Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; là căn cứ để giải quyết các tranh chấp về đất đai; là cơ sở để Nhà nước bồi thường khi giải phóng mặt bằng.
Trước tầm quan trọng đó của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Nhà nước đã quy định cụ thể và chi tiết về những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như thẩm quyền cấp và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất.Tuy nhiên trong thực tế, khi triển khai thực hiện Luật đất đai, Nghị định và các thông tư hướng dẫn trên thực tế còn gặp nhiều vấn đề phức tạp: người dân không muốn nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay cơ quan Nhà nước cấp giấy không đúng thẩm quyền. Chính tình trạng đó đã làm cho hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai gặp khó khăn và không mang lại hiệu quả quản lý cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó không chỉ xuất phát từ phía người dân mà còn liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vậy cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của Nhà nước về đất đai trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất? Một trong những giải pháp tốt nhất là Nhà nước phải công khai, minh bạch hơn nữa về trình tự, thủ tục của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả người dân đều biết, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Để góp phần vào hoạt động minh bạch hoá thủ tục Hành chính cũng như giúp mọi người hiểu rõ hơn về những trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất tôi xin đưa ra chuyên đề nghiên cứu: “Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nước ta hiện nay”. Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như còn hạn chế về kiến thức nên trong chuyên đề không thể tránh được những thiếu sót, tôi rất mong có được sự góp ý của các bạn để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
46 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2718 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN A: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CHƯƠNG I : CƠ SỞ PHÁP LÝ
CHƯƠNG II: GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.
Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Quyền và nghĩa vụ của người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
CHƯƠNG II: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.
1. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình ở xã, thị trấn.
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình ở phường.
Một số trường hợp cụ thể.
Một số vấn đề về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện.
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.
Đánh giá chung.
Những ưu điểm trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Một số hạn chế trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
LỜI KẾT
LỜI NÓI ĐẦU
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; là căn cứ để giải quyết các tranh chấp về đất đai; là cơ sở để Nhà nước bồi thường khi giải phóng mặt bằng...
Trước tầm quan trọng đó của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Nhà nước đã quy định cụ thể và chi tiết về những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như thẩm quyền cấp và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất.Tuy nhiên trong thực tế, khi triển khai thực hiện Luật đất đai, Nghị định và các thông tư hướng dẫn trên thực tế còn gặp nhiều vấn đề phức tạp: người dân không muốn nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay cơ quan Nhà nước cấp giấy không đúng thẩm quyền... Chính tình trạng đó đã làm cho hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai gặp khó khăn và không mang lại hiệu quả quản lý cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó không chỉ xuất phát từ phía người dân mà còn liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vậy cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của Nhà nước về đất đai trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất? Một trong những giải pháp tốt nhất là Nhà nước phải công khai, minh bạch hơn nữa về trình tự, thủ tục của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả người dân đều biết, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Để góp phần vào hoạt động minh bạch hoá thủ tục Hành chính cũng như giúp mọi người hiểu rõ hơn về những trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất tôi xin đưa ra chuyên đề nghiên cứu: “Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nước ta hiện nay”. Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như còn hạn chế về kiến thức nên trong chuyên đề không thể tránh được những thiếu sót, tôi rất mong có được sự góp ý của các bạn để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2007
PHẦN A MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CHƯƠNG I
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CHUYÊN ĐỀ
1.1. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2001;
1.2. Luật đất đai được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
1.3. Nghị định số 181/2004/NĐ - CP của Chính phủ ngày 29 tháng 10 năm 2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai;
1.4. Nghị định số 198/2004/NĐ - CP của Chính phủ ngày 03 tháng 12 năm 2004 về thu tiền sử dụng đất;
1.5. Quyết định số 08/2006/QĐ - BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 21 tháng 7 năm 2006 về ban hành Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
1.6. Một số văn bản pháp lý khác:
- Chỉ thị số 18/1999/CT - TTg ngày 01 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Nông nghiệp, đất Lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000;
- Nghị định số 176/1999/NĐ - CP ngày 21 tháng 12 năm 1999 về lệ phí trước bạ;
- Thông tư số 1900/2001/TT - TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục địa chính hướng dẫn đăng kí đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thông tư số 117/2004/TT - BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ - CP... ....
CHƯƠNG II
GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ
Trong chuyên đề các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2.1. Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
2.2. Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
2.3. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó.
2.4. Đăng kí quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
2.5. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
2.6. Giá quyền sử dụng đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất.
2.7. Giá trị quyền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả trong thời hạn sử dụng đất xác định.
2.8. Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả trong trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định.
2.9. Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa họăc được mô tả trên hồ sơ.
2.10. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửâ đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
2.11. Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất đai.
2.12. Nhận chuyển quyền sử dụng đất là việc xác lập quyền sử dụng đất do được người khác chuyển quyền quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới.
PHẦN B NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN SỬ DỤNG ĐẤT
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất.
Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản phải đăng kí quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng kí bất động sản.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.
3. giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa đất.
Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng tổ chức đồng quyền sử dụng.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho người đại diện hợp pháp của cộng đồng dân cư đó.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho người có trách nhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó.
4. Việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho... quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai năm 2003.
1. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo Luật đất đai năm 2003, đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là các cá nhân, tổ chức được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất. Bao gồm các đối tượng sau:
1.1. Các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ (sau đây gọi là tổ chức) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
1.2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi là hộ gia đình, cá nhân) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất;
1.3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất;
1.4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất;
1.5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất;
1.6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hoá, hoạt động khoa học thường xuyên hoặc về sống ổn định tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam giao đất, cho thuê đất, mua nhà gắn liền với đất ở;
1.7.Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu tư được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.
2. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 49, Điều 50 và Điều 51 của Luật đất đai năm 2003, bao gồm:
2.1. Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình thuộc các trường hợp sau đây:
2.1.1. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;
2.1.2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
2.1.3. Những người đang sử dụng đất ổn định, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không thu tiền sử dụng đất:
a) Giấy tờ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cấp trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người được giao đất, thuê đất vẫn tiếp tục sử dụng từ đó đến nay;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ địa chính mà không có tranh chấp;
c) Giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất ở mà người đó vẫn tiếp tục sử dụng đất liên tục từ đó đến nay và không có tranh chấp;
d) Giấy tờ về thừa kế, tặng, cho nhà ở gắn liền với đất mà được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận và đất đó không có tranh chấp;
đ) Giấy tờ giao nhà tình nghĩa;
e) Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà ở kèm theo chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 nay được UBND cấp xã nơi có đất điều tra là đất không có tranh chấp và được UBND cấp huyện xác nhận kết quả thẩm tra của UBND cấp xã;
f) Bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;
g) Giấy tờ của Hợp tác xã nông nghiệp cấp đất ở cho hộ gia đình, xã viên của hợp tác xã từ trước ngày 28 tháng 6 năm 1971( ngày Nghị quyết số 125/CP của Hội đồng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý ruộng đất có hiệu lực);
h) Giấy tờ thanh lý, hoá giá nhà theo quy định của pháp luật.
2.2. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:
a) Có đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.
3. Tổ chức đang sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
4. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:
a) Cơ sở tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động;
b) Có đề nghị bằng văn bản của tổ chức tôn giáo có cơ sở tôn giáo đó;
c) Có xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo đó.
Lưu ý: Những trường hợp sau được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
a) Người sử dụng đất có một trong số giấy tờ trên nhưng trên giấy tờ ghi tên người khác ( do chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật) được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận đất đó không có tranh chấp;
b) Người sử dụng đất không có các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận đất đó không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Quyền và nghĩa vụ của người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Theo đó người sử dụng đất nếu là cá nhân, hộ gia đình sẽ được hưởng các quyền và nghĩa vụ chung tại Điều 105 và các quyền quy định riêng tại các Điều 113, Điều 114, Điều 115, Điều 116 của Luật đất đai năm 2003; nếu đối tượng sử dụng đất là tổ chức thì được hưởng các quyền và nghĩa vụ quy định tại các Điều 109, Điều 110, Điều 111 và Điều 112 của Luật đất đai năm 2003; nếu đối tượng sử dụng đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thì ngoài các quyền chung và nghĩa vụ quy định tại Điều 105, Điều 107 còn được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 118, Điều 119, Điều 120, Điều 121 của Luật đất đai năm 2003; đối với cộng đồng dân cư và tổ chức tôn giáo sẽ có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105, Điều 107 và Điều 117 của Luật đất đai năm 2003. Ngoài ra, người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn có các quyền và nghĩa vụ sau:
3.1. Quyền của người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Được Nhà nước bảo vệ khi có tranh chấp đất đai xảy ra đối với phần diện tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng quyền sử dụng đất sẽ cơ sở pháp lý để Nhà nước bồi thường cho người sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất.
- Là cơ sở để người sử dụng đất được thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật...
Như vậy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là sự ghi nhận quyền sử dụng đất của Nhà nước đối với diện tích đất mà người sử dụng đất đã đăng kí quyền sử dụng. Qua đó người sử dụng đất sẽ được Nhà nước bảo hộ với diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được bảo đảm thực hiện các quyền đối với diện tích đó.
3.2. Nghĩa vụ của người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sau:
- Đi đăng kí quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Được UBND xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới và không có tranh chấp.
- Có đầy đủ các loại giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về đất đai như: sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, thực hiện các biện pháp bảo vệ đất, không có hành vi phá hoại đất...
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại điều 52 của Luật đất đai năm 2003, cụ thể như sau:
a) UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
b) UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
CHƯƠNG II
TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất cần phải đến Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất để kê khai đăng kí quyền sử dụng đất.
Hồ sơ đăng kí đất đai do người sử dụng đất lập, gồm:
- Đơn xin đăng kí quyền sử dụng đất;
- Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất được UBND cấp xã chứng thực;
- Biên bản xác nhận ranh giới, mốc giới thửa đất sử dụng đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật;
- Văn bản uỷ quyền kê khai đăng kí quyền sử dụng đất (trường hợp có uỷ quyền).
Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, người sử dụng đất nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất. UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra và xác nhận vào đơn xin đăng kí (thời hạn xét đơn không quá 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ). Đối với trường hợp đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND cấp xã lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trình UBND cấp có thẩm quyền giải quyết. Hồ sơ do UBND cấp xã lập, gồm:
- Tờ trình của UBND cấp xã kèm theo danh sách đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Biên bản xét duyệt đơn đăng kí của Hội đồng đăng kí;
- Hồ sơ kê khai xin đăng kí quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.
Trong phạm vi bài tiểu luận của mình tôi chỉ xin trình bày về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện cấp, cụ thể như sau:
1.Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn.
1.1. Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn tại UBND xã, thị trấn một bộ hồ sơ gồm có:
a) Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có) quy định tại điều 50 của Luật đất đai năm 2003 (đã nêu tại chương I, phần 2).
c) Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có)
1.2. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
a) UBND xã, thị trấn có những trách nhiệm sau:
- UBND trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất.Trường hợp người đang sử dụng đất không có một trong số các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật thì thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch đất đai đã được phê duyệt;
- Công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở UBND xã, thị trấn trong thời gian là 15 ngày;
- Xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
b) Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đât có trách nhiệm:
- Kiểm tra hồ sơ,