người. - Pha mẫu, rót mẫu: 1 người. - Hướng dẫn người thử: 2 người. - Thu mẫu viết bảng báo cáo: 2 người. b/ Người thử: 30 người sử dụng nước ngọt thường xuyên. c/ Hướng dẫn người thử: cần hướng dẫn trứơc khi tiến hành thí nghiệm, giải thích cho người thử họ được mời tới để làm gì, phát cho người thử phiếu trả lời kết quả, 2.4 Chuẩn bị mẫu Loại mẫu Coca cola Pepsi Số mẫu 30 30 Lượng mẫu ly(ml) 40 40 Tổng lượng mẫu(ml) 1200 1200 2.5 Chuẩn bị dụng cụ TT Loại dụng cụ Số lượng 1 Ly 90 cái 2 Khăn giấy 60 cái 3 Bút chì 30 cái 2.6 Người thử STT Mẫu thử Kí hiệu Mã hóa 1 AB 1 490,872 2 AB 1 566,550 3 BA 2 457,562 4 AB 1 429,944 5 BA 2 862,825 6 BA 2 326,766 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN Người thử:..................... ngày thử: ....... Bạn nhận được hai mẫu nước ngọt được gắn mã số gồm ba chữ số. Hãy thử mẫu theo thứ tự cho sẵn, từ trái sáng phải và lựa chọn mẫu nào có cường độ ngọt mạnh hơn. Ghi kết quả vào bảng dưới. Hãy thanh vị bằng nước sau mỗi mẫu thử. Bạn không được nếm lại mẫu. Mẫu thử mẫu có vị ngọt mạnh hơn (þ) 566 550 2.7 Xử lý số liệu -Đếm số câu trả lời đúng sai và tra bảng 1- phụ lục 2. -Nếu số câu trả lời đúng lớn hơn hoặc bằng số liệu tra bảng thì có thể kết luận hai sản phẩm khác nhau về tính chất cảm quan được đánh giá. -Ví dụ: Trong 30 phiếu thử, có 24 phiếu trả lời đúng coca có vị ngọt mạnh hơn pepsi (với độ tin cậy 95%). So sánh bảng 1, phụ lục 2 -Với mức tin cậy 95%, có 30 phiếu trả lời thì số câu trả lời đúng tối thiểu là 20 phiếu. -Vậy với kết quả trên (24>20) ta khẳng định hai sản phẩm khác nhau về độ ngọt cần đánh giá. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng đánh giá cảm quan, đại học CNTP TPHCM PHIẾU KHẢO SÁT Anh/Chị biết đến nước giải khát thông qua kênh tông tin nào ? q Bạn bè q Người thân q Phương tiện truyền thông qKhác: (ghi rõ ). Anh/chị thường mua nước giải khát ở đâu ? q Căn tin trường học q Tiệm tạp hóa, siêu thị q Quán nước q Chỗ khác (ghi rõ ): . Khi sử dụng nước giải khát Anh/Chị thường chú ý tới tính chất gì của sản phẩm? q Hương q Vị q Màu sắc q Bao bì Khi mua nước giải khát Anh/Chị thường quan tâm đến gì? q Giá cả hợp lí q Thương hiệu uy tín q Sở thích q Khác : ( ghi rõ ) Anh/Chị uống nước giải khát như thế nào ? q Không đá q Thêm đá q Cách khác : (ghi rõ).. Tần số uống nước giải khát của Anh/Chị ? qMỗi ngày một lần qNhiều lần trong ngày (ghi rõ..lần/ngày) qĐan xen giữa hai trường hợp trên q Khác (ghi rõ) Anh/Chị thường uống nước giải vào thời gian nào trong ngày ? qSáng qTrưa qChiều q Khác (ghi rõ).. Anh/Chị thích uống loại nước có ga hay không ? qCó qKhông “Uống nước giải khát để giải khát” có phải là mục tiêu để lựa chọn nước giải khát không ? qCó qKhông Nếu có một sản phẩm nước giải khát mới, Anh/Chị mong gì ở tính chất sản phẩm? Ghi rõ :. Thông tin cá nhân Họ &tên :..Năm sinh:.Giới tính:.. Só điện thoại :.Email:.. Cảm ơn anh chị đã tham gia thí nghiệm TỔNG KẾT Anh/ chị biết đến nước giải khát thông qua kênh thông tin nào? Anh/chị thường mua nước giải khát ở đâu ? Khi sử dụng nước giải khát, anh/chị thường quan tâm đến tính chất gì của sản phẩm? Khi mua nước giải khát, anh/chị thường quan tâm đến điều gì? Anh/ chị uống nước giải khát như thế nào? Tần số uống nước giải khát của anh/chị như thế nào? Anh/chị thường uống nước giải khát vào thời gian nào? Anh/chị có thích nước giải khát có gas không? “Uống nước giải khát để giải khát” có phải là mục tiêu để lựa chọn nước giải khát không ? Nếu có một sản phẩm nước giải khát mới, Anh/Chị mong gì ở tính chất sản phẩm? ĐÁNH GIÁ
Luận văn liên quan