Đề tài Trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam về xóa đói giảm nghèo từ năm 1945 tới nay

Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Ở Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn. Với trình độ dân trí, canh tác còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra nhiều nơi. Chính vì vậy vấn đề đói nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Để người nghèo thoát nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - xã hội. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo. Và đã thu được nhiều kết quả tích cực nhưng bên cạnh đó gặp nhiều khó khăn và những tồn tại.

doc20 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3332 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam về xóa đói giảm nghèo từ năm 1945 tới nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : Trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam về Xóa Đói Giảm Nghèo từ năm 1945 tới nay. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO I.Những vấn đề chung về đói nghèo 1.Các định nghĩa về đói nghèo 2.Nguyên nhân gây ra đói nghèo 3.Tác động của đói nghèo với kinh tế và xã hội II. Công tác xóa đói giảm nghèo(XDGN) 1. Định nghĩa XDGN 2.XDGN với ASXH 3.Các chương trình xóa đói giảm nghèo 4.Nguồn tài chính XDGN 5.Mục tiêu Thiên Niên Kỷ XDGN PHẦN II CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM TỪ 1945 TỚI NAY. I.Quá trình thực hiện trước năm 1986 1. Giai đoạn 1945-1954 2. Giai đoạn 1955-1975 3. Giai đoạn 1975-1986 II.Quá trình thực hiện sau năm 1986. 1. Giai đoạn 1986-1990 2. Giai đoạn từ 1990 đến nay III.Hạn chế, khó khăn và bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện XDGN 1. Hạn chế 2. Khó khăn 3. Bài học kinh nghiệm PHẦN III : ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 2011-2020 1. Mục tiêu 2. Định hướng KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Ở Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn. Với trình độ dân trí, canh tác còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra nhiều nơi. Chính vì vậy vấn đề đói nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Để người nghèo thoát nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - xã hội. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo. Và đã thu được nhiều kết quả tích cực nhưng bên cạnh đó gặp nhiều khó khăn và những tồn tại. PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO I.Những vấn đề chung về đói nghèo 1.Các định nghĩa về đói nghèo _ Đói là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe. _Nghèo được hiểu theo nghĩa rộng hơn là tình trạng thiếu hụt các điều kiện sống về vật chất, tinh thần… hoặc có mức sống thấp hơn mức trung bình chung. Đói nghèo là tình trạng thiếu hụt những điều kiện cần thiết ( điều kiện vật chất: thức ăn, nước uống, quần áo…. và điều kiện về mặt xã hội: giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cung cấp thông tin, quan hệ cộng đồng…) để đảm bảo mức sống tối thiểu của một cá nhân hay một cộng đồng dân cư. Trong xã hội phát triển, sự thiếu hụt còn có thể bao hàm cả tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng. _ Trên quan điểm quản lí vĩ mô, khái niệm đói nghèo được sử dụng với 2 cấp độ: Nghèo tuyệt đối: Gắn liền với tình trạng thiếu hụt các điều kiện cần thiết để đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng ( gọi là đói) và tiếp cận với các nhu cầu tối thiểu khác như chữa bệnh, học tập, đi lại ( gọi là nghèo). Mỗi quốc gia hay các tổ chức quốc tế thường xây dựng cho mình 1 tiêu chuẩn riêng để đánh giá mức độ đói nghèo và được gọi là chuẩn nghèo. Có thể có sự khác nhau giữa các vùng, các địa phương và thay đổi theo thời gian. Nghèo tương đối: được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với nghèo tuyệt đối, gắn liền với tình trạng một cá nhân hay một bộ phận dân cư có thu nhập thấp hơn thu nhập trung bình của các thành viên khác trong xã hội, nó trực tiếp phản ánh sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các thành viên trong xã hội. Theo WB, nghèo tương đối là những người có mức thu nhập bình quân dưới 2USD/1 ngày. _ Chuẩn nghèo Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo . Ở VN, Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 như sau: người có thu nhập bình quân từ 200.000 đến 260.000 đồng/tháng là người nghèo. Cụ thể, những hộ gia đình ở nông thôn có mức thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng/người/tháng (2,4 triệu đồng/người/năm) được coi là hộ nghèo. Ở khu vực thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân dưới 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3,12 triệu đồng/người/năm) được coi là hộ nghèo. Mức chuẩn nghèo mới cao hơn mức cũ 2 lần, kéo theo số hộ được xếp vào diện nghèo cũng tăng lên 3 lần. 2.Nguyên nhân gây ra đói nghèo Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đói nghèo của người dân. Khách quan: Do sự không thuận lợi của điều kiện tự nhiên ở một số vùng miền; do gặp phải những sự kiện bất thường trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, tai nạn; do mặt trái của nền kinh tế thị trường mà chưa có sự can thiệp đầy đủ kịp thời của Chính phủ… Chủ quan: Từ bản thân người nghèo như trình độ văn hóa thấp, gia đình đông con, tập tục lạc hậu, lười lao động… Liên hệ ở Việt Nam, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đói nghèo của các hộ dân. Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2004, tình trạng đói nghèo ở Việt Nam do các nguyên nhân chủ yếu sau: Thiếu vốn sản xuất:79% ; thiếu kiến thức sản xuất: 70% ; thiếu thông tin thị trường: 35%; ốm đau bệnh tật: 32%; không có đất sản xuất: 29%; đông con: 24%; không tìm được việc làm: 24%; rủi ro bất thường trong cuộc sống: 5,9%; gia đình có người mắc tệ nạn xã hội: 1%. 3.Tác động của đói nghèo với kinh tế và xã hội Đói nghèo không chỉ là vấn đề riêng của nhưng người rơi vào cảnh đói nghèo, mà còn là một vấn đề xã hội lớn, cần tới sự quan tâm của toàn xã hội. Bởi vì đói nghèo có thể gây ra những tác động tiêu cực cả về mặt kinh tế và xã hội sâu sắc: Đói nghèo gây suy thoái kinh tế; gia tăng tội phạm xã hội; tăng dịch bệnh do không đủ sức khỏe chống chọi với bệnh tật; gây bất ổn chính trị thậm trí dẫn tới nội chiến, chiến tranh; làm tăng sự phân biết đối xử giữa người nghèo và người giàu; làm giảm tuổi thọ của cong người… II. Công tác xóa đói giảm nghèo(XDGN) 1. Định nghĩa XDGN Chính sách xóa đói giảm nghèo là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động đến các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từ đó xây dựng một xã hội tốt đẹp 2.XDGN với ASXH Mối quan hệ giữa XDGN vời ASXH thể hiện qua 4 yếu tố sau: - Thứ nhất, xóa đói giảm nghèo là một phần quan trọng nằm trong chính sách ASXH mỗi quốc gia. Cùng với bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, các chương trình xóa đói giảm nghèo tạo ra một tấm lưới toàn diện bảo vệ cho các thành viên trong xã hội. Nếu như BHXH hướng tới đối tượng là người lao động, cứu trợ xã hội hướng tới những người khó khăn và bị tổn thương trong cuộc sống, ưu đãi xã hội hướng tới những người có công với nước thì xóa đói giảm nghèo hướng tới một diện bảo vệ quan trọng dễ bị tổn thương nhất trong cuộc sống đó là tất cả người nghèo. - Thứ hai, xóa đói giảm nghèo góp phần đảm bảo ASXH một cách lâu dài và bền vững. Mặc dù BHXH là một chính sách ASXH lớn nhưng thực tế cho thấy đối tượng được hưởng lợi từ bảo hiểm xã hội chủ yếu là tầng lớp dân cư có thu nhập bậc trung chứ không phải người nghèo. Còn với chính sách cứu trợ xã hội, mặc dù người nghèo là một trong những diện được hưởng nhiều nhưng các trợ giúp này( trừ một số trợ cấp dài hạn )thường có tính chất tức thì và ngắn hạn. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo được coi là giải pháp có tính lâu dài và bền vững, giúp người nghèo thoát nghèo, tự đảm bảo cuộc sống của mình, góp phần tạo ra mạng lưới an sinh toàn diện cho mỗi quốc gia. - Thứ ba, xóa đói giảm nghèo , xét về lâu dài góp phần làm giảm gánh nặng cho hệ thống ASXH thông qua việc thu hẹp đối tượng cần trợ cấp ASXH. Khi tỉ lệ người nghèo giảm xuống tất yếu sẽ có ít người hơn cần trợ giúp của chính sách ASXH. - Cuối cùng, xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện cho chính sách ASXH tăng chất lượng hoạt động thông qua việc tăng mức trợ cấp ASXH. Khi đói nghèo giảm và xã hội giàu có hơn, các quỹ ASXH sẽ dồi dào hơn trong khi các đối tượng cần trợ cấp ASXH cũng giảm. Vì vậy. người nghèo nói riêng và những người gặp khó khăn nói chung có điều kiện để nhận mức trợ cấp ASXH tốt hơn. 3.Các chương trình xóa đói giảm nghèo Các chương trình xóa đói giảm nghèo có thể chia ra làm 3 nhóm chính: Nhóm các biện pháp tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập Tín dụng ưu đãi cho người nghèo Hỗ trợ đất sản xuất Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu Chương trình khuyến nông, lâm, ngư Các chương trình hỗ trợ khác ( Tùy điều kiện cụ thể của mỗi nước) Nhóm các biện pháp tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Hỗ trợ về y tế cho người nghèo Hỗ trợ người nghèo vè giáo dục Hỗ trợ người nghèo về nhà ở Hỗ trợ các dịch vụ về nước sạch và vệ sinh Nhóm các biện pháp mở rộng mạng lưới ASXH đến với người nghèo. 4.Nguồn tài chính XDGN 1.2.2. Nguồn tài chính của xóa đói giảm nghèo Nguồn tài chính xóa đói giảm nghèo thông thường bao gồm:  - Ngân sách nhà nước(ngân sách trung ương và ngân sách sách địa phương). Phần chi tiêu này của ngân sách nhà nước là chi tiêu công. Dây là một trong những can thiệp quan trọng của nhà nước nhằm làm giảm bất cập của kinh tế thị trường là sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo,đảm bảo công bằng xã hội. - Huy động cộng đồng. Nguồn tài chính này có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Nó thể hiện tính cộng đồng và tình tương thân tương ái giữa các thành viên trong xã hội - Huy động quốc tế. Trong nền kinh tế mở toàn cầu hóa, xóa đói giảm nghèo không phải chỉ là việc riêng của các nước nghèo,đang phát triển, mà là nhiệm vụ toàn cầu. - Vốn tín dụng. Đây chính là các khoản vay vốn tín dụng  ưu đãi cho người nghèo, để người nghèo có các khoản vốn để đầu tư sản xuất, có điều kiện nâng cao thu nhập và thoát nghèo. Tùy vào điều kiện cụ thể của từng nước mà vai trò của từng nguồn vốn là khác nhau. Nhưng nhìn chung ngân sách nhà nước và vốn tín dụng là nguồn tài chính chủ yếu của chính sách  xóa đói giảm nghèo. Cùng với đó sự giúp đỡ của cộng đòng và quốc tế cũng góp phần không nhỏ vào việc xóa đói giảm nghèo giúp cho những người nghèo có cơ hội thoát nghèo. 5.Mục tiêu Thiên Niên Kỷ và XDGN Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu: Xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói. Đạt phổ cập giáo dục tiểu học. Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh. Tăng cường sức khỏe bà mẹ. Phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác. Đảm bảo bền vững môi trường. Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển. Những mục tiêu này mang kết quả trực tiếp và gián tiếp xóa đói giảm nghèo một cách bền vững bởi nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy ra trong những biến cố của môi trường thiên nhiên, của quá trình hội nhập và phát triển. Một quốc gia khi không giải quyết dứt điểm xóa đói giảm nghèo thì luôn ẩn chứa nguy cơ phát triển không bền vững dẫn đến những hậu quả bất ổn định kinh tế - xã hội. Những mục tiêu đó cũng gợi mở những phương thức tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc xóa đói giảm nghèo. PHẦN II . CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM TỪ 1945 TỚI NAY. I.Quá trình thực hiện trước năm 1986 Trong thời kì từ năm 1945-1986, tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn, chiến tranh tàn phá nặng nề. Chính vì vậy trong thời kì này bên cạnh chống giặc ngoại xâm thì giặc đói là rất quan trọng. Nên Nhà nước tập nhiều chính phát triển nông nghiệp, đảm bảo ổn định lương thực quốc gia. Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở giai đoạn nay đi sâu vào ‘ Xóa Đói’. 1. Giai đoạn 1945-1954 Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính quyền Cách mạng ra đời chưa có thời gian củng cố, đã phải đương đầu với hàng loạt khó khăn thách thức của “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. Đảng và Nhà nước ta đã bắt tay ngay vào giải quyết những khó khăn cấp bách của đời sống nhân dân, tăng cường thực lực cách mạng trên tất cả các phương diện chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.. Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, một trong những chủ trương hàng đầu của Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là “diệt giặc đói”. Ngày 6/1/1946, tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong thời kỳ này (1946-1954) kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng nên cùng với việc động viên nông dân tích cực tăng gia sản xuất, Chính phủ đã từng bước thực hiện các chính sách về ruộng đất, giảm tô, giảm tức. Năm 1949, sắc lệnh giảm tô, giảm tức được ban hành, đồng thời tạm cấp ruộng đất thu được của thực dân Pháp và địa chủ bỏ chạy vào vùng địch tạm chiếm chia cho nông dân nghèo. Kết quả Trong các vùng giải phóng, sản xuất nông nghiệp phát triển, sản lượng lương thực năm 1954 đạt gần 3 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946, tốc độ tăng giá trị sản lượng nông nghiệp ở miền Bắc trong 9 năm kháng chiến đạt 10%/năm. Nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng phục vụ quốc phòng và sản xuất hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân được khôi phục và mở rộng. Chỉ tính riêng từ năm 1945 đến tháng 4/1953 ở vùng tự do và đến tháng 7/1954 ở vùng mới giải phóng, nông dân miền Bắc đã được chia 475.900 ha ruộng đất và ở Nam Bộ, chính quyền cách mạng đã chia cho nông dân 410.000 ha. Do lực lượng sản xuất được giải phóng, sản xuất nông nghiệp vùng giải phóng đạt mức tăng trưởng khá. Sản lượng lương thực quy thóc đạt 2,95 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946, trong đó riêng thóc đạt 2,3 triệu tấn tăng 15,9%. >>Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kiệt quệ vì sự bóc lột lâu dài của đế quốc và phong kiến, dân tộc ta đã đứng lên kháng chiến 9 năm gian khổ chống thực dân Pháp, kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. 2. Giai đoạn 1955-1975 Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nước ta đứng trước một tình hình mới, cách mạng Việt Nam thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng độc lập dân tộc trong cả nước. nhà nước tập trung xóa đói bằng các chính sách nông nghiệp. Để hỗ trợ cho nông nghiệp và nông thôn khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và tàn dư của chế độ phong kiến, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách kinh tế, tài chính tích cực, trong đó nổi bật nhất là cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, 810.000 ha đất nông nghiệp của địa chủ được tịch thu và chia cho nông dân nghèo. Kết quả Sau 3 năm khôi phục kinh tế (1955-1957), diện tích gieo trồng tăng 23,5%, năng suất lúa tăng 30,8%, sản lượng lương thực tăng 57%, lương thực bình quân đầu người tăng 43,6%, đàn trâu tăng 44,2%, đàn bò tăng 39%, đàn lợn tăng 20% so với năm 1939. Trong hoàn cảnh sau chiến tranh nhưng kết quả đạt được như trên là rất đáng ghi nhận, trong đó nổi bật nhất là lương thực bình quân đầu người năm 1957 đã đạt 303 kg. Đến năm 1957, nền kinh tế miền Bắc được phục hồi vượt mức cao nhất dưới thời Pháp thống trị (1939).  Sản lượng lương thực năm 1970, toàn miền Bắc đạt 5.278.900 tấn, tăng hơn năm 1969 hơn nửa triệu tấn. Năng suất lúa cả năm đạt 43,11 tạ trên 1 ha ruộng hai vụ. Tỉnh Thái Bình và thành phố Hà Nội đạt năng suất bình quân trên 5 tấn thóc/ha. 30 huyện, 2.265 hợp tác xã đạt năng suất bình quân 5 tấn thóc/ha. Thu nhập bình quân đầu người của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp tăng 20% so với năm 1965. Cùng với phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng nâng lên. Lấy năm 1957 làm gốc so sánh, Quỹ tiêu dùng của nhân dân tính bình quân đầu người tăng 82,8%; thu nhập bình quân đầu người của gia đình công nhân viên chức tăng 48,5%; của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp tăng 73,8%. 3. Giai đoạn 1975-1986 Sau khi lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Đảng ta lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Để thực hiện thành công nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, Đại hội VI của Đảng đã đề ra mục tiêu là “bảo đảm nhu cầu ăn của toàn xã hội và bước đầu có dự trữ. Vấn đề lương thực phải được giải quyết một cách toàn diện”. Đại hội IX Đảng đã đưa nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo vào trong chính sách phát triển văn hóa - xã hội của đất nước. Đại hội chỉ rõ: “Bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm... đối với những vùng nghèo, xã nghèo, nhóm dân cư nghèo” Kết quả. +kết quả sản xuất trong 5 năm 1976-1980 chưa tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra; những mất cân đối của nền kinh tế quốc dân còn trầm trọng; thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội; thị trường, vật giá, tài chính, tiền tệ không ổn định; đời sống của nhân dân lao động còn khó khăn. Lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước giảm sút. + Năm 1986 lạm phát đạt đỉnh điểm với tốc độ tăng giá 774,7% đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thiếu thốn. II.Quá trình thực hiện sau năm 1986. Giai đoạn 1986-1990 Đây là giai đoạn nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Lúc này nền kinh tế nước ta còn nhiều biến động, khủng hoảng, đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (họp từ 15 đến 18-12-1986) đã đánh giá tình hình đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước trong thập niên đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, từ đó xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đưa ra ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả Từ chỗ thiếu ăn triền miên (năm 1988, năm ta phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo), đến năm 1990, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và thay đổi cán cân xuất - nhập khẩu. Đó là kết quả tổng hợp của việc phát triển sản xuất, thực hiện chính sách khoán trong nông nghiệp, xóa bỏ chế độ bao cấp, tự do lưu thông và điều hòa cung cầu lương thực thực phẩm trên phạm vi cả nước. Sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,50 triệu tấn (vượt năm 1987 hơn 2 triệu tấn) và năm 1989 đạt 21,40 triệu tấn. Giai đoạn từ 1990 đến nay Đầu thập niên 1990, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là số liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%). Ngay đầu năm 1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo. Tổng bí thư Đỗ Mười khi đó rất quan tâm đến chương trình này, ông lo lắng thế hệ con cháu mai sau bị ảnh hưởng do đói nghèo hôm nay. Nghị quyết Quốc hội Việt Nam về nhiệm vụ năm 1993 đã đánh giá cao tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái "trong nhân dân đã phát triển nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ nhau và phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa..." Sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lấy ngày 17 tháng 10 là "Ngày vì người nghèo", đó cũng là ngày Liên hợp quốc chọn là ngày "Thế giới chống đói nghèo". Từ năm 1998, một chiến lược giảm nghèo đã được chính phủ xây dựng là cơ sở hình thành chính sách xóa đói giảm nghèo quốc gia. Cùng với đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo theo quyết định số 133/1998/QĐ – TTg bao gồm 9 dự án với các nội dung chính đó là: đầu tư cơ sở hạ tầng và sắp xếp lại dân cư; định canh định cư, di dân và kinh tế mới; hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc khó khăn ; hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo. Bên cạnh đó chương trình 135 cũng được ra đời nhằm hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế xã hội, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng. Chương trình 135 chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I (1997-2006): Nội dung của chương trình: -         Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số
Luận văn liên quan